Top 4 # Xem Nhiều Nhất Dạy Viết Chữ Kanji Tiếng Nhật Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Combo Sách Tập Viết Chữ Kanji Trong Tiếng Nhật

Combo Sách Tập Viết Chữ Kanji Trong Tiếng Nhật Chữ Kanji là một trong 3 hệ chữ thông dụng của Tiếng Nhật với một số lượng rất lớn các từ vựng, là chữ tượng hình, có gốc mượn từ chữ Hán hoặc do…

Giao hàng toàn quốc

Được kiểm tra hàng

Thanh toán khi nhận hàng

Chất lượng, Uy tín

7 ngày đổi trả dễ dàng

Hỗ trợ xuất hóa đơn đỏ

Giới thiệu Combo Sách Tập Viết Chữ Kanji Trong Tiếng Nhật

Combo Sách Tập Viết Chữ Kanji Trong Tiếng Nhật

Chữ Kanji là một trong 3 hệ chữ thông dụng của Tiếng Nhật với một số lượng rất lớn các từ vựng, là chữ tượng hình, có gốc mượn từ chữ Hán hoặc do người Nhật sáng tạo ra.

Bảng chữ cái Kanji là một bảng chữ cái được đánh giá là khó nhất trong toàn bộ các bảng chữ cái thông dụng của Nhật Bản.Tóm lại, khi học chữ Kanji nên lưu ý tới sự tồn tại của các bộ và sự kết hợp của các chữ đơn giản, các chữ có cấu trúc giống nhau thường có âm đọc gần giống nhau, hay ý nghĩa của chữ đôi khi có thể suy luận từ các bộ phận cấu thành. Combo Sách Tập Viết Chữ Kanji Trong Tiếng Nhật sẽ cung cấp cho bạn đọc:800 chữ Kanji dành cho người có trình độ N5 – N4 – N3Các chữ Kanji kèm từ vựng và ví dụ minh họa153 chữ bổ túc166 chữ nhân danh

1. Tập Viết Chữ Kanji Trong Tiếng Nhật Dành Cho Người Mới Bắt Đầu

2. Tập Viết 800 Chữ Kanji Thông Dụng Trong Tiếng Nhật – Tập 1

3. Tập Viết 800 Chữ KANJI Thông Dụng Trong Tiếng Nhật – Tập 2

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, …

Thông tin chi tiết

Công ty phát hành

Nhà Sách Minh Thắng

Nhà xuất bản

Nhà Xuất Bản Dân Trí

SKU

9641637084974

Cách Viết Và Đọc Bảng Chữ Kanji

Lịch sử hình thành bảng chữ cái tiếng Nhật kanji

Bảng chữ cái Kanji nằm trong hệ thống chữ viết tiếng Nhật được hình thành và bắt nguồn từ trung quốc từ khoảng thế kỷ thứ 5. Kanji chính là hệ thống chữ hán được du nhập vào nhật bản và biến đổi đi thành hệ thống chữ Kanji bây giờ.

Khi mới du nhập vào nhật bản, chữ hán nhận được sự chấp thuận của nhiều người, và đặc biệt là các nhà sư , và nó được sử dụng rộng rãi.

Khi hệ thống chữ viết tiếng Nhật trưởng thành và mở rộng, kanji được dùng để viết một số phần trong câu, như danh từ, tính từ và động từ, còn chữ Hiragana được dùng để viết đuôi của các động từ, từ chỉ có ở tiếng Nhật và từ khó đọc hay nhớ bằng Kanji.

Ngày nay hệ thống bảng chữ Kanji được sử dụng rộng rãi và là bảng chữ cái phổ thông nhất hiện nay.

Phần bộ

Phần Bộ thường sẽ viết phía bên trái giống như bộ nhân đứng イ trong chữ trú 住, hoặc bên phải như bộ dao刂 trong chữ phẫu 剖 (dùng để giải phẫu) hoặc phía trên như bộ thảo 艹 ở trong chữ 薬 dược ( vì những vị thuốc ngày xưa hầu hết làm từ cây cỏ). Hoặc ở dưới như bộ tâm 心 ở trong chữ 感 cảm ( con tim cảm nhận).

Cạnh phần bộ là phần âm của chữ. Cách đọc của phần âm trong Kanji người ta thường căn cứ vào phát âm chuẩn dựa trên âm đọc của người Hoa. Khi chuyển sang âm Việt, cách đọc này thường không còn chính xác. Ta vẫn có một số quy tắc nhận biết cách đọc trong một vài trường hợp.

