Cập nhật nội dung chi tiết về Top 10 Đề Thi Học Kì 2 Tiếng Việt Lớp 3 Năm 2022 mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt 3 (Đề 1) Thời gian: 60 phútA. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
– Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 3, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK. – Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)
Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Hành trình của hạt mầm
Mảnh đất ẩm ướt bao phủ tôi. Nơi đây tối om. Tôi thức dậy khi những hạt mưa rơi xuống mặt đất chật chội. Lúc ấy, tôi bắt đầu tò mò. Tôi tò mò về độ lớn của bầu trời, tò mò về mọi thứ ngoài kia. Trời lại đổ nhiều mưa hơn. Những giọt mưa mát lạnh dội vào người tôi, thật thoải mái! Sau cơn mưa ấy, tôi đã cố gắng vươn lên được một chút. Giờ đây, tôi đã có một chiếc áo màu xanh khoác trên người. Sau một tuần, tôi đã là một mầm cây, sự khởi đầu to lớn của cuộc đời tôi. Trên người tôi giờ có một chiếc lá xanh, xanh mát. Bây giờ, tôi biết được thế giới bên ngoài. Bầu trời bao la rộng lớn có màu xanh biếc xinh đẹp. Mát lạnh những giọt mưa, mát lạnh những giọt nước mọi người dành cho tôi. Nhưng những điều ấy không phải tất cả tôi cần. Tôi cũng cần tình yêu thương quý báu của con người.
(Tiệp Quyên- CLB Ngôn ngữ và EQ trường Brendon) Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:
– Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.
– Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Câu 1: Nhân vật xưng “tôi” trong đoạn văn trên là ai? (0,5 điểm)
A. Hạt mầm
B. Hạt mưa
C. Mảnh đất
D. Bầu trời
Câu 2: Điều gì khiến cho hạt mầm thức dậy? (0,5 điểm)
A. Bàn tay chăm sóc của con người.
B. Mặt đất ẩm ướt.
C. Bầu trời rộng lớn.
D. Những giọt mưa mát lạnh.
Câu 3: Hạt mầm đã phát triển, thay đổi như thế nào? (0,5 điểm)
A. Từ hạt mầm, được ngâm ủ trong nước nảy lên những lá vàng.
B. Từ hạt mầm nhú thành mầm cây với những chiếc lá xanh.
C. Từ hạt mầm được rang chín nhú thành mầm cây xanh tốt.
D. Từ hạt mầm bị úng nước mưa đến thối đen.
Câu 4: Mầm cây thực sự cần điều gì? (0,5 điểm)
A. Tình yêu thương của con người.
B. Những cơn mưa mát lạnh.
C. Những tia nắng ấm áp.
D. Những chất dinh dưỡng quý báu.
Câu 5: Theo em, tại sao cây lại cần tình yêu thương quý báu của con người? (1,0 điểm)
Câu 6: Em đã làm những gì để góp phần chăm sóc, bảo vệ cây xanh? (1,0 điểm)
A. Mảnh đất ẩm ướt giúp hạt giống nảy mầm.
B. Bầu trời bao la rộng lớn có màu xanh biếc.
C. Cô bé hạt đậu đang ngủ say trong lòng đất.
D. Trời càng ngày càng đổ mưa nhiều hơn.
Câu 8: Hãy nối vế câu ở cột A với bộ phận trả lời cho câu hỏi “Khi nào?” thích hợp ở cột B. (0,5 điểm)
Câu 9: Điền dấu câu thích hợp vào mỗi ô trống: (1,0 điểm)
a) Khi vươn lên khỏi mặt đất tối, ẩm, mầm cây reo lên khe khẽ “Bầu trời đẹp đẽ quá!”
b) Cây xanh muốn phát triển cần có đủ các điều kiện như đất, nước, không khí, ánh sáng.
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)
Lâu đài cổ tích
Cô công chúa vẫn cười tinh nghịch
Nhìn hoàng tử bằng ánh mắt biếc xanh
Câu chuyện cổ với hạnh phúc tốt lành
Đã giữ lại trong tim mình: Thơ ấu!
Đã xa rồi bao tháng năm yêu dấu
Qua những mùa trăng thương nhớ không tên
Tóc buông lơi qua vai nhỏ ấm mềm
Đành cất lại trong lâu đài cổ tích.
