Top 3 # Xem Nhiều Nhất Học Bổng Tiếng Pháp Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Pháp

Hầu hết các học bổng du học Pháp mà các bạn thấy trong bài ” Tổng quan học bổng du học Pháp ” là dành cho các chương trình học cao học (thạc sĩ và tiến sĩ). Bài viết này xin chia sẻ cùng các bạn vài kinh nghiệm xin học bổng theo học Thạc sĩ và Tiến sĩ tại Pháp.

Bước 1 : Định hướng nghề nghiệp tương lai

Khi bạn tốt nghiệp phổ thông trung học và dự định thi đại học, quyết định sẽ thi vào khối ngành nào, vào trường đại học nào cũng coi như bước đầu bạn có định hướng nghề nghiệp. Khi đã có tấm bằng đại học, bạn muốn theo học cao học và theo đuổi ước mơ du học. Một lần nữa bạn lại phải tự đặt câu hỏi cho chính mình về nghề nghiệp tương lai. Câu hỏi thường thấy là “Nên xin Master Recherche hay Master Professionnel?”.

Về lý thuyết, nếu bạn định theo nghiệp nghiên cứu – giảng dạy ở trường đại học hay các viện nghiên cứu thì nên học Master Recherche (Thạc sĩ nghiên cứu) để có cơ hội xin tiếp học bổng làm Thèse de Doctorat (Luận án Tiến sĩ). Chương trình học Master Recherche sẽ nặng về lý thuyết và các nghiên cứu chuyên ngành. Còn nếu bạn muốn đi làm ngay sau khi học xong Thạc sĩ thì nên xin học Master Professionnel. Bạn sẽ được học các kiến thức thực tế hơn và thường phải trải qua kỳ thực tập bắt buộc để tốt nghiệp Master Professionnel. Cơ hội xin được việc làm (tại Pháp hay tại Việt Nam) với tấm bằng Master Professionnel là cao hơn so với Master 2 Recherche.

Việc lựa chọn được theo định hướng nghiên cứu (Master Recherche) hay định hướng nghề nghiệp (Master Professionnel) sẽ giúp các bạn định hình được loại học bổng sẽ gửi hồ sơ. Kèm theo lựa chọn này, bạn cũng cần xác định cho mình một đề tài nghiên cứu hay một dự định nghề nghiệp vì đó là những nội dung thường được yêu cầu trong bất cứ một hồ sơ xin học bổng nào. Khi bạn dự định xin học bổng làm Tiến sĩ (Doctorat), bạn nhất thiết phải có một đề tài nghiên cứu trước khi xin học bổng.Bước 2 : Chọn chương trình đào tạo

Sau khi quyết định theo học Master Recherche hay Master Professionnel, bạn cần lựa chọn ngành học rồi chương trình đào tạo phù hợp. Trong mỗi ngành học, bạn có thể tìm đuợc rất nhiều chương trình đào tạo ở nhiều trường khác nhau. Vậy bạn cần đặt thêm một số tiêu chí để chọn lựa.

Trước tiên, cần xét trên hai khía cạnh : ngành nghề mà bạn thích và ngành nghề mà bạn có thể được nhận (tuỳ theo quá trình học tập của bạn ở Việt Nam). Ví dụ, ở Việt Nam, bạn có bằng đại học về kinh tế nhưng bạn lại tìm một chương trình đào tạo Thạc sĩ về tài chính vì bạn thích chuyển sang ngành này. Vậy bạn cần phải tìm chương trình Master nào chấp nhận bằng đại học về kinh tế của bạn.

Sau đó, hãy nhìn vào chương trình đào tạo của các Master đó : các môn học có hấp dẫn không, có phù hợp với khả năng và sở thích của bạn không? Trả lời hết những câu hỏi này, danh sách các chương trình Master để bạn lựa chọn chắc cũng được rút gọn nhiều.

Tiếp theo, nên hỏi kinh nghiệm những sinh viên Việt Nam đi trước về truyền thống nhận sinh viên quốc tế, đặc biệt là sinh viên Việt Nam của các Master đó. Có lẽ không nên mạo hiểm với các Master chưa từng nhận hay nhận rất ít sinh viên Việt Nam, nếu bạn không thật sự tin tưởng vào trình độ và hồ sơ của mình.

Cuối cùng, bạn nên để lại ít nhất 5 sự lựa chọn để liên hệ xin học. Việc liên hệ xin học trước khi xin học bổng là rất quan trọng vì hầu hết các học bổng đều ưu tiên (thậm chí bắt buộc) các hồ sơ xin học bổng được một trường của Pháp nhận học. Đó có thể là Giấy chứng nhận (Attestation d’accueil), Đăng ký học tạm thời (Pré-inscription) hay chỉ là một ý kiến tán thành hồ sơ của bạn (Un avis favorable à votre candidature). Với học bổng Eiffel, việc liên hệ xin học trước là bắt buộc vì trường nhận bạn sẽ là trường gửi hồ sơ xin học bổng cho bạn.

Với các bạn xin học bổng Doctorat, việc lựa chọn chương trình và cơ sở đào tạo phụ thuộc vào đề tài nghiên cứu và lĩnh vực đào tạo của Master Recherche đã theo học.Bước 3 : Liên hệ xin học và đăng ký học

Trong thực tế, việc liên hệ xin học cao học không hề dễ dàng vì thời điểm các trường nhận hồ sơ xin học thường lệch nhiều so với thời điểm nộp hồ sơ xin học bổng. Các loại học bổng thường có thời gian nộp hồ sơ từ khoảng tháng 11 đến tháng 4. Trong khi đó thời gian nhận hồ sơ của các trường đại học là từ tháng 5 đến đầu tháng 9.