Bên cạnh phương pháp nhớ chữ Hán bằng cách tách 1 chữ ra thành nhiều bộ phận nhỏ rồi ghi nhớ từng phần, đánh vần ghép lại ta còn có thể học cách nhớ nhanh mặt chữ Kanji bằng cách:

Ôn tập thường xuyên, xem đi xem lại 1 chữ từ 4 đến 5 lần trong một ngày, ghi nhớ nét viết từng chữ đồng thời phân biệt các chữ có nét giống nhau.Dùng cách liên tưởng bằng hình ảnh, vì mỗi chữ Hán sẽ có hình tượng như mô phỏng một sự vật, con vật, đồ vật gì đó trong cuộc sống, bằng việc liên tưởng đến những hình ảnh sẽ giúp bạn nhớ rất lâu và nhanh hơn các chữ Hán khó và nhiều nét.

Để có thể học tốt hơn Bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji chúng ta cần kết hợp cả 3 phương pháp là: luyện viết chữ, luyện liên tưởng mặt chữ và luyện cách đọc. Nhưng với đặc thù của chữ Kanji bản chất của nó đã có rất nhiều nét, có thể ở giai đoạn đầu bạn mới học, bạn sẽ cảm thấy thật khó khăn, dễ nản vì vậy bạn cần tập cho mình tính kiên trì, ôn luyện Kanji thường xuyên và lặp đi lặp lại nó hằng ngày. Có như vậy bạn mới có thể tăng tốc và rút ngắn thời gian ghi nhớ nhiều chữ Hán hơn.

Cách Học Chữ Kanji Trong Tiếng Nhật

Cách học chữ Kanji trong tiếng Nhật

MỘT SỐ CÁCH HỌC CHỮ KANJI TRONG TIẾNG NHẬT

Tác giả : NGUYỄN THANH BÌNH

(Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á)

………………..

Cho đến nay, do nhu cầu công việc, nghiên cứu, học tập hoặc muốn tìm hiểu văn hóa Nhật Bản theo sở thích v.v… nên số người học tiếng Nhật ở Việt Nam tương đối đông và vẫn nằm trong xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, không ít người kể cả học sinh các trường chuyên ngữ gặp rất nhiều khó khăn khi học ngôn ngữ này. Nguyên nhân không phải chỉ do sự phức tạp của ngữ pháp mà còn do khó nhớ được chữ Kanji. Vì vậy, bài viết này tác giả muốn giới thiệu một số cách học chữ Kanji, cách suy đoán cách đọc và phân biệt chữ đó đọc theo âm ngắn hay âm dài thông qua âm Hán-Việt nhằm giúp những người đang học tiếng Nhật, nhất là những người muốn tham gia chương trình thi năng lực tiếng Nhật.

Thực ra, đối với những người đang theo học tiếng Nhật tại Việt Nam thì, trừ những người đã và đang học tiếng Trung Quốc, hoặc một số người có năng khiếu bẩm sinh về ngôn ngữ ra, số người khác đều không khỏi “ngán ngẩm” mỗi khi nhìn thấy loại chữ tượng hình này. Đặc biệt hiện nay, nhờ thành tựu của khoa học kĩ thuật nên khi viết bài văn hay tra từ mọi người đều dựa vào máy tính và từ điển điện tử. Điều này khiến cho việc nhớ chữ Kanji có vẻ càng khó khăn hơn. Do vậy, để nhớ được nhiều chữ Kanji theo tôi người học nên thực hiện những biện pháp sau:

Thứ nhất: là phải viết nhiều.

Khác với người học các ngôn ngữ khác, những người học tiếng Nhật ngoài việc cần làm cuốn sổ từ để học từ ra, họ còn phải nhớ cả chữ Kanji. Nếu không những chữ Kanji đã học dễ bị trở thành “chữ chết”, có nghĩa là nếu nhìn vào chữ đã học, người học biết được cách đọc, nghĩa của chữ đó nhưng lại không thể viết ra nếu không dựa vào từ điển. Điều này có lẽ chẳng khác gì người không biết chữ. Vì vậy, để có thể nhớ lâu, người học chỉ còn cách viết đi viết lại thật nhiều và cố gắng tránh ỷ vào từ điển điện tử. Ngay cả khi viết văn hoặc viết thư bằng tiếng Nhật thì người học cũng nên bỏ thêm thời gian để viết nháp bằng tay trước khi đánh trên máy tính vì tính thẩm mĩ của bài văn hay bức thư đó. Và, các giáo viên giảng dạy tiếng Nhật cũng nên yêu cầu học sinh nộp các bài tập, bài văn v.v…được viết bằng tay.

