Top 7 # Xem Nhiều Nhất Cách Học Tiếng Việt Vuông Tròn Tam Giác Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maytinhlongthanh.com

Phương Pháp Đọc ‘Vuông, Tròn, Tam Giác’ Được Dạy Phổ Biến Ở Nhiều Nước

Nhiều nước trên thế giới cũng dùng hình vuông, tròn để giúp trẻ nhận biết, đếm âm tiết của từ, nắm bắt ngôn ngữ tốt và vận dụng chúng linh hoạt.

GS Hồ Ngọc Đại nói về Công nghệ Giáo dục và đánh vần ‘tròn, vuông’ GS Hồ Ngọc Đại giải thích việc phân biệt rõ âm và vần trong dạy tiếng Việt cho trẻ lớp 1. Ông cũng khẳng định chương trình Công nghệ Giáo dục sẽ thay thế cách dạy cũ.

Sau clip cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách đánh vần, người ta bắt đầu “mổ xẻ” cuốn Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại.

Thậm chí, một số người suy diễn thế hệ sau sẽ dùng tròn, vuông, tam giác để giao tiếp thay vì tiếng Việt như hiện nay, biến nó thành cái cớ chỉ trích phương pháp của GS Đại.

Cách dạy phổ biến ở nhiều nước

Thực tế, cách làm của GS Đại không hề mới. Nhiều nước sử dụng nó để dạy trẻ từ cấp mẫu giáo.

Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong việc dạy các ngôn ngữ dùng chữ cái latin như tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha…

Ví dụ, học sinh mẫu giáo ở Mỹ bắt đầu từ học âm của từ. Các em không cần biết từ đó gồm những chữ cái nào tạo thành hay nó có nghĩa gì mà trước hết cần nắm khi đọc, các em phát ra bao nhiêu âm tiết.

Ví dụ, với từ “computer”, học sinh sẽ biết nó có 3 âm tiết trước khi hiểu nó chỉ cái máy tính.

Bài tập phổ biến nhất là trẻ dùng khuy tròn để xác định từ có bao nhiêu âm tiết. Giáo viên dùng bảng vẽ các đồ vật, con vật cùng ô vuông. Trẻ đếm xem từ để gọi vật đó có bao nhiêu âm tiết thì đặt từng đó khuy tròn vào các ô vuông.

Việc tiếp cận ngôn ngữ đầu đời ở các nước Anh, Mỹ thường không đề cập nhiều đến cách viết của từ cũng không viết từ cho từng đồ vật. Họ xác định đầu tiên, trẻ nắm được số âm tiết rồi mới đến cách dùng các chữ cái để tạo thành từ.

Họ còn hướng dẫn trẻ ghép các âm tiết để tạo thành từ, bất kể chúng có nghĩa hay không, hoặc loại bớt một âm tiết ở từ có nhiều âm tiết.

Cách học tương tự được áp dụng tại Tây Ban Nha. Giáo viên dạy trẻ dùng các hình vuông, tròn để nắm khái niệm cơ bản nhất về âm tiết – bài học đầu tiên trẻ tiếp cận khi học ngôn ngữ.

Tương tự, học sinh Singapore cũng dùng hình vuông, khuy tròn hoặc que tính, tiếng vỗ tay để xác định âm tiết.

Trong khi đó, vì phải học 3 thứ tiếng, học sinh Malaysia càng được chú trọng vào phần phân biệt âm tiết. Các em học đếm số âm tiết trước khi tiếp xúc với mặt chữ.

Phương pháp này cũng được áp dụng tại nhiều nước khác. Về cơ bản, hình vuông hay khuy tròn không mang ý nghĩa. Chúng tượng trưng cho âm tiết, nhầm phân biệt âm tiết với vần hay từ, vật thể hóa những âm vốn vô hình để trẻ dễ nhận biết.

Hỗ trợ tư duy ngôn ngữ

Không phải ngẫu nhiên người ta dùng các hình tròn, vuông để dạy về âm tiết. Phương pháp này được đánh giá cao đối với việc dạy trẻ nắm bắt và hình thành tư duy ngôn ngữ.

Theo trang Spanishdict, việc nắm được cách tách từ thành âm tiết giúp người học phát âm và đánh vần chính xác, xác định phần âm tiết phải nhấn trọng âm tốt hơn.

