Top 6 # Xem Nhiều Nhất Dạy Đọc Từ Vựng Tiếng Anh Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Đọc Báo Tiếng Anh: Cách Nâng Cao Vốn Từ Vựng Hiệu Quả

Đây là một bước vô cùng quan trọng mà bất cứ ai muốn tiếp cận tới phương pháp này đều phải suy xét, chọn lọc thật kĩ những trang báo phù hợp nhất với vốn từ vựng tiếng anh, khả năng reading và sở thích của bản thân để có thể đem lại hiệu quả tiếp thu kiến thức cao nhất.

Bạn đọc ở mức trung bình nhưng lại chọn một trang báo tiếng anh có lối hành văn bay bổng, tinh tế, câu từ mới lạ nhiều thì hiển nhiên cảm giác ngại đọc, nản lòng hay mất cả ngày mới hiểu được một đoạn là điều không thể tránh khỏi.

Do vậy đừng bỏ qua bước quan trọng này nếu không muốn lãng phí thời gian mà còn gây tác dụng ngược đối với việc học. Theo hiểu biết của cá nhân tôi thì có thể phân loại để các bạn tham khảo như sau.

Báo tiếng anh dễ đọc, văn phong đơn giản:

: Đây là trang báo tiếng anh dễ đọc với từ ngữ khá đơn giản phù hợp với người mới bắt đầu. Ngoài ra các bài viết còn có thêm file nghe rất hữu ích đối với những bạn muốn đồng thời nâng cao khả năng Listening, giọng nghe khá giống đề thi TOEIC nữa.

Báo song ngữ : Tổng hợp các bài viết hay từ các báo lớn trên thế giới, có phụ đề tiếng Việt song song rất dễ cho bạn đọc theo dõi, đối chiếu. Ví dụ như trang này:

Báo tiếng anh dành cho những bạn trình độ cao hơn:

: Rất có ích với những bạn có ý định luyện thi Ielts. The New York Times là tờ báo tổng hợp cung cấp tin tức trong mọi lĩnh vực không chỉ bó hẹp trong phạm vi thành phố hay nước Mỹ mà toàn Thế Giới.

: Một lời giải thích ngắn gọn và súc tích nhất về The Economist xác định đây là một tờ tuần báo tin tức quốc tế, chuyên về các lĩnh vực kinh doanh, chính trị, tài chính, khoa học, công nghệ, văn hoá và nghệ thuật.

The Guardian Weekly The Independent Harvard business review Intelligent Life The Australian

4 BƯỚC ĐỌC BÁO TIẾNG ANH HIỆU QUẢ ĐỂ NẠP ĐƯỢC KIẾN THỨC TỐI ĐA

Bạn nên xác định tư tưởng đọc báo là để giải trí, thư giãn, tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, đừng bao giờ để suy nghĩ mang nặng tính học thuật.

Đọc lượt đầu tiên để nắm cơ bản nội dung của bài. Tôi khuyên bạn nên đọc trên máy tính và bằng trình duyệt Cốc cốc, khi nhấp đôi chuột vào từ mới sẽ hiện ra ra phát âm và nghĩa giúp bạn nhanh chóng nắm được nghĩa của câu. Chú ý học luôn phát âm của từ, mà trước hết nên học cho chuẩn đã.

Đọc lại để hiểu sâu hơn bài viết. Chuẩn bị một tab từ điển Anh-Anh ở bên cạnh như Cambridge Dictionary, tra nghĩa những từ mới, cụm từ sao cho hợp với ngữ cảnh, tham khảo những ví dụ đặt câu trong từ điển.

Đọc thành tiếng toàn bộ bài viết, chú ý nhấn nhá, ngắt nghỉ đúng chỗ. Đây là bước vô cùng quan trọng không thể bỏ qua vì nó đồng thời sẽ giúp nâng cao khả năng nói cũng như nghe của bạn, một công đôi việc phải không 😀

Đây là cách học hiệu quả rất phù hợp cho những bạn “lười” ghi chép như tôi.

Thắc mắt đặt ra là có nên đọc đi đọc lại nhiều lần một bài báo tiếng anh để nắm chắc từ mới, cấu trúc hay ko?

Thì theo quan điểm của tôi là không nên, đọc lại 2,3 lần đã là nhiều rồi vì chúng ta đọc báo tiếng anh hay là để giải trí, nắm thông tin mà. Đọc nhiều lần dễ gây cảm giác nhàm chán, giảm hưng phấn của bản thân. Học theo cách này, khi đọc báo bạn gặp lại một từ mới tới 4,5 lần vẫn bị quên chưa nhớ ra thì đừng lo, hãy cứ chăm chỉ vì gặp lại tới hàng chục lần thì chắc chắn sẽ nhớ thôi, hãy để việc tiếp thu kiến thức diễn ra một cách tự nhiên.

