--- Bài mới hơn ---
Tiếng Việt Lớp 4 Trên Tiengviettieuhoc.vn
Tiếng Việt Lớp 5 Bài 9C: Bức Tranh Mùa Thu
Bài Soạn Lớp 5
Tiếng Việt Lớp 5 Bài 9B: Tình Người Với Đất
Tiếng Việt Lớp 5 Bài 9A: Con Người Quý Nhất
Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2009
Tập đọc – Kể chuyện
GIọNG QUÊ HƯƠNG
A / Mục tiêu: .
– Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
– Hiểu ý nghĩa:Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen ( trả lời được các câu hỏi1,2,3,4).
B/ Đồ dùng dạy học:
C/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
2.Bài mới:
a) Phần giới thiệu :
* Giới thiệu chủ điểm và bài đọc.
b) Luyện dọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc mẫu diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
– GV sửa lỗi phát âm.
– Gọi HS đọc từng đoạn trước lớp.
– Lắng nghe nhắc nhớ học sinh ngắt nghỉ hơi đúng , đọc đoạn văn với giọng thích hợp .
– Kết hợp giải thích các từ khó trong SGK (đôn hậu , thành thực , bùi ngùi ).
– Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm, GV theo dõi nhắc nhở.
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài :
– Gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 1 và trả lời nội dung bài
+ Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai ?
– Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và TLCH:
+ Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên ?
– Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 3 của bài .
+ Vì sao anh thanh niên cảm ơn cảm ơn Thuyên và Đồng ?
– Yêu cầu học sinh trao đổi trong nhóm để TLCH:
+ Những chi tiết nào nói tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương ?
– Mời 3 học sinh nối tiếp đọc 3 đoạn của bài sau đó cả lớp trao đổi nhóm câu hỏi:
+ Qua câu chuyện em nghĩ gì về giọng quê hương ?
d) Luyện đọc lại :
– Đọc diễn cảm đoạn 2 và 3 trong bài. Hướng dẫn HS đọc đúng câu khó trong đoạn.
– Mời 2 nhóm mỗi nhóm 3 em thi đọc phân vai đoạn 2 và 3.
– Mời 1 nhóm đọc lại toàn truyện theo vai.
– Giáo viên và lớp theo dõi bình chọn nhóm và cá nhân đọc hay nhất.
Kể chuyện:
Giáo viên nêu nhiệm vu: SGK.
– Hướng dẫn học sinh quan sát tranh và thực hiện đúng yêu cầu của kiểu bài nhập vai nhân vật để kể
– Gọi một học sinh nêu nhanh sự việc được kể ở từng tranh ứng với từng đoạn
– Từng cặp học sinh nhìn tranh tập kể .
– Gọi 3HS tiếp nối nhau tập kể trước lớp theo 3 bức tranh.
– Giáo viên cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất
đ) Củng cố dặn dò :
+ Qua câu chuyện em có cảm nghĩ gì ?
– Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
– Dặn về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe
– Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu
– Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, giải nghĩa các từ: đôn hậu, thành thực, bùi ngùi (SGK).
– Đọc từng đoạn trong nhóm.
– 1 em đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm và trả lời:
+ Cùng ăn với ba người thanh niên.
– Cả lớp đọc thầm đoạn 2:
+ Lúc Tuyên đang bối rối vì quên tiền thì một trong ba thanh niên tiến lại xin trả tiền giúp.
– Lớp đọc thầm đoạn 3 của bài:
+ Trao đổi trong nhóm để trả lời: Vì Thuyên và Đồng có giọng nói gợi cho anh thanh niên nhớ về người mẹ hiền và nhớ về quê hương.
+ Người trẻ tuổi: cúi đầu đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương. Còn Thuyên và Đồng: yên lặng nhìn nhau mắt rớm lệ.
– 3 HS nối tiếp đọc lại 3 đoạn của bài, lớp trao đổi với nhau để phát biểuý kiến : Giọng quê hương rất thân thiết , gần gũi , giọng quê hương gợi nhớ lại kỉ niệm quê hương
– Các nhóm thi đọc phân vai (người dẫn chuyện, anh thanh niên, Thuyên).
– 1 nhóm đọc lại toàn truyện theo vai.
– Lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất.
– Lắng nghe giáo viên nêu nhiệm vụ của tiết học .