Trong khi đó, trang web giáo dục School Run nêu rõ học về âm tiết là một phần trong quá trình học cách giải mã và đánh vần từ. Nó giúp trẻ hiểu quy ước chính tả tiếng Anh, bao gồm bao giờ phải gấp đôi chữ cái và cách phát âm các nguyên âm trong từ mà các em có thể chưa tiếp xúc trước đó.

Theo đó, việc học ngôn ngữ của trẻ cũng không bắt đầu từ những từ gần gũi. Thay vào đó, các em tiếp xúc với những từ đơn giản, tức có ít âm tiết.

School Run vạch rõ hai giai đoạn học. Ở giai đoạn 1, trẻ học những từ có một hoặc hai âm tiết. Các em tách âm tiết ra và học cách đánh vần theo từng âm tiết một.

Ở giai đoạn 2, học sinh học lên các từ có nhiều âm tiết hơn và quy luật âm tiết trong thơ.

Nhiều trường ở Mỹ khuyến khích trẻ viết thơ haiku – thể loại thơ 3 dòng của Nhật Bản, dòng 1 và 3 cùng có 5 âm tiết, dòng thứ 2 có 7 âm tiết.

Bài tập này giúp trẻ nắm vững kiến thức về âm tiết, đồng thời rèn luyện tư duy ngôn ngữ, tăng cường sự linh hoạt trong sử dụng từ.

Ngoài ra, việc sử dụng các ô vuông, khuy tròn nhiều màu sắc để vật thể hóa âm tiết của từ cũng giúp trẻ phát triển thêm khả năng học Toán cùng sự nhạy bén đối với màu sắc.

Điều quan trọng cần nắm là những hình vẽ này chỉ đóng vai trò thay thế cho âm tiết, hoàn toàn không mang ý nghĩa của từ và cũng không thể thay thế từ trong giao tiếp.

Clip cô giáo dạy đọc qua dấu chấm, hình vuông gây tranh cãi Sau khi xem clip cô giáo dạy học sinh đọc qua dấu chấm, hình vuông, nhiều cư dân mạng đã vội vàng chỉ trích GS Hồ Ngọc Đại, dù chưa tìm hiểu kỹ.

Clip Học Sinh Lớp 1 Dạy Người Lớn Cách Đọc Thơ Vanh Vách Theo Tròn Vuông Tam Giác

Trong khi làn sóng dư luận xã hội đang chỉ trích mạnh mẽ chương trình sách giáo khoa công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại. Trong đó nhắm thẳng vào việc học sinh không biết chữ nhưng lại có thể đọc vanh vách thành thơ khi nhìn vào các ô vuông, tam giác, hình tròn. Đây là một phương pháp tách tiếng để giúp học sinh bắt đầu học tiếng sẽ dễ dàng hiểu hơn.

Clip học sinh lớp 1 dạy người lớn cách đọc thơ vanh vách theo tròn vuông tam giác

Trong clip này, bé gái giải thích cho dì của mình về cách đọc thơ khi nhìn vào cách hình tròn trong sách giáo khoa.

“Cô giáo nói nếu là mà các con bây giờ không biết chữ, nếu đọc cả chữ của tiếng thì sẽ bị nhầm. Cho nên bây giờ chỉ học mô hình thôi. Đến khi nào học môn Văn, Toán thì mới học các chữ”, bé gái này giải thích về việc tại sao lại đọc được thành thơ khi nhìn vào các mô hình này.

Lý giải vì sao trên mạng xã hội, nhiều người lớn nói học sinh học chương trình này là học vẹt, bé gái giải thích cho dì mình hiểu: “Bởi vì người ta chưa biết nên người ta chỉ bảo là nhìn hình mà đoán được chữ. Thực chất chúng con chưa biết chữ nên chỉ để như thế này thôi, thành các mô hình giả để phân biệt được các tiếng. Ví dụ như 1 tiếng “hoa” thì tương ứng với một hình tròn”.

Theo chị Hoa – người quay lại clip và đăng tải trên mạng xã hội, cô bé trong clip là cháu gái mình, năm nay đang học lớp 1 tại một trường tiểu học ở Hải Dương có sử dụng tài liệu “Công nghệ giáo dục” để giảng dạy.

