Top 7 # Xem Nhiều Nhất Dạy Học Tiếng Việt Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Dạy Học Môn Tiếng Việt Theo Hướng Phát Triển Năng Lực

Thuật ngữ năng lực ở đây được hiểu theo quan điểm giáo dục hướng vào năng lực hành động: “Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định”.

Trong dạy học Tiếng Việt, năng lực hành động được hiểu là năng lực giải quyết một nhiệm vụ giao tiếp – năng lực giao tiếp. Năng lực giao tiếp vừa là năng lực đặc thù của môn Tiếng Việt vừa là một năng lực chung mà trường học phải hình thành và phát triển.

2. Một vài ví dụ để phân biệt dạy học tập trung vào phát triển năng lực và dạy học tập trung vào nội dung (kiến thức, kĩ năng).

Việc dạy học tiếng Việt ở phổ thông có thể chia thành 3 lĩnh vực:

– Dạy học các tri thức tiếng Việt.

– Dạy học tiếp nhận ngôn bản (nghe, đọc hiểu)

– Dạy học tạo lập ngôn bản (nói,viết, trình bày)

a) Trong dạy học các tri thức tiếng Việt, chúng ta đang quá tập trung vào nhận biết, phân tích, phân loại các đơn vị ngôn ngữ mà ít chú ý đến việc sử dụng chúng.

GV chúng ta thường chỉ quan tâm, băn khoăn thắc mắc một tổ hợp ngôn ngữ nào đó là một từ hay hai từ, chúng là từ đơn, từ ghép hay là từ láy, chúng thuộc biện pháp so sánh hay không phải là so sánh, chúng là danh từ, động từ hay tính từ, một tổ hợp nào đó thuộc kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? hay kiểu câu Ai thế nào?, chúng là câu đơn hay là câu ghép… mà không quan tâm chúng được dùng để làm gì, dùng như thế nào trong hoạt động nói năng, lúc nào, hoàn cảnh nào thì nên chọn chúng.

Ví dụ bài tập để nhận biết từ đơn, láy, ghép mà bài tập sử dụng chúng (là bài tập tạo năng lực) như sau thường xuất hiện ít:

Thay những từ được in đậm bằng một từ láy để các câu sau trở nên gợi tả hơn:

– Đêm trung thu trăng sáng lắm. Dưới trăng, dòng sông trông như dát bạc.

(Đáp án: long lanh, vằng vặc, lung linh, chấp chới/rập rờn)

Để phát triển năng lực dùng từ cho học sinh, giáo viên cần chỉ dẫn được cho các em trong tình huống nào thì chọn từ đơn hay từ ghép, từ láy, dùng từ theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển, dùng một từ hay một ngữ, chỉ dẫn bộ phận nào cách đặt câu bộ phận nào nên đặt trước hay đặt sau…Có như vậy, khi dạy viết văn miêu tả mới chuyển được những cách dùng từ, đặt câu của học sinh như “Buổi sáng thuyền đi làm” thành “Buổi sáng thuyền căng buồm ra khơi” “Mỗi khi đi qua đây, ai cũng hít lấy hít để mùi thơm” thành “Ai cũng muốn đến đây để thưởng thức hương thơm” hay ” Vừa tới nơi, hương thơm đã dạt dào bay vào cánh mũi“, chuyển từ ” Có nhiều con chim đang bay” thành ” Những cánh chim chấp chới (dập dờn)“,chuyển từ “Vừa liếm vào múi sầu riêng, ta đã thấy nó ngọt” thành “Khi đầu lưỡi ta vừa chạm vào múi sầu riêng,vị ngọt của nó dường như đã lan tỏa” …

b) Trong dạy học tập đọc, chúng ta đang quá tập trung vào nhận biết, tái hiện các tình tiết của văn bản (đọc nhớ) mà ít giải thích và đặc biệt ít dạy học sinh hồi đáp (đánh giá, liên hệ) nên chưa dạy học sinh đọc vận dụng, sáng tạo.