Thứ hai là không viết và học từng chữ đơn lẻ

Ở giai đoạn mới bắt đầu học, do lượng chữ Kanji còn ít nên người học chỉ có học từng chữ. Nhưng khi đã học được lượng chữ Kanji tương đối (khoảng 2~3 trăm chữ trở lên), người học nên học bằng cách ghép các chữ lại với nhau. Chẳng hạn, khi học chữ ” 校 ” ta nên tìm những chữ Kanji có thể ghép được với chữ này để tạo thành một từ mới để học. Ví dụ có thể ghép thành các từ như: 学校 (trường học);高校 (trường trung học phổ thông);校長 (Hiệu trưởng);校則 (nội qui nhà trường);校庭 (sân trường) v.v…

Hoặc chữ “安”ta sẽ có được những từ như: 不安(không yên tâm) 安易(dễ dàng) 安全(an toàn) 安静(yên tĩnh) v.v…

Thứ ba là học theo cách đọc On-Kun của chữ Kanji và kết hợp với cách thứ hai.

Mặc dù mượn chữ Kanji của Trung Quốc làm văn tự của nước mình nhưng trong quá trình sử dụng, người Nhật thấy chữ Kanji chưa đủ để diễn tả hết ý của mình nên họ đã tạo ra thêm cách đọc mới cho mỗi chữ Kanji.

Vì vậy, thông thường mỗi chữ Kanji trong tiếng Nhật đều có hai cách đọc và được gọi là Onyomi (音読み) được dịch ra tiếng Việt là cách đọc theo âm Hán-Nhật và Kunyomi (訓読み) được dịch là đọc theo âm Nhật.

Vì vậy, khi học chữ Kanji ta cũng nên học theo hai cách đọc của nó.

Ví dụ:

chữ「明」sẽ tìm thấy cách đọc Onyomi là “Mei” và cách đọc theo Kunyomi là “Akarui”.

Chữ 「暗」có cách đọc tương tự là “An” và “Kurai”.

Chữ 「正」có cách đọc là “Sei”, “Sho” và “Tadashii”…..

Sau đó, dựa vào cách đọc theo Onyomi của mỗi chữ Kanji, người học tìm thêm những chữ Kanji khác để ghép chúng lại với nhau tạo thành một từ mới.

Ví dụ, dựa vào cách đọc Onyomi ta ghép hai chữ 「明」+「暗」lại với nhau sẽ được một từ mới là (明暗 : ánh sáng và bóng tối). Hoặc ghép từ 「決:có cách đọc là “けつ” và “きめる”」 với từ 「定:có cách đọc là “てい” và “さだめる” 」ta sẽ có thêm từ mới là 「決定 (けってい: sự quyết định」v.v…

Ngược lại, khi gặp một từ là danh từ ghép hoặc là danh động từ, sau khi đã nhớ được nghĩa của từ đó ta lại tách từ đó ra làm hai để tìm cách đọc theo Onyomi và Kunyomi của mỗi chữ Kanji.

Ví dụ như một số từ dưới đây:

Từ「勉強:べんきょう」khi tách ra từng chữ ta có được kết quả như sau: chữ 「勉」sẽ có cách đọc theo Onyomi là 「べん」và 「めん」còn cách đọc Kunyomi là 「つとめる」. Chữ 「強」có cách đọc theo Onyomi là 「きょう」và đọc theo Kunyomi là「つよい: mạnh mẽ, khỏe, bền」và「しいる:cưỡng bức, áp đặt」

Từ「増加」, chữ「増」đọc theo Onyomi là「ぞう」còn đọc theo Kunyomi là「ふえる」「ふやす」「ます」

Trong 3 cách như trên, cách học thứ 3 sẽ mang lại hiệu quả nhất vì đây là cách học mang tính tổng hợp.

