Chào hỏi
Hi/ Hello (Xin chào)
Good morning (Chào buổi sáng)
Good afternoon (Chào buổi chiều)
Good evening (Chào buổi tối)
How are you? (Bạn có khoẻ không?)
How are you doing? (Bạn thế nào?)
How do you do? (Dạo này bạn thế nào?)
Ví dụ:
James: Good morning, Professor Austin. How are you doing?
Professor Austin: Good morning, James. I am doing well. And you?
James: I’m great, thank you (theo chúng tôi )
Nói chuyện làm quen
A: How do you do? My name is An. (Chào bạn. Tôi là An)
B: How do you do? My name is Binh. (Chào bạn. Còn tôi là Bình)
Hỏi quê quán
A: Hi, I’m Bao An. (Chào bạn. Mình là Bảo An.)
B: Hello, my name’s Bao Nhi. Nice to meet you. (Xin chào, mình tên là Bảo Nhi. Rất vui được gặp bạn.)
A: Nice to meet you, too. (Mình cũng rất hân hạnh được làm quen với bạn)
B: Are you from Ha Noi? (Anh đến từ Hà Nội phải không?)
A: No, I’m from Hai Phong. (Không, tôi đến từ Hải Phòng.)
Đoạn hội thoại mẫu hỏi thăm sau khi chuyển nhà
A: Long time no see. (Lâu lắm rồi chúng ta không gặp nhau)
B: I’m glad to see you again. (Rất vui được gặp lại bạn)
A: So am I. (Mình cũng vậy)
B: How have you been? (Cậu dạo này thế nào?)
A: I have been all right. (Tớ vẫn khỏe)
A: Where have you been? (Thời gian qua cậu đã ở đâu vậy?)
B: I have been to Ho Chi Minh city. (Tớ chuyển vào ở thành phố Hồ Chí Minh)
Hỏi thăm sau thời gian dài không gặp
A : Haven’t seen you for ages. (Lâu lắm rồi không gặp cậu)
B: Yes. It’s been so long. (Ừ. Đã lâu rồi nhỉ)
A: It’s great seeing you again. (Rất vui được gặp lại cậu)
B: So am I. (Mình cũng vậy)
A: You haven’t changed at all. (Cậu chẳng thay đổi chút nào)
B: Neither have you. (Cậu cũng vậy mà, không có gì thay đổi)
A: How’s your family? (Gia đình cậu thế nào?)
B: Thanks, everyone is fine. (Cảm ơn cậu đã quan tâm. Mọi người đều khỏe mạnh)
Ngoài những mẫu câu giao tiếp đơn giản trên, để con phát triển khả năng tiếng Anh một cách tự nhiên hơn, cha mẹ cũng nên thường xuyên sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp và hoạt động với con hàng ngày. Những mẫu câu đơn giản cha mẹ nên sử dụng như:
Come here- Đến đây nào con
Follow mommy! – Làm theo mẹ này!
Give me your hands! – Đưa ta đây cho mẹ!
Take my hand! – Cầm lấy tay mẹ nào!
Be careful! – Cẩn thận con
Sách tiếng Anh giao tiếp cho trẻ em
My Little Island level 1,2,3
My Little Island level 1,2,3 phù hợp với các bé ở độ tuổi mẫu giáo (từ 3 đến 5 tuổi). Bộ sách này được xây dựng bằng phương pháp phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên, giúp trẻ phát triển toàn diện bốn kỹ năng nghe- nói- đọc- viết thông qua nhiều phương pháp và hoạt động khác nhau. Nhờ đó, bé có thể hiểu và sử dụng tiếng Anh đúng ngữ pháp, đúng ngữ cảnh nhanh tay Tải ngay bộ sách My Little Island level
Hook on phonics gồm đầy đủ ebook, DVD, Flashcard với nội dung tương đối đơn giản, phù hợp với các bé bắt đầu tiếp cận với tiếng Anh.
Các bé chắc chắn sẽ hào hứng khi được học tiếng Anh qua những truyện ngắn và các trò chơi tiếng Anh như game ghép chữ.
Family and Friends Level 1,2,3,4,5
Amazing Science không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ mà còn xây dựng khả năng tư duy, khơi dậy tính sáng tạo và niềm đam mê khoa học cho trẻ.