Ví dụ, điều chỉnh tổ hợp câu hỏi của bài tập đọc Tìm ngọc (SGK TV2, tập 1 trang 138) (Theo gợi ý và trợ giúp của Fiona Farley chuyên gia tư vấn quốc tế dự án VNEN) là một minh chứng cho việc chuyển từ hệ câu hỏi nặng về tái hiện, ghi nhớ (đọc nhớ) thành những bài tập phát huy liên cá nhân, phát triển tư duy sáng tạo, kích thích hứng thú, khả năng làm việc độc lập và hợp tác của học sinh.

Các câu hỏi của sách giáo khoa:

1. Do đâu chàng trai có viên ngọc quý?

2. Ai đánh tráo viên ngọc?

3. Mèo và Chó đã làm cách nào để lấy lại viên ngọc?

a) Ở nhà người thợ kim hoàn

b) Khi ngọc bị cá đớp mất

c) Khi ngọc bị quạ cướp mất.

4. Tìm trong bài những từ khen ngợi Mèo và Chó. Những câu hỏi/ bài tập đã được điều chỉnh:

a) Hãy chia các nhân vật trong câu chuyện ra thành hai nhóm: nhân vật tốt và nhân vật xấu.

b) Giải thích vì sao em xếp mỗi nhân vật vào nhóm đó.

c) Em thích nhân vật nào trong câu chuyện, vì sao?

Bài tập 1 được tiến hành với đồ dùng dạy học: hình giấy 7 nhân vật của câu chuyện (chàng trai, Chó, Mèo, người thợ kim hoàn, chuột, cá, quạ), một tờ giấy A0 và một hộp bút màu. Bài tập này có những lợi thế sau:

– Về nội dung, bài tập đã chuyển yêu cầu nhận biết tình tiết truyện của 3 câu hỏi đầu trong sách giáo khoa thành yêu cầu đánh giá nhân vật dựa vào các tình tiết truyện (thông tin từ truyện). Bài tập này hình thành cho học sinh năng lực đánh giá bằng cách thu thập dữ kiện. Nó chứa một vấn đề cần giải quyết và cũng tiềm ẩn một cơ hội cho tư duy phản biện của học sinh (mà hầu như sách giáo khoa hiện nay không tạo cơ hội này): trong các nhân vật của truyện, có nhân vật không tốt cũng không xấu.

– Về hình thức thực hiện, đây là một bài tập dành cho hoạt động nhóm. Về cách thể hiện kết quả, với 2 phương tiện đã cho, học sinh có thể lựa chọn hoặc là dán các nhân vật vào từng nhóm tốt xấu (đáp án chờ đợi có cả nhân vật được đặt trên đường kẻ giữa), hoặc là tô khác màu cho các nhóm nhân vật. Hình thức thực hiện của bài tập sẽ tạo hứng thú cho học sinh

Bài tập 2 là một bài tập yêu cầu giải thích, là một bài tập cao hơn bài tập tái hiện của sách giáo khoa. Đây là một bài tập mở vì nó tạo cơ hội cho học sinh đưa ra những lí do khác nhau. Bài tập này tạo cho học sinh cơ hội trình bày lập luận, luyện tập cho học sinh cách bảo vệ ý kiến của mình. Đây là những kĩ năng sẽ được chú trọng hình thành trong chương trình mới.

Câu hỏi 3 cũng là một câu hỏi mở, một câu hỏi mang tính liên cá nhân, nó tạo cơ hội cho học sinh nói lên ý kiến của mình một cách tự do.

c) Trong dạy học tạo lập văn bản (tập làm văn), chúng ta hay để học sinh nhớ, thuộc bài văn mẫu để chép theo mà ít dạy học sinh suy nghĩ để có ý tưởng của riêng mình, ít dạy học sinh cách biểu đạt những ý tưởng này nên các em không biết cách viết sáng tạo.

