Top 11 # Xem Nhiều Nhất Học Tiếng Anh Giao Tiếp Ở Việt Mỹ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Tự Học Tiếng Anh Giao Tiếp Giọng Mỹ

Sự thật là chẳng có trường lớp nào giúp bạn giỏi thực sự, nếu bạn không tự nỗ lực. Hãy thử hỏi những người giỏi nhất trong một lĩnh vực nào đó mà xem, họ giỏi phần lớn là do đâu? Nếu không phải là tự học, tự luyện những thứ ngoài trường lớp? Do đó, điều bạn cần để tự học tiếng Anh là một niềm tin mạnh mẽ: tôi có thể tự học.

Một người dù có đôi chân có khỏe tới mấy mà bị mù, thì cũng khó lòng mà chạy về đích. Khi đã có niềm tin, giống như là bạn sở hữu một đôi chân khỏe mạnh, nhưng thế đâu có đủ để về đích? Bạn cần đôi mắt sáng. Mắt sáng ở đây là gì? Con mắt bên trái là một mục tiêu học rõ ràng, bên phải là nguyên lý tự học tiếng Anh hiệu quả.

Hầu hết mọi người học tiếng Anh chỉ để… giỏi tiếng Anh. Thành thật mà nói, đó là một mục tiêu khá mơ hồ. Giỏi là giỏi thế nào? Tiếng Anh có hàng trăm ngàn từ, khó mà học hết tất cả. Mục tiêu mơ hồ như vậy sẽ khiến bạn sớm bỏ cuộc vì thấy một đại dương quá rộng lớn, với cơ man các thể loại tài liệu tự học tiếng Anh.

Bạn sẽ không có đủ thời gian để học tất cả, nhưng bạn luôn có đủ thời gian để học những thứ quan trọng nhất. Vậy làm sao để xác định được thứ gì quan trọng? Câu trả lời là bạn cần xác định được mục tiêu của việc tự học tiếng Anh, khi đó mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn.

Nếu bạn đang bắt đầu lại từ đầu, thì một khóa học cơ bản dành cho người mất gốc như trên là cần thiết. Nếu bạn cần thi lấy chứng chỉ, thì tài liệu ngữ pháp chuyên sâu sẽ cần thiết. Nếu như bạn muốn học kỹ năng thuyết trình từ nhà vô địch thế giới, thì chỉ cần mua cuốn sách này, vừa đọc, vừa Google Translate rồi áp dụng là đủ!

Cho tới thời điểm này, hầu hết các khóa học chia sẻ bí quyết tự học tiếng Anh hiệu quả, đều hướng tới một điểm chung: bắt chước những đứa trẻ. Đúng vậy, nếu muốn tự học tiếng Anh giao tiếp tốt, bạn cần mô phỏng lại quá trình học tiếng mẹ đẻ của những đứa trẻ.

Vậy những đứa trẻ học món ngoại ngữ đầu tiên, tiếng mẹ đẻ của chúng như thế nào? Cũng không khó để nhận ra học nghe là bước đầu tiên. Chúng dành ít nhất 9 tháng chỉ để nghe, mà chẳng thèm nói lại một chữ nào. Khi đã nghe tốt, chúng bắt đầu nhại lại cụm từ nào đó đầy tự tin, chẳng cần biết đúng sai!

Nhiều người thì sao? Họ dành hẳn mười mấy năm học ngữ pháp, khi gặp Tây ấp a ấp úng, rồi về cứ dằn vặt bản thân sao học hoài không giỏi? Đơn giản là họ đã học để thi, chứ đâu học để dùng? Nếu đã đọc sách 21 cách học Tiếng Anh Du Kích, bạn không chỉ rất hiểu điều này, mà còn có nhiều mẹo tự học tiếng Anh độc đáo.

Khi bạn đã có niềm tin mạnh mẽ, bạn có mục tiêu rõ ràng, bạn trong tay phương pháp hiệu quả thì việc tiếp theo là hành động. Bước này thì không ai có thể làm thay cho bạn, vì nó phụ thuộc vào mục tiêu của bạn, từ đó tìm ra tài liệu và giáo trình tự học tiếng Anh phù hợp. Song nếu muốn, bạn có thể học cùng tôi hằng tuần!