Thân ái, chúc học tốt!

Dạy Trẻ Học Từ Vựng Tiếng Anh

By Category: Tags: AnhNguBIS BÍ QUYẾT HỌC TIẾNG ANH học tiếng Anh, tiếng Anh thiếu nhi, từ vựng tiếng Anh

Từ vựng tiếng Anh vốn nhiều vô kể. Việc phải ghi nhớ từ vựng đối với trẻ là việc không đơn giản. Bởi các em còn quá nhỏ và chỉ mới bắt đầu làm quen với ngoại ngữ. Vì vậy, việc dạy từ vựng tiếng Anh cho trẻ cần có phương pháp khoa học.

2. Học từ vựng tiếng Anh từ dễ đến khó:

Đối với người mới bắt đầu học tiếng Anh, đặc biệt là trẻ em thì tiến trình dạy là điều rất quan trọng. Khi bắt đầu, hãy dạy cho trẻ những từ vựng đơn giản, thông dụng trong cuộc sống hằng ngày. Những từ vựng này phải có cách đọc và cách viết đơn giản.

Khi trẻ đã quen với những từ vựng đơn giản, hãy nâng dần dần mức độ lên. Điều này khiến trẻ cảm thấy có hứng thú và muốn học hơn.

Không nên lựa chọn những từ vựng khó, không thông dụng để dạy trẻ ngay từ đầu. Như vậy, trẻ sẽ cảm thấy khó khăn trong việc ghi nhớ. Dần dần, trẻ sẽ chán nản và không muốn học tiếng Anh nữa.

3. Học từ vựng tiếng Anh thông qua hình ảnh và âm thanh:

Hình ảnh và âm thanh là hai phương thức giúp não bộ trẻ ghi nhớ từ vựng tiếng Anh một cách đơn giản nhất. Trẻ có thể học từ vựng thông qua những trò chơi có kết hợp các hình ảnh hoặc bài hát. Hoặc trẻ có thể học tiếng Anh qua phim hoạt hình. Những điều này sẽ để giúp trẻ có hứng thú và dễ dàng ghi nhớ từ vựng tiếng Anh hơn.

4. Thường xuyên sử dụng từ vựng đã học vào cuộc sống:

Học tập phải đi đôi với thực hành mới đem lại hiệu quả tối ưu. Khi dạy trẻ học từ vựng tiếng Anh hãy thường xuyên tạo cơ hội để trẻ thực hành những gì đã được học.

Tham khảo thông tin khóa học tiếng Anh toàn diện tại BIS: Chi tiết.

5. Học từ vựng theo phương pháp ba nhất “to nhất, rõ nhất, nhanh nhất”:

Đây chính là tuyệt chiêu khi trẻ cần đọc để ghi nhớ một từ vựng. Khi thấy từ vựng xuất hiện, hãy rèn cho trẻ cách đọc thật to, rõ ràng từ vựng đó một cách nhanh nhất. Khi đọc lên, mắt nhìn, tai lắng nghe, bộ não được hoạt động và ghi nhớ nhiều lần sẽ giúp cho trẻ nhớ từ vựng một cách dễ dàng hơn.

Khi học một từ vựng hãy chỉ cho trẻ biết được cả những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ đó. Chính việc não phải hoạt động, liên tưởng tới những từ trái nghĩa với từ vựng đó sẽ kích thích khả năng ghi nhớ tốt hơn ở trẻ.

TRUNG TÂM DẠY KÈM TIẾNG ANH BIS

Đăng ký ngay để nhận 2 buổi học thử miễn phí.

Hoặc liên hệ ngay với chúng tôi tại:

Địa chỉ: 126 Trương Định, Tp. Quảng Ngãi

Điện thoại: 0255 222 55 99

“Thủ Thuật” Dạy Đọc Tiếng Anh

GD&TĐ – Cô giáo Đậu Thị Diệp – Trường THPT Trần Phú (Thanh Hóa) chia sẻ những thủ thuật , phương pháp và phương tiện dạy học vào giờ dạy Đọc (Reading) tiếng Anh.

Chuẩn bị trước giờ dạy

Do đặc thù của tiết “Reading ” nên công việc chuẩn bị của giáo viên sẽ nhiều hơn của học sinh. Một tiết học chỉ có thể thành công khi giáo viên có sự chuẩn bị kỹ càng, nhuần nhuyễn và học sinh học tập chủ động tích cực.