(Dương Thuý Chinh)
II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)
Em hãy tưởng tượng mình đang ngồi trên một con tàu bay vào vũ trụ. Hình dung và tả lại những gì em nhìn thấy xung quanh.
Xem đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Học kì 2 có đáp án (Đề 1) Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt 3 (Đề 2)
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
– Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 3, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK. – Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)
(Theo Hoài Trang) Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:
– Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.
– Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Câu 1: Vì sao Bình bị cả lớp gọi là “mọt sách”? (0,5 điểm)
A. Vì cậu suốt ngày đi chơi, không chịu học hành.
B. Vì cậu suốt ngày ngồi một mình trong lớp, không nói chuyện với ai.
C. Vì cậu không thích tham gia trò chơi kéo co cùng cả lớp.
D. Vì cậu suốt ngày đọc sách, không chơi với các bạn trong lớp.
Câu 2: Các bạn trong lớp cá cược với nhau điều gì? (0,5 điểm)
A. Bình có nhớ hết mặt và tên các bạn trong lớp không.
B. Bình có chơi kéo co với các bạn trong lớp không.
C. Bình đọc được bao nhiêu quyển sách một ngày.
D. Bình có giải được các bài toán trong sách không.
Câu 3: Vì sao Bình không tham gia kéo co cùng các bạn trong lớp? (0,5 điểm)
A. Vì cậu cho rằng việc đó rất nguy hiểm.
B. Vì cậu cho rằng việc đó rất tốn sức lực.
C. Vì cậu cho rằng việc đó rất vô ích.
D. Vì cậu sợ bị cô giáo mắng vì nghịch ngợm.
Câu 4: Chuyện gì khiến cho Bình “mọt sách” thay đổi thái độ với các bạn? (0,5 điểm)
A. Cậu bị đau bụng và được mọi người giúp đỡ kịp thời.
B. Cậu bị đau bụng và được các bạn đưa đi bệnh viện.
C. Cậu bị đau bụng và được các bạn đến nhà thăm hỏi.
D. Cậu bị đau bụng và các bạn nói với cô giáo đưa cậu đi khám.
Câu 5: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? (1,0 điểm)
Câu 6: Đặt mình vào vai Bình “mọt sách” sau khi được các bạn đưa lên phòng y tế, hãy nói lời xin lỗi và lời hứa với các bạn trong lớp? (1,0 điểm)
Những ngày đầu mới đến trường Bình suốt ngày chúi mũi vào sách vở chẳng chơi với ai.
Câu 8: Chọn bộ phận trả lời cho câu hỏi “Bằng gì?” thích hợp để hoàn thành câu: Bố tặng cho mẹ một chiếc áo… (0,5 điểm)
A. bằng lụa tơ tằm
B. bằng những đường may khéo léo
C. bằng những chiếc cúc xinh xắn
D. bằng những nét vẽ tinh tế
Câu 9: Điền các từ ngữ được nhân hóa trong đoạn văn sau vào ô trống cho phù hợp: (M2-1,0 điểm)
Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.
Tên sự vật Từ ngữ gọi sự vật như người Từ ngữ tả sự vật như ngườiB. Kiểm tra Viết
I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)
Thơ tặng dòng sông
Gió đã thổi giêng hai
Triền sông ngô xanh mướt
Nghe dào dạt lá hát
Chiều mỡ màng xanh trong
Bao thương nhớ đầy vơi
Sóng gối đầu trên bãi
Đất trồng tươi trẻ lại
Mùa gọi mùa sây bông.
(Nguyễn Trọng Hoàn)
II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)
Hãy viết một đoạn văn giới thiệu về quê hương em.
Xem đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Học kì 2 có đáp án (Đề 2) Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt 3 (Đề 3)
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
– Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 3, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK. – Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)
Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Nhím con kết bạn
Trong một khu rừng nọ có một chú Nhím chỉ sống một mình, rất nhút nhát nên chú không quen biết bất kì một con vật nào khác sống trong rừng.
Vào một buổi sáng đẹp trời, nhím con đi kiếm quả để ăn. Bỗng một chú Sóc nhảy tới và nói:
– Chào bạn! Tôi rất vui sướng được gặp bạn.
