Đấy là câu hỏi mình hay nhận được từ các bạn sinh viên, đặc biệt là tân sinh viên. Thôi tóm lại làm một cái bài viết cung cấp một số thông tin cơ bản như sau. Còn thông tin mình sẽ update liên tục tại note này 😀
1. Sơ lược về ACCA
ACCA là viết tắt của The Association of Chartered Certified Accountants, tiếng Việt mình gọi là Hiệp hội kế toán công chứng Anh. ACCA được hình thành từ năm 1904 tại Anh. Hiện ACCA có khoảng 178.000 members (1) và 455.000 students (2) trên 180 quốc gia (3).
ACCA mở văn phòng đại diện tại Việt Nam vào năm 2002. Hiện nay Việt Nam có khoảng 906 members và affiliates (4); 7.500 students đang học ACCA và FIA (5). So với các quốc gia khác trong khu vực thì số lượng member cũng như student của Việt Nam còn khá thấp. Ví dụ ở Singapore có khoảng 8.000 members, ở Malaysia có khoảng 11.000 members, ở Hồng Kông có khoảng 18,000 members (6).
Để trở thành ACCA member, bạn sẽ phải đạt các điều kiện sau:
Hoàn thành 14 môn thi của chương trình ACCA (có thể được miễn một số môn).
Hoàn tất bài kiểm tra đạo đức nghề nghiệp.
2. Chương trình FIA
3. Chương trình ACCA
Các môn chi tiết thì các bạn vui lòng search để tìm hiểu thêm, còn mình đi vào một số vấn đề cơ bản sau:
– Bài thi ACCA chia ra làm 2 dạng là CBE (thi trên máy tính) và PBE (thi viết trên giấy). Hiện tại, các môn từ F1 đến F4 được thi trên máy tính. Đối với PBE cũng chia ra làm 2 dạng: + Các môn từ F5-F9: bài thi có cả trắc nghiệm và tự luận. Cái này là mới thay đổi chứ trước kia mình thi là tự luận hoàn toàn đấy 😀 + Các môn từ P1-P7: bài thi tự luận hoàn toàn.
– ACCA KHÔNG tổ chức đào tạo và cũng KHÔNG viết sách cho học viên học. ACCA chỉ đưa ra Syllabus (đề cương) và tổ chức thi. Dựa vào Syllabus của ACCA thì các nhà xuất bản và các thầy giáo sẽ viết tài liệu để cho các bạn học viên học và thi.
4. Chi phí để học ACCA
Quan điểm của mình là “low risk, high return” thì cứ thế mà đầu tư, không có vốn thì đi vay 😀
– Tự học. Cách này là tuyệt vời nhất nhưng không phải ai cũng làm được :p
– Săn học bổng. Các trung tâm đào tạo luôn có các cuộc thi để trao học bổng, săn hoài kiểu gì cũng có 😀
5. Tiếng Anh để học ACCA
Một chương trình hoàn toàn bằng tiếng Anh thì việc trình độ tiếng Anh thế nào để học ACCA cũng là một vấn đề. Mình cũng đã viết một bài về học tiếng Anh trước hay ACCA trước ở đây: http://tinyurl.com/o2l5mjs
Một số bạn có thể hỏi có nên đi học khóa tiếng Anh chuyên ngành trước khi học ACCA hay không, thì nói một cách khách quan, bạn cứ đi học ACCA luôn. Nếu bạn chưa có kiến thức nghiệp vụ, học tiếng Anh chuyên ngành cũng rất vất vả để hiểu. Tốt nhất cứ vừa học kiến thức và học tiếng Anh song song luôn.
6. Tự học ACCA như thế nào?
Còn các môn ACCA do đặc thù kiến thức khác nhau nên sẽ có cách tự học khác một chút, cái này mình xin phép nợ, khi nào có thời gian sẽ viết sau.
7. Các lợi ích do ACCA mang lại dưới góc nhìn của mình
Bản thân mình đã trải qua các giai đoạn Student, Affiliate và rồi hiện giờ là Member thì quả thực là rất hài lòng với những gì ACCA mang lại và cảm thấy công sức mình bỏ ra được đền đáp rất xứng đáng. Gói gọn một số thứ như sau:
– Chương trình liên kết lấy bằng cử nhân BSc (Hons) của trường Oxford Brookes khi học các môn F của ACCA.
