Top 9 # Xem Nhiều Nhất Dạy Đọc Số Bằng Tiếng Anh Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Một Số Phương Pháp Dạy Kĩ Năng Đọc Tiếng Anh

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY KĨ NĂNG ĐỌC TIẾNG ANH

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY KĨ NĂNG ĐỌC TIẾNG ANH

Thực tế cho thấy, về kỹ năng đọc và làm các bài tập sau khi đọc, Sinh viên thường mắc một số lỗi phổ biến như: phát âm sai, thường phát âm gió một cách bừa bãi, vốn từ của sinh viên quá ít ỏi hoặc quên nhiều, chưa biết cách đọc một bài đọc hiểu, không nhớ được thông tin trong bài đọc, không nắm được cấu trúc ngữ pháp cơ bản, đa số sinh viên không biết cách đặt câu hỏi cho đoạn văn và trả lời. Để khắc phục được tình trạng này, trước hết người giáo viên phải làm sao cho học sinh có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ nói chung và cụ thể là học tiếng Anh nói riêng, nhất là làm cho sinh viên yêu thích, quan tâm đến việc học một bài đọc một cách hiệu quả hơn. Các bài giảng của thầy ở trên lớp phải phù hợp với mọi đối tượng sinh viên, phải có phương pháp thích hợp, gây hứng thú học tập cho sinh viên.

Các hoạt động để luyện tập phát triển kỹ năng đọc hiểu thường được tiến hành theo 3 bước như sau:

– Các hoạt động trước khi đọc (Pre – reading activities).

– Các hoạt động trong khi đọc (While – reading activities).

– Các hoạt động sau khi đọc (Post – reading activities).

Giới thiệu bài đọc: Là một hoạt động rất quan trọng nhằm cung cấp cho sinh viên thông tin về bài đọc.

Một lời giới thiệu tốt thường ngắn gọn; gây hứng thú và làm cho sinh viên muốn đọc bài đọc hơn; Giúp học sinh liên hệ giữa bài đọc với những kiến thức đã học.

Giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh để thu hút sự chú ý của học sinh về chủ điểm chính của bài đọc và tạo không khí hào hứng cho lớp học.

VD: Giáo viên có thể hỏi câu hỏi về bức tranh trong bài đọc như: What are the people in the picture doing? (Mọi người trong bức hình đang làm gì vậy?); Where are they? (Họ đang ở đâu?).

Sau đó có thể đưa ra lời giới thiệu ngắn như: “The text we are going to read today about …” (Nội dung mà chúng ta sẽ đọc hôm nay nói về…).

Giải thích từ mới cho sinh viên trước khi đọc bài đọc hiểu là rất cần thiết. Điều đó sẽ làm cho sinh viên thấy dễ dàng tiếp cận bài hơn. Không cần thiết phải giảng tất cả các từ mới ở trong bài đọc. Sinh viên có thể đoán tiếp những từ mới bằng cách đọc tiếp bài đọc.

+ Bằng cách sử dụng giáo cụ trực quan: Có thể vẽ tranh ở trên bảng hoặc cắt các bức tranh từ họa báo.

+ Bằng cách sử dụng nội dung bài đọc.

+ Bằng cách dịch sang tiếng Việt.

Các hoạt động luyện tập trong khi đọc là những bài tập được thực hiện ngay trong khi học sinh đang đọc bài đọc, học sinh có thể đọc đi đọc lại (đọc thầm) để làm các bài tập. Hình thức luyện tập ở bước này là để tìm hiểu, khai thác nội dung bài khóa và tùy theo nội dung của từng bài sẽ có những dạng câu hỏi và yêu cầu khai thác khác nhau. Các bài tập và phương pháp phổ biến ở giai đoạn này thường có những dạng như sau:

+ Alternative questions

Tóm lại, để rèn kĩ năng đọc cho sinh viên, GV có thể áp dụng đa dạng các phương pháp nêu trên và áp dụng linh hoạt tùy theo trình độ của người học để mang lại hiệu quả cao nhất

Cách Đọc Số Đếm Và Số Thứ Tự Trong Tiếng Anh

Số đếm dùng để cho biết số lượng, mã số. Số thứ tự dùng để cho biết thứ hạng, thứ tự. Trong bài này ta sẽ học kỹ về số đếm và số thứ tự.