Nhím con bối rối nhìn Sóc, rồi quay đầu chạy trốn vào một bụi cây. Nó cuộn tròn người lại mà vẫn run vì sợ.
Ngày tháng trôi qua, những chiếc lá trên cây bắt đầu chuyển màu và rụng xuống.
Nhím con quyết định phải mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú đông.
Trời ngày càng lạnh hơn. Một hôm nhím con đang đi tìm nơi trú đông thì trời đổ mưa. Nhím sợ hãi cắm đầu chạy.
Bỗng nó lao vào một đống lá. Nó chợt nhận ra sau đống lá là một cái hang “Chào bạn!”. Một giọng ngái ngủ của một chú nhím khác cất lên. Nhím con vô cùng ngạc nhiên.
Sau khi trấn tĩnh lại. Nhím con bẽn lẽn hỏi:
– Tên bạn là gì? – Tôi là Nhím Nhí.
Nhím con run run nói: “Tôi xin lỗi bạn, tôi không biết đây là nhà của bạn”.
Nhím Nhí nói: “Không có hề gì. Thế bạn đã có nhà trú đông chưa? Tôi muốn mời bạn ở lại với tôi qua mùa đông. Tôi ở đây một mình buồn lắm.
Nhím con rụt rè nhận lời và cảm ơn lòng tốt của bạn. Cả hai thu dọn và trang trí chỗ ở gọn đẹp.
Chúng rất vui vì không phải sống một mình trong mùa đông gió lạnh.
(Trần Thị Ngọc Trâm, http://www.mamnon.com) Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:
– Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.
– Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Câu 1: Vì sao Nhím con lại không quen biết bất kì loài vật nào trong rừng? (0,5 điểm)
A. Vì Nhím xấu xí nên không ai chơi cùng.
B. Vì Nhím chỉ ở trong nhà, không ra ngoài bao giờ.
C. Vì Nhím sống một mình, không có ai thân thiết.
D. Vì Nhím nhút nhát, luôn rụt rè, sợ sệt.
A. Khi được Sóc chào, Nhím chạy trốn vào bụi cây, cuộn tròn người lo sợ.
B. Mùa đông đến, Nhím mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú rét.
C. Thấy trời bỗng đổ mưa, Nhím sợ hãi cắm đầu chạy.
D. Nhím con đồng ý ở lại trú đông cùng với Nhím Nhí.
Câu 3: Vì sao Nhím Nhí mời Nhím con ở lại với mình qua mùa Đông? (0,5 điểm)
A. Vì Nhím Nhí ở một mình rất buồn.
B. Vì Nhím Nhí biết Nhím con chưa có nhà trú đông.
C. Vì Nhím Nhí và Nhím con là bạn thân.
D. Vì Nhím Nhí biết Nhím con ở một mình rất buồn.
Câu 4: Nhím con cảm thấy như thế nào khi ở cùng Nhím Nhí? (0,5điểm)
A. Nhím con cảm thấy rất vui khi có bạn.
B. Nhím con cảm thấy yên tâm khi được bảo vệ.
C. Nhím con vẫn cảm thấy lo sợ.
D. Nhím con vẫn cảm thấy buồn lắm.
Câu 5: Câu chuyện cho em bài học gì? (1,0 điểm)
Câu 6: Lớp học của em có một bạn mới từ trường khác chuyển đến. Để giúp bạn hoà nhập với các bạn trong lớp, em sẽ làm gì? (1,0 điểm)
Câu 7: Dấu hai chấm trong đoạn văn sau dùng để làm gì? (0,5 điểm)
Nhím con bẽn lẽn hỏi: – Tên bạn là gì? – Tôi là Nhím Nhí.
A. Báo hiệu lời giải thích cho một sự việc.
B. Báo hiệu lời nói của nhân vật.
C. Báo hiệu phần chú thích.
D. Báo hiệu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.
“Nhím Con và Nhím Nhí rất vui vì chúng không phải sống một mình suốt mùa đông giá lạnh.”
Câu 9: Viết 1 câu sử dụng biện pháp nhân hoá để nói về: (1,0 điểm)
a) Chiếc lá:
b) Bầu trời:
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)
Lao xao
Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa dẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.
