Top 5 # Xem Nhiều Nhất Dịch Tiếng Anh Mất Dạy Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Sách Dạy Tiếng Anh Mất Dạy

Trên mỗi trang của một cuốn có ba cột. Cột thứ nhất là những câu tiếng Anh. Cột thứ hai là phiên âm những câu tiếng Anh đó, và cột thứ ba là phần dịch những câu đó sang tiếng Việt.

Phần tiếng Anh có thể được lấy từ một cuốn sách dậy tiếng Anh nào đó của một tác giả nước ngoài. Vì thế, đóng góp của soạn giả chỉ là phần phiên âm, và dịch nghĩa những câu tiếng Anh sang tiếng Việt.

Phần dịch nghĩa từ tiếng Anh sang tiếng Việt không có gì đáng nói, vì với một cuốn tự điển Anh Việt, người ta có thể hoàn tất việc đó không khó khăn bao nhiêu. Thêm nữa, những câu Anh ngữ trong sách (bài số 13) không phải là những câu hành văn phức tạp gì cho cam, chỉ là những câu mệnh lệnh thường gặp trong Anh ngữ. Chính phần phiên âm những chữ tiếng Anh để giúp người dùng sách phát âm cho… đúng mới là chi tiết đáng nói ở đây.

Nhưng phần phiên âm đó có đúng không?

Câu trả lời là không. Phát âm như sách chỉ dẫn thì có bố Mỹ cũng chịu thua, không cách gì hiểu nổi.

Thí dụ “bờ rinh mi quơ tờ;” “woát đít;” “pút phít in tu dờ phờ ri dờ;” “ơrên dơ cờlâu…” thì nhất định là ta nói ta nghe, Mỹ nói Mỹ nghe là cùng. Những câu phát âm đó là gì vậy? Xem cột thứ nhất thì đó là các câu “bring me water;” “wash dishes;” “put fish into the fridge;” “arrange the cloths” (đáng lẽ phải là clothes vì cloth là vải chưa may thành quần áo, không có số nhiều).

.

Rốt cuộc xin chút nước, nhờ rửa mấy cái chén bát, yêu cầu bỏ cá vào tủ lạnh, xếp quần áo thì người được nhờ làm những việc đó cứ thế mà đứng ngây người ra mà im lặng thở dài, nghiêm và buồn cả buổi mà thôi.

Người soạn cuốn sách dậy tiếng Anh rõ ràng là người không biết nói tiếng Anh. Người này không hề biết rằng tiếng Việt không có một số âm rất thường gặp trong tiếng Anh. Vì thế, người ta không thể dùng các âm Việt ngữ để phiên âm tiếng Anh. Thêm vào đó, những âm cuối của những tiếng trong Anh ngữ đều bị soạn giả bỏ qua, không ghi xuống, cho dù đó là những danh từ số nhiều (fruits, dishes, papers…) hay những âm cuối của lunch, cupboard, hand, trash, arrange… Soạn giả cũng không biết phân biệt những nguyên âm dài, ngắn và do đó cũng không chỉ dẫn cho người dùng sách những chỗ nhấn (stresses). Rõ ràng là ông ta chưa bao giờ nghe nói hay biết tới, nói chi tới chuyện biết sử dụng những ký hiệu phiên âm quốc tế (international phonetic symbols). Bởi thế nên mới có cái mệnh lệnh nghe ghê rợn là “pút dơ đít in tu dơ cắp bo” và “woát đít.”

Một cuốn sách khác (chắc là thế vì cách trình bầy có hơi khác) lại còn ghê rợn hơn cả cuốn kia. Thí dụ chữ “calculating” thì được phiên âm thành “con-cu-lây-tinh.” Âm đầu của chữ này không hề có âm “o” trong cách phát âm của người Anh cũng như người Mỹ. Nhưng nó đã được phiên âm là “con” thay vì là “can” mặc dù “can” cũng đã là không đúng. Ngay ở dưới là một compound adjective (tĩnh từ kép) “mean-minded” thì được phiên âm thành “min-mai-địt.”