Như vậy, bạn cần bắt đầu xin học trước khi gửi hồ sơ xin học bổng và nên tiến hành một năm trước thời điểm khai giảng khoá học bạn muốn theo. Ví dụ, để xin học bổng cho một khoá học Thạc sĩ bắt đầu vào tháng 10 (năm học 2009-2010), tốt nhất bạn nên bắt đầu liên hệ xin học từ tháng 5-tháng 9 năm 2008 để có giấy tờ đăng ký học để bổ sung vào hồ sơ xin học bổng bắt đầu từ tháng 11 năm 2008. Kết quả học bổng được công bố trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2009. Đó là học bổng cho năm học 2009-2010 của bạn.

Bạn có thể sẽ đặt câu hỏi ” Trong khoảng tháng 5 đến tháng 9, bạn chưa tốt nghiệp đại học, làm thế nào để xin học ? “. Câu hỏi của bạn hoàn toàn có lý. Bạn không nhất thiết phải có bằng đại học trong tay rồi mới bắt đầu nộp hồ sơ xin học. Bạn hãy trình bày là bạn đang làm luận văn hoặc đang đi thực tập và sẽ có bằng đại học trong một vài tháng tới. Bạn gửi kèm thành tích học tập trong các năm học đại học như một bằng chứng để thuyết phục. Nếu bạn chuẩn bị hồ sơ chu đáo và liên hệ tốt với giáo sư phụ trách, bạn có thể có được ” Attestation d’accueil “, ” Pré-inscription ” hay ” Avis favorable à la candidature “. Với các giấy tờ này, hồ sơ của bạn sẽ có thêm giá trị và bạn sẽ yên tâm hơn nhiều trong quá trình chuẩn bị hồ sơ.

Trong trường hợp bạn liên lạc xin học không trùng với thời gian tuyển sinh, bên cạnh các giấy tờ, bằng cấp mà bạn có, bạn nên điền thông tin vào mẫu hồ sơ năm trước đó để các giáo sư thấy bạn thực sự muốn theo học chương trình đó và có cơ sở để đánh giá hồ sơ của bạn so với các sinh viên họ thường nhận để từ đó có quyết định nhận bạn. Đối với những Master mà bạn không có được mẫu hồ sơ của năm trước, bạn có thể gửi hồ sơ xin học bổng của bạn cho giáo sư phụ trách, vì trong đó có mọi thông tin về quá trình học tập và dự định tương lai của bạn.

Thực tế cũng có nhiều bạn sinh viên được học bổng khi chưa được trường nào của Pháp nhận. Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, các bạn đó có thể kịp gửi hồ sơ vào kỳ tuyển sinh tháng 5. Nhưng khi có kết quả tuyển sinh (vào tháng 7 – tháng 9), không được trường nào nhận khi mà thời hạn nộp hồ sơ xin học ở các trường khác đã khép lại. Trong khi đó, điều kiện để được hưởng học bổng là phải có một trường ở Pháp nhận bạn vào học. Để không bị rơi vào hoàn cảnh này, bạn nên chuẩn bị tìm chương trình học và liên hệ xin học càng sớm càng tốt, để có thời gian chuyển hướng nếu kết quả không thuận lợi.

Trong phần chọn chương trình đào tạo và liên hệ xin học, bạn đừng quên sự có mặt của CampusFrance ở Việt Nam để hỗ trợ bạn trong hành trình đến với nước Pháp. Trước hết, CampusFrance luôn sẵn sàng đón tiếp và hướng dẫn bạn về các thủ tục cần thiết. Chúng tôi đánh giá rất cao phần tìm kiếm ngành học trên trang web của CampusFrance (“Rechercher une formation”). Cơ sở dữ liệu của CampusFrance thường xuyên cập nhật thông tin và tập hợp được hầu hết các chương trình đào tạo đại học và sau đại học của Pháp. Các công cụ tìm kiếm trên trang web này cho phép các bạn tìm chương trình đào tạo của Pháp theo bậc học, lĩnh vực, chuyên ngành. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tìm thấy thông tin về các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, các chương trình đào tạo MBA, chương trình thực tập… Bên cạnh đó, CampusFrance thiết lập mạng lưới các trường đại học nhận sinh viên đăng ký học qua trang web của CampusFrance. Rất nhiều sinh viên Việt Nam đã được các trường của Pháp nhận qua mạng lưới này. Các bạn nên kết hợp hai hình thức liên hệ trực tiếp với trường ở Pháp để xin học và đăng ký xin học trên trang web của CampusFrance để tăng thêm cơ hội được nhận vào học.