(Duy Khán)
II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)
Kể về một ngày hội mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.
Xem đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Học kì 2 có đáp án (Đề 3) Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt 3 (Đề 4)
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)
1. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: Ong Thợ
Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay. Ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. Ông mặt trời nhô lên cười. Hôm nào Ong Thợ cũng thấy ông mặt trời cười. Cái cười của ông hôm nay càng rạng rỡ. Ong Thợ càng lao thẳng về phía trước.
Chợt từ xa, một bóng đen xuất hiện. Đó là thằng Quạ Đen. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt. Nhưng Ong Thợ đã kịp lách mình. Thằng Quạ Đen đuổi theo nhưng không tài nào đuổi kịp. Đường bay của Ong Thợ trở lại thênh thang.
Theo Võ Quảng. 2. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Tổ ong mật nằm ở đâu?
A. Trên ngọn cây.
B. Trên vòm lá.
C. Trong gốc cây.
D. Trên cành cây.
Câu 2: Tại sao Ong Thợ không tìm mật ở những khu vườn chung quanh?
A. Vì ở các vườn chung quanh hoa đã biến thành quả.
B. Vì ở các vườn chung quanh có Quạ Đen.
C. Vì ở các vườn chung quanh hoa không có mật.
D. Vì Ong Thợ không thích kiếm mật ở vườn xung quanh.
Câu 3: Quạ Đen đuổi theo Ong Thợ để làm gì?
A. Để đi chơi cùng Ong Thợ.
B. Để đi lấy mật cùng Ong Thợ.
C. Để toan đớp nuốt Ong Thợ.
D. Để kết bạn với Ong Thợ.
Câu 4: Trong đoạn văn trên có những nhân vật nào?
A. Ong Thợ.
B. Quạ Đen, Ông mặt trời
C. Ong Thợ, Quạ Đen
D. Ong Thợ, Quạ Đen, Ông mặt trời
Câu 5: Ong Thợ đã làm gì để Quạ Đen không đuổi kịp?
A. Ong Thợ quay lại định đớp nuốt Quạ Đen.
B. Ong Thợ nhanh nhẹn lách mình tránh Quạ Đen.
C. Ong Thợ bay trên đường bay rộng thênh thang.
D. Ong Thợ bay về tổ.
Câu 6: Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của Ong Thợ khi gặp Quạ Đen?
Viết từ 1 câu nêu suy nghĩ của em:
A. Ông mặt trời nhô lên cười.
B. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang.
C. Chợt từ xa, một bóng đen xuất hiện.
D. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt.
Câu 8: Trong câu “Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở.” Các từ chỉ sự vật trong câu trên là:…………………………….
Câu 9: Đặt một câu theo mẫu câu: Ai làm gì?
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)
Mùa thu trong trẻo
Trong hồ rộng, sen đang lụi tàn. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới còn vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát con, nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ…
Nguyễn Văn Chương
II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)
Đề bài: Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
Gợi ý:
● Việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường là việc tốt gì?
● Em đã làm việc tốt đó như thế nào?
● Kết quả của công việc đó ra sao?
● Cảm nghĩ của em sau khi làm việc tốt đó?
Xem đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Học kì 2 có đáp án (Đề 4) Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt 3 (Đề 5)
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
Ông tổ nghề thêu
Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần, sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi. Không còn lối xuống, ông đành ở lại trên lầu. Lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước.
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)
Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên, lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
a. Tả cây gạo.
b. Tả chim.
c. Tả cây gạo và chim.
Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?
a. Mùa hè.
b. Mùa xuân.
c. Vào hai mùa kế tiếp nhau.
Câu 3: Câu: “Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.” thuộc mẫu câu nào?
a. Ai làm gì?
b. Ai thế nào?
c. Ai là gì?
Câu 4: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?
a. 1 hình ảnh.
b. 2 hình ảnh.
c. 3 hình ảnh.
Câu 5: Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào?
a. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.
b. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.
c. Nói với cây gạo như nói với con người.
Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)
Giáo viên đọc cho học sinh nghe – viết
Cuộc chạy đua trong rừng
Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất. Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế. Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch…
II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
Gợi ý:
– Việc tốt em đã làm là việc gì? Em làm khi nào? Vào dịp nào?