Về phía giáo viên: Xác định mục tiêu tiết dạy; lựa chọn phương pháp, thủ thuật thích hợp áp dụng vào tiết dạy; giáo án, đồ dùng dạy học cần thiết;

Phân bổ thời gian hợp lý cho tiết dạy, điều này hết sức quan trọng vì nếu phân bố thời gian không hợp lý sẽ “cháy giáo án ” và không nhấn mạnh được vào trọng tâm của bài.

Thực tế một số tiết “Reading ” nếu theo phân phối chương trình dạy trong một tiết là hơi “nặng”, do đó đòi hỏi giáo viên cần phân bố thời gian cho mỗi bài học phù hợp để làm nổi phần trọng tâm và lướt phần không trọng tâm”…

Hứng thú từ phần khởi động

Khi dạy đọc hiểu, không chỉ đơn thuần giúp học sinh hiểu được ngữ liệu trong một đoạn văn nào đó mà còn phải tạo ra những hoạt động luyện tập giúp học sinh thực hành các kỹ năng đọc.

Đó là những kỹ năng có thể giúp học sinh hiểu được những đoạn văn khác nhau theo những mục đích khác nhau. Vì vậy giáo viên không trình bày giới thiệu nội dung mà học sinh phải tự đọc để nắm bắt nội dung, vai trò của giáo viên chỉ là hỗ trợ, gợi ý, hướng dẫn, ra yêu cầu.

Thông thường có 3 bước dạy đọc hiểu đó là:

Trước khi đọc (Pre-reading)

Trong khi đọc (While – reading)

Sau khi đọc: (Post- reading)

Trước khi đọc (Pre-reading activities): Khoảng 12 đến 15 phút

Phần này bao gồm những hoạt động và thủ thuật nhằm đạt được mục đích sau: Gây hứng thú; thiết lập ngữ cảnh; tạo nhu cầu, lý do; dạy những cấu trúc, từ mới cần thiết cho đọc hiểu; giới thiệu tóm tắt nội dung bài đọc; gợi ý, hướng sự chú ý vào những điểm chính của bài đọc; cho học sinh đoán trước nội dung bài đọc và nêu những điều muốn biết về bài đọc.

Phần gây hứng thú, thiết lập ngữ cảnh chính là phần Warm up. Các hoạt động này nên ngắn gọn, tập trung. Thời gian dành cho các hoạt động này từ 3 – 5 phút là đủ.

Với phần này, có thể sử dụng các hoạt động sau để thực hiện:

Việc này giúp cho học sinh nhớ từ và sau đó các em có thể tìm những từ này trong bài đọc. Học sinh có thể nêu từ bằng tiếng Việt, giáo viên chuyển sang tiếng Anh.

Questioning:

Cho học sinh quan sát tranh trong bài đọc hoặc câu đầu tiên của bài và tự nghĩ các câu hỏi để hỏi về bài đọc. Hoạt động này tạo ra sự luyện tập hữu ích trong việc thành lập câu hỏi của học sinh và tạo cho học sinh lý do để đọc.

Do đó học sinh có thể tìm ra đáp án cho câu hỏi mình đặt khi tiến hành đọc bài. Nên gọi các học sinh khá, giỏi đặt câu hỏi. Giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh để thu hút sự chú ý của học sinh về chủ điểm chính của bài đọc và tạo không khí hào hứng cho lớp học…

Tạo hưng phấn phần đọc

Phần đọc (While- reading )khoảng từ 20 đến 25 phút . Khi bước vào phần này, yêu cầu đầu tiên giáo viên yêu cầu học sinh là đọc qua các Task để nắm bắt nhanh được là mình sẽ làm gì sau khi đọc bài. Sau đó yêu cầu học sinh đọc thầm bài.

Trong lúc học sinh đang đọc thầm giáo viên chỉ đi quanh để quản lý lớp chứ không giải thích, không làm học sinh gián đoạn mất tập trung. Thời gian cho học sinh đọc thầm khoảng từ 2 đến 4 phút.

Cần phải nhớ rằng đọc thầm là vô cùng quan trọng. Nếu giáo viên cứ đọc to bài khoá cho học sinh nghe sẽ trở thành một bài nghe hiểu. Đây là một số điểm cần nhớ khi dạy 1 bài đọc trên lớp:

Đọc to bài khoá thật ra là luyện ngữ âm, tiết tấu do đó hãy thực hiện việc này vào cuối giờ nếu còn thời gian. Việc đọc to chỉ cần thiết khi đọc thơ hay kịch bản.

Đọc to chỉ có lợi cho việc thực hành đọc một cách thuần thục, trôi chảy và làm cho học sinh thấy tự tin khi bài đọc không quá khó đối với chúng.

