MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY KĨ NĂNG ĐỌC TIẾNG ANH
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY KĨ NĂNG ĐỌC TIẾNG ANH
Thực tế cho thấy, về kỹ năng đọc và làm các bài tập sau khi đọc, Sinh viên thường mắc một số lỗi phổ biến như: phát âm sai, thường phát âm gió một cách bừa bãi, vốn từ của sinh viên quá ít ỏi hoặc quên nhiều, chưa biết cách đọc một bài đọc hiểu, không nhớ được thông tin trong bài đọc, không nắm được cấu trúc ngữ pháp cơ bản, đa số sinh viên không biết cách đặt câu hỏi cho đoạn văn và trả lời. Để khắc phục được tình trạng này, trước hết người giáo viên phải làm sao cho học sinh có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ nói chung và cụ thể là học tiếng Anh nói riêng, nhất là làm cho sinh viên yêu thích, quan tâm đến việc học một bài đọc một cách hiệu quả hơn. Các bài giảng của thầy ở trên lớp phải phù hợp với mọi đối tượng sinh viên, phải có phương pháp thích hợp, gây hứng thú học tập cho sinh viên.
Các hoạt động để luyện tập phát triển kỹ năng đọc hiểu thường được tiến hành theo 3 bước như sau:
– Các hoạt động trước khi đọc (Pre – reading activities).
– Các hoạt động trong khi đọc (While – reading activities).
– Các hoạt động sau khi đọc (Post – reading activities).
Giới thiệu bài đọc: Là một hoạt động rất quan trọng nhằm cung cấp cho sinh viên thông tin về bài đọc.
Một lời giới thiệu tốt thường ngắn gọn; gây hứng thú và làm cho sinh viên muốn đọc bài đọc hơn; Giúp học sinh liên hệ giữa bài đọc với những kiến thức đã học.
Giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh để thu hút sự chú ý của học sinh về chủ điểm chính của bài đọc và tạo không khí hào hứng cho lớp học.
VD: Giáo viên có thể hỏi câu hỏi về bức tranh trong bài đọc như: What are the people in the picture doing? (Mọi người trong bức hình đang làm gì vậy?); Where are they? (Họ đang ở đâu?).
Sau đó có thể đưa ra lời giới thiệu ngắn như: “The text we are going to read today about …” (Nội dung mà chúng ta sẽ đọc hôm nay nói về…).
Giải thích từ mới cho sinh viên trước khi đọc bài đọc hiểu là rất cần thiết. Điều đó sẽ làm cho sinh viên thấy dễ dàng tiếp cận bài hơn. Không cần thiết phải giảng tất cả các từ mới ở trong bài đọc. Sinh viên có thể đoán tiếp những từ mới bằng cách đọc tiếp bài đọc.
+ Bằng cách sử dụng giáo cụ trực quan: Có thể vẽ tranh ở trên bảng hoặc cắt các bức tranh từ họa báo.
+ Bằng cách sử dụng nội dung bài đọc.
+ Bằng cách dịch sang tiếng Việt.
Các hoạt động luyện tập trong khi đọc là những bài tập được thực hiện ngay trong khi học sinh đang đọc bài đọc, học sinh có thể đọc đi đọc lại (đọc thầm) để làm các bài tập. Hình thức luyện tập ở bước này là để tìm hiểu, khai thác nội dung bài khóa và tùy theo nội dung của từng bài sẽ có những dạng câu hỏi và yêu cầu khai thác khác nhau. Các bài tập và phương pháp phổ biến ở giai đoạn này thường có những dạng như sau:
+ Alternative questions
Tóm lại, để rèn kĩ năng đọc cho sinh viên, GV có thể áp dụng đa dạng các phương pháp nêu trên và áp dụng linh hoạt tùy theo trình độ của người học để mang lại hiệu quả cao nhất