– Việc làm đó đã diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao?
– Tác dụng của việc làm đó đối với môi trường và đối với bản thân em.
– Cảm nghĩ của em sau khi làm việc đó?
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Loạt bài Đề kiểm tra Tiếng Việt 3 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 3.
Top 10 Đề Thi Học Kì 2 Tiếng Việt Lớp 5 Năm 2022
Đề thi Cuối kì 2 Tiếng Việt 5 (Đề 1) Thời gian: 60 phút
A. Kiểm tra Đọc (10đ)
I. Đọc thành tiếng: ( 3 điểm)
Nội dung kiểm tra: Gồm các bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 33, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. mỗi học sinh đọc 1 đoạn ( trong bài bốc thăm đươc sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
II. Đọc hiểu: (7 điểm):
Đọc thầm bài văn sau:
Công việc đầu tiên
Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:
– Út có dám rải truyền đơn không?
Tôi vừa mừng vừa lo, nói :
– Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:
Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”
Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:
– Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!
Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:
– Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh!
Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành bài tập sau:
Câu 1: (0,5 điểm):Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? Viết câu trả lời của em:…………………………
Câu 2: (0,5 điểm): Anh Ba Chẩn hỏi : Út có dám rải truyền đơn không? Chị Út nói:
a. Được
b. Mừng
c. Lo
d. Không
Câu 3: (0,5 điểm): Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên?
a. Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
b. Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
c. Đêm đó chị ngủ yên, trong giấc ngủ chị nghĩ cách giấu truyền đơn.
d. Suốt đêm chị không ngủ, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
Câu 4: (0,5 điểm): Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?
a. Chị ngủ không yên, dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
b. Chị giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.
c. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần.
d. Chị rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.
Câu 5:( 1 điểm): Vì sao chị Út muốn được thoát li?
a. Vì Chị Út yêu nước, yêu nhân dân.
b. Vì Chị Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng.
c. Vì chị muốn rời khỏi gia đình.
d. Vì chị muốn rải truyền đơn.
Câu 6: ( 1 điểm): Nội dung cùa bài văn trên là gì?
Câu 7: (0,5điểm): Câu: ” Út có dám rải truyền đơn không?” thuộc kiểu câu gì?
a. Câu hỏi
b. Câu cầu khiến
c. Câu cảm
d. Câu kể
Câu 8: (0,5 điểm): Dấu phẩy trong câu: ” Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng” có tác dụng gì?
a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
c. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.
d. Ngăn cách các từ cùng làm chủ ngữ.
Câu 9: (1điểm): Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì?
Câu 10: (1điểm): Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp vào chỗ chấm (đất nước, ngày mai)
Trẻ em là tương lai của…………….Trẻ em hôm nay, thế giới ……………
B. Kiểm tra Viết: 60 phút
I. Viết chính tả (nghe- viết): 2 điểm
Giáo viên đọc cho học sinh viết.
Chiếc áo của ba
Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi . Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hành quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như cái áo quân phục thực sự. Cái măng – sét ôm khít lấy cổ tay tôi.
II. Tập làm văn: 8 điểm
Đề bài: Hãy tả một người bạn thân của em ở trường.
Xem đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 2 có đáp án (Đề 1) Đề thi Cuối kì 2 Tiếng Việt 5 (Đề 2) Thời gian: 60 phút
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
1. Đọc thành tiếng.
2. Đọc thầm và làm bài tập.
Đọc thầm bài văn:
Công việc đầu tiên
Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:
– Út có dám rải truyền đơn không?
Tôi vừa mừng vừa lo, nói:
– Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:
Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sang, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”
Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:
– Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!
Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba: Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh !
Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định
* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập:
Câu 1. Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên ? (0,5 điểm)
A. Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
B. Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu đưa đơn.
C. Đêm đó chị ngủ yên.
Câu 2. Câu “Út có dám rải truyền đơn không?” thuộc kiểu câu gì? (0,5 điểm)
A. Câu cầu khiến.
B. Câu hỏi.
C. Câu cảm.
D. Câu kể.
Câu 3. Vì sao chị Út muốn thoát li ? (0,5 điểm)
A. Vì chị Út yêu nước, yêu nhân dân.
B. Vì chị Út không muốn ở nhà nữa.
C. Vì chị Út ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.
Câu 4. Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ? (0,5 điểm)
A. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, nghĩ cách giấu truyền đơn.
B. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần, vừa đi truyền đơn vừa rơi.
C. Tuy hơi lo nhưng tôi suy nghĩ một hồi lâu rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Câu 5. Dấu phẩy trong câu: “Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên.” có tác dụng gì? (0,5 điểm)
A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
B. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
A. Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân.
B. Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
C. Tâm sự của bà Nguyễn Thị Định.
Câu 7. Viết vào chỗ chấm: Tên công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? (1,0 điểm)
Câu 8. Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì ? (1,0 điểm)
Câu 9. Chị Út đã trả lời thế nào khi anh Ba Chẩn hỏi : “Út có dám rải truyền đơn không?” (1,0 điểm)
Câu 10. Viết 1 câu tục ngữ, ca dao nói đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta (1,0 điểm)
B. Kiểm tra Viết
1. Chính tả (Nghe – viết) (2,0 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài Tà áo dài Việt Nam
Viết đoạn: Từ những năm… thanh thoát hơn.
(Sách Tiếng Việt 5, tập 2, trang 122)
2. Tập làm văn (8 điểm)
Đề bài: Ngôi trường đã gắn bó với em trong suốt những năm học qua. Em hãy tả cảnh ngôi trường và nói lên tình cảm của mình trước lúc xa trường.
Xem đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 2 có đáp án (Đề 2) Đề thi Cuối kì 2 Tiếng Việt 5 (Đề 3) Thời gian: 60 phút
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
I- Đọc thành tiếng (5 điểm)
– Giáo viên cho học sinh gắp phiếu chọn bài đọc và câu hỏi nội dung của đoạn đó theo quy định.
II – Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)
CHIẾC KÉN BƯỚM
Có một anh chàng tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên thì ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả ! Thật sự là chú bướm phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó sẽ không bao giờ bay được nữa. Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.
Đôi khi đấu tranh là điều cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn.
Theo Nông Lương Hoài
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1. Chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi chiếc lỗ nhỏ xíu để làm gì?
a. Để khỏi bị ngạt thở.
b. Để nhìn thấy ánh sáng vì trong kén tối và chật chội.
c. Để trở thành con bướm thật sự trưởng thành.
Câu 2. Vì sao chú bướm nhỏ chưa thoát ra khỏi chiếc kén được?
a. Vì chú yếu quá.
b. Vì không có ai giúp chú.
c. Vì chú chưa phát triển đủ để thoát ra khỏi chiếc kén.
Câu 3. Chú bướm nhỏ đã thoát ra khỏi chiếc kén bằng cách nào?
a. Chú đã cố hết sức để làm rách cái kén.
b. Chú đã cắn nát chiếc kén để thoát ra.
c. Có ai đó đã làm lỗ rách to thêm nên chú thoát ra dễ dàng.
Câu 4. Điều gì xảy ra với chú bướm khi đã thoát ra ngoài kén?
a. Bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng.
b. Dang rộng cánh bay lên cao.
c. Phải mất mấy hôm nữa mới bay lên được.
Câu 5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
a. Đừng bao giờ gắng sức làm điều gì, mọi chuyện tự nó sẽ đến.
b. Phải tự mình nỗ lực vượt qua khó khăn, khó khăn giúp ta trưởng thành hơn.
c. Đừng bao giờ giúp đỡ ai việc gì, vì chẳng có sự giúp đỡ nào có lợi cho mọi người.
Câu 6. Câu nào sau đây là câu ghép?
a. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ.
b. Còn chàng thanh niên thì ngồi quan sát với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh đủ rộng hơn để nâng đỡ thân hình chú.
c. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được.
Câu 7. Dấu hai chấm trong câu: “Có một điều mà người thanh niên không hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới thoát ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu kia chính là quy luật của tự nhiên tác động lên đôi cánh và có thể giúp chú bướm bay ngay khi thoát ra ngoài.” có nhiệm vụ gì?
a. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật.
b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận câu đứng trước.
c. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là sự liệt kê.