Với học bổng Doctorat, bước liên hệ xin học là bước bắt buộc phải hoàn thành trước khi nộp hồ sơ xin học bổng. Bạn cần liên hệ trực tiếp với một giáo sư chấp nhận hướng dẫn đề tài nghiên cứu của bạn và một cơ sở đào tạo Tiến sĩ (écoles doctorales) nhận bạn vào học. Thông thường, các sinh viên theo học Master 2 Recherche thường liên hệ trước với một trong các giáo sư dạy mình hay trong trung tâm nghiên cứu của trường mình để xin hướng dẫn đề tài nghiên cứu. Bạn cũng nên theo dõi các đề tài nghiên cứu do các giáo sư đưa ra ; khi bạn quan tâm đến một đề tài nào đó và đủ điều kiện yêu cầu, giáo sư đó sẽ nhận hướng dẫn bạn trong đề tài bạn chọn. Các bạn sinh viên còn ở Việt Nam có thể ít cơ hội để liên lạc trực tiếp với giáo sư hơn, các bạn hãy tận dụng cơ hội được gặp gỡ các giáo sư Pháp sang Việt Nam giảng dạy hoặc thông qua bạn bè đã và đang học tập ở Pháp để có được địa chỉ liên hệ của các giáo sư trong ngành mà bạn quan tâm.Bước 4 : Chuẩn bị hồ sơ xin học bổng

Kinh nghiệm cho thấy là bạn hoàn toàn không nên chờ tới thời điểm bắt đầu được lấy hồ sơ để điền (Appel d’offre) mà nên chuẩn bị từ trước đó để có thời gian chuẩn bị một hồ sơ hấp dẫn và hoàn chỉnh. Có rất nhiều việc bạn có thể và nên chuẩn bị trước khi có hồ sơ để điền vì đó là những việc hầu như chắc chắn phải làm. Khi bạn chuẩn bị kỹ càng những vấn đề này từ trước, bạn sẽ không bị gấp gáp khi chuẩn bị bộ hồ sơ xin học bổng.

* Chuẩn bị về nội dung

Trước hết, bạn cần chuẩn bị bài luận về đề tài nghiên cứu (đối với Master 2 Recherche) hay dự định nghề nghiệp (đối với Master Profesionnel). Bài luận này có thể dài 1 vài trang, tuỳ từng loại học bổng.

Ngoài ra, bạn nên nghiên cứu mẫu hồ sơ của năm trước để chuẩn bị điền hồ sơ năm nay. Kinh nghiệm cho thấy mẫu hồ sơ xin học bổng không có nhiều thay đổi qua các năm bởi các nội dung cần điền thường có tính chất tiêu biểu.

*Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết

* Các giấy tờ bắt buộc

Mỗi loại học bổng có những quy định khác nhau về chủng loại và số lượng giấy tờ bắt buộc phải nộp trong bộ hồ sơ xin học bổng. Những loại giấy tờ sau đây thường được yêu cầu trong bộ hồ sơ xin học bổng :

1, Mẫu hồ sơ xin học bổng, được điền đầy đủ và ký tên

2, CV mới nhất (trong CV cần trình bày nổi bật quá trình và thành tích học tập, kinh nghiệm nghề nghiệp hay kinh nghiệm trong các hoạt động sinh viên)

3, Lettre de motivation (thư trình bày động cơ và mong muốn học tập tại Pháp)

4, Giấy khai sinh (dịch ra tiếng Pháp và công chứng sao y bản chính)

5, Bằng tốt nghiệp đại học (photo, dịch ra tiếng Pháp và công chứng sao y bản chính) hoặc bảng điểm hai năm học cuối (photo, dịch ra tiếng Pháp và công chứng sao y bản chính) nếu chưa có bằng tốt nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ

6, Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học (photo, dịch ra tiếng Pháp và công chứng sao y bản chính)

7, Tóm tắt đề tài nghiên cứu hay dự định nghề nghiệp (1-3 trang)

8, Giấy chứng nhận đồng ý hướng dẫn Luận án Tiến sĩ (đối với học bổng làm Tiến sĩ)

Một lưu ý nhỏ trong phần này là khi các bạn tốt nghiệp đại học (4-5 năm) ở Việt Nam, bằng đại học của bạn cần được dịch là ” Maîtrise ” (chứ không phải Licence) để có thể được nhận vào Master 2 của Pháp.

* Các giấy tờ bổ sung

1, Giấy chứng nhận đăng ký học hoặc được nhận học ; các thư từ trao đổi với trường muốn theo học

2, Các chứng chỉ chứng minh trình độ ngoại ngữ

a. Tiếng Pháp : TCF, DELF, DALF, AUF, …

b. Tiếng Anh : TOEFL, TOEIC, Cambridge certificate, …

3, Thư giới thiệu về khả năng học tập (do giáo viên ký) cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp (do lãnh đạo cơ quan ký).

* Điền mẫu hồ sơ xin học bổng

Khi điền hồ sơ xin học bổng, bạn hoàn toàn có thể tham khảo kinh nghiệm các sinh viên đã được học bổng của những năm trước. Những điều bạn cần học hỏi có lẽ là định hướng trả lời các câu hỏi trong hồ sơ, bố cục bài luận bắt buộc. Bạn hoàn toàn không nên sao chép hồ sơ của những người đã được học bổng vì như thế, hồ sơ của bạn sẽ kém hấp dẫn bởi không có ý tưởng mới. Hơn nữa, cơ quan quản lý học bổng sẽ dễ dàng phát hiện ra việc sao chép này vì các hồ sơ đã được học bổng luôn được lưu giữ cẩn thận. (Theo BKNNF)

Học Bổng Du Học Pháp Bằng Tiếng Anh

Nhiều bạn trẻ nghĩ rằng để đi du học tiếng Pháp, họ phải biết tiếng Pháp. Tuy nhiên, thực sự không cần tiếng Pháp thì nhiều sinh viên quốc tế vẫn có cơ hội học tập tại đất nước xinh đẹp này nếu có tiếng Anh. VFE sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về các học bổng bằng tiếng Anh tại Pháp.

Tại sao học ở Pháp được nhiều du học sinh lựa chọn?