.

Đọc trang sách này, tôi rùng mình khi nghĩ tới cách phiên âm của soạn giả dùng cho danh từ calculator. Rùng mình vì không biết tại sao nó phải “la to” như soạn giả có thể sẽ phiên âm theo kiểu phiên âm của ông ta.

Đó là cách phiên âm gì vậy? Học Anh ngữ bằng cách phiên âm ấy thì nói tiếng Anh như thế nào và cho ai nghe đây? Nói tiếng Anh như Nguyễn Tấn Dũng chăng?

Tiếng Anh gì mà sexy quá vậy? Sexy hay mất dạy đây? Thế mà chỉ vừa mấy tuần trước, báo chí trong nước đã nhắng lên rằng trình độ tiếng Anh của học sinh Việt Nam được coi là cao nhất Đông Nam Á.

Sách dạy tiếng Anh mà như vậy thì trình độ nhất tiếng Anh với ai đây?

.

Sách Dạy Tiếng Anh Mất Dạy – Bùi Bảo Trúc

Dạy Tiếng Anh Cho Người Mất Gốc

Bạn muốn học lại từ đầu tiếng anh vì bạn mất cơ bản? Bạn thấy khó chịu vì cứ học trước quên sau và bạn nghĩ tại phương pháp dạy không ổn? Bạn cho rằng người làm đào tạo rất “sướng’ khi đào tạo tiếng anh cho người mất gốc vì họ chẳng biết gì nên tha hồ dạy? Nhưng dưới con mắt người đào tạo họ nghĩ gì khi dạy tiếng anh cho người mất gốc.

Những tâm sự của người lãnh đạo trung tâm tiếng anh

Mở ra một trung tâm dạy tiếng anh cơ bản không phải dễ dàng gì để tồn tại trên thị trường, nhất là với thị trường sôi động nhiều cạnh tranh như ngày nay. Vì thế một trung tâm muốn tồn tại được phải tạo ra nhiều khóa học với các chương trình đào tạo khác nhau. Nhưng dạy tiếng anh cho người mất gốc lại không hề dễ thở và được xem như chương trình đào tạo khó của một trung tâm. Vì sao? Vốn dĩ người mất căn bản thường là người đã được tiếp xúc với tiếng anh, là người đã đi làm hoặc lớn tuổi nên việc tạo chương trình học thường khó hơn các lớp khác.

Anh Đức Trí (giám đốc một trung tâm đào tạo ngoại ngữ tại Hà Nội) chia sẻ “Có lần có bạn hỏi tôi chắc mở khóa học tiếng anh mất gốc là “lời” nhất ý nhỉ. Vì khóa học này hay thu hút học sinh hơn, chương trình đào tạo cũng dễ hơn vì họ không biết gì. Tôi nói, bạn nghĩ sai rồi khóa học nào cũng thế người học luôn là người muốn thu nhận về kiến thức do đó chúng tôi luôn phải có những chương trình học cụ thể, và chẳng khóa nào dễ hơn khóa nào cả. Có khi dạy tiếng anh mất gốc lại còn khó hơn vì học viên học qua nhiều phương pháp khác nhau mà”.

Dạy tiếng anh cho người mất gốc là cần một chương trình học chuẩn giúp kéo lại đam mê ngoại ngữ cho học viên, giúp học viên tìm ra phương pháp học ghi nhớ nhất vốn kiến thức được đào tạo. Đặc điểm của đối tượng khóa học là các học viên đều học trước quên sau, không hẳn là không biết mà lắm lơ mơ về vốn kiến thức ngoại ngữ này. Nên đừng bao giờ nghĩ khóa học dành cho người mất gốc là dễ lên chương trình hay dễ dạy.