Để khắc phục điều này, trước hết chúng ta cần có những đề bài tạo cơ hội cho học sinh sáng tạo, ví dụ:

– Thế nào là người hạnh phúc? Em hãy viết đoạn văn trình bày ý kiến của mình.

– Hãy tưởng tượng em sang thăm nước Nhật và sẽ đến trước tượng đài Xa-xa-cô (trong câu chuyện Những con sếu bằng giấy, SGK Tiếng Việt 5, trang 36-37). Em muốn nói gì với Xa-xa-cô để tỏ tình đoàn kết của trẻ em khắp năm châu và khát vọng thế giới được sống cuộc sống hòa bình? Hãy viết đoạn văn ghi lại những điều em muốn nói.

(Đề 9, Đề 10, Ôn tập – kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh môn Tiếng Việt lớp 5 học kì I NXB ĐHSP – 10/2016)

Tất nhiên, để học sinh có thể thực hiện được đề bài này, trước hết giáo viên phải có năng lực viết văn, bởi vì chúng ta không thể hình thành, phát triển cho học sinh một năng lực nào đó mà chúng ta không có, không thể gặt hái một cái gì mà chúng ta không có khả năng gieo trồng.

Tác giả: Tổ chuyên môn khối 2

Truyền Thông Về Dạy Học Môn Tiếng Việt Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh

Tổ chức dạy học nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển năng, phẩm chất cũng không phải là mới. Tuy nhiên, quá trình tổ chức dạy học để phát huy năng lực cá nhân, tạo điều kiện cho học sinh được sáng tạo và tương trợ lẫn nhau trong học tập thì mỗi tiết học cần sự thay đổi và thay đổi cụ thể trong mỗi giáo viên. Một thay đổi cần làm cụ thể, thiết thực và quan trọng để dạy học hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của cá nhân là lập kế hoạch, tổ chức một số tiết học.

Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người…

Trong quan niệm dạy học mới (tổ chức) một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những yêu cầu có tính chất truyền thống như: Bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh (HS); giờ học đổi mới PPDH còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa GV với HS, giữa HS với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc ” Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ học tập với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên

Một là: Đổi mới từ cách dạy truyền thống thiên về đọc chép sang cách dạy đọc-hiểu

Hai là: Dạy học tích hợp là tổ chức nội dung dạy học của giáo viên sao cho học sinh có thể huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng, từ đó phát triển được các năng lực cần thiết.

Du Học Tiếng Anh Tại Canada Nơi Phát Triển Năng Lực Ngôn Ngữ

Khi có nhu cầu học tiếng Anh, việc chọn một môi trường học tập phù hợp là mối bận tâm của rất nhiều phụ huynh và học sinh. Hiện nay, Canada đang nổi lên như một lựa chọn sáng giá nhờ chất lượng đào tạo xuất sắc. Khi du học tiếng Anh tại Canada, bạn có thể chọn học tại các trung tâm ngoại ngữ nằm trong trường trung học, cao đẳng hoặc đại học.

Học viện ngôn ngữ quốc tế ILAC

Học viện ngôn ngữ quốc tế ILAC đã có hơn 19 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các chương trình học và các khóa học cho sinh viên quốc tế. Trường cung cấp các lớp học Anh ngữ chất lượng cao phù hợp với mọi cấp độ và mục đích học. Đây là một môi trường lý tưởng cho các bạn có ý định du học tiếng Anh tại Canada.

Trung tâm ngôn ngữ Hansa Language Center

Được thành lập từ năm 1969, Hansa là một trong những trung tâm ngôn ngữ lớn và uy tín nhất tại Canada. Tại đây, các bạn sẽ được sắp xếp trong các lớp học phù hợp với nhu cầu cũng như lịch trình sinh hoạt của bản thân, cho phép các sinh viên có thể điều chỉnh mức độ học.