Về môi trường học tập, Pháp thuộc top đầu các quốc gia đầu tư rất lớn cho giáo dục. Mỗi năm chính phủ Pháp dành 20% ngân sách cho giáo dục, tương đương với 10000 euros/ sinh viên mỗi năm. Không chỉ vậy, cơ sở hạ tầng của Pháp rất hiện đại và tiện nghi, với hệ thống giao thông như tàu điện ngầm, tàu siêu tốc, airbus… và những thư viện hay phòng nghiên cứu bậc nhất.

Theo thống kê, hơn 310 000 sinh viên nước ngoài học tập mỗi năm tại Pháp. Sinh viên quốc tế sẽ được hưởng những quyền lợi cũng như nhiều ưu đãi. Ví dụ, làm thêm hơn 20 giờ một tuần, ở lại làm việc nếu có bằng thạc sĩ tại Pháp hay được tiếp cận với nhiều chương trình học bổng / hỗ trợ tài chính hấp dẫn từ chính phủ cũng như các trường học công lập.

Những học bổng sinh viên có thể tham khảo cho chương trình học tiếng Anh tại Pháp:

1. Học bổng du học Pháp bằng chương trình tiếng Anh về Kinh tế tại trường Đại học Paris-Saclay Đại học Paris-Saclay là cơ sở giáo dục có chương trình thạc sĩ chất lượng dành cho sinh viên Pháp và sinh viên quốc tế. Mục đích của học bổng này là giúp sinh viên quốc tế có thành tích học tập xuất sắc ở trường, đặc biệt là những sinh viên có kế hoạch học tập và mong muốn học lên bậc tiến sĩ.

Thời hạn nộp: Tháng 2 đến tháng 6-7 năm 2019. Học bổng cho chương trình học tháng 9/2019.

Số lượng: 160 học bổng cho năm học 2019 – 2020.

Giá trị: Học bổng trị giá 10.000 euro / năm. Thêm vào đó là sự hỗ trợ của gần 1000 euro cho chi phí đi lại và phí VISA.

– Sinh viên dưới 30 tuổi tại thời điểm đăng ký chương trình thạc sĩ tại Đại học Paris-Saclay và có kết quả học tập xuất sắc.

– Sinh viên quốc tế hiện đang cư trú tại Pháp dưới một năm và đã hoàn thành chương trình mà không có bằng tốt nghiệp hoặc hiện đang theo học chương trình ngoại ngữ không cấp bằng cấp.

– Học sinh đăng ký ghi danh vào chương trình học phù hợp với kế hoạch học tập và dự án chuyên nghiệp của họ.

2. Học bổng Emile Boutmy của Science Po

Học bổng mang tên của người sáng lập trường, Emile Boutmy. Học bổng nhằm thu hút sinh viên quốc tế xuất sắc từ các quốc gia ngoài EU. Chương trình này ưu tiên cho các ứng viên đang theo học bằng cử nhân hoặc thạc sĩ tại chính trường đại học đó.

Hạn đăng ký: ngày 13 tháng 5 năm 2019 cho thời gian đăng ký vào tháng 9 năm 2019

Giá trị học bổng:

– Đối với sinh viên cử nhân: học bổng có các giá trị khác nhau từ 3.000 đến 12.300 euro / 3 năm học. Các trường hợp đặc biệt có thể được hỗ trợ lên tới 19.000 euro / 3 năm học. – Ở cấp độ thạc sĩ: học bổng được đánh giá từ 5.000 đến 16.000 euro / 2 năm học. Các trường hợp đặc biệt có thể được hỗ trợ lên tới 19.000 euro / 2 năm học.

3. Học bổng MBA từ Fondation Rainbow Bridge

Rainbow Bridge Foundation dành cho sinh viên nữ từ các quốc gia châu Á hoặc châu Phi bị ảnh hưởng bởi thiên tai, hạn hán, nghèo đói.

Hạn đăng ký: Chương trình bắt đầu vào tháng 9/2018 và tháng 1/ 2019

Số lượng: 2 hồ sơ mỗi năm

Giá trị của học bổng: 20 000 euro

Nội dung: Sinh viên ghi danh vào chương trình MBA của Đại học HEC Paris và thể hiện kỹ năng lãnh đạo của họ trong các lĩnh vực sau:

– Công tác cộng đồng

– Công tác từ thiện

– Công tác phát triển bền vững

4. Học bổng Erasmus Mundus

Các lĩnh vực nghiên cứu bao gồm: thú y và nông nghiệp, kỹ thuật, xây dựng và sản xuất, y tế, nhân văn và nghệ thuật, khoa học, toán học và khoa học máy tính, khoa học xã hội, luật và quản lý kinh doanh.

Giá trị của học bổng: Học bổng bao gồm học phí và / hỗ trợ hàng tháng, phí đăng ký, chi phí đi lại và bảo hiểm. Giá trị học bổng tùy thuộc vào mức độ học tập, thời gian học và quốc tịch của sinh viên (ngoài EU sẽ có lợi thế hơn).

Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Du Học Pháp

Đại khái tui có một ít kinh nghiệm xin học bổng Pháp, bao gồm học bổng Eiffel, học bổng Đại sứ quán và học bổng Ile de France – hồi tui làm hồ sơ cũng trầy trật mờ mịt lắm, tại ngoài cái quy chế ra thì chả có cái gì thiết thực, đi hỏi mấy người đi trước thì hoặc là ngại, hoặc là hỏi mà người ta bận, hoặc là người ta rảnh mà hổng thèm trả lời, bởi, hồ sơ đã xấu còn mò mẫm trong bóng tối nên… mém đậu mấy lần.