Khóa học IELTS dành cho người mất gốc đúng là nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người do đối tượng học mở rộng và tỷ lệ người mất căn bản tiếng anh ở nước ta tương đối lớn. Nhưng không phải quan tâm nhiều nghĩa là ai cũng hiểu được bản chất của khóa học để thông cảm với người làm công tác đào tạo. Họ chỉ nhìn vào kết quả trung tâm mang lại mà đánh giá chất lượng thôi, nên người làm đào tạo luôn cố gắng làm tốt nhất công tác đào tạo khóa học dạy tiếng anh cơ bản đề ra.

KOS trung tâm dạy tiếng anh cho người mất gốc đầy thu hút

Học IELTS ở đâu cho người mất gốc? KOS ENGLISH CENTER không chỉ uy tín với chất lượng cao bởi các khóa luyện thi IELTS mà khóa đào tạo tiếng anh căn bản cũng làm nên tiếng tăm của trung tâm. Với hàng nghìn lượt học viên lấy lại được vốn kiến thức đã mất nhờ KOS như đánh dấu sự thành công của phương pháp và chương trình dạy của trung tâm.

Bạn Thu Huế (Đại học Dược, Hà Nội) nói “Ngày xưa em học tiếng anh hệ 7 năm rồi lại 5 năm tại đại học nhưng nói thật vốn tiếng anh của em khi đi làm rất nghèo nàn. Em cứ nghĩ mình biết nhưng thực chất chẳng biết gì cả. Em tìm đến KOS mong được tư vấn và em được xác định là mất căn bản nên được sắp xếp học khóa học dành cho người mất gốc ngay sau đó. Thật may sau 6 tháng học, cùng sự giúp đỡ của thầy cô em đã tự tin hơn với vốn ngoại ngữ của mình. Cảm ơn KOS rất nhiều ạ”.

KOS hiểu rằng thành công của học viên chính là thành công của trung tâm, do đó chúng tôi luôn nỗ lực hết mình trong đào tạo.

Với đội ngũ giáo viên tận tâm, 100% bản xứ và khả năng sư phạm rất cao đã làm nên những lớp học chất lượng.

Mô hình học nhóm nhỏ giúp học viên được quan tâm và sửa lỗi kịp thời. Lớp học luôn sôi động, vui vẻ khiến hứng thú học và khả năng tiếp thu tăng cao trong học viên.

KOS ENGLISH CENTER nơi cung cấp những khóa học dạy tiếng anh cho người mất gốc đầy chất lượng. Đã có rất nhiều học viên gửi lời cảm ơn tới KOS đã lấy lại vốn ngoại ngữ họ đánh mất trong suốt những năm qua chỉ sau vài tháng học. Hãy đến với KOS để lấy lại căn bản cho bản thân về ngoại ngữ nào!

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TIẾNG ANH KOS ENGLISH CENTER Số 72E Ngõ 283 Trần Khát Chân, Hoàn Kiếm Số 8 Ngõ 20 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình Số 62A Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy Hotline: 0933280990

6 Cách Dạy Học Tiếng Anh Hay Cho Người Mất Gốc

Đơn giản hóa mọi thứ

Một trong những sai lầm khi dạy cho người mới chính là sử dụng quá nhiều tiếng Anh khi đưa ra hướng dẫn, khen ngợi hay nhận xét. Thay vào đó, người dạy chỉ cần dùng những câu đơn giản, ngắn, thông dụng và dễ hiểu như : OK, Good, Excellent, Great…

Ngoài ra, ngôn ngữ hình thể và biểu hiện khuôn mặt của giáo viên cũng góp phần giúp người học hiểu rõ hơn về bài giảng. Một lưu ý nhỏ mà giáo viên cần ghi nhớ là không nên quá lạm dụng cử chỉ, điệu bộ mà hãy tập trung vào nội dung lời nói.

Hãy dùng từ ngữ dễ hiểu với đối tượng mới bắt đầu học tiếng Anh!

Hãy đảm bảo rằng người học hiểu những gì bạn nói!