SỐ ĐẾM

* Khi một số cần kết hợp giữa hàng triệu/ngàn/trăm ngàn/ngàn/trăm với hàng đơn vị hoặc hàng chục, ta thêm AND ngay trước hàng đơn vị hoặc hàng chục.

Thí dụ:

110 – one hundred and ten 1,250 – one thousand, two hundred and fifty 2,001 – two thousand and one

* Trong tiếng Việt, ta dùng dấu . (dấu chấm) để phân cách mỗi 3 đơn vị số từ phải sang trái. Nhưng trong tiếng Anh, PHẢI dùng dấu , (dấu phẩy)

57,458,302

* Số đếm khi viết ra không bao giờ thêm S khi chỉ muốn cho biết số lượng của danh từ đi liền sau số.

VD: THREE CARS = 3 chiếc xe hơi (THREE không thêm S )

* Nhưng khi bạn muốn nói số lượng con số nào đó nhiều hơn hai, bạn thêm S vào số chỉ số lượng con số

VD: FOUR NINES, 2 ZEROS = 4 SỐ 9, 2 SỐ 0

* Ngoài ra, những số sau đây khi thêm S sẽ có nghĩa khác, không còn là 1 con số cụ thể nữa mà là một cách nói ước chừng, nhớ là bạn phải có OF đằng sau:

TENS OF = hàng chục..

DOZENS OF = hàng tá…

HUNDREDS OF = hàng trăm

THOUSANDS OF = hàng ngàn

MILLIONS OF = hàng triệu

BILLIONS OF = hàng tỷ

Thí dụ: EVERYDAY, MILLIONS OF PEOPLE IN THE WORLD ARE HUNGRY. (Mỗi ngày có hàng triệu người trên thế giới bị đói)

* Cách đếm số lần:

– ONCE = một lần (có thể nói ONE TIME nhưng không thông dụng bằng ONCE)

– TWICE = hai lần (có thể nói TWO TIMES nhưng không thông dụng bằng TWICE)

– Từ ba lần trở lên, ta phải dùng ” Số từ + TIMES” :

+ THREE TIMES = 3 lần

+ FOUR TIMES = 4 lần

– Thí dụ:

+ I HAVE SEEN THAT MOVIE TWICE. = Tôi đã xem phim đó hai lần rồi.

SỐ THỨ TỰ

Cách chuyển số đếm sang số thứ tự

* Chỉ cần thêm TH đằng sau số đếm là bạn đã chuyển nó thành số thứ tự. Với số tận cùng bằng Y, phải đổi Y thành I rồi mới thêm TH

Ngoại lệ:

one – first

two – second

three – third

five – fifth

eight – eighth

nine – ninth

twelve – twelfth

* Khi số kết hợp nhiều hàng, chỉ cần thêm TH ở số cuối cùng, nếu số cuối cùng nằm trong danh sách ngoài lệ trên thì dùng theo danh sách đó.

VD:

5,111th = five thousand, one hundred and eleventh

421st = four hundred and twenty-first

* Khi muốn viết số ra chữ số ( viết như số đếm nhưng đằng sau cùng thêm TH hoặc ST với số thứ tự 1, ND với số thứ tự 2, RD với số thứ tự 3

VD:

first = 1st

second = 2nd

third = 3rd

fourth = 4th

twenty-sixth = 26th

hundred and first = 101st

* Danh hiệu của vua, hoàng hậu nước ngoài thường khi viết viết tên và số thứ tự bằng số La Mã, khi đọc thì thêm THE trước số thứ tự.

