Giáo viên sẽ che một từ trong bài đọc lại. Khi học sinh đọc mỗi câu trong bài, giáo viên cần cố gắng giúp các em tìm ra từ bị thiếu trong câu là gì. Giáo viên có thể khuyến khích các em sử dụng các gợi ý như nghĩa, âm từ vựng tương ứng ngữ pháp.
2. Bingo – Chiến thắng (Bingo)
Học sinh sẽ lựa chọn một danh sách cho các từ vựng có trong truyện hoặc bài đọc và viết chúng vào một khung lưới gọi là bảng bingo. Giáo viên sẽ đọc tên các từ ngẫu nhiên và học sinh nối các từ vừa được đọc trong bảng Bingo của mình. Ai hoàn thành một đường thằng nối các từ trước sẽ hô Bingo. Em nào có nhiều đường thẳng Bingo nhất sẽ là người chiến thắng.
4. Chiếc ghế nóng (Hot Seat)
Giáo viên chia học sinh của mình thành 3 hoặc 4 đội và chọn mỗi nhóm 1 thành viên ngồi lên Ghế Nóng và quay mặt về phía lớp. Giáo viên viết một từ lên bảng, và một thành viên trong đội của học sinh đang ngồi trên Ghế Nóng phải diễn tả giúp đồng đội của mình đoán được ra từ vựng trên mà không được nói, đánh vần hay viết tên từ đó ra. Trò chơi sẽ tiếp diễn cho đến khi thành viên trong các đội đều đã diễn tả từ vựng cho đồng đội ngồi trên Ghế Nóng của mình.
Trò chơi này cũng có thể áp dụng để dạy kĩ năng nói.
Ôn nắm ngữ pháp 5. Từ xáo trộn (Word Jumble Race)
Giáo viên viết ra một số câu, sau đó cắt chúng thành từng từ. Đặt mỗi câu đã bị cắt vào mũ, ly hoặc bất kỳ vật gì có thể chứa được và tách chúng riêng biệt. Chia lớp thành các nhóm gồm 2, 3, hoặc 4 học sinh. Các đội bây sẽ phải sắp xếp các từ trong câu của mình theo đúng thứ tự. Đội chiến thắng là đội đầu tiên hoàn thành các câu của mình một cách chính xác.
Luyện kĩ năng nghe 7. Simon says (Simon says)
Giáo viên đứng trước lớp và đóng vai Simon. Giáo viên nói “Simon says” cùng với tên của bất kỳ một hành động nào đó và diễn tả bằng cử chỉ cho dù chỉ của giáo viên có thể không đúng với tên hành động vừa nêu. Học sinh có nhiệm vụ lắng nghe và diễn tả lại hành động được nêu tên, không nên bắt chước hành động của giáo viên hoàn toàn. Em nào diễn tả sai sẽ là người thua cuộc.
8. Truyền miệng (Word of Mouth)
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm đứng thành hàng và nói thầm với học sinh đứng đầu tiên tên một từ vựng nhất định, học sinh đó sẽ phải nói thầm từ trên cho bạn kế tiếp và tiếp tục cho đến khi em học sinh cuối cùng trong hàng đọc to từ vừa được truyền. Nếu em học sinh trên có thể phát âm từ được thì thầm chính xác, cả đội sẽ giành được 1 điểm.
Một biến thể khác của trò chơi này thay vì thì thầm thì các thành viên trong đội sẽ viết ra giấy và giơ cho bạn kế tiếp xem.
Giáo viên cần lưu ý đến độ tuổi, tính cách của trẻ cũng như thời gian địa điểm tổ chức để chọn trò chơi thật phù hợp. Bùi Thị Chi