Một lỗi nữa mà nhiều người dạy mắc phải là quên không xác nhận lại học viên của mình đã hiểu bài giảng hay chưa. Điều này thật sự cần thiết, nhất là ở Việt Nam khi còn khá nhiều người mang tâm lý ngại ngùng và thụ động nên không hỏi lại phần chưa rõ.

Với tình huống này, giáo viên nên quan sát và đọc vị được ngôn ngữ hình thể của người học hoặc hỏi trực tiếp họ. Ngoài ra, bạn hãy tổ chức một số trò chơi nho nhỏ sau khi bài giảng kết thúc nhằm ôn tập lại kiến thức vừa học cũng như để những người không theo kịp lắng nghe lại.

Luôn khuyến khích học viên chủ động hơn trong lớp

Hãy tạo nhiều thời gian để người học luyện tập!

Bạn không thể chắc chắn rằng người học sẽ chủ động ôn tập tại nhà. Bởi vì, với những kỹ năng khó như nói và viết, người mới bắt đầu sẽ gặp nhiều thử thách hơn cả nên họ sẽ cần sự hỗ trợ từ giáo viên.

Hãy dành một khoảng thời gian trên lớp cho phần bài tập thực hành hoặc lồng vào bài giảng. Một số bài tập mà người dạy có thể tham khảo là đặt câu, nhập vai và duy trì cuộc hội thoại, đố vui, lặp lại cấu trúc câu của giáo viên… Việc thực hành thường xuyên sẽ giúp người học nhớ bài lâu hơn và dễ áp dụng kiến thức vào giao tiếp trong cuộc sống thường ngày.

Để đạt hiệu quả cao trong học tập, chúng ta phải thực hành thường xuyên

Hãy dùng hình ảnh để minh họa cho bài giảng!

Một trong những tip dạy tiếng Anh hiệu quả là dùng hình ảnh để bài giảng trở nên sống động, cụ thể và dễ nhớ. Bạn có thể tận dụng tranh tự vẽ, mô hình, video hoặc các phần mềm thuyết trình như Powerpoint, Prezi, Impress, Flair…

Những sản phẩm công nghệ thông tin có thể giúp bạn có được tiết dạy thành công

Hãy luôn đưa ra lời động viên tích cực!

Một trong những cách thúc đẩy học viên của mình là luôn đưa ra những góp ý mang tính tích cực. Với những người mới bắt đầu, việc luyện tập thành thạo tất cả các kỹ năng Anh ngữ sẽ tốn nhiều thời gian và công sức. Trong quá trình đó, họ có thể phạm lỗi liên tục dẫn đến nản lòng, nên người dạy không những cần động viên mà còn hạn chế lời chê bai và chỉ trích tiêu cực.

Điều đó cũng giúp người học tự tin và rút kinh nghiệm từ sai lầm trước. Nhưng nếu bạn chỉ ra điểm sai quá thẳng thắn, không tế nhị thì họ có thể bị tổn thương và cảm thấy xấu hổ trước những bạn đồng trang lứa. Nó sẽ để lại “vết sẹo” tâm lý dẫn đến việc ghét học tiếng Anh sau này.

Vì thế, bạn hãy cố gắng tạo ra một môi trường học tập thân thiện bằng cách thường xuyên khích lệ tinh thần và góp ý khéo léo.

Hạn chế việc chê bai người học trước mặt cả lớp

Đừng để tiết học trở nên nhàm chán!

Bạn không nhất thiết phải quá khắt khe với những người mới bắt đầu học tiếng Anh. Hãy nghĩ ra một số câu chuyện vui, trò đùa mang ý nghĩa để áp dụng vào bài giảng. Bên cạnh đó, giáo viên cũng nên ngừng việc lạm dụng quá nhiều sách giáo khoa hay giáo trình. Thay vào đó là những hoạt động tập thể giúp kích thích tư duy, tính phản xạ cũng như nâng cao khả năng nhớ của học viên.