– Một em lên chỉ và nêu nội dung sự việc được nêu ở từng bức tranh ứng với từng đoạn của câu chuyện .
– Thứ tự từng cặp học sinh lên kể một đoạn trước lớp .
– Lần lượt mỗi lần 3 em kể nối tiếp theo 3 bức tranh cho lớp nghe về
– Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất
+ HS nêu lên cảm nghĩ của mình về câu chuyện .
*************************************************************
Thứ ba ngày 27 tháng 10 năm 2009
Chớnh tả:
QUÊ HƯƠNG RUộT THịT
A/ Mục tiêu:
– Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
-Tìm và viết được tiếng có vần oai/ oay (bt2)
-Làm được BT3a/b
B/ Đồ dùng dạy học:
– Một tờ giấy khổ lớn để học sinh thi tìm từ có vần oai / oay . Bảng phụ viết sẵn câu văn của bài tập 3b.
C/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
– Mời 2 học sinh lên bảng làm BT:
Tìm và viết các TN chứa tiếng có vần uôn/uông (mỗi vần tìm 3 từ).
– Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn HS viết chính tả :
* Hướng dẫn chuẩn bị :
– Giáo viên đọc bài một lượt.
– Gọi 2HS đọc lại, cả lớp theo dõi trong SGK.
+ Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình?
*Lồng ghép GDBVMT:H yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta,từ đó thêm yêu quý môI trường xung quanh,có ý thức BVMT
+ Những chữ nào trong bài viết hoa? Cho biết vì sao phải viết hoa?
– Yêu cầu HS đọc thầm lại bài chính tả và luyện viết các tiếng khó trên nháp
– Giáo viên nhận xét đánh giá .
* Đọc chính tả cho HS viết vào vở.
* Chấm, chữa bài.
c/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2 : – Gọi 1HS nêu yêu cầu của bài tập 2.
– Tổ chức cho HS làm theo nhóm: từng nhóm thi tìm đúng, nhanh các từ rồi ghi vào giấy.
– Mời đại diện các nhóm đọc to kết quả và viết lên bảng các từ của nhóm mình tìm được.
– GV cùng cả lớp nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Bài 3 : – Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 3b.
– Yêu cầu các nhóm nhìn sách giáo khoa.
– Tổ chức cho các nhóm thi đọc với nhau.
– Mời 2 em lên bảng thi viết nhanh và đúng.
– Giáo viên nhận xét bài làm học sinh
d) Củng cố – Dặn dò:
– Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
– Dặn về nhà viết lại cho đúng những từ đã viết sai.
– 2HS lên bảng làm bài.
– Cả lớp viết vào nháp.
– Lớp lắng nghe giới thiệu bài.
– 2HSđọc lại bài, cả lớp đọc thầm.
+ Vì đó là nơi chị sinh ra và lớn lên, là nơi có lời hát ru ngọt ngào củạ mẹ chị và của chị.
+ Các chữ đầu câu, đầu đoạn phải viết hoa: Quê, Chị Sứ, Chính, và.
– Lớp tập viết trên nháp các từ khó:
da dẻ , quả ngọ , ruột thịt …
– Nghe – viết bài vào vở.
– Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm .
– 1HS đọc yêu cầu BT, cả lớp đọc thầm: Tìm 3 từ có tiếng chứa vần oai, 3 từ có tiếng chứa vần oay.
– Các nhóm thi làm bài.
– Dại diện nhóm đọc kết quả và ghi các từ vừa tìm được của nhóm mình lên bảng.
– Cả lớp theo dõi, bình chọn nhóm thắng cuộc.
– Lớp làm vào VBT theo lời giải đúng:
+ khoan khoái, củ khoai, bà ngoại,….
+ xoay quanh, nước xoáy, ngọ ngoạy, … .- 2HS nêu yêu cầu bài tập.
– Lớp chia nhóm nhìn sách đọc bài .
– Trong nhóm cử người đọc đúng, nhanh nhất lên thi đọc với nhóm khác.
– 2HS lên bảng thi viết nhanh (nhớ và viết lại bài).
– Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn đọc nhanh và bạn viết nhanh nhất.
*************************************************************
Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2009
Tập đọc:
THƯ GửI Bà
A/ Mục tiêu :
– Bước đầu bộc lộ được tình cảm thân mật qua giọng đọc thích hợp với từng kiểu câu.