Học sinh lớp 1 giảng giải cặn kẽ về cách học ‘tròn vuông tam giác’ cho người lớn hiểu. Ảnh cắt từ clip

Chị Hoa cho biết, khi mọi người trong nhà nói chuyện về việc đọc thơ theo ô vuông, tam giác, cháu gái đã lấy sách ra giải thích cho mọi người hiểu rằng: Mỗi ô vuông tương đương 1 tiếng.

Trước luồng dư luận này, không ít giáo viên đã lên tiếng giải thích, về nguồn gốc của việc đọc thơ theo ô vuông, tam giác và vì sao lại đọc như vậy. Nhiều giáo viên đã quay clip giải thích cụ thể về phương pháp học này.

Cô giáo Lê Hoàng Phi Yến giải thích về cách học tròn vuông tam giác

Cô giáo Lê Hoàng Phi Yến đã quay clip dài hơn 7 phút để giúp cộng đồng mạng hiểu được phương pháp học theo chương trình Công nghệ Giáo dục. Sau 2 ngày đăng tải clip này đã nhận được gần 1,2 triệu lượt xem và hàng chục nghìn lượt chia sẻ.

Ảnh ‘chế’ về cách học tròn vuông tam giác chiếm sóng trên mạng xã hội.

Cùng với luồng ý kiến đồng tình về cách lý giải cách học “tròn vuông tam giác”, nhiều ý kiến khác vẫn “ném đá” dữ dội cả giáo viên này và cách học theo chương trình Công nghệ giáo dục.

Bộ Giáo dục lên tiếng về cách đọc chữ bằng ô vuông trong sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục

Bộ GD&ĐT vừa chính thức lên tiếng về cách đọc chữ bằng ô vuông, tròn, tam giác trong sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo …

Giữa tâm bão đọc chữ bằng ô vuông theo Công nghệ Giáo dục: Học trò của GS Hồ Ngọc Đại lên tiếng

Bà Mạc Việt Hà, một trong những học sinh của khoá đầu tiên được học tiếng Việt theo chương trình sách giáo khoa Công nghệ …

Giáo viên lý giải việc học sinh đọc thơ vanh vách khi nhìn hình tròn, vuông, tam giác

Theo cô giáo Lê Thanh Mai, giáo viên trường Tiểu học Quỳnh Xuân A (Nghệ An), việc học sinh chỉ vào các ô vuông, hình …

Bộ Tranh Giải Nghĩa Tường Tận Về Cách Dạy Đọc “Vuông, Tròn, Tam Giác” Cho Những Ai Còn Đang Còn Mơ Hồ!

Vuông, tròn, tam giác… là những hình khối khiến dân mạng hoang mang những ngày qua khi có thông tin đồn thổi rằng đây chính là cách viết chữ mới trong sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục đang được áp dụng ở các trường trên cả nước. Nhưng các bạn ơi, không phải như vậy đâu, hoàn toàn không có bảng chữ cái mới được “mã hóa” thành các hình vuông, tròn, tam giác.

Những ô hình chỉ là công cụ để mô phỏng số lượng âm tiết/tiếng có trong câu. Các bé đọc được một câu bao nhiêu tiếng thì số lượng tiếng này sẽ ứng với bấy nhiêu ô. Ô hình nhằm giúp các bé chưa biết mặt chữ có thể phân biệt dễ dàng giữa tiếng và chữ. Sau này, dựa vào các ô hình các bạn nhỏ cũng rất dễ dàng trong việc ghép từng từ thành chữ, thành câu. Với người lớn chúng ta việc phân biệt đươc 1 câu có bao nhiêu tiếng rất dễ dàng nhưng các bạn cứ nghĩ xem với một đứa trẻ khi mà việc đếm số còn chưa thành thạo, mặt chữ còn chưa quen thì việc tính toán số tiếng thật sự khó khăn nếu không mô phỏng nó thành những hình khối hữu hình.

Sau bài học “nhập môn” này, các em vẫn sẽ học viết chữ và đánh vần theo cách truyền thống.

Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều người hiểu lầm về cách học “Vuông, tròn, tam giác” vì cảm thấy mình vẫn chưa tài nào hiểu nổi phương pháp giáo dục mới này. Mèo Mốc, một Fanpage lớn nhận được nhiều sự quan tâm của dân mạng, đã quyết định giải nghĩa cách học này theo dạng tranh vẽ cực kỳ khách quan và dễ hiểu.