VD:

Viết : Charles II – Đọc: Charles the Second

Viết: Edward VI – Đọc: Edward the Sixth

Viết: Henry VIII – Đọc: Henry the Eighth

Post navigation

Cách Đọc Số Trong Tiếng Anh, Viết, Đếm Số Hàng Chục, Trăm, Nghìn, Triệ

Đọc số trong Tiếng Anh khá đơn giản và các quy luật cũng không quá khó nhớ, chỉ cần hiểu được các nguyên tắc đếm số trong Tiếng Anh, hay cách đọc số thứ tự trong Tiếng Anh, bạn đọc hoàn toàn có thể áp dụng khi trò chuyện hoặc hiểu các vấn đề bằng Tiếng Anh dễ dàng.

Đọc số trong Tiếng Anh gần như là kiến thức khá phổ thông và bất cứ ai đã từng học qua môn Tiếng Anh đều cần nắm rõ.

Không chỉ bởi đọc số trong Tiếng Anh giúp bạn dễ dàng đọc, hiểu các con số mà nếu cách đếm số trong Tiếng Anh, bạn có thể giải quyết được nhiều vấn đề, bài toán, hay chỉ đơn giản để trò chuyện trong cuộc sống.

Cách đọc số trong tiếng Anh, viết, đếm số hàng chục, trăm, nghìn, triệu * Cách đọc số đếm trong Tiếng Anh

Cách đọc số trong Tiếng Anh tưởng chừng như đơn giản nhưng sẽ trở nên khá phức tạp nếu như người học không nắm được các kiến thức cơ bản khi đọc số trong Tiếng Anh, đặc biệt cách đếm số trong Tiếng Anh cũng hoàn toàn khác biệt so với nhiều người nghĩ.

* Ví dụ áp dụng khi đọc số đếm và số thứ tự trong Tiếng Anh

– I count from seven to nineteenth .

– About ninety-three people striked at Coca-cola Headquarters yesterday.

– A dozen of eggs ( twelve eggs ) were set on table.

– He has got a million/billion dollar from daily lottery.

– She got 1 hundred million of mails everyday from fans.

– This is the first/second/third times he has got here

* Một số lưu ý khi đọc số đếm và số thứ tự trong Tiếng Anh

– Sau hundred có and: ví dụ: 930 = nine hundred and thirty

– Số hàng chục và hàng đơn vị có dấu gạch nối: ví dụ 74: seventy-four

– Các số đếm tận cùng là -ty cần đổi thành -tieth: ví dụ thirty = thirtieth

– Ba số thứ tự đầu luôn khác biệt so với các số còn lại: ví dụ: số thứ tự 21 = twenty-first, 22 = twenty-second và 23 = twenty-third.

– Các số thứ tự còn lại chỉ cần thêm -th vào cuối: ví dụ số thứ tự 7 = seventh

– Các số như 12 (dozen), 100 (hundred), 1 triệu (1 million) và 1 tỷ (1 billion) không cần thêm “s” để thể hiện số nhiều. Lúc này cần sử dụng tới “of” hoặc sở hữu từ để chỉ số nhiều.

– Nếu số đếm trong Tiếng Anh có chứa dấu thập phân, các bạn đọc dấu chấm bằng “point”. Ví dụ: 1.2 = one point two.

Nếu bạn có nhu cầu làm việc và kinh doanh, nắm được cách đọc số tiền trong Tiếng Anh cũng rất quan trọng, không chỉ bởi biết cách đọc số tiền trong Tiếng Anh sẽ giúp bạn dễ dàng tính toán được các bài toán Tiếng Anh phức tạp hay biết cách đổi tiền khi ở nước ngoài hoặc nói chuyện với người ngoại quốc ở Việt Nam.

Dạy Một Số Môn Bằng Tiếng Anh: Nhiều Trường Nói Khó Khả Thi

Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, việc dạy một số môn bằng tiếng Anh sẽ thực hiện vào năm học tới ở một số trường chuyên. Điều này khiến nhiều người lo ngại về chất lượng và tính khả thi khi thực lực chưa tương xứng với yêu cầu.