Trường ngôn ngữ quốc tế ILSC

Trường ngôn ngữ quốc tế ILSC có cơ sở tại ba thành phố lý tưởng Vancouver, Montreal và Toronto. ILSC mang đến cho các du học sinh các chương trình học chất lượng cao, đồng thời sử dụng các phương pháp tiếp cận phong phú nhằm đáp ứng những nhu cầu của học viên. Không những vậy, trường còn cung cấp đa dạng các chương trình thông qua hệ thống các trường ngôn ngữ, cao đẳng…

Trường Anh ngữ St. George International College (SGIC)

Thành lập năm 1994, trường Anh ngữ St.George International College – SGIC là trường dạy tiếng Anh có một bề dày lịch sử về chất lượng giáo dục và uy tín ở Toronto. Trường có ba cơ sở chính được đặt tại trung tâm của ba thành phố lớn Toronto, Vancouver và North York.

Là thành viên của Languages Canada (Hiệp hội Ngôn ngữ Canada), SGIC đáp ứng tất cả nhu cầu của du học sinh về các khóa học Anh ngữ ESL. Tại đây, tất cả giáo viên, sinh viên và nhân viên đều cố gắng xây dựng một ngôi trường hiện đại với chất lượng giáo dục vượt trội.

- Điều kiện du học Canada: Những điều bạn cần biết

- Cần làm gì để đảm bảo sức khỏe và an toàn khi du học Canada?

Hội Nghị Chuyên Đề “Dạy Học Môn Tiếng Việt Lớp 1 Nhằm Phát Triển Phẩm Chất, Năng Lực Và Đổi Mới Sinh Hoạt Chuyên Môn Theo Hướng Nghiên Cứu Bài Học”

21.10.2020 15:49

4155 đã xem

Ngày 21/10/2020 tại Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, thành phố Đà Lạt, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị chuyên đề “Dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực và đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học’ cho cụm chuyên môn số 1 lựa chọn bộ SGK số 2 có tên gọi “chân trời sáng tạo” do Phòng GDĐT Đà Lạt làm cụm trưởng và 2 đơn vị Bảo Lộc và Đạ Tẻh.

 Thành phần tham dự có 200 đại biểu gồm: Phòng GDTH Sở GDĐT; Lãnh đạo Phòng GDĐT thành phố Đà Lạt, Bảo lộc và huyện Đạ Tẻh; Chuyên viên giáo dục tiểu học; Phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn khối 1 các trường tiểu học thuộc Phòng GDĐT Đà Lạt, Bảo Lộc và Đạ Tẻh.

 Mục tiêu chuyên đề nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL-GV về thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, trong đó có dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 và đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

 Tại các hoạt động chuyên môn, các đại biểu đã dự giờ 2 tiết môn Tiếng Việt lớp 1 bộ sách chân trời sáng tạo; tham gia sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; đổi mới đánh giá học sinh theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, các đại biểu còn được tham quan mô hình dạy học, trao đổi thêm về chuyên môn, kinh nghiệm tổ chức bán trú….các hoạt động diễn ra ý nghĩa đối với công tác quản lý hoạt động dạy học và đánh giá học sinh. Các hoạt động chuyên đề đã tháo gỡ các khó khăn trong quá trình dạy học, được  đội ngũ CBQL và giáo viên đánh giá rất cao hiệu quả, ý nghĩa của hội thảo chuyên đề.

1. Đối với nhà trường

– Xây dựng kế hoạch giáo dục thực hiện chương trình lớp 1 theo hướng phân bổ hợp lý về nội dung và thời lượng dạy học giữa các môn học, hoạt động giáo dục để không gây quá tải, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình 2018 được xây dựng theo hướng mở; giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp học.

– Thời khóa biểu cần bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa các môn học và hoạt động giáo dục, sáng không quá 4 tiết, chiều không quá 3 tiết, không quá 2 tiết/môn học/buổi, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 1.

– Giao cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy buổi sáng theo dõi và cung cấp thông tin trao đổi với giáo viên buổi chiều có biện pháp giúp đỡ kịp thời đối với các em học sinh còn khó khăn trong học tập, những em chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập trong buổi sáng.