Bây giờ tự thấy mình cũng có tư cách làm người đi trước rồi, quyết tâm đem cái mớ kinh nghiệm trong bụng viết ra đây cho mọi người bơi dzô học hỏi. Bạn nào muốn hỏi mà ngại xui (kiểu như nói trước bước không qua) thì cứ email hoặc pm cho tui, tui mần được gì giúp thì tui mần cho mí bạn.

Theo quánh giá của tui thì Eiffel là học bổng danh giá nhứt và khó nhứt cho sinh viên đi Pháp. Học bổng này cho học thạc sĩ và tiến sĩ, cho luôn vé máy bay khứ hồi, bảo hiểm xã hội, miễn phí xin visa, hỗ trợ nhà ở, và không bao gồm học phí. Bạn nào học trường học phí bình thường (từ vài trăm euros tới ba, bốn ngàn euros) thì nhận học bổng này sống khỏe.

Bậc thạc sĩ được hơn 1100e và tiến sĩ được hơn 1400e, với số tiền này thì mí bạn sống thong thả ở Paris, mỗi tháng còn để dành được vài trăm euros bù vô tiền học phí. Trừ mí bạn thích pạc ti ăn nhậu thì nhiêu đây mới coi bộ không đủ.

Với học bổng Eiffel, mí bạn có thể xin thêm một khóa học tiếng miễn phí kéo dài tối đa 2 tháng trước ngày nhập học, ví dụ bình thường học kì ở Pháp bắt đầu vào tháng 9 thì bạn có thể xin đi đầu tháng 7 để học tiếng, rảnh rỗi còn có dịp đi chơi tứ xứ nữa, mai mốt vô học kì thì vắt đuôi lên mà học khỏi dám đi đâu.

Học bổng IDF thì hơi hạn chế hơn chút xíu

Chỉ giới hạn trong các trường vùng Ile de France, tức là Paris và các thành phố lân cận. Mấy bạn chịu khó bơi vô website của Campus coi trường nào thuộc vùng IDF rồi lọc ra nha. Học bổng IDF chỉ cho đúng 10,500e cho 10 tháng học thạc sĩ – nếu học giỏi năm đầu M1 có thể xin tiếp cho M2, nhưng mà khúc xin tiếp này tui hổng biết nên hổng bàn.

Mấy bạn phải tự xoay tiền học phí vì học bổng IDF cũng không bao gồm học phí, không cho vé máy bay, không hỗ trợ visa, không có bất kì khoản hỗ trợ nào khác – sinh viên phải ở trong kí túc xá CIUP.

Bởi vậy tips cho bạn nào nhắm xin IDF

Để có thể maximise học bổng này là (i) chọn trường nào học phí rẻ rẻ thôi, vài trăm euro thôi (trừ mấy bạn nhà giàu thì tui hổng ý kiến); và (ii) chọn trường nào gần trung tâm Paris hoặc nhắm tuyến métro tiện đi học mà học. Với 1050e mỗi tháng ở Paris thì mấy bạn sống cũng khỏe đó.

Ví dụ bạn muốn đi Pháp cho năm 2020-2021, thì từ cuối năm 2019 mấy bạn đã phải vắt chân lên mà chuẩn bị rồi, nếu muốn có đủ tư cách mà xin học bổng. Học bổng Eiffel và IDF sẽ nói chi tiết và lảm nhảm nhiều nhất – hai đứa này đặt chung với nhau là vì quy trình tương tự nhau.

Update: học bổng Eiffel năm nay mở rồi hén, các bạn có thể bơi vô đây coi thông tin chi tiết:

Học bổng toàn phần sau đại học của đại sứ quán Pháp

Bước 0: Trước khi bắt đầu nghĩ tới việc xin học bổng

Mấy bạn phải học cho giỏi, ráng làm đẹp hồ sơ của mình, ngoài việc cắm mặt vô học thì cũng nên làm thân với mấy đứa đoàn hội, tham gia phong trào sinh viên này nọ, câu lạc bộ tiếng Pháp tiếng Anh hay văn nghệ gì cũng được, phải làm một sinh viên vừa giỏi vừa năng động. Mấy bạn học tàng tàng thì ráng mà vớt vát khoản này, chớ tốt nghiệp trung bình mà còn thụ động thì ai mà thèm cho học bổng.

Đừng tự ái, tiền không phải từ trên trời rớt xuống, mấy bạn phải ráng lên. Theo tui, bèo nhứt để có thể nghĩ tới việc xin học bổng thì bạn phải tốt nghiệp đại học loại khá trở lên, làm một sinh viên năng động. Có thể không có điều kiện tham gia hoạt động này nọ thì mấy việc làm thêm như là gia sư, bồi bàn, tiếp tân… cũng được. Phải thể hiện cho người ta (mấy người có tiền mà có thể bao mấy bạn đi ngoài ra nước học đó) thấy là mấy bạn xứng đáng.

Bước 0.5: Trước tháng 10/2019

Cỡ khoảng tháng 8 là mấy bạn sinh viên tốt nghiệp hết rồi. Thôi giờ này còn vớt vát được gì nữa, giờ cong đít lên mà học ngoại ngữ. Mấy học bổng này hay ở chỗ là cho luôn sinh viên học tiếng Anh luôn, nên nếu bạn không thông tuệ tiếng Pháp mà rất giỏi tiếng Anh thì cũng có thể nhắm đi Pháp đó.