– Chương trình liên kết lấy bằng Thạc sĩ (MSc) của trường University of London khi học các môn P của ACCA.
Hiện tại mình cũng đang dự định lấy bằng MSc này trong năm 2016. University of London thì là trường TOP rồi :3 Bạn có thể học cùng các môn P hoặc như mình đang là member thì chỉ hoàn thành thêm 60 credit là được trao bằng 😀 Cơ bản là các môn P của ACCA là trình độ tương đương thạc sĩ rồi mà.
– Chương trình liên kết với các hiệp hội nghề nghiệp khác, đơn cử gần đây nhất là liên kết với IIA (Viện kiểm toán nội bộ) của Mỹ để tổ chức bài thi ACCA-CIA Challenge exam cho Member của ACCA. Mình cũng đã hoàn thành bài thi này và trở thành CIA (Certified Internal Auditor).
ACCA và CIA là hai thứ mình đã mơ ước khi tốt nghiệp ĐH, nay lại được ACCA tạo điều kiện cho lấy CIA đơn giản hơn nên cứ gọi là cực kỳ sung sướng ấy. Hiện nay số người sở hữu cả ACCA và CIA ở Việt Nam là cực kỳ ít (dưới 10 người).
– Các hội thảo, chương trình cập nhật kiến thức do ACCA tổ chức vừa giúp update kiến thức lại tạo môi trường Networking rất tốt. Nếu không có mấy chương trình đấy thì chả mấy khi mình có cơ hội được nói chuyện với các anh chị làm kế toán trưởng, điều hành tại các công ty lớn. Và đặc biệt là toàn ở khách sạn 5 sao, đồ ăn rất ngon (tâm hồn thích ăn uống nó khổ thế) :))
– Cơ hội nghề nghiệp thì bản thân mình từ sau khi hoàn thành ACCA, CIA cũng đã được nhận offer từ một số đơn vị lớn. Nếu có chăng thì chỉ ngồi nói chuyện thêm cho hai bên hiểu nhau chứ không phải lọc cọc đi nộp hồ sơ, chờ test, chờ phỏng vấn như ngày xưa nữa. Hiện tại thì mình cũng đang làm Managing Director ngắn hạn tại khách sạn ba sao ở Đà Nẵng giúp hoàn thiện quy trình hoạt động, kiểm soát và định hình chiến lược kinh doanh. Ngắn hạn bởi vì mình còn có kế hoạch công việc khác chứ không phải mấy hôm nữa nghỉ lại tưởng mình bị đuổi thì quê lắm :)) Thôi tóm lại là viết thế, giờ mình còn phải làm việc.
(Admin: Anh là 1 trong số những người mình hay follow để học hỏi tư duy cũng như những chia sẻ đáng kể của anh. Anh là người sáng lập BST – BIG STEP TRAINING một trung tâm đào tạo tiếng anh và tiếng anh chuyên ngành chất lượng gần học viện tài chính : https://www.facebook.com/bstecenter) – Thực sự thì đây là 1 bài viết quá hay mà mình cảm thấy có nhiều ý nghĩa và cá nhân mình cũng không biết được đầy đủ như vậy!!!
==============================
(1) Member: là hội viên, là những người đã hoàn thành chương trình ACCA và đáp ứng các tiêu chuẩn khác như kinh nghiệm (3 năm), đạo đức…
(2) Student: là học viên hay sinh viên, là những người đã đăng ký tham gia chương trình ACCA nhưng chưa hoàn thành.
(3) Số liệu trên ACCA Global 2015.
(4) Affiliate: là những học viên đã hoàn thành các môn học của ACCA, tuy nhiên vẫn chưa đủ các điều kiện khác để trở thành member, chủ yếu là tiêu chuẩn về số năm kinh nghiệm.
(5) Số liệu từ ACCA Việt Nam (11/2015) (6) Số liệu từ internet 2014.