Các kĩ năng thường dùng trong giai đoạn này là đọc tập trung và đọc mở rộng. Đọc tập trung có nghĩa là người đọc phải hiểu tất cả những gì đã đọc và có thể trả lời các câu hỏi chi tiết về từ, ngữ và ý tưởng được diễn đạt qua bài văn.

Đọc mở rộng có nghĩa là học sinh hiểu một cách tổng quát về bài văn mà không cần thiết phải hiểu từng từ hoặc từng ý việc đọc tập trung sẽ giúp cho học sinh đọc mở rộng tốt hơn. Đồng thời việc đọc mở rộng cũng sẽ giúp cho học sinh tự tin hơn khi tiếp xúc với các văn bản chuẩn xác.

Đối với một bài đọc dài, giáo viên có thể áp dụng cách đọc mở rộng ở một vài đoạn và cho học sinh đọc tập trung ở những đoạn khác. Nếu để cho học sinh đọc tập trung bài văn quá dài các em sẽ mất hứng thú và cũng sẽ không đủ thời gian rèn luyện kĩ năng đọc nhanh…

Tổng quát kiến thức sau đọc (Khoảng từ 5 – 7 phút)

Sau khi học sinh đọc và làm bài tập đọc hiểu, giáo viên có thể tiếp tục cho học sinh tiến hành các bài tập đòi hỏi có sự thông hiểu tổng quát của toàn bài, liên hệ thực tế, chuyển hóa vốn kiến thức vừa nhận được qua bài đọc, luyện tập củng cố.

Với phần này, có thể dựa vào mức độ dễ hoặc khó của bài đọc để thiết kế bài tập cho phù. Cuối cùng tôi dành khoảng 1phút cuối giao bài tập về nhà. Thường là yêu cầu học sinh học từ mới, đọc lại bài ở nhà và dịch bài sang tiếng Việt vào vở bài tập và làm phần Reading trong sách bài tập .

Bút Dạy Trẻ Đọc Viết Tiếng Anh

Không chỉ dừng lại ở tính năng đọc nội dung của sách bằng tiếng Anh, chiếc bút điện tử thế hệ mới Leap Reader còn giúp trẻ tự học viết chữ hoặc nhận diện những từ cơ bản để làm nền tảng vững chắc cho những mục tiêu cao hơn trong tương lai.

Với thư viện có trên 150 đầu sách thuộc nhiều chủng loại khác nhau, Leap Reader sẽ giúp trẻ em trong độ tuổi từ 4 – 8 nhanh chóng cải thiện trình độ Anh ngữ vỡ lòng, đặc biệt là kỹ năng phát âm, đọc hiểu, nghe và viết chính tả. Không chỉ dừng lại ở đấy, Leap Reader hứa hẹn sẽ giúp hình thành và phát triển gần 2.600 kỹ năng bổ trợ để giúp trẻ thông minh và tự tin hơn.

Để yêu cầu Leap Reader đọc một từ, cụm từ, câu hoặc cả đoạn văn, bạn chỉ cần đặt đầu bút vào vị trí tương ứng. Leap Reader còn có thể đánh dấu (highlight) mọi thứ mà đầu bút đi qua để bạn dễ nhận diện hơn. Đây cũng là một cải tiến độc đáo của thế hệ gia sư điện tử 2.0. Bạn cũng sẽ rất yên tâm khi con trẻ học viết vì chiếc bút này sẽ không làm bẩn quần áo của bé trong lúc học viết do nó chỉ sử dụng giấy, mực điện tử.

Leap Reader có thể bộ nhớ trong 256 MB (lưu đến 40 đầu sách do hãng Leap Frog biên soạn và sản xuất hoặc 175 bài hát) và sạc pin bằng cáp USB tặng kèm. Việc quản lý dữ liệu của Leap Reader cũng rất dễ dàng thông qua phần mềm LeapFrog Connect Application.

Bạn cũng có thể download thêm trò chơi, bài hát hoặc ứng dụng thông qua phần mềm Leap Center. Nó còn có cổng gắn jack cắm tai nghe (nếu bạn không thích nghe bằng loa tích hợp) và bản điều khiển đa phương tiện trên thân bút (có đèn nền phát sáng nhiều màu tùy từng tính năng hoặc thao tác vừa chọn).

Với 2 màu vỏ xanh lá cây hoặc hồng rất thích hợp với thị hiếu của người tiêu dùng nhí, giá khoảng 1 triệu đồng.

Bạn đọc báo KHPT có thể khám phá hấp lực của chiếc bút học tiếng Anh 2.0 này thông qua đoạn phim ngắn hiện được phát tại địa chỉ rút gọn là http://goo.gl/WNxQs.

LÊ NGUYỄN BẢO NGUYÊN (Theo Gadget Detail)