Cách phân biệt âm đọc ngắn hoặc dài thông qua âm Hán-Việt

2.1. Cách thứ nhất

Như chúng ta đã biết, cũng giống như Nhật Bản, trước đây người Việt Nam cũng sử dụng chữ Hán để làm văn tự của mình và, hiện nay cho dù người Việt đã chuyển sang sử dụng hệ chữ La Tinh song vẫn có trên một nửa số từ vựng được sử dụng theo âm Hán-Việt. Vì đều mượn chữ Kanji nên nếu chú ý, ta sẽ thấy không ít chữ Kanji khi được đọc theo Onyomi (âm Hán-Nhật) của người Nhật nó gần giống với âm Hán-Việt của người Việt cho dù là từ đơn hay từ ghép.

Ví dụ như một số từ sau:

Âm Hán-Việt Âm Hán-Nhật

Ám sát An-satsu

Độc lập doku ritsu

Quốc gia kok-ka

Vĩ đại I-đai

Do đó, nếu thuộc âm Hán-Việt, người học có thể dựa vào đó để suy ra cách đọc chữ Kanji đó theo cách đọc Onyomi của người Nhật trong những lúc không có từ điển bên cạnh.

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn nữa là, nếu người học tiếng Nhật thuộc được âm Hán-Việt của mỗi chữ Kanji thì ở mức độ nào đó sẽ tránh được phát âm sai hoặc chọn sai từ khi tham gia các kì thi năng lực tiếng Nhật.

Ví dụ, từ 「主人」phát âm là “shujin” nghĩa là “chồng tôi”, nhưng nếu phát âm thêm một âm tiết “shuujin”thì sẽ trở thành một từ khác nghĩa hoàn toàn (tù nhân). Ngược lại, những từ có trường âm nhưng nếu phát âm thành ấm ngắn thì nghĩa của từ đó cũng khác đi.

Ví dụ từ “喪失”nếu đọc đúng “sooshitsu” thì có nghĩa là “mất mát, thiệt hại” nhưng nếu đọc thành âm ngắn “soshitsu” thì lại chuyển thành nghĩa “tố chất” v.v…

Dưới đây là cách đơn giản nhất để tìm ra chữ Kanji có âm đọc theo âm dài hay âm ngắn.

Nếu những chữ Kanji có âm Hán-Việt mà đằng sau các phụ âm đơn hoặc phụ âm kép có hai âm tiết trở lên thì âm On trong tiếng Nhật sẽ đọc theo âm dài còn nếu chỉ có một âm tiết sẽ có âm ngắn. Ví dụ như một số từ sau:

Nhưng dùng theo cách này lại gặp phải vấn đề là, có nhiều trường hợp không tuân theo quy tắc này.

Ví dụ, âm Hán-Việt của chữ “注” là “chú”, nếu theo quy tắc trên thì chữ Kanji này phải đọc là “ちゅ”bởi sau chữ “CH” chỉ có một âm tiết “u” nhưng nó lại được đọc theo âm dài là “ちゅう”.

Vẫn chưa tìm ra được quy luật chính xác của những trường hợp ngoại lệ này nhưng, theo điều tra của tác giả thì hình như những chữ Kanji có nguyên âm U trong âm Hán-Việt thường không theo quy tắc trên và nhiều nhất là ở hàng “しゅ;しゅう”trong tiếng Nhật. Chẳng hạn với các từ sau:

秀:しゅうTú 秋  しゅう Thu

宙 ちゅうTrụ 柔   にゅう  Nhu

2.2. Cách thứ hai

Ví dụ, chữ “富:ふ”âm Hán-Việt là “phú” nên đọc theo âm ngắn là đúng với qui tắc. Song có trường hợp khi ghép thành một từ, chữ này lại có cách đọc theo âm dài là “ふう”.

Chữ “喪:Tang” trong từ điển có cả cách đọc là “も”nhưng đây không phải là cách đọc theo “Onyomi” mà là cách đọc theo “Kunyomi”.

Hoặc chữ “柔:Nhu”có hai cách đọc là “じゅ”và “にゅう”.

Như vậy, nếu đọc theo cách một là đúng với qui tắc suy cách đọc theo âm Hán-Việt. Những điểm nêu trên có lẽ chính là nguyên nhân của những trường hợp không theo qui tắc của âm Hán-Việt.

a.「きゅ」và 「ぎゅ」Tất cả các chữ ở hàng này đều là âm dài “Kuu” nên không cần để ý đến âm Hán-Việt.

b.「きょう」と「ぎょう」Ở hàng này vì không thấy có trường hợp ngoại lệ nên cũng dễ nhớ.