Thú thật với bạn, do mục tiêu công việc mà tôi dành khá nhiều thời gian cho việc luyện đọc tiếng Anh là chính. Còn giao tiếp tiếng Anh thì cũng ở mức độ… nghe và dịch lại được (tham khảo vài clip tôi tự dịch) nên năm nay tôi sẽ tự học tiếng Anh giao tiếp để phục vụ mục tiêu… du lịch nước ngoài ^^!

Thật may mắn, tôi đã tìm được một trang rất có uy tín, đó là chúng tôi do hai cô giáo xinh đẹp Lindsay và Gabby xây dựng. Trên đó có hàng trăm Podcast (kiểu như Blog Radio vậy) với gần 50 triệu lượt tải, vô cùng thiết thực cho những ai muốn tự học tiếng Anh giao tiếp giọng Mỹ chuẩn, mà hoàn toàn… FREE.

(Hãy đọc tiếp để xem cách nhận Transcript và bản dịch của clip trên)

Ưu điểm của các Podcast này có hai người nói chuyện tương tác nên cảm giác như được tham gia cuộc trò chuyện của người bản xứ. Hơn nữa, mỗi Podcast đều có Transcript tóm tắt lại những gì họ nói để bạn vừa học cách giao tiếp, vừa luyện nghe, vừa ôn cụm từ. Một mũi tên trúng ba con chim.

Thông tin của bạn được bảo mật, và bạn có thể dừng nhận mail bất cứ lúc nào bạn muốn.

Bên cạnh đó, nếu bạn quan tâm tới các tài liệu & audio song ngữ khác để vừa luyện tiếng Anh, vừa luyện kỹ năng, thì có thể tham khảo 52 cách thuyết trình hay, hoặc 300 ngày thay đổi bản thân. Ngoài ra, nếu bạn thấy tiếng Anh của mình đã mất gốc hoàn toàn… thì có thể tham khảo khóa học online thày dậy vui tính và dễ hiểu này.

Trường Dạy Tiếng Việt Ở Mỹ

TT – Lo lắng cho ngôn ngữ mẹ đẻ của bà con cộng đồng người Việt hải ngoại nói chung và ở Mỹ nói riêng bị mai một là có thật.

Có những gia đình cha mẹ không biết tiếng Anh thì luôn bắt buộc con cái phải nói tiếng Việt khi ở nhà, còn những cặp vợ chồng trẻ được học hành và thành đạt ở Mỹ hầu như đều muốn con mình hoàn toàn sử dụng tiếng Mỹ.

Học phí tượng trưng, giáo viên tự nguyện

Cộng đồng người Việt hải ngoại đang nỗ lực duy trì tiếng Việt cho thế hệ trẻ hiện nay. Các cơ sở của tôn giáo như nhà thờ, chùa, hội đoàn hay trụ sở của cộng đồng đều đang cố gắng xây dựng những lớp học theo từng cấp cho trẻ em VN. Học phí chỉ tượng trưng để trả tiền thuê trường lớp và tiền điện.

Chị Hương Nguyễn cho biết: “Con tôi đang theo học lớp 2 tiếng Việt tại Trường Văn Lang ở Dallas, học phí chỉ 70 USD/năm, mỗi tuần học hai giờ vào ngày chủ nhật trong thời gian chín tháng chia làm hai mùa học như thời gian học ở trường Mỹ”. Nói chung, học phí mỗi nơi như chùa, nhà thờ hay các tổ chức cộng đồng quy định khác nhau nhưng chỉ là hình thức hỗ trợ từ 50-70 USD/học sinh/năm.

Đa số giáo viên là những người tự nguyện đi dạy, không nhận bất cứ khoản thù lao nào mà còn tốn tiền đổ xăng. Trong số các thầy cô đứng lớp, có người cũng từng tốt nghiệp trong ngành giáo dục ở VN và có trình độ sư phạm vững vàng nhưng cũng có người chỉ học xong lớp 12 khi còn ở VN nhưng vì muốn đóng góp công sức của mình cho cộng đồng nên sẵn sàng đứng lớp dạy các em lớp 1, lớp 2.

Các môn học chủ yếu là tập viết, tập đọc và đàm thoại dành cho học sinh trên 10 tuổi. Theo lời một giáo viên chia sẻ: “Mục đích là giúp các em có nền tảng căn bản về tiếng Việt qua chữ viết và nói để duy trì ngôn ngữ, chứ trong tương lai khi ra đời làm việc thì xã hội Mỹ chỉ toàn sử dụng tiếng Anh”. Riêng học sinh từ lớp 5 trở lên được dạy viết văn, viết thư nhằm giúp các em có khả năng trình bày một vấn đề muốn diễn tả bằng tiếng Việt, đặc biệt là các em có thể viết thư gửi về VN thăm ông bà, cha mẹ hay bạn bè.