Câu 8. Dấu phảy trong câu sau có tác dụng gì?
“Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được.”
a. Ngăn cách các vế câu.
b. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
c. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.
Câu 9. Từ “kén” trong câu: “Một hôm anh ta thấy kén hé ra một lỗ nhỏ.” là:
a. Danh từ
b. Động từ
c. Tính từ
Câu 10. Từ in đậm trong câu: “Anh ta lấy kéo rạch lỗ nhỏ cho to thêm.” là:
a. Hai từ đơn
b. Một từ ghép
c. Một từ láy
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (5 điểm) Nghe – viết.
Giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn trong bài “Út Vịnh” SGK TV5 – Tập 2, trang 136 (Từ đầu đến … chuyến tàu qua)
II. Tập làm văn (5 điểm)
Em hãy tả một loại trái cây mà em thích.
Xem đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 2 có đáp án (Đề 3) Đề thi Cuối kì 2 Tiếng Việt 5 (Đề 4) Thời gian: 60 phút
A. Kiểm tra Đọc
I. Phần đọc : ( 10 điểm )
1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
Học sinh bốc thăm đọc thành tiếng một đoạn với 1 trong 3 bài tập đọc sau ( 2 điểm )
Giáo viên nêu ra một câu hỏi ứng với nội dung đoạn vừa đọc để HS trả lời. ( 1 điểm)
a/ Bài Một vụ đắm tàu – SGK TV 5, tập 2, trang 108 .
+ Đọc đoạn 1( Từ Trên chiếc tàu đến với họ hàng)
1/ Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu – li – ét – ta ?
+ Đọc đoạn 2( Từ Đêm xuống đến băng cho bạn)
2/ Giu – li-ét -ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương ?
b/ Bài Con gái – SGK TV 5, tập 2, trang 112.
+ Đọc đoạn 1( Từ Mẹ sắp sinh em bé đến buồn buồn.)
1/ Tìm câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh em gái ?
+ Đọc đoạn 2( Từ Đêm, Mơ trằn trọc đến Tức ghê.)
2/ Tìm những chi tiết cho thấy Mơ không thua gì các bạn trai ?
c / Bài Công việc đầu tiên- SGK TV 5, tập 2, trang 126
+ Đọc đoạn 1( Từ Một hôm đến không biết giấy gì .)
1/ Công việc đầu tiên anh Ba Chẩn giao cho chị Út là gì ?
+ Đọc đoạn 2( Từ Nhận công việc đến vừa sáng tỏ.)
2/ Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rãi hết truyền đơn ?
2. Đọc hiểu: ( 4 điểm )
Học sinh đọc thầm bài ” Tà áo dài Việt Nam “, SGK TV 5, tập 2- trang 122. Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng ở các câu sau :
Câu 1:(1 đ) Chiếc áo dài cổ truyền có hai loại ?
A. Áo tứ thân và áo năm thân
B. Áo hai thân và áo ba thân
C. Áo một thân và áo hai thân
Câu 2:( 1 đ) Áo tứ thân, được may từ ?
A. Hai mảnh vải
B. Bốn mảnh vải
C. Ba mảnh vải
Câu 3:( 0,5đ) Chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Từ những năm … của thế kỉ …..?
A. Từ những năm 20 của thế kỉ XIX
B. Từ những năm 30 của thế kỉ XIX
C. Từ những năm 30 của thế kỉ XX
Câu 4: ( 0,5 đ) Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của ?
A. Người phụ nữ
B. Người phụ nữ Việt Nam
C. Người phụ nữ và phụ nam Việt Nam
Câu 5: (1đ) Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa ?
Câu 6: (1đ) Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài ?
3. Luyện từ và câu: (3 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý đúng ở các câu sau :
Câu 1:( 1 đ) Điền những chữ còn thiếu trong câu tục ngữ, ca dao sau
Muốn sang thì bắc ……………..
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
A. cầu kiều
B. cầu tre
C. cầu dừa
Thầy phải kinh ngạc …………… chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.