Theo kế hoạch đến năm 2020, 100% trường chuyên sẽ dạy các môn tự nhiên bằng tiếng Anh. Trong ảnh: Một buổi thuyết trình môn tiếng Anh của học sinh lớp 12A8 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa chúng tôi (ảnh chụp ngày 13-12-2010) – Ảnh: N.HÙNG

Với mục tiêu có 30% học sinh trường chuyên đạt bậc 3 về ngoại ngữ, theo tiêu chí do Hiệp hội Các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu ban hành, vào năm 2015 và 50% vào năm 2020, ngoài các giải pháp tăng cường dạy ngoại ngữ trong trường chuyên, một giải pháp mạnh đã được đưa ra trong đề án phát triển trường chuyên vừa được phê duyệt là tổ chức dạy học các môn khoa học tự nhiên, khởi đầu là các môn toán, tin, sau đó sẽ triển khai ở các môn khác như lý, sinh, hóa và các môn khoa học xã hội.

“Việc phá sản dự án dạy chương trình tăng cường tiếng Pháp ở trường phổ thông là bài học xương máu trong việc triển khai dạy các môn toán, lý bằng tiếng nước ngoài”

Ông THÁI VĂN BÌNH (hiệu trưởng Trường chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội)

Giải thích về mục tiêu này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng: “Với khả năng tiếng Anh còn yếu, nhiều học sinh dự thi Olympic quốc tế đã gặp khó khăn trong giao tiếp bằng tiếng Anh và khó khăn hơn trong việc tiếp cận nội dung đề thi, cách ra đề bằng tiếng Anh. Vì vậy việc triển khai dạy một số môn chuyên bằng tiếng Anh vừa nhằm nâng cao vốn hiểu biết ngoại ngữ của học sinh vừa tạo điều kiện tốt cho học sinh khi tham dự các kỳ thi quốc tế và khu vực”.

Ông Nguyễn Hải Châu, giám đốc Chương trình phát triển giáo dục trung học, cho biết thêm: “Hiện nay có rất nhiều học sinh giỏi của VN không lấy được học bổng nước ngoài chỉ vì không có trình độ tiếng Anh tốt. Với mục tiêu học sinh tốt nghiệp THPT có thể nói và viết tiếng Anh thành thạo, chúng tôi mong muốn học sinh trường chuyên sẽ đi đầu”.

Theo đề án phát triển trường chuyên và kế hoạch tăng cường dạy ngoại ngữ ở bậc trung học của Bộ GD-ĐT, các trường chuyên, các trường triển khai đề án tăng cường dạy học ngoại ngữ sẽ được ưu tiên đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học.

Cụ thể, theo ông Nguyễn Hải Châu, 100% trường chuyên trên cả nước sẽ được đầu tư trang bị cơ sở vật chất ở các mức độ khác nhau nhằm hướng tới mô hình các trường trung học tiên tiến trên thế giới.

Khó cả người dạy lẫn người học

Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều trường chuyên khẳng định khó khăn nhất trong việc triển khai dạy học các môn khoa học bằng tiếng Anh là yếu tố con người: cả người dạy lẫn người học.

Ông Lê Văn Lũy, hiệu trưởng Trường THPT chuyên Long An, cho biết: “Trường có 39 giáo viên, đảm nhiệm việc dạy 400 học sinh. Đa số giáo viên mới chỉ có trình độ A tiếng Anh (theo hệ ABC) nên việc dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh là mục tiêu còn xa mới dám nghĩ đến”.

Có chung nỗi lo, ông Bùi Văn Trung, phó hiệu trưởng Trường chuyên Hoàng Văn Thụ (Hòa Bình), cũng cho rằng việc dạy bằng tiếng Anh khó có thể thực hiện trong vài năm tới với thực trạng trình độ ngoại ngữ của giáo viên trường chuyên. Chưa kể giữa việc có trình độ tiếng Anh để giao tiếp với việc dạy kiến thức toán, lý, hóa, sinh bằng tiếng Anh là một khoảng cách xa.

Ngay cả với Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, nơi được xem là có điều kiện tốt nhất để triển khai nhiều mục tiêu phát triển trường chuyên, ông Đỗ Bá Khôi – phó hiệu trưởng nhà trường – cũng cho biết trường hiện chỉ có 4-5 giáo viên có thể dạy được bằng tiếng Anh.