Nếu bạn còn mơ hồ chưa biết tại sao xuất hiện những hình khối kia trong cách học mới thì hãy xem Mèo Mốc giải thích nè!

Giáo sư Mèo Mốc sẽ giải thích 1 cách dễ hiểu nhất vì sao mỗi âm/tiếng lại cần ứng với 1 hình khối.

Các bé cần học tiếng nói trước khi học về chữ viết. Số lượng tiếng ứng với số hình học. Cách này giúp các bé không bị sót, bị rơi tiếng nào chữ nào khi đọc 1 câu.

Vì sao cần phải dùng hình khối để làm vật biểu trưng cho số tiếng trong câu? Vì lúc này các bé vẫn chưa biết đếm mà, đâu có giỏi tính toán như chúng ta.

Dùng hình tượng trưng cho số tiếng trong câu, sau này ghép vần cực kỳ dễ. Ví dụ đây nè!

Hãy đặt mình vào vị trí con trẻ, đừng bắt con trẻ chạm tới tư duy như mình các bạn sẽ hiểu được vì sao có cách học này thôi!

Thế Hệ Học Sinh Từng Được Dạy Phương Pháp ‘Vuông Tròn’ Cách Đây Hơn 20 Năm Lên Tiếng Trước Cơn Bão Tranh Cãi Của Dân Mạng

Câu chuyện về phương pháp dạy học “vuông tròn” vẫn chưa có hồi kết và càng ngày càng nóng trên mạng xã hội. Người ta đua nhau share những bài hát chế, những lời châm biếm trong khi chưa hiểu rõ được bản chất của vấn đề.

Bộ sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại khi đem thử nghiệm dạy ở các trường Tiểu học tiếp tục vấp phải những bình luận trái nhiều, thậm chí nhiều ý kiến phản đối từ phía phụ huynh, cha mẹ học sinh.

Sự việc bắt nguồn từ clip quay lại cảnh 1 cô giáo hướng dẫn học sinh học câu thơ “Tháp mười đẹp nhất bông sen/Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ” bằng phương pháp nhìn vào dấu chấm, ô vuông để đọc thuộc lòng.

Về bản chất vấn đề, cư dân mạng đang cố tình hiểu sai. Phương pháp sử dụng ô vuông này là để giúp các em học sinh hiểu về “tiếng” (hay âm tiết) trước khi nhận mặt chữ. Bởi vì về mặt bản chất, tiếng hay âm thanh chúng ta phát ra là thứ có trước, chữ viết chỉ là các ký hiệu được quy ước dành cho tiếng mà thôi.

Trước khi nhận mặt chữ, các em học sinh cần hiểu rằng ngôn ngữ là cấu tạo từ các “tiếng”, và các ô vuông là để hỗ trợ cho sự tưởng tượng đó được tốt hơn, tránh gây nhầm lẫn.

Các ô vuông này chỉ được dạy trong một vài buổi đầu để học sinh làm quen với khái niệm “tiếng”. Còn sau đó sẽ được áp dụng vào bảng chữ Quốc ngữ như bình thường, để hỗ trợ cho cách đánh vần của học sinh.

Không chỉ được áp dụng trên thế giới, phương pháp này cũng đã được dạy cho thế hệ 9x cách đây hơn 20 năm

Nguyễn Siêu, chàng trai từng gây sốt trên mạng xã hội với phát biểu về việc cuồng hoa hậu của người Việt vào năm 2015; tốt nghiệp bằng Cử nhân Điện ảnh và Truyền thông tại đại học Vassar, New York (top 12 nước Mỹ) loại xuất sắc (GPA: 3.9/4.0), 1 người từng học phương pháp này của giáo sư Hồ Ngọc Đại cho biết:

” Ngày xưa, mình học cấp 1 tại trường Tiểu học Thực Nghiệm, thuộc trung tâm Công nghệ giáo dục của chính thầy Đại. Bộ sách Tiếng Việt mình được học trong suốt 5 năm từ 2001 tới 2005 chính là bộ sách này, bộ sách dạy học sinh đọc các khối tròn vuông mà mọi người đang chỉ trích kịch liệt mấy ngày hôm nay. Thời ấy, trường mình là nơi duy nhất dạy học theo chương trình Công nghệ giáo dục, trong khi bạn bè cùng lứa ở tất cả các trường tiểu học khác đều học theo sách giáo khoa đại trà của Bộ GD&ĐT.”