Get it up giúp các bé trong độ tuổi tiểu học củng cố và phát triển thêm các kỹ năng đọc, viết tiếng Anh cơ bản.
Bộ sách này được biên soạn theo tiêu chuẩn đầu ra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ đó đáp ứng được yêu cầu của các kỳ thi tiếng Anh chuẩn quốc tế.
Cách dạy tiếng Anh giao tiếp cho trẻ em
Để trẻ có thể nghe, nói tiếng Anh chuẩn và tự nhiên như người bản xứ, cha mẹ hãy dạy bé tiếng Anh ngay từ khi con còn nhỏ bằng những phương pháp sau.
Cho trẻ nghe tiếng Anh nhiều hơn
Việc luyện nghe tiếng Anh thường xuyên sẽ giúp trẻ tăng khả năng phản xạ tiếng Anh từ đó cải thiện khả năng nghe cũng như phát âm. Ban đầu, cha mẹ nên cho trẻ nghe những bài hát tiếng Anh thiếu nhi với âm điệu vui nhộn và lời ca đơn giản dễ hát theo; tiếp đến cho trẻ nghe những truyện ngắn hài hước, những truyện cổ tích mà bé yêu, dần dần nâng cao trình độ của trẻ bằng cách cho trẻ nghe hoặc xem những chương trình tiếng Anh cho trẻ em.
Nhiều cha mẹ cho rằng mặc dù trẻ không hiểu nhưng vẫn nên cho trẻ nghe bản tin tiếng Anh, nhưng theo nhiều chuyên gia ngôn ngữ, đối với trẻ em, những chương trình ca nhạc thiếu nhi là đủ.
Cùng con nói tiếng Anh
Khi con trẻ đã tích lũy được một số vốn từ và câu đơn giản, cha mẹ có thể bắt đầu dạy bé học nói. Hãy bắt đầu bằng những câu đơn giản, gần gũi xung quanh bé sau đó mở rộng ra.
Khi dạy trẻ tiếng Anh, cha mẹ nên cùng con giao tiếp, điều đó sẽ khiến trẻ cảm thấy hào hứng hơn khi học tập.
Phương pháp cho trẻ học tiếng Anh giao tiếp theo các nguồn tài liệu trên youtube
Hiện nay, cha mẹ có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều video dạy tiếng Anh trên youtube, và cha mẹ có thể tận dụng nguồn tài liệu này để phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Với phương pháp này, Tomokid khuyến khích cha mẹ nên cho con nghe, xem những bài hát hoặc những phim hoạt hình mà bé cảm thấy yêu thích và có nội dung đơn giản, câu văn ngắn dễ thuộc. Điều đó làm bé cảm thấy hào hứng hơn khi học tập, đồng thời không khiến bé cảm thấy chán nản khi không thực hiện điều cha mẹ yêu cầu.
Phương pháp dạy và học tiếng Anh giao tiếp dựa trên youtube gồm 2 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Con chưa biết tiếng Anh, chưa có khả năng tự học
Mẹ có kỹ năng và đủ thời gian
Khi con còn nhỏ, và mẹ có đủ thời gian, mẹ nên cùng con xem đoạn phim, bài hát tiếng Anh một vài lần để trẻ cảm thấy cái hay, cái đẹp của những ca khúc, tập phim này. Mẹ có thể yêu cầu con nghe kỹ và tập trung.
Nếu cha mẹ cảm thấy trẻ yêu thích bài hát hoặc bộ phim đó, mẹ có thể hỏi kỹ hơn xem bé có hiểu đoạn phim đó hay không.
Nếu trẻ trả lời có hiểu, cha mẹ nên để con hiểu thẳng bằng tiếng Anh. Tiếp đó, thực hành đóng vai các nhân vật trong bộ phim, không cần chính xác tất cả mọi câu chữ, chỉ cần để trẻ nói tự nhiên và đúng ý.
Trong trường hợp trẻ bảo không hiểu, bố mẹ có thể giúp bé hiểu bằng cách sau:
Lúc đầu, con có thể chưa hiểu vì vốn từ còn ít, mẹ có thể giải nghĩa bằng tiếng Việt.