-Nắm được những thông tin chính của bức thư thăm hỏi
-Hiểu ý nghĩa: Tình cảm gắn bó với quê hương và tấm lòng yêu quý bà của người cháu ( trả lời được các câu hỏi SGK)
B/ Đồ dùng dạy học:
– Một phong bì thư và một bức thư của học sinh trong trường gửi người thân.
C/ Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
– Gọi 3HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện Giọng quê hương.
+ Theo em câu chuyện có chi tiết nào cảm động nhất?
– Giáo viên nhận xét đánh giá.
2.Bài mới
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện đọc :
* Đọc toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
– Gọi học sinh đọc từng đoạn trước lớp.
– Kết hợp hướng dẫn học sinh đọc đúng các câu : Hải Phòng ngày 6 / tháng 11/ năm 2003; Phân biệt giọng đọc câu kể – câu hỏi – câu cảm; ngắt nghỉ hơi hợp lý.
– Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm.
– Mời 2HS thi đọc toàn bộ bức thư
c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài
– Yêu cầu cả lớp đọc thầm phần đầu bức thư trả lời câu hỏi:
+ Đức viết thư cho ai ?
+ Dòng đầu bức thư, bạn ghi như thế nào?
– Yêu cầu đọc thầm phần chính của bức thư.
+ Đức hỏi thăm bà những điều gì ?
+ Đức kể với bà những gì ?
– Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn cuối bức thư.
+ Đọan cuối bức thư cho thấy tình cảm của Đức với bà như thế nào ?
– Tổng kết nội dung bài.
d) Luyện đọc lại :
– Mời một học sinh giỏi đọc lại bức thư.
– Tổ chức cho HS thi đọc bức thư.
– Nhận xét đánh giá bình chọn em đọc hay.
đ) Củng cố – Dặn dò:
– Để viết 1 bức thư cần trình bày mấy phần?
– Đầu thư ghi như thế nào? Phần chính cần ghi những gì? Cuối thư ghi thế nào?
– Dặn HS về nhà luyện đọc bức thư, chuẩn bị cho tiết TLV.
– 3 em tiếp nối kể lại câu chuyện và TLCH.
– Cả lớp theo dõi nhận xét.
– Lớp theo dõi.
– Lớp lắng nghe GV đọc.
– 3 em nối tiếp đọc 3 đoạn của bức thư và đề xuất cách đọc: giọng nhẹ nhàng, tình cảm, …
– Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm
– Hai học sinh thi đọc bức thư.
– Lớp đọc thầm phần đầu bức thư.
+ Đức viết thư cho bà của Đức ở quê .
+ Hải Phòng ngày tháng năm – ghi rõ nơi và ngày gửi thư.
– Học sinh đọc thầm phần chính của bức thư.
+ Đức hỏi thăm sức khẻ của bà.
+ Kể cho bà nghe tình hình gia đình và bản thân.
– Học sinh đọc thầm đoạn còn lại.
+ Đức rất kính trọng và yêu quý bà.
– Lớp lắng nghe bạn đọc mẫu bài.
– 3-4 HS thi đọc diễn cảm đặc biệt thể hiện tốt các từ gợi tả , gợi cảm của bức thư.
– Lớp lắng nghe để bình chọn bạn đọc hay nhất.
******************************
Luyện từ và câu :
SO SáNH – DấU CHấM
A/ Mục tiêu :
– Biết thêm được một kiểu so sánh ( so sánh âm thanh với âm thanh) (BT1,2)
– Biết dùng dấu chấm để ngắt câu trong đoạn văn.(BT3)
B/ Đồ dùng dạy học:
– Bảng phụ viết sẵn BT1, bảng lớp viết đoạn văn ở BT3
– 3 tờ phiếu to kẻ bảng để HS làm bài tập 2.
C/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
– Gọi 2 HS làm BT2 và BT3 của tiết 1 (ôn tập giữa kì).
– Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: ghi bảng
b)Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1:
– Gọi 2HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi trong SGK.
– Treo tranh cây cọ, giới thiệu hình ảnh cây cọ, lá cọ.
– Yêu cầu cả lớp làm vào giấy nháp.
– G … – Thực hành làm bài tập vào nháp.
– 1 vài HS nêu kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung.