Ví dụ: 居 (Cư) kyo 巨 (Cự) kyo 挙 (Cử) Kyo 御 (Ngự) Gyo

京 (Kinh) Kyoo 興 (Hưng) Kyoo 協 (Hiệp)  kyoo

教 (Giáo) Kyoo 業 (Nghiệp) Gyoo 仰 (Ngưỡng) Goo

c.「こ」「こう」と「ご」「ごう」 Trong cách đọc âm ngắn, có lẽ chỉ có chữ 「誇:こ」là trường hợp ngoại lệ vì âm Hán-Việt “Khoa” có hai âm tiết ở đằng sau. Trong cách đọc âm dài không có trường hợp ngoại lệ. Ví dụ:

口(koo) Công 工(koo) Công 鋼(koo) Cương 効(koo) Hiệu 号(goo) Hiệu 豪(goo) Hào 郷(goo) Hương v.v…

a.「しゅ」「じゅ」Trong cách đọc âm ngắn có 3 từ không theo qui tắc là 朱(しゅ)Chu, Châu;種(しゅ)Chủng; 酒(しゅ)Tửu

Trong âm dài 「しゅう」「じゅう」cũng có một số từ không theo qui tắc và điều thú vị là những từ này đều có nguyên âm “u” trong âm Hán-việt. Ví dụ: 秀Tú 修: Tu;囚: Tù 秋: Thu 酬: Thù 醜: Xú  住: trú 柔: Nhu.

b.「しょ」「じょ」と「しょう」「じょう」 Không có trường hợp ngoại lệ nên chỉ cần căn cứ vào âm Hán-Việt.

c.「そ」と「そう」Cũng không có trường hợp ngoại lệ, nhớ cách đọc theo âm Hán-Việt.

a.「ちゅ」と「ちゅう」Không có cách đọc âm ngắn.

b.「ちょ」と「ちょう」 Âm ngắn chỉ có 3 từ là 「著」「緒」「貯」còn lại đều đọc theo âm dài.

c.”と”と”とう”

Ở hàng này, các chữ được phát âm ngắn hoặc dài đều theo quy luật âm Hán -Việt, nhưng chỉ có chữ”登”là chữ duy nhất có cả hai cách đọc theo âm ngắn-dài. Tuy nhiên, chỉ có một từ duy nhất có cách đọc theo âm ngắn khi đi với chữ “登” đó là chữ “登山”còn lại đều đọc theo âm dài.

a.”にゅ” Hàng này không có từ nào đọc theo âm ngắn.

b.”にょ” Đọc theo âm ngắn chỉ có hai chữ “如”と”女”

c.”の”  Ở hàng này chỉ có duy nhất một chữ “野”.

d.”のう” Có 6 chữ đọc theo âm dài “脳;能;農;濃;悩;納

a.”ひゅ”と”ひゅう”Ở hàng này không có chữ Kanji nào.

b.”ひょう” Không có chữ nào đọc theo âm ngắn.

c.”ふ”と”ふう”Trong các chữ đọc theo âm ngắn, có từ “不”không theo quy tắc âm Hán-Việt. Chữ “富”có hai cách đọc nhưng chỉ khi ghép thành từ “富貴”mới đọc theo âm dài “fuuki”. Chữ đọc theo âm dài chỉ có 2 chữ là “風”;”封”

エ.”ほ”と”ほう”Có 2 chữ ngoại lệ đọc theo âm ngắn đó là: “帆:phàm”;”保:bảo”.

a.”みゅ”Không có chữ Kanji nào, tất cả đọc theo âm dài.

b.”みょ”Không có chữ Kanji nào đọc theo âm ngắn.

c.”も” Trong cách đọc này, chỉ có 2 từ là “摸”と”茂”

d.”もう”Không có trường hợp ngoại lệ.

a.”りゅ” Không có chữ Kanji nào, tất cả đều đọc theo âm dài.

b.”りょ”Chỉ có 4 chữ Kanji đọc theo âm ngắn là:

慮:Lự  侶:Lữ  虜:Lỗ   旅:Lữ

c.”ろ” Chỉ có 3 từ đọc theo âm ngắn và đúng với qui tắc

炉:Lô  路:Lộ  露:Lộ

Hi vọng những đúc kết trên sẽ có ích đối với những người đã, đang và sẽ học tập tiếng Nhật.

Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nên chắc chắn những phương pháp trên sẽ còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được đóng góp ý kiến và các phương pháp khác của độc giả để chúng ta cùng nhau hoàn thiện phương pháp học chữ Kanji trong tiếng Nhật.

NGUYỄN THANH BÌNH

Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Kanji Và Cách Học Kanji Từ A Đến Z

Trước khi nói về bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji thì mình muốn bạn biết về các bộ trong tiếng Nhật trước để khi nhìn vào bảng chữ cái bạn có thể nắm được kết cấu của một chữ cũng như từ đó bạn có thể nhớ ra nghĩa của chữ cũng như cách đọc chữ. Học các bộ này cũng giúp bạn biết được cách viết hán tự theo trình tự chính xác. Nói chung lại thì viết biết các bộ sẽ có ích cho bạn cũng như về sau sẽ tiết kiệm cho bạn được nhiều thời gian trong việc học chữ hán tự này.

Học kanji tiếng Nhật từ bảng chữ kanji N5 đến N3 trọn vẹn và đầy đủ

a/ Bảng chữ Kanji N5 tiếng Nhật

Nếu học ở lớp N5 thì lượng chữ Kanji mà bạn học là vào khoảng 120 từ. Cấp độ Kanji N5 là cấp dể học nhất với những hán tự tiếng Nhật cơ bản nhất. Mình sẽ giới thiệu cho bạn về bảng Kanji N5 này sau đây!

Bảng Kanji N3 nó bảo hàm cả bảng Kanji N5 và Kanji N4. Nên bạn chắc chắn sẽ phải học hết các bảng chữ Kanji thôi!

Bảng chữ Kanji N4 tiếng Nhật

Cấp độ N4 có nhiều chữ Kanji để học hơn nên có nhiều hơn. Trung bình khoảng 180 từ Kanji N4 nữa.

Bảng chữ Kanji N3 tiếng Nhật

Tham khảo và tải bảng chữ Kanji N3 tiếng Nhật!

Cách viết Kanji trong tiếng Nhật

Cách viết chính xác các từ Kanji là trái trước, phải sau, trên trước, dưới sau, ngang trước, sổ sau.

Chỉ cần xem theo cách viết này là bạn đã có thể viết chính xác một chữ Kanji theo thứ tự chính xác là được!

Cách học Kanji tiếng Nhật

Học Kanji một cách chính xác là điều mà khi học ở nhiều trung tâm mình thấy học không hướng dẫn kỹ các học viên. Điều mình muốn nói với các bạn là mình sẽ không hướng dẫn bạn cách học kanji như người Nhật đâu. Tại sao lại như vậy? Vì người Nhật học tiếng của họ rất lâu. Khi tiếng Việt chúng ta chỉ cần học xong lớp 1 là có thể đọc viết. Sau đó là chuỗi những hướng dẫn về ngữ pháp. Còn người Nhật, chỉ riêng việc học Kanji thôi đã phải mất 6 năm để học mà tỉ lệ thuộc kanji cũng rất mơ hồ. Nhưng mình có thể hướng dẫn bạn cách mà người Việt có thể học tốt loại ngoại ngữ này! Và mẹo học là như sau!

Tài liệu tham khảo bộ sách Kanji Look and Learn

Cách học Kanji tiếng Nhật cho người Việt hiệu quả

Tiếng Việt mình ngoài tiếng thuần việt ra thì còn có từ hán việt. Và đó chính là lợi thế của người Việt khi học tiếng Nhật hay tiếng Trung. Vậy lợi thế đó là gì? Đó là trong cách phát âm tiếng Nhật (cụ thể là âm On) thì có rất nhiều âm tiết phát âm giống nhau.

Ví dụ minh họa

Tại sao chữ “c” cuối cùng mình lại phát âm là chữ “ku”. Bạn có thể “để ý” những chữ hán tự đuôi “c” đều đọc là ku cả. Chữ “học” đuôi “c” nên mới đọc là “gaku”.

Bảng 1: Nguyên tắc đọc dựa vào chữ cái đầu tiên

Bảng 2: Nguyên tắc đọc dựa vào chữ cái cuối cùng