Khi con đã có trình độ hơn, cha mẹ có thể giảng giải ý nghĩa bằng tiếng Anh và tiếng Việt đan xen.
Mẹ bận rộn hoặc không đủ khả năng để dạy tiếng Anh cho bé
Trong trường hợp này, mẹ nên bật bài hát/ đoạn phim cho con nghe nhiều lần, khi nghe, yêu cầu con tập trung.
Lâu lâu có thời gian, cha mẹ có thể ngồi với con và yêu cầu con kể cho mẹ nghe lại câu chuyện mà các bạn trong phim nói. Cha mẹ nên thể hiện sự khích lệ động viên bé để bé có động lực học tiếng Anh tốt hơn.
Giai đoạn 2: Con đã lớn hơn, có vốn tiếng Anh tạm đủ và có khả năng tự học
Với giai đoạn này, cha mẹ không nên dịch hoặc giảng giải nội dung cho con bằng tiếng Việt. Hãy yêu cầu con mỗi ngày tự nghe đoạn hội thoại và cố gắng hiểu từ mới qua ngữ cảnh. Học từ mới qua hình ảnh, hoặc qua ngữ cảnh là phương pháp tốt nhất.
Nếu có thể, nên yêu cầu con kể lại câu chuyện. Nếu bé cảm thấy không thích, đừng ép bé mà hãy đợi khi con cảm thấy hào hứng thì kể lại cho mẹ nghe.
Khóa học tiếng Anh giao tiếp cho trẻ em
Cha mẹ có thể tự dạy tiếng Anh giao tiếp cho trẻ là điều vô cùng tuyệt vời. Nhưng không phải bậc làm cha, làm mẹ nào cũng đủ khả năng cũng như thời gian để dạy ngoại ngữ cho con trẻ.
Chính vì vậy, các khóa học tiếng Anh giao tiếp dành cho các bé đã được coi là giải pháp tuyệt vời giúp giải quyết vấn đề trên.
Trong trường hợp cha mẹ vẫn còn phân vân chưa biết nên cho con tham gia vào lớp học nào, đừng quên tìm hiểu về khóa học tiếng Anh cho trẻ em tại Tomokid.
Tại trung tâm Anh ngữ cho trẻ em Tomokid, các bé sẽ được tiếp cận tiếng Anh theo một phương pháp hoàn toàn khác biệt, giúp bé phát triển tổng thể trí tuệ, thể chất đặc biệt hỗ trợ trẻ lĩnh hội ngoại ngữ tốt hơn.
Trong tất cả các lớp học của Tomokid, các bé sẽ được:
Giao tiếp, tương tác tiếng Anh trong toàn bộ thời gian học tạo môi trường nói tiếng Anh 100%.
Học từ vựng qua bài hát, Flashcard, các trò chơi trí tuệ,… để kích thích ghi nhớ bằng não phải. Một cuộc khảo sát trên 3064 người tham gia là những giáo viên dạy tiếng Anh tại nhiều quốc gia, Kết quả cho thấy 64.1% số người khảo sát đồng tình với quan điểm nên sử dụng các bài hát tiếng Anh để giảng dạy. Giáo viên Tiếng Anh Tiziana, Italycho biết: “Tôi nghĩ rằng các bài hát là một cách rất hữu ích để học tiếng Anh: chúng giúp học sinh cải thiện cách phát âm và từ vựng (học sinh học cách sử dụng các từ ngữ trong ngữ cảnh). Học sinh cũng cảm thấy thích thú hơn khi học Tiếng Anh” (Theo
Nghe kể chuyện, nghe nhạc, tiếp xúc với các đồ vật trực quan với cấu trúc minh họa sinh động và sáng tạo.
Trẻ sẽ được tham gia vào những trò chơi tiếng Anh có định hướng giáo dục và khơi gợi sự hào hứng của trẻ nhỏ,…
Tất cả những cách thức đó sẽ tạo một môi trường lý tưởng để trẻ tiếp thu ngôn ngữ mới một cách dễ dàng, tự nhiên. Nhờ đó, trẻ không những phát triển khả năng giao tiếp tiếng Anh mà còn phát triển toàn diện những kỹ năng tiếng Anh quan trọng khác.