Thời gian sau khi tốt nghiệp và trước khi xin học bổng là thời gian đang rảnh, mấy bạn tập trung học hành ôn luyện đi, thi cái bằng IELTS cho cao điểm, B2 hay C1 tiếng Pháp gì đó, nói chung là xì xà xì xồ được ngoại ngữ nào thì đi thi lấy bằng hết. Nghĩ sao vậy, đi du học mà, ngoại ngữ là một phần thiết yếu của cuộc sống : ))

Bước 1: Tháng 11/2019

Sau khi có cái bằng tốt nghiệp đại học đẹp đẹp, bằng ngoại ngữ đẹp đẹp, bây giờ là chọn trường. Đối với học bổng Eiffel và học bổng IDF thì đây là một bước rất quan trọng. Tại sao, vì cái trường bạn chọn chính là cái trường sẽ góp phần không nhỏ trong việc xin tiền cho bạn đi học đó. Sinh viên không được trực tiếp nộp hồ sơ lên Eiffel hay IDF mà phải thông qua trường.

Rồi, chui vô trang web của Campus France mà chọn trường, thích học ngành gì thì chọn ngành đó, nếu xin Eiffel thì khắp nước Pháp muốn chọn trường nào thì chọn, nếu xin IDF thì loanh quanh trong vùng IDF thôi nhen. Thường Eiffel người ta ưu tiên cho mấy ngành khoa học, kinh tế, luật – dạo này không cập nhật nên không biết mấy ngành khác có được xin không – mấy bạn check lại nha.

Sau khi nghiên cứu được mấy trường xong thì bốc ra một trường mấy bạn ưng bụng nhứt, nhắm là tỉ lệ đậu cao nhứt. Với hai học bổng này, chỉ duy nhất một trường được gửi hồ sơ xin học bổng cho bạn. Bạn nào lanh mà để 2 trường xin Eiffel hoặc 2 trường xin IDF là tạch luôn khỏi gửi xe đi xin học bổng luôn nha.

Chắc chờ mấy bạn nghiên cứu trường xong thì cũng bắt đầu có thông tin học bổng Eiffel. IDF thì trễ hơn, thường là tháng 1. Nhưng không sao, xin sớm thì chủ động được về mặt thời gian.

Nghiên cứu được trường rồi, bây giờ chuẩn bị hồ sơ đầy đủ – ít nhất là gồm CV, motivation letter, bảng điểm, bằng ngoại ngữ các thể loại, rồi viết email tán tỉnh responsable. Viết email cho họ, giới thiệu bạn là ai, ở đâu ra, làm được trò gì, thiết tha muốn học trường đó ra làm sao, xin họ nhận học, nhân tiện xin giùm học bổng Eiffel/IDF giùm luôn.

Viết xong email gửi đi rồi thì ngồi nhà chờ. Trong lúc chờ đợi thì bốc ra một trường khác, để lỡ rớt thì nhanh chóng nộp liền. Nhớ là viết email cho đàng hoàng, đọc kĩ tìm lỗi chính tả, sửa font chữ, màu chữ, đổi tên file attach, dùng địa chỉ email chuyên nghiệp một chút, đừng xài mấy cái babygirl123 hay là hotboy456 hay tương tự là được.

Chờ được khoảng 2-3 tuần mà không thấy động tĩnh gì thì cứ viết email nhẹ nhàng hỏi họ, coi tình hình hồ sơ sao rồi. Họ mà không trả lời thì lại 1 tháng sau viết email nhắc – họ mà từ chối hoặc tiếp tục đóng phim Sự im lặng của trường học (hiếm lắm) thì viết email cám ơn họ, nói thôi mình chia tay từ đây, em đi năn nỉ trường khác xin học bổng cho em. Rồi tiếp tục viết email cho trường khác, tán tỉnh lại từ đầu.

Bước 2: Tháng 12/2019 – đầu tháng 1/2020

Trong khi chờ đợi trường thì chuẩn bị thu thập hồ sơ mà Eiffel/IDF yêu cầu. Thường thì sẽ có đơn xin học bổng (cái form của họ), CV (form Europass), motivation letter (personal statement – tự bạn viết), bảng điểm, bằng tốt nghiệp, 2 reference letter. Ref letter đối với sinh viên mới tốt nghiệp thì là thầy cô – nhớ chọn thầy cô nào hiểu rõ bạn nhất mà xin, làm sao cho hợp lý. Nếu bạn nào đã đi làm rồi thì 1 thư từ thầy cô, 1 thư từ sếp cũng hay. Chi tiết từng giấy tờ thì trên mạng đầy rẫy, mấy bạn tự thân vận động nha. Ráng đầu tư cho mấy tờ giấy này – tụi nó sẽ mang tới cơ hội mỗi tháng 1000e cho bạn ở Cộng hòa Pháp xa xôi đó.

Khi nào trường trả lời bạn là đồng ý xin học bổng cho bạn, họ sẽ yêu cầu bạn gửi giấy tờ. Cứ theo hướng dẫn của họ mà làm, cái gì không hiểu thì hỏi, cứ mạnh dạn, sinh viên mà, có gì để mất đâu, miễn đừng hỏi mấy câu khờ khờ là được.

Đối với học bổng Eiffel và học bổng IDF, đây là tất cả những gì bạn có thể làm để xin được học bổng. Bước còn lại là ngồi chờ. Được thì đi ngoài ra nước học, không được thì học trong nước, không thì đi làm, không sao hết.