Năm 2005, trường tiểu học Thực Nghiệm được yêu cầu ngừng dạy theo chương trình Công nghệ giáo dục và bắt đầu sử dụng bộ sách đại trà của Bộ GD&ĐT. Khoá 2001 – 2005 của Siêu là lứa học sinh Thực Nghiệm cuối cùng được học tập trọn vẹn 5 năm với chương trình của thầy Đại.

Siêu cho biết, lý do dân mạng “ném đá” nhiệt tình phương pháp này vì ngoài số ít những người đã học ở trường tiểu học Thực Nghiệm trước năm 2005, không một ai khác biết tới chương trình dạy học này.

Điều thứ nhất mà Siêu được dạy trong lớp tiếng Việt đầu tiên của cả cuộc đời chính là ngôn ngữ bao gồm hai thành phần cơ bản: chữ viết và tiếng nói. Bộ sách tiếng Việt của GS Hồ Ngọc Đại không bắt đầu từ chữ viết A, B, C, mà bắt đầu bằng tiếng nói, vì tiếng nói là thể dạng ngôn ngữ đầu tiên mà con người sử dụng: đứa trẻ ngay sau khi sinh ra đã biết khóc, khi lớn lên một chút thì biết bập bẹ gọi mẹ, gọi bà, còn lên ba, lên bốn thì mới bắt đầu học viết chữ. Âm thanh vì thế đi trước con chữ.

Chương trình Tiếng Việt của GS Hồ Ngọc Đại cũng bắt đầu từ thành phần cơ bản của tiếng Việt: ÂM. Học sinh được học về âm thanh đầu tiên. Một “tiếng” phát ra là một âm thanh, dù “tiếng” ấy có nghĩa hay không. “Tiếng” chính là đơn vị cơ bản, đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ. Ví dụ: “dâm bụt” là một TỪ, tức là một đơn vị ngôn ngữ có nghĩa, nhưng nó gồm hai TIẾNG, tức là hai đơn vị âm thanh, là “dâm” và “bụt.” Đứng một mình, “dâm” và “bụt” là hai tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa, nhưng ở những tuần học đầu tiên của chương trình Công nghệ giáo dục, học sinh chưa học về NGHĨA, mà đơn thuần chỉ học về ÂM.

Chúng chỉ cần rằng hiểu “dâm bụt” có 2 tiếng, tức là hai lần miệng chúng mở ra, thanh quản rung để phát ra một âm thanh nào đó. Mỗi hình vuông, hình tròn trong bộ sách của thầy Đại là đại diện cho một ÂM, một tiếng. Một câu thơ 6 chữ sẽ có 6 hình vuông; một câu thơ 8 chữ sẽ có 8 hình vuông. Cư như vậy, học sinh sẽ nắm được khái niệm về “tiếng,” về “âm,” để phân tách rõ ràng rằng một câu thơ có 6 chữ thì miệng chúng phải phát âm ra đầy đủ 6 “tiếng,” không sót “tiếng” nào.

Bạn Giang Thuỷ Trúc, sinh năm 1990, hiện đang du học tại Nhật Bản, người từng học Cấp 1, 2 trường Thực Nghiệm Giáo dục phổ thông Tây Ninh cũng đã được dạy phương pháp này từ những ngày đầu tiên đến trương.

Thủy Trúc cho biết: “Trường mình học là trường Thực Nghiệm, tức là học chương trình Thực Nghiệm ngay từ đầu – cách đây khoảng hơn 20 năm. Tới năm 2005, mình tốt nghiệp lớp 9 và không còn học chương trình này nữa vì lúc đó Bộ GD&ĐT cải cách sách giáo khoa lần đầu, thống nhất 1 chương trình cho cả nước.

Theo mình nhớ thì tụi mình học rất vui, không ai áp lực gì. Thỉnh thoảng gặp bạn bè ở ngoài thì có chút ngạc nhiên vì cái mình biết mà tụi nó không biết thôi, còn cái tụi nó mới học thì mình học lâu rồi.”