Em Hưng Vũ theo ba mẹ định cư ở Mỹ từ khi mới 5 tuổi, hiện đang học lớp 10, phấn khởi kể: “Em có nhiều bạn học là người Mỹ nhưng chỉ thích chơi với bạn người Việt thôi, để nói tiếng Việt cho thật giỏi. Em học tiếng Việt được nhiều năm rồi, từ khi có trường dạy tiếng Việt đến giờ em chưa bỏ buổi học nào”. Em Vinh Trần đang học lớp 11, sống ở Houston, Texas, cho biết: “Em theo ba mẹ sang Mỹ từ nhỏ, mỗi lần viết thư về thăm ông bà, cô chú ở VN bằng tiếng Anh nên chẳng ai hiểu. Giờ em đang học lớp 7 tiếng Việt nên đã biết viết thư và đọc được thư của cô chú ở VN gửi qua nên thấy vui lắm. Đặc biệt em còn biết sử dụng tiếng lóng và thành ngữ tiếng Việt nữa”.

Nỗ lực

Theo lời một chị đang làm trong ngành giáo dục ở California, trường dạy tiếng Việt ở vùng Nam và Bắc của tiểu bang này hiện nay có khoảng số chục số trăm và mỗi trường thu hút hàng trăm đến ngàn học sinh, nhưng phần nhiều là phải đi thuê cơ sở phòng học của các trường Mỹ hoặc sử dụng phòng ốc của các cơ sở tôn giáo.

Có lẽ nhờ vậy mà hiện nay nhiều bạn trẻ ở Mỹ giỏi cả tiếng Anh và tiếng Việt nên rất thành công trong các lĩnh vực dịch vụ, làm cầu nối cho cộng đồng hòa nhập với xã hội Mỹ qua các dịch vụ và hưởng các chương trình phúc lợi của chính phủ qua công tác giúp phiên dịch.

Hiện nay với mong muốn có một ngôi trường thực thụ dành cho con em học sinh người Việt nên một vị linh mục chánh xứ ở thành phố Garland, Texas đang nỗ lực kêu gọi sự đóng góp chân thành của bà con đồng hương Công giáo. Và công trình giáo dục này đang được thi công với diện tích khá lớn, nhiều phòng học và trang thiết bị để dạy và học. Mục đích của ngôi trường tương lai này là thu hút học sinh người Việt không phân biệt tôn giáo, địa vị xã hội…

Mỹ Cần Biết Trong Giao Tiếp Tiếng Anh

Tiếng lóng (slang) là một phần quan trọng của bất kì ngôn ngữ nào, kể cả tiếng Việt hay tiếng Anh. Khi xem phim của Anh, Mỹ, chắc hẳn bạn thường thấy rất nhiều cụm từ mình không biết, dù vốn từ vựng của bạn không đến nỗi tệ. Vậy thì chắc chắn họ đã sử dụng tiếng lóng rồi.

1. By the way – Tiếng lóng

Ví dụ:

I had heard about your love story. By the way, how about Jenny? – Tôi đã nghe chuyện tình cảm của cậu rồi. Mà nhân tiện, Jenny thì thế nào nhỉ?

2. Big shot / Big wheel – Tiếng lóng

Ám chỉ các nhân vật quan trọng, quyền thế trong một tổ chức nào đó.

Hey, don’t touch to him! He’s big shot, don’t you know? – Này, đừng có chạm vào hắn ta! Hắn là nhân vật tầm cỡ đấy, cậu không biết

3. Big Mouth – Tiếng lóng

Chỉ những người nhiều chuyện, chuyện gì cũng xía vào.

Lim is really a big mouth. She always tell my secrets to others. – Lim là một đứa nhiều chuyện. Cô ta lúc nào cũng kể các bí mật của tôi cho người khác.

4. Come to think of it – Tiếng lóng

Bắt đầu suy nghĩ chuyện gì hay là suy nghĩ kĩ về một vấn đề nào đó.

You should come to think of it! You don’t have time anymore. – Cậu phải suy nghĩ kĩ đi chứ! Không có nhiều thời gian đâu.

5. Cut it out – Tiếng lóng

Có thể dịch là Ngưng giỡn lại, đừng đùa nữa.