– Tăng cường dự giờ, thăm lớp, thực hiện chuyên đề nhằm hỗ trợ thường xuyên cho giáo viên trong quá trình triên khai thực hiện chương trình; triển khai kế hoạch cho đội ngũ giáo viên cốt cán kịp thời giúp đỡ, chia sẻ khó khăn cho giáo viên lớp 1. Trong giai đoạn này, giáo viên lớp 1 chỉ dự giờ góp ý, chia sẻ khó khăn, hỗ trợ tư vấn kịp thời, không đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên.

– Trong quá trình dạy học, nhà trường giao giáo viên phải tìm hiểu kỹ đối tượng học sinh, yêu cầu cần đạt của chương trình, cách thiết kế của sách giáo khoa để xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp. Giáo viên và nhà trường được chủ động lên kế hoạch chi tiết để giúp học sinh đạt được yêu cầu chuẩn đầu ra cuối năm học mà chương trình đặt ra, nếu có hiện tượng học sinh quá tải vì học quá nhanh thì giáo viên cần điều chỉnh kế hoạch dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Điều này chương trình cho phép và là nhiệm vụ của giáo viên.

2. Đối với giáo viên

– Chương trình chỉ quy định yêu cầu cần đạt vào cuối năm lớp 1 không quy định yêu cầu cần đạt ở từng giai đoạn học tập. Theo đó, SGK cũng được thiết kế có tính mở, trao quyền chủ động cho GV. Vì vậy, ở mỗi hoạt động, GV có quyền linh hoạt điều chỉnh nội dung dạy học sao cho phù hợp với đối tượng HS và điều kiện thực tế địa phương. Khi HS còn đang trong giai đoạn làm quen với việc học, giáo viên có thể điều chỉnh giảm yêu cầu cần đạt ở một số kỹ năng. Đối với kỹ năng đọc đoạn, những học sinh đọc chưa tốt chỉ yêu cầu các em đọc được từ ngữ có chứa âm/chữ/vần mới, tiến tới đọc câu ngắn. Những học sinh này có thể vừa đánh vần vừa đọc.

– Giáo viên được quyền xây dựng, điều chỉnh kế hoạch dạy học của mình cho phù hợp với đối tượng đảm bảo đạt yêu cầu chuẩn đầu ra vào cuối năm học cho mỗi môn học, mỗi sách giáo khoa có các cách tiếp cận khác nhau nên khi triển khai thực hiện, giáo viên cần nắm vững yêu cầu của chương trình, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện thực hiện của nhà trường để xây dựng kế hoạch dạy học cho phù hợp (về thời lượng, tiến độ thực hiện, thời khóa biểu…) vì chương trình chỉ quy định thời lượng thực hiện cho mỗi môn học trong một năm và yêu cầu cần đạt cho từng năm học nên giáo viên được quyền xây dựng, điều chỉnh kế hoạch dạy học của mình cho phù hợp với đối tượng đảm bảo đạt yêu cầu chuẩn đầu ra vào cuối năm học cho mỗi môn học.

– Để thực hiện được chương trình theo chuẩn đầu ra quy định, lớp 1 được tổ chức học 2 buổi/ngày và giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập ngay tại lớp. Giáo viên khôn giao bài tập về nhà nhằm giúp các em có thời gian nghỉ ngơi và trải nghiệm kiến thức đã được học ở nhà trường với người thân, từ đó hình thành các năng lực, phẩm chất theo yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông 2018.

– Môn Tiếng Việt lớp 1 không coi trọng và đặt yêu cầu cao về tập viết, thời gian đọc của học sinh chiếm thời lượng 60%, trong đó viết chỉ thực hiện khoảng 25%, thời gian còn lại dành cho các kĩ năng nghe, nói và kiểm tra đánh giá. Do vậy, trong quá trình mới bắt đầu dạy học và học sinh mới làm quen cách học tiếng Việt thì giáo viên không quá chú trọng vào viết chữ, bắt học sinh luyện viết nhiều sẽ làm cho học sinh vất vả, mệt mỏi dẫn đến không thích học.