Còn thầy Nguyễn Bá Bình, giáo viên dạy vật lý Trường THPT chuyên – ĐH Sư phạm Hà Nội, đưa ra một nghịch lý: những giáo viên giỏi, có kinh nghiệm dạy học sinh chuyên lại yếu về ngoại ngữ, còn những giáo viên trẻ, năng động, có ngoại ngữ tốt, có khả năng giao tiếp với người nước ngoài thì lại không phải “gạo cội” của trường chuyên.

Ông Khôi cho rằng ngoài yếu tố người thầy, hạn chế trong tiếp thu kiến thức bằng tiếng Anh của học trò cũng là một cản trở. Không kể các vùng khó khăn khác, ở ngay Hà Nội để tuyển được học sinh lớp 10 vào Trường chuyên Nguyễn Huệ, Sở GD-ĐT Hà Nội đã phải nhân nhượng cho phép hạ điểm điều kiện ngoại ngữ xuống còn 2,5 điểm mới tuyển đủ chỉ tiêu. Yếu ngoại ngữ mà phải học bằng ngoại ngữ là một thách thức quá lớn.

Ông Khôi cho rằng nếu không tính toán kỹ trên cơ sở thực tiễn thì chủ trương dạy bằng tiếng Anh trong trường chuyên chỉ là việc “làm để có cái mà báo cáo” chứ không mang lại lợi ích thật sự.

Theo kế hoạch, từ năm học sau sẽ triển khai dạy học bằng tiếng Anh với môn toán, tin, sau năm 2015 sẽ triển khai tiếp ở các môn lý, hóa, sinh ở khoảng 30% số trường. Sau đó mỗi năm tăng thêm 15-20% số trường và hoàn thành việc tổ chức dạy học bằng tiếng Anh với 100% trường vào năm 2020.

Để chuẩn bị cho việc này, Bộ GD-ĐT đang biên soạn tài liệu giảng dạy bằng tiếng Anh các môn trên và hè năm 2011 sẽ triển khai tập huấn tiếng Anh cho 456 giáo viên dạy môn chuyên, với mục tiêu để những giáo viên này có thể dạy môn học của mình bằng tiếng Anh, với kinh phí 638.400 USD.

Theo đề án, Bộ GD-ĐT tiếp tục chủ trì việc đưa giáo viên trường chuyên đi đào tạo và tập huấn trong và ngoài nước để đảm bảo việc dạy học bằng tiếng Anh.

Với lộ trình và kế hoạch đặt ra ở trên, lãnh đạo nhiều trường chuyên vẫn không hết lo ngại bởi để dạy được bằng tiếng Anh khó có thể giải quyết bài toán giáo viên trong một thời gian ngắn.

Thầy Nguyễn Bá Bình cho rằng cần có cơ chế đãi ngộ tương xứng để thu hút những người được đào tạo và đã giảng dạy ở nước ngoài về may ra mới đảm nhiệm được ngay trọng trách trên. Còn về lâu dài, khi có chủ trương, phải khởi động từ các trường sư phạm, những cỗ máy cung cấp giáo viên.

Tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong chúng tôi dù đã triển khai việc dạy toán, lý, hóa bằng tiếng Anh nhiều năm qua, nhưng theo đại diện nhà trường, từ thực tiễn triển khai nhà trường cũng phải rút kinh nghiệm giảm thời lượng.

Việc điều chỉnh này, theo ban giám hiệu trường, là để học sinh không bị quá tải và đảm bảo chất lượng cần thiết cho các môn chuyên.

Ông Đỗ Bá Khôi, phó hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, cho rằng trong khoảng 400 tiết toán/năm, chỉ nên dạy bằng tiếng Anh 10-20 tiết, không thể nhiều hơn.

Hôm nay 15-12, tại Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam sẽ tổ chức hội thảo bàn về vấn đề dạy toán bằng tiếng Anh trong trường chuyên. Có đại diện lãnh đạo và giáo viên của bốn trường chuyên Hà Nội tham dự.