Đánh giá
Điều đầu tiên giúp người nước ngoài hòa nhập nhanh chóng với cuộc sống ở một nước đang phát triển như Việt Nam đó là học nói tiếng Việt. Học nói tiếng Việt giúp người nước ngoài có thể giao lưu nói chuyện cùng bất cứ người Việt nào đồng thời qua đó họ có thể hiểu thêm về văn hóa Việt Nam. Nước ta có ba miền Bắc, Trung, Nam với mỗi miền là mỗi đặc trưng văn hóa và giọng nói khác nhau. Vậy học nói tiếng Việt nên học người miền Bắc hay người miền Nam?
Việt Nam ngày càng trở nên nổi tiếng như một điểm đến của người nước ngoài trong những năm gần đây và hiện nay đã được công nhận là một trong những nơi có điều kiện tốt cho người nước ngoài sống và làm việc…
Âm, từ vựng và ngữ pháp
Tiếng Việt hiện đại có khoảng 200 vần, tiếng là một âm thanh được ghi lại gọi là chữ, gồm năm yếu tố: Phụ âm đầu, Âm đệm, Âm chính, Âm cuối, và thanh điệu. Vần hay còn gọi âm vần nên không có phụ âm đầu và có thể vắng mặt nhiều yếu tố trên, nhưng âm chính và thanh điệu luôn luôn phải có.
Để học nói tiếng Việt, trước tiên người nước ngoài cần nắm chắc được bảng chữ cái tiếng Việt, vốn từ cơ bản và ngữ pháp cơ bản trong tiếng Việt. Điều này, bất cứ một giáo viên người miền Bắc, Trung hay Nam đều có thể cung cấp kiến thức tốt cho bạn.
Phát âm
Trước hết, học viên cần nắm được rằng tiếng Việt được cấu tạo từ các đơn âm nên việc học phát âm sẽ theo trình tự từ phát âm âm tiết đến chuỗi âm tiết, từ chuỗi âm tiết đến phát âm câu.
Điều quan trọng khi học phát âm mỗi âm tiết là học viên cần nắm được tiêu chí phát âm và cấu hình miệng khi phát âm âm đó. Ví dụ: phát âm ngắn gọn hay kéo dài, chuyển động của lưìi từ khi bắt đầu đến khi kết thúc âm ra sao, bật hơi hay không bật hơi,…
Người nước ngoài học tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai thường bị áp lực từ tiếng mẹ đẻ. Do đó thường không nhận ra những nét khác biệt và thường qui âm nhận được thành âm tương tự có sẵn trong tiếng mẹ đẻ.
Đối với trường hợp này, cần thiết phải có giáo viên hướng dẫn để người học có thể phân biệt và sửa lỗi ngay lập tức. Việc phát âm đòi hỏi phải có sự luyện tập chăm chỉ trong thời gian dài để có thể phát âm tiếng Việt chuẩn.
Đối với vấn đề phát âm, bạn không cần phải băn khoăn với câu hỏi “Học nói tiếng Việt nên học người miền Bắc hay người miền Nam?” Bởi lẽ, quan trọng nhất của phát âm đó là nắm chắc kiến thức và luyện tập lâu dài.
Thanh điệu
Thanh điệu là sức mạnh, là đặc trưng trong tiếng Việt và cũng là khó khăn lớn nhất đối với người nước ngoài khi học tiếng Việt.
Tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ có nhiều thanh điệu nhất thế giới (6 thanh điệu) gồm: thanh ngang, huyền, ngã, hỏi, sắc, nặng. Khi phát âm sai thanh điệu sẽ đưa đến những nghĩa khác nhau như bàn, bán, bản, bạn…
Đối với cách nhận biết thanh điệu phải vẽ sơ đồ để học sinh hình dung với dấu sắc giọng như thế nào, dấu huyền giọng như thế nào, giọng cao hay thấp, dài hay ngắn, thẳng hay gẫy… Đây là chìa khóa để phát âm tiếng Việt tốt và nói tiếng Việt như người Việt.
Giáo viên nên nói chậm và dùng tay ra dấu lên, xuống, ngang và thường xuyên rèn luyện cho học sinh trong suốt quá trình học để học sinh ghi nhớ và cố gắng nói dấu chính xác. Việc luyện tập này cần kết hợp với luyện viết .
Ví dụ điền thanh điệu vào các từ trong đoạn văn hoặc đọc cho học sinh viết những câu, đoạn đơn giản để học sinh viết đúng. Khi đó học viên nhớ đúng dấu, nghĩa là họ sẽ có ý thức nói đúng thanh điệu đó.
Thường thì người miền Bắc sẽ phát âm chuẩn thanh điệu và dễ phân biệt nhất tuy nhiên đó là đặc trưng giọng nói sẵn có của từng vùng miền. Về mặt khách quan, tiêu chuẩn đặt ra cho một giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài luôn cần có phát ẩm chuẩn và đúng ngữ điệu.
Tin rằng, qua một số thông tin về phương pháp học tiếng Việt nêu trên, các bạn đã có được câu trả lời cho bản thân về vấn đề “Học nói tiếng Việt nên học người miền Bắc hay người miền Nam?”
Bùi Hà Quí