+ Tiếng mưa trong rừng được so sánh với tiếng thác, tiếng gió.
+ Qua đó cho thấy tiếng mưa trong rừng cọ rất to và rất vang động.
– Một em đọc bài tập 2. lớp theo dõi và đọc thầm theo.
– Các cặp trao đổi hoàn thành bài tập.
– 3 em lên bảng làm vào tờ phiếu lớn đã treo sẵn.
Âm thanh 1
Từ ss
Âm thanh 2
a/ Tiếng suối
b/Tiếng suối
c/ Tiếng chim
Như
Như
Như
T. đàn cầm
T. hát xa
T.xóc của rổ tiền đồng
– Lớp theo dõi nhận xét và nhận xét.
***************************
Đạo đức :
CHIA Sẻ BUồN VUI CùNG BạN (tiết 2)
A / Mục tiêu:
– Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn
– Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày
– H S hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn. .
B/ Đồ dùng dạy học:
– Các câu chuyện, bài hát, tấm gương, ca dao, tục ngữ … về tình bạn, về sự cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn.
C/ Hoạt động dạy – học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ KT bài cũ: KT 2 em
– Khi bạn có chuyện vui em cần làm gì?
– Em cần làm gì khi bạn có chuyện buồn?
2.Dạy bài mới:
ê Hoạt động 1: Phân biệt hành vi đúng, hành vi sai.
– Yêu cầu cả lớp đọc thầm yêu cầu BT 5 – VBT trang rồi làm bài: điền Đ hay S vào ô trống trước những ý ghi sẵn.
– Gọi 1 số HS nêu kết quả, cả lớp bổ sung.
– GV kết luận: SGV.
êHoạt động 2 Liên hệ và tự liên hệ
+ Em đã biết chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp, trong trường chưa? Chia sẻ như thế nào?
+ Em đã bao giờ được bạn bè chia sẻ buồn vui chưa? Hãy kể trường hợp cụ thể. Khi được bạn bè chia sẻ vui buồn, em cảm thấy thế nào?
– GV kết luận: Bạn bè tốt cần phải biết cảm thông, chia sẻ buồn vui cùng bạn.
êHoạt động 3: Trò chơi phóng viên (củng cố bài)
– GV cùng cả lớp nhận xét, biểu dương những em có câu hỏi hay và những câu trả lời đúng.
*Kết luận chung:
Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi.
– 2HS lên bảng THCH.
– Cả lớp theo dõi nhận xét bạn TL.
– Đọc thầm yêu cầu BT và tự điền theo ý của mình vào các ô trống mà mình cho là phù hợp.
– 3-5 HS nêu kết quả trước lớp, Cả lớp bổ sung.
+ Các việc : a, b , c , d , đ , g là những việc làm đúng . Các việc : e , h , là sai.
– HS tự liên hệ với bản thân, kể trước lớp
– Cả lớp nhận xét tuyên dương những bạn đã biết quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn bè.
– Lớp tiến hành thực hiện trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên.
*************************************************************
Thứ năm ngày 29 tháng 10 năm 2009
Tập viết :
ÔN CHữ HOA G (tiếp theo)
A/ Mục tiêu :
– Viết đúng chữ hoa G(1 dòng Gi),Ô,T (1 dòng) viết đúng tên riêng và câu ứng dụng(1 dòng).
B/ Đồ dùng dạy học::
– Mẫu chữ viết hoa G , Ô, T.
– Mẫu chữ viết hoa về tên riêng Ông Gióng và câu cadao trên dòng kẻ ô li.
C/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
– Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh của học sinh.
– GV đọc, 2HS viết bảng lớp: G, Gò Công
– Giáo viên nhận xét đánh giá
2.Bài mới
a) Giới thiệu bài:
b)Hướng dẫn viết trên nháp
* Luyện viết chữ hoa :
– Yêu cầu tìm các chữ hoa có trong bài.
– Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ
.- Yêu cầu học sinh tập viết vào nháp các chữ vừa nêu.
* Học sinh viết từ ứng dụng:
– Yêu cầu học sinh đọc từ ứng dụng.
– Giới thiệu về Ông Gióng còn gọi là Phù Đổng Thiên Vương quê ở Làng Gióng thuộc xã Phù Đổng thuộc ngoại thành Hà Nội đã có công đuổi giặc Ân xâm lược nước ta.