6. Dead Meat – Tiếng lóng

Có nghĩa là chết chắc rồi.

Poor me! I will be dead meat today. I can’t do the test. – Tội nghiệp mình, mình chết chắc hôm nay rồi. Mình không thể làm bài kiểm tra được.

7. Down and out/ Down but not out – Tiếng lóng

Thất bại hoàn toàn/ Tổn thương nhưng chưa bị đánh bại

He make me feel down and out. I can’t understand what he thinks. – Anh ta làm tôi thất bại hoàn toàn. Tôi không thể hiểu anh ta nghĩ gì.

I’m down but not out. There will be a day I beat you. – Tôi thua nhưng chưa bại. Sẽ có một ngày tôi đánh bại cậu.

8. Down the hill – Tiếng lóng

Ám chỉ việc đã già, không còn đủ sức làm gì đó.

Stop it! I’ll not do that. I’m down the hill. – Dừng lại đi, tôi sẽ không làm đâu. Tôi đã già rồi.

9. Down the hill – Tiếng lóng

Có thể dịch là không có gì đâu, đừng bận tâm.

Hey John, what’s wrong with you? – I’m OK. Don’t bother! ( Này John, có chuyện gì thế? – Tôi ổn mà. Đừng bận tâm)

10. What for? – Tiếng lóng

Cụm từ này rất hay được sử dụng để hỏi “Để làm gì?’’ Thường dùng trong trường hợp hỏi lại một yêu cầu của người nào đó.

Please tell me about your secret – What for? ( Làm ơn kể cho tôi chuyện của bạn đi – Để làm gì?)

I need this table right now – What for? (Tôi cần chiếc bàn đó ngay bây giờ – Để làm gì)

11. Just for fun/ Just kidding – Tiếng lóng

Chỉ đùa thôi, chỉ cho vui thôi mà.

I do this just for fun. Are you mad? – Tôi làm thế chỉ cho vui thôi. Cậu giận đấy à?

Oh no, you just kidding! It’s unbelievable! – Ôi không, chắc là cậu đang đùa! Điều đó không thể tin được!

12. Take it easy – Tiếng lóng

Từ từ, bình tĩnh nào. Thường dùng khi an ủi ai đó

Calm dowm! You’ll be fine. Take it easy. – Bình tĩnh lại! Cậu sẽ ổn thôi. Cứ từ từ.

13. Be my guest/ Make youseft at home/ Make youself comfortable/ Help youself – Tiếng lóng

You can make youself at home. I don’t mind about it. – Cậu cứ tự nhiên như ở nhà. Tớ không phiền đâu.

Sorry, can I drink this bottle? – Sure, help yourself ( Xin lỗi, tôi uống chai này được không? – Chắc chắn rồi, cứ tự nhiên đi.

14. Go for it – Tiếng lóng

Đây là một cụm từ lóng thể hiện sự thách thức, có nghĩa là cứ thử xem, cứ làm đi.

Fine, go for it! Let me see what you can do. – Được thôi, cứ thử xem. Để tôi xem cậu làm được gì.

15. Go ahead – Tiếng lóng

You can do it. Go ahead! – Bạn làm được, tiến lên đi!

16. Little by little – Tiếng lóng

Cẩn thận, từng li từng tí một.

I have taken care of Anna little by little since she was a child. – Tôi đã chăm sóc Anna từng li từng tí từ khi con bé còn nhỏ.

17. One way or another – Tiếng lóng

Không bằng cách này thì bằng cách khác.

I must find her by one way or another. – Tôi phải tìm cô ta không bằng cách này thì bằng cách khác.

18. One thing lead to another – Tiếng lóng

Hết việc này lại đến việc khác, không lúc nào được nghỉ ngơi.

My life is full of works! One thing lead to another. – Cuộc đời tôi tràn đầy công việc! Hết việc này đến việc khác.

I have to care for everything, one thing to anther. – Tôi phải lo lắng đủ thứ, hết chuyện này đến chuyện khác.

19. Over my dead body – Tiếng lóng

Câu này tương tự như trong tiếng Việt, khi chúng ta muốn cảnh cáo ai, chúng ta thường nói bước qua xác tôi trước đã.

If you want to touch her, you must over my dead body. – Nếu muốn chạm vào cô ấy, phải bước qua xác tôi đã.

20. Cool it – Tiếng lóng

Từ này dùng để an ủi, làm nguôi giận ai đó, có thể dịch là bình tĩnh, bớt nóng đi.