Chương trình của giáo sư Hồ Ngọc Đại đã giúp thế hệ ngày xưa phát triển tư duy ngôn ngữ cực tốt

Theo những người đã được dạy chương trình này từ bé, thì nó chú trọng dạy học sinh cách TƯ DUY NGÔN NGỮ, bên cạnh việc chỉ biết đọc và viết.

Nguyễn Siêu chia sẻ rằng: “Chính nhờ cách học tiếng Việt này mà cho tới tận bây giờ, khi làm biết cứ việc gì, đi bất cứ đâu, nhìn bất cứ vật nào, não mình ngay lập tức phân tích cái gì thuộc về thế giới “thật” cái gì thuộc về những thứ mang tính chất đại diện, dùng để gọi, để ví, để miêu tả, để “thay thế” bao gồm “ngôn ngữ” và “hình ảnh.” Con mèo là vật thật, bức tranh con mèo là một vật thay thế, hai tiếng “con mèo” cũng là vật thay thế, hai tiếng “a cat” trong tiếng Anh cũng là một vật thay thế khác.

Chính cách dạy học này đã rèn luyện cho mình có được một tư duy ngôn ngữ rất rõ ràng: Khi mình miêu tả một cái gì, mình sẽ phải đi tìm từ ngữ chuẩn xác nhất để diễn đạt ý mà mình đang có trong đầu. Khi mình viết trong tiếng Anh, mình cũng phải tư duy sao cho ra cái từ “đắt” nhất có thể để đại diện cho cái “vật thật” mà mình đang muốn miêu tả.”

Thời của Thủy Trúc học, nhiều phụ huynh cũng ý kiến là chương trình nặng học không nổi nhưng bản thân học sinh rất hứng thú, không cảm thấy vấn đề gì hết. Nó giúp phát triển tư duy rất tốt, những bé mới vào học chữ lớp 1 sẽ dễ tiếp cận hơn.

Ngôn ngữ không chỉ là biết cách nói một từ, đọc một tiếng. Ngôn ngữ cốt lõi nằm ở sự tư duy. Tư duy ngôn ngữ tốt thì cách nhìn cuộc sống, cách giải quyết vấn đề, cách làm việc sẽ tốt. Công việc hiện nay của Siêu là sản xuất và dựng video quảng bá cho kênh Paramount tại Mỹ. Tư duy ngôn ngữ được học tập, bồi đắp và gọt sắc nhờ chương trình Tiếng Việt của thầy Hồ Ngọc Đại vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong cách làm nghệ thuật và làm việc ngày qua ngày của cậu bạn này.

Ví dụ, để truyền tải một thông điệp nào đó qua một video ngắn, khi nào thì ta cần dùng hình ảnh làm “vật thay thế,” khi nào cần dùng lời thuyết minh đằng sau làm “vật thay thế”? Cách đọc thơ bằng hình vuông, hình tròn trong chương trình Tiếng Việt cũng trang bị cho mình một tư duy tốt về NHỊP. Mỗi tiếng phát ra tạo ra một nhịp; 8 hình vuông là 8 nhịp khác nhau. Nhịp điệu là cốt lõi của nghệ thuật: phải kể chuyện theo nhịp nhanh hay chậm để hấp dẫn, phải dựng video, dựng phim thế nào để khán giả không cảm giác là sản phẩm này nhanh tới mức khó hiểu hoặc quá lề mề, lê thê. Mỗi khi viết hay dựng video, Siêu đều “cảm” nhịp và nhớ lại những cái gõ thước vào từng ô vuông, khối tròn của cô giáo năm lớp 1 ở trường Thực Nghiệm. Siêu nói rằng cậu thật sự rất biết ơn chương trình Công nghệ giáo dục của thầy Đại đã giúp mình xây dựng được khả năng ngôn ngữ của ngày hôm nay.

Cuối cùng, điều mà thế hệ những người từng được dạy phương pháp của giáo sư Hồ Ngọc Đại muốn nhắn rủ rằng, trước khi share bất cứ thứ gì lên mạng xã hội, mọi người đừng nên vội vàng quá, hãy tìm hiểu thật kỹ vấn đề vì nếu mọi chuyện đi quá xa sẽ để lại hậu quả khôn lường. Họ cũng muốn cảm ơn giáo sư Hồ Ngọc Đại và những người đã phát minh, giảng dạy phương pháp này.