– Yêu cầu HS tập viết trên nháp.
* Luyện viết câu ứng dụng :
– Yêu cầu một học sinh đọc câu ứng dụng.
+ Em hiểu câu ca dao nói gì?
– Yêu cầu học sinh luyện viết những tiếng có chữ hoa ( Gió , Tiếng ) là chữ đầu dòng và ( Trấn Vũ , Thọ Xương ) Danh từ riêng .
c) Hướng dẫn viết vào vở :
– Nêu yêu cầu viết chữ Gi một dòng cỡ nhỏ .
– Viết tên riêng Ông Gióng 1 dòng cỡ nhỏ .
– Viết câu ca dao 1 lần .
– Nhắc nhớ học sinh về tư thế ngồi viết , cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu
d/ Chấm chữa bài
đ/ Củng cố – Dặn dò:
-Yêu cầu học sinh lần lượt nhắc lại cách viết chữ hoa và câu ứng dụng.
– Nhận xét đánh giá
– Hai em lên bảng viết: G, Gò Công.
– Lớp viết vào nháp.
– Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu
– Các chữ hoa có trong bài: G, Ô, T, V X.
– Lớp theo dõi.
– Thực hiện viết vào nháp .
– Một học sinh đọc từ ứng dụng: Ông Gióng
– Học sinh lắng nghe để hiểu thêm về một vị anh hùng thời Hùng Vương có công đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi của đất nước ta.
– Cả lớp tập viết trên nháp.
– Một em đọc câu ứng dụng:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương
+ Miêu tả về cảnh đẹp , thanh bình của đất nước ta.
– Luyện viết từ ứng dụng vào nháp .
– Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên.
– Nộp vở lên giáo viên từ 5- 7 em để chấm điểm.
– Nêu lại các yêu cầu tập viết chữ hoa và danh từ riêng
*************************************************************
Chớnh tả: (Nghe viết)
QUÊ HƯƠNG
A/ Mục tiêu :
– Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
-Làm đúng HB điền tiếng có vần et/ oet (bt2)
-Làm đúng BT3a/b
B/ Đồ dùng dạy học:
C/ Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
– GV đọc, 2HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào nháp các từ: quả xoài, nước xoáy, vẻ mặt, buồn bã.
– Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn nghe – viết :
1/ Hướng dẫn chuẩn bị :
– Đọc 3 khổ thơ đầu của bài thơ.
– Yêu cầu hai học sinh đọc lại.
– Yêu cầu đọc thầm suy nghĩ trả lời câu hỏi :
+Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương ?
+ Những từ nào trong bài chính tả cần viết hoa ?
– Yêu cầu HS tập viết các từ khó trên nháp: rợp, nghiêng, …
– Giáo viên nhận xét đánh gia.
* Đọc cho học sinh viết 3 khổ thơ vào vở.
– Giáo viên theo dõi uốn nắn cho học sinh.
– Đọc lại cho lớp dò và tự bắt lỗi.
* Chấm, chữa bài.
c/ Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2 : – Gọi 2HS nêu yêu cầu của bài.
– Yêu cầu 2 học làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm vào VBT.
– GV cùng HS nhận xét, chữa bài trên bảng lớp.
– Gọi 2 HS đọc lại bài đã điền hoàn chỉnh.
Bài tập 3:
– GV đọc câu đố.
– Nhận xét chữa bài.
d) Củng cố – Dặn dò:
– Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
– Dặn :Chuẩn bị giấy và phong bì thư để thực hành viết thư trong tiết TLV.
– 2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp
– Lớp lắng nghe giới thiệu bài.
– Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài.
– 2HS đọc lại bài.
+ Cánh diều, con đò nhỏ, cầu tre,…
+ Chữ cái đầu mỗi dòng thơ.
– Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào nháp.
– Cả lớp viết 3 khổ thơ vào vở.
– Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm.
– 2HS đọc yêu cầu của bài: Điền vào chỗ trống et hay oet.
– Lớp làm bài vào vở.
– Hai em thực hiện làm trên bảng.
– Cả lớp nhận xét, chữa bài.
+ Vần cần điền là:
Em bé toét miệng cuời, mùi khét, cưa xoèn xoẹt, xem xét.
– 2HS đọc lài bài.