Cool it, Greg! It doesn’t matter even if they do that. – Bớt nóng đi, Greg! Không phải là vấn đề to tát gì đâu kể cả khi chúng làm thế.

Head Office: 26 Nguyễn Văn Tuyết, Quận Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 629 36032 (Hà Nội) – 0961.995.497 (TP. HCM)

HÀ NỘI

ECORP Cầu Giấy:

30/10 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy – 024. 62936032

ECORP Đống Đa:

20 Nguyễn Văn Tuyết, Đống Đa – 024. 66586593

ECORP Bách Khoa: 

236 Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng – 024. 66543090

ECORP Hà Đông:

21 Ngõ 17/2 Nguyễn Văn Lộc, Mỗ Lao, Hà Đông – 0962193527

ECORP Công Nghiệp:

63 Phố Nhổn, Nam Từ Liêm, Hà Nội – 0396903411

ECORP Sài Đồng:

50/42 Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội – 0777388663

ECORP Trần Đại Nghĩa: 

157 Trần Đại Nghĩa Hai Bà Trưng, Hà Nội – 0989647722

ECORP Nông Nghiệp: 

158 Ngô Xuân Quang, Gia Lâm, Hà Nội – 0869116496

HƯNG YÊN

ECORP Hưng Yên:

21 Địa Chất, Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên – 0869116496

BẮC NINH

ECORP Bắc Ninh:

Đại học May Công nghiệp – 0869116496

TP. HỒ CHÍ MINH

ECORP Bình Thạnh:

203 Nguyễn Văn Thương, Q. Bình Thạnh – 0961995497

ECORP Quận 10:

497/10 Sư Vạn Hạnh, P.12, Quận 10, TP. HCM – 0961995497

ECORP Gò Vấp: 

41/5 Nguyễn Thái Sơn, P4, Gò Vấp – 028. 66851032

Bộ Ngoại Giao Nói Về Việc Tình Nguyện Viên Mỹ Dạy Tiếng Anh Ở Việt Nam

Hiệp định khung này được ký kết giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Hà Nội sáng ngày 24/5 trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Trước câu hỏi của phóng viên về ý nghĩa của Hiệp định, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc cho biết, Chương trình Hòa bình của Mỹ là một Chương trình lớn của Chính phủ Hoa Kỳ, được Quốc hội cấp ngân sách để thực hiện việc cử tình nguyện viên tới các nước trên thế giới với một chương trình phong phú, trong đó có dạy tiếng Anh. Hiện có 141 quốc gia trên thế giới tiếp nhận chương trình này, trong đó ở khu vực có Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Myanmar…

Lễ ký kết Hiệp định khung cho phép các tình nguyện viên của Mỹ vào dạy tiếng Anh ở Việt Nam

Với Việt Nam, trong chuyến thăm chính thức Mỹ của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải năm 2005, phía Mỹ đã đề nghị Chính phủ ta cho phép tình nguyện viên vào Việt Nam. Trải qua một thời gian dài trao đổi, thương lượng, đến nay hai nước ký Hiệp định khung cho phép các tình nguyện viên của Chương trình Hòa Bình vào dạy tiếng Anh ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Thứ trưởng Hà Kim Ngọc, Hiệp định khung quy định rõ các tình nguyện viên phải tuân thủ luật pháp Việt Nam, không có bất cứ hoạt động nào xâm hại an ninh Việt Nam và chịu sự quản lý của cơ quan hữu quan Việt Nam.

Để triển khai, hai bên cần tiếp tục đàm phán để đạt thỏa thuận thực thi với các nội dung cụ thể, ví dụ số lượng tình nguyện viên, chương trình giảng dạy, ở cơ sở nào…, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc cho hay.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của ông Obama, hai nước đã đạt được một số thỏa thuận hợp tác về giáo dục-đào tạo, trong đó có việc thành lập Đại học Fulbright tại thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu xây dựng trường trở thành trường đại học chất lượng cao và đạt chuẩn quốc tế.

Giáo dục là một trong những lĩnh vực hợp tác nổi bật giữa hai nước. Tính đến hết tháng 1/2016, có khoảng 28.000 sinh viên, thực tập sinh Việt Nam đang theo học tại Mỹ, đứng đầu trong số các nước Đông Nam Á và đứng thứ 7 trong số các nước có nhiều sinh viên học tập tại Mỹ so với vị trí thứ 20 trong năm 2006.

Nam Hằng