Kết quả Eiffel thường sẽ có vào tháng 4, IDF thì khoảng tháng 5 – nhưng tháng 7 mới là kết quả cuối cùng. Bạn nào có học bổng thì chúc mừng nha, nếu nhờ đọc được bài của tui mà đỡ lờ mờ chút xíu thì viết cho tui vài dòng cho tui dzui lây, còn không có học bổng thì welcome mấy bạn viết email than phiền.

Tóm lại:

Học bổng Eiffel và IDF yêu cầu các bạn làm những bước sau:

Gửi hồ sơ cho trường, xin trường nhận học và xin trường xin học bổng cho bạn.

Khi trường chấp nhận, gửi cho họ bộ hồ sơ học bổng chính thức.

Ngồi chờ.

Ngoài ra, để có thể đi Pháp học, mấy bạn vui lòng làm thủ tục khai hồ sơ Campus France. Hạn cuối cho hồ sơ thạc sĩ là 31/3/2020, bởi mấy bạn cứ từ từ mà làm trong lúc chờ đợi, được học bổng thì đi, không thì thôi, không sao cả.

HỌC BỔNG ĐẠI SỨ QUÁN PHÁP

Học bổng này hơi phức tạp hơn hai đứa kia một chút, mấy bạn đọc quy chế sẽ biết. Tiền cũng ít hơn, khoảng 700e một tháng, nhưng bù lại được miễn học phí. Bởi vậy mấy bạn nào xin học bổng này cứ tự tin xin mấy trường mà học phí mười mấy ngàn euros, có đại sứ quán bao hết mấy bạn à.

Để xin học bổng này, mấy bạn vui lòng mần bước 0 và bước 0.5 giùm tui, sau đó mới đọc tiếp mấy bước sau đây:

Bước 1: Tháng 11/2019

Học bổng du học Pháp tại Đại sứ quán khác với hai đứa kia ở chỗ là bạn tự xin, không trường nào xin giùm hết, và bạn được chọn tối đa 3 trường. Bởi vậy thoải mái đi, hốt 3 trường vô danh sách (và không cần quan tâm tới học phí. Sau đó cũng nên email trao đổi với trường, xin họ nhận bạn, hoặc cho họ biết bạn đang làm hồ sơ xin học bổng Đại sứ quán. Năm tui xin thì điều này được khuyến khích, không biết giờ có thay đổi gì không.

Bước 2: Trước tháng 12/2019, chậm nhất đầu tháng 1/2020

Chuẩn bị hồ sơ. Cơ bản nó cũng giống hai học bổng trên, có khác một điểm quan trọng là bạn cần nộp Professional project trong hồ sơ xin học bổng. Tờ giấy này (cùng với motivation letter) là rất rất quan trọng, cho nên phải đầu tư.

Nếu motivation letter mấy bạn có thể chém gió, than nghèo kể khổ, thì professional project yêu cầu mấy bạn phải nghiên cứu ngành học của mình, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu chương trình học, vân vân, các thể loại nghiên cứu để có thể cho ra đời một project người ta đọc vô thấy là, ờ con bé này thông minh quá sáng láng quá, cho tiền nó đi học đi, để ngồi nhà uổng lắm. Chứ đừng copy-paste qua loa rồi gửi họ, vì cho dù họ có mù quáng bốc bạn vô vòng tiếp theo thì tới lúc phỏng vấn cũng lộ ra à. Phải đầu tư, đầu tư.

Cho tới deadline của học bổng này, thường là tháng 1 hàng năm, bạn phải hoàn thành hết tất cả các giấy tờ cần nộp, in ra, kí tên, xếp thứ tự đẹp đẽ gọn ghẽ, gửi ra phòng học bổng ngoài Hà Nội cùng lúc với việc gửi email các hồ sơ này.

Khi phòng học bổng nhận được email và giấy tờ, họ sẽ báo bạn biết. Rồi, xong bước 2. Bây giờ cũng ngồi chờ.

Bước 3: Khoảng tháng 3 hoặc tháng 4/2020

Nếu hồ sơ được chọn, trong khoảng thời gian này bạn sẽ nhận được email từ đại sứ quán, báo cho biết bạn đã được chọn, họ sẽ xếp lịch một ngày đẹp trời để phỏng vấn bạn. Nếu bạn ở ngoài Hà Nội thì sướng, họ được thấy vẻ ngoài xinh đệp của bạn trong lúc nói chuyện với bạn, còn nếu bạn ở những nơi khác thì chắc phỏng vấn qua skype, lúc này chỉ mong con cá mập nó đừng có cắn cáp…

Xong vòng phỏng vấn rồi, bây giờ đúng là ngồi chờ thiệt, vì bạn không còn làm được chuyện gì nữa (ngoài việc khai hồ sơ Campus France như đã nói ở trên). Trong quá trình làm hồ sơ Campus France, có gì không biết có thể hỏi thẳng mấy anh chị ở đó, họ đều rất nhiệt tình và dễ thương.

Tóm tắt

Học bổng Đại sứ quán yêu cầu mấy bạn làm các động tác sau:

Chọn trường và tiếp xúc ban đầu với trường.

Chuẩn bị hồ sơ học bổng, nộp hồ sơ trực tiếp đồng thời bằng email và qua đường bưu điện.

Tham gia vòng phỏng vấn.

Ngồi chờ.