Minh Nguyệt (Theo goabroad.com)

Nguồn hình ảnh: Pexels

Dịch Thuật Và Dạy Tiếng Anh Như Ngôn Ngư Thứ Hai

Việc học bất cứ ngôn ngữ thứ hai nào sẽ dễ dàng hơn và hiệu quả hơn khi sử dụng các bài tập và đào tạo về dịch thuật.

Càng ngày, các bài tập dịch thuật càng được sử dụng nhiều hơn trong hoạt động dạy ESL, và hiện tượng này là có lý do. Thực tế, việc dạy các kỹ năng dịch thuật ngôn ngữ cho người học tiếng Anh hay bất cứ ngôn ngữ thứ hai nào nên được đưa lên thành một tiêu chuẩn, bởi các kỹ năng dịch thuật giúp người học tiếp thu ngôn ngữ một cách hoàn hảo nhất, cũng như có những lợi thế khác biệt so với các kỹ thuật giảng dạy ESL truyền thống như ghi nhớ, học thuộc lòng, hoặc đắm mình vào ngôn ngữ – mặc dù việc đắm mình vào ngôn ngữ vẫn là một kỹ thuật khá hiệu quả.

Những bài tập dịch thuật mang lại cho người học ESL rất nhiều lợi ích:

Sự an tâm

Nhiều người học ngôn ngữ than phiền rằng quá trình đắm mình vào ngôn ngữ thường không có tác dụng với họ ở giai đoạn đầu, bởi họ cảm thấy mất phương hướng và không có gì để tham chiếu. Mặc dù nhiều giáo viên tin vào khái niệm “chìm hay bơi” khi học ngoại ngữ, nhưng việc khiến học viên bối rối và lo lắng mỗi khi đến lớp lại là phản tác dụng. Trong khi đó, khi dịch thuật, học viên sẽ được cầm bản gốc tài liệu bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ để dịch – vì thế khi tiếp thu ngôn ngữ, họ sẽ có được sự quen thuộc để dựa vào.

Tư duy sáng tạo

Các khía cạnh sáng tạo của dịch thuật giúp củng cố từ ngữ và ngữ pháp trong trí óc người học hơn là cách học vẹt. Những người cố nhớ từ vựng không thể ghi nhớ tốt bằng những người sử dụng từ vựng một cách tự nhiên, và dịch thuật cho phép họ nâng cao vốn từ vựng theo cách giống như khi họ còn là trẻ con: Sử dụng ngôn ngữ để thể hiện bản thân. Điều này có thể dẫn đến những câu được cấu trúc rất tệ, nhưng đồng thời cũng có nghĩa là người học sẽ động não để suy nghĩ bằng ngôn ngữ đích – một kỹ thuật rất hiệu quả khi học ngoại ngữ.

Hội thoại

Những bài tập dịch thuật cũng dạy học viên cách dùng ngôn ngữ mới học để giao tiếp thay vì chỉ để đọc và nhắc lại. Nhiều học viên ESL chỉ biết lõm bõm một vài cụm từ có thể kết nối với nhau để giao tiếp cơ bản, và điều này không có mấy lợi ích. Trong khi đó, dịch thuật dạy cho người học cách thực sự hình thành những tư duy phức tạp trong ngôn ngữ – với văn bản gốc để hỗ trợ khi gặp các khái niệm khó. Những người làm việc trong ngành dịch thuật thường có tư duy sáng tạo và linh hoạt hơn về ngoại ngữ, và có nhiều khả năng kết nối câu chữ đang được sử dụng để hiểu nội dung đang được truyền tải đến họ.

Tất cả mọi người đều học tập và giảng dạy theo những cách khác nhau. Không quan trọng kỹ thuật nào được sử dụng, miễn là bạn bước ra khỏi một lớp ESL và nói được tiếng Anh. Nhưng càng ngày, việc giảng dạy ESL càng được hưởng lợi từ dịch thuật – và đó là một chuyện tốt.