– Đối với những lớp sĩ số đông, giáo viên chia nhỏ nhóm đối tượng học sinh để sâu sát, uốn nắn, hướng dẫn kịp thời cho các em, giai đoạn này giáo viên không phải ghi nhận xét nhiều vào vở mà trực tiếp giúp đỡ các em khi gặp khó khăn, ghi nhận tuyên dương các em với tiến bộ nhỏ nhất. Giai đoạn con mới vào lớp 1 đối với môn học Tiếng Việt, điều mà cha mẹ các em quan tâm là cách đánh vần, hướng dẫn đọc viết của các con. Nội dung này giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các cha mẹ học sinh và giúp đỡ kịp thời.

– Đặc điểm học sinh tiểu học từ 6 tuổi vào lớp 1 bắt đầu học chữ, do vậy học sinh phải được nhận diện được chữ cái mới học được âm vần, nhận diện được các âm vần, do đó cách hướng dẫn đánh vần của giáo viên là rất quan trọng, giai đoạn này giáo viên phải phát âm chuẩn, tròn vành, rõ chữ, thể hiện làm mẫu đánh vần cho học sinh quan sát cách phát âm. Giáo viên linh hoạt trong kỹ thuật hướng dẫn đánh vần cho học sinh, trong đó chú ý các học sinh chưa nắm vững và không nhận diện được. Ví dụ đánh vần tiếng “bàn”  có thể ban – huyền – bàn; bờ – an – ban – huyền- bàn; a-n-an-bờ-an-ban-huyền-bàn. Tùy theo từng em học sinh giáo viên hướng dẫn các em đánh vần miễn sao học sinh nhớ và đọc được.

– Đối với kỹ năng viết, với những học sinh viết chưa tốt chỉ yêu cầu các em viết được chữ ghi âm mới, bước đầu hướng tới viết đúng độ cao, độ rộng, chưa đặt ra yêu cầu viết đẹp hoặc viết được các chữ ghi tiếng, ghi từ. Yêu cầu về các kỹ năng này sẽ được nâng cao dần qua từng giai đoạn học tập tiếp sau, tiến tới đạt yêu cầu cần đạt vào cuối năm học.

– Đối với những bài dạy 3 âm hoặc vần, tổ chuyên môn khối 1 nghiên cứu đề xuất phương án tăng thời lượng từ 2 tiết lên 3 tiết báo cáo hiệu trưởng phê duyệt nếu thấy cần thiết.

 Tiếp theo Kế hoạch, ngày 23/10/2020 tại Trường TH Nguyễn Trãi huyện Di Linh tiếp tục tổ chức chuyên đề bộ sách giáo khoa số 1 có tên gọi “Kết nối tri thức với cuộc sống” cho thành phần tham dự các trường tiểu học cụm chuyên môn số 2 do Phòng GDĐT Di Linh làm cụm trưởng và các đơn vị Đạ Huoai, Cát tiên và Bảo Lâm.

Phòng GDTH Sở GDĐT Lâm Đồng

Tiết mục văn nghệ chào mừng Hội thảo Chuyên đề của học sinh trường Đoàn Thị Điểm – Đà Lạt

Tiết mục văn nghệ chào mừng Hội thảo Chuyên đề của giáo viên trường Đoàn Thị Điểm – Đà Lạt

Đồng chí Nguyễn Duy Hải, Trưởng phòng  Phòng Giáo dục Tiểu học phát biểu

Đồng chí Tăng Thị Hằng – Phó Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo Đà Lạt phát biểu 

Tiết dạy minh họa chuyên đề môn Tiếng Việt

Đồng chí Trưởng phòng Phòng Giáo dục Tiểu học Nguyễn Duy Hải giải đáp thắc mắc

và nêu một số giải pháp giải quyết vướng mắc và định hướng thực hiện dạy học trong thời gian tới