Hi vọng mấy dòng lảm nhảm của tui phần nào giúp ích được mấy bạn. Chúc mấy bạn hốt được một đống tiền của chính phủ Pháp và bay cao bay xa.

Du Học Pháp: Học Bổng Toàn Phần Khóa Tiếng Pháp Chuẩn Bị Du Học

1. Đăng kí nhầm khóa học không tương thích

Khi tìm hiểu thông tin du học Pháp, bạn thường dễ bỏ qua các thông tin chi tiết như : điều kiện đầu vào, cách thức nộp hồ sơ,….Như vậy, có rất nhiều bạn bị từ chối chỉ vì không đủ tiếng Pháp B2 hoặc nộp hồ sơ online trên Campus nhưng không nộp hồ sơ trực tiếp cho trường hoặc học L1, L2 nhưng lại đăng kí vào hệ thống IAE hoặc không phải cứ tốt nghiệp Đại học tại Việt Nam là bạn được nhận vào Master,….

2. Không coi trọng việc làm hồ sơ

Hồ sơ xin học thể hiện trình độ, sự đầu tư công sức và nhiệt huyết của bạn trước hội đồng tuyển sinh nhà trường và chuyên viên phỏng vấn Campus. Nếu bạn thể hiện sự bất cẩn, qua loa hoặc trình độ non kém, không rõ ràng thì bạn rất dễ bị từ chối vì họ tin rằng nếu bạn sang Pháp học thì việc học tập của bạn cũng như vậy, không có lợi gì cho nước Pháp.

3. Trình độ tiếng Pháp không đạt

Hiện nay điểm thi TCF không phản ánh chính xác trình độ thực của học sinh nên việc thể hiện khả năng tiếng Pháp của bạn trước hội đồng tuyển sinh nhà trường hoặc chuyên viên phỏng vấn campus rất quan trọng, điều đó thể hiện trình độ thực của bạn. Nhiều học sinh với TCF trên 500 điểm nhưng vẫn trượt visa, nhưng có những học sinh chưa tới 400 điểm vẫn nhận được thị thực tới Pháp. Đơn giản đó là, giữa điểm số và trình độ thực tương đồng, nếu có sự chênh lệch lớn quá bạn sẽ bị coi như có hành vi gian dối trong điểm thi.

EduViet Global có thể giúp gì bạn?

Quá trình làm hồ sơ du học Pháp thường kéo dài từ 6-8 tháng theo lịch nhập học của các trường. Tuy nhiên, công việc của chúng tôi không chỉ tư vấn giúp bạn thông tin về chọn trường phù hợp, cách thức làm hồ sơ, bố trí hậu cần tại Pháp,…. dựa trên năng lực hồ sơ bạn đang có mà quan trọng nhất, chúng tôi luôn mong muốn năng lực hồ sơ và trình độ tiếng cần được hoàn thiện để tỉ lệ trường nhận học và visa luôn đạt cao nhất. Để quãng thời gian dài chuẩn bị hồ sơ du học của bạn và của chúng tôi không trở thành con số 0, EduViet Global sẽ dành 20 học bổng toàn phần trị giá 4,000,000VNĐ khóa học tiếng Pháp chuẩn bị du học cho các bạn đăng kí du học Pháp tại công ty trong tháng 11/2013.

1. Nội dung:

Chính tên gọi đã nói lên nội dung và mục tiêu của khóa học. Chúng tôi không dạy bạn về ngữ pháp mà sẽ dạy bạn các công cụ thể hiện tiếng Pháp hiệu quả và các ứng dụng, trang bị kiến thức thực tiễn giúp bạn không những có thể tự tin phỏng vấn với nhà trường và cơ quan du học mà còn không bỡ ngỡ khi sang tới Pháp. Cụ thể, nội dung tập trung vào : hiểu rõ và diễn đạt tốt về hồ sơ của bản thân, các nội dung thường gặp khi phỏng vấn, các cấu trúc câu dùng, kĩ năng thuyết trình bằng tiếng Pháp, kĩ năng phản xạ,….Nếu bạn chưa đủ trình độ theo học, chúng tôi có lớp cho trình độ cơ bản.

2. Giáo viên:

50% giáo viên Việt, 50% giáo viên Pháp

3. Đối tượng của học bổng:

Các bạn đang có kế hoạch và quyết tâm du học năm 2014.

4. Tại sao EduViet Global cấp học bổng toàn phần này?

Chúng tôi mong muốn rằng các học sinh- sinh viên đã tin tưởng lựa chọn EduViet Global không chỉ nhận được sự tư vấn và chuẩn bị hồ sơ tốt nhất mà còn được bồi dưỡng nâng cao năng lực hồ sơ để luôn yên tâm về tỉ lệ đạt hồ sơ và visa.

Với đội ngũ tư vấn viên đều là được đào tạo chuyên môn bài bản cũng như từng là cựu du học sinh đi học, làm việc tại chính những quốc gia mà bạn đang hướng tới, EduViet Global thấu hiểu, hỗ trợ và giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho ước mơ vươn ra thế giới của mình.

KẾT NỐI VỚI EDUVIET GLOBAL NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN:

☎ Điện thoại: 0985.701.001 (Hà Nội) – 0899.199.489 (Hồ Chí Minh)

🏢Địa chỉ văn phòng:

– Hà Nội: Tầng 10, số 1 Hoàng Đạo Thuý, Trung Hoà Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội

– TP. Hồ Chí Minh: 68B Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.

📧 Email: info@eduvietglobal.vn