– Cả lớp giải câu đố trên nháp; cổ – cỗ
Co – cò – cỏ.
*************************************************************
Thứ sáu ngày 30 tháng 10 năm 2009
Tập làm văn:
TậP VIếT THƯ Và PHONG Bì THƯ
A/ Mục tiêu :
– Biết viết được một bức thư ngắn ( nội dung khoảng 4 câu) để thăm hỏi, báo tin cho người thân dựa theo mẩu (SGK), biết cách ghi bì thư
B/ Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ chép sẵn gợi ý của bài tập 1. Một bức thư và phong bì thư mẫu. C/ Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
– Gọi hai học sinh đọc bài Thư gửi bà.
– Yêu cầu học sinh nhắc lại cách trình bày và nội dung 3 phần của bức thư đã học.
2.Bài mới: .
a/ Giới thiệu bài :
b) Hướng dẫn làm bài tập :
*Bài 1 : – Gọi 1 học sinh đọc ND bài tập.
– Gọi 2HS đọc câu hỏi gợi ý đã viết sẵn trên bảng
– Mời 4 -5 học sinh nói mình sẽ viết thư cho ai.
– Gọi một em làm mẫu.
– Nhắc nhở 1 số điều cần lưu ý trước khi viết thư.
– Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại các câu hỏi gợi ý .
– Yêu cầu học sinh thực hành viết thư trên giấy rời
– Theo dõi giúp đỡ những HS yếu.
– Mời 1 số em thi đọc thư trước lớp.
– Nhận xét ghi điểm.
Bài tập 2 :-Gọi 1 em nêu yêu cầu nội dung BT.
– Yêu cầu HS quan sát phong bì viết mẫu trong SGK, trao đổi về cách trình bày mặt trước của phong bì thư.
+ Góc bên trái (phía trên) viết gì?
+ Góc bên phải (phía dưới) viết gì?
+ Góc bên phải (phía trên) có gì?
– Thực hành viết nội dung cụ thể trên phong bì .
– mời 5 – 7 em thi đọc kết quả trước lớp.
– Giáo viên theo dõi nhận xét bài học sinh.
c) Củng cố – Dặn dò:
– Em hãy nhắc lại cách viết 1 bức thư, cách viết phong bì thư.
– Nhận xét đánh giá tiết học.
– Dặn về nhà hoàn thiện ND thư, phong bì thư, dán tem rồi gửi cho người nhận.
– Hai em lên bảng đọc bài Thư gửi bà và trả lời nội dung câu hỏi của giáo viên.
– Học sinh lắng nghe để nắm bắt về yêu cầu của tiết tập làm văn này.
– 1 em đọc ND bài tập.
– 2 em đọc câu hỏi gợi ý.
– Nêu về việc mình sẽ viết thư cho ai (cho ông bà, ba, mẹ hay anh chị, cô, chú, bác )
– Một em lên làm mẫu về bức thư theo gợi ý về hình thức lá thư , cách trình bày ( có 3 phần : mở đầu thư , phần chính bức thư , phần cuối bức thư)
– Đọc thầm lại các câu hỏi gợi ý.
– Thực hành viết thư vào giấy rời.
– 3 em lên thi đọc lá thư của mình.
– Lớp theo dõi bình chọn bạn viết hay nhất.
– Một học sinh đọc đề bài tập 2.
– Quan sát mẫu trong SGK trao đổi về cách trình bày phong bì thư.
+ Tên, địa chỉ người gửi thư.
+ Tên, địa chỉ người nhận.
+ Tem thư của bưu điện.
– Thực hành ghi nội dung vào phong bì thư.
– 5 – 7 em lên thi đọc kết quả trước lớp.
– Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn làm tốt nhất.
– Hai em nhắc lại nội dung bài học và nêu lại ghi nhớ về Tập làm văn.
-Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
BGH kí duyệt
Ngày.//20
.
..
--- Bài cũ hơn ---
Giáo Án Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 6
Giáo Án Tiếng Việt Lớp 2 Tuần 5
Giúp Học Sinh Phân Biệt Các Kiểu Câu: Ai Là Gì ? Ai Làm Gì ? Ai Thế Nào ?
Giáo Án Tiếng Việt Lớp 2 Tuần 10
Giáo Án Tiếng Việt Lớp 2 Tuần 4