A. nhờ
B. vì
C. bởi
Câu 3:( 0,5 đ) Câu nêu cách hiểu đúng nhất về từ trẻ em:
A. Trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi.
B. Trẻ từ sơ sinh đến 11 tuổi .
C. Người dưới 16 tuổi.
Câu 4: ( 1 đ) Đặt một câu với từ ” trẻ em ”
B. Kiểm tra Viết
1. Chính tả: (2 điểm ).
Nghe viết bài : Tà áo dài Việt Nam ( từ Áo dài phụ nữ đến chiếc áo dài tân thời ) SGK TV 5, tập 2, trang 122
2 / Tập làm văn : ( 8 điểm ) Em hãy tả trường em trước buổi học.
Xem đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 2 có đáp án (Đề 4) Đề thi Cuối kì 2 Tiếng Việt 5 (Đề 5) Thời gian: 60 phút
A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói
Đọc thầm và làm bài tập.
Cây chuối mẹ
Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột hiên. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ. Sát chung quanh nó, dăm cây chuối bé xíu mọc lên từ bao giờ. Cổ cây chuối mẹ mập tròn, rụt lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy.
Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Nó càng ngày càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng hẳn về một phía.
Khi cây mẹ bận đơm hoa, kết quả thì các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn.
Để làm ra buồng, ra nải, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía. Lẽ nào nó đành để mặc cái hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bằng cái rọ lợn đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó?
Không, cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống không có đứa con nào.
Phạm Đình Ân
I. Đọc thành tiếng (5 điểm)
II. Đọc thầm và làm bài tập
Cho học sinh đọc thầm bài ” Cây chuối mẹ”. Dựa vào nội dung bài, khoanh vào câu trả lời đúng cho các câu 1, 2, 5, 7, hoàn thành yêu cầu bài tập câu 3, 4, 6, 8, 9, 10.
Câu 1: (0,5 điểm). Cây chuối con được tác giả tả như thế nào ?
a. Mới ngày nào là cây chuối con với tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm.
b. Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối con mang tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác, đâm thẳng lên trời.
c. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra đánh động cho mọi người biết rằng hoa chuối ngoi lên đến ngọn rồi đấy.
Câu 2: (0,5 điểm) Đoạn văn: “Hôm nay, nó đã là cây chuối to, đĩnh đạc, thân bằng cột hiên. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm.” cho ta biết đó là:
a. Cây chuối con
b. Cây chuối mẹ
c. Cây chuối trưởng thành
Câu 3: (0,5 điểm). Chi tiết nào cho em biết cây chuối đã thành cây chuối mẹ?
Câu 4: (0,5 điểm) Hoa chuối được tác giả tả như thế nào?
Câu 5: (0,5 điểm) Cây chuối mẹ bảo vệ bầy con của mình ra sao?
a. Để làm ra buồng, ra nải, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía.
b. Nó để mặc cái hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bằng cái rọ lợn đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó?
c. Cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống không có đứa con nào.
d. Cả 3 ý trên.
Câu 6: (0,5điểm) Từ hình ảnh cây chuối mẹ, em liên tưởng đến ai?
Câu 7: (0,5 điểm) Biện pháp so sánh được thể hiện qua:
a. 2 câu
b. 3 câu
c. 4 câu
Câu 8: (0,5 điểm) Tác giả sử dụng giác quan nào để tả?
Câu 9: (0,5 điểm) Em hãy cho biết câu: “Lẽ nào nó đành để mặc cái hoa to bằng cái chày giã cua hoặc buồng quả to bằng cái rọ lợn đè giập một hay hai đứa con đứng sát nách nó?” là câu hỏi hay câu cảm ? Vì sao?
Câu 10: (0,5 điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ và cặp quan hệ từ trong câu ghép sau: Khi cây mẹ bận đơm hoa, kết quả thì các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn.
B. Kiểm tra Viết
1. Chính tả (nghe – viết) (5điểm)
Cây gạo ngoài bến sông
2. Tập làm văn (5điểm)
Đề bài: Em hãy tả thầy giáo hoặc cô giáo trong một tiết học mà em thích nhất.
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng….miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:
Loạt bài Đề kiểm tra Tiếng Việt 5 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt 5 hơn.
Đề Thi Học Kì 2 Môn Tiếng Việt Lớp 3 Năm 2022
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 trường tiểu học Đông Sơn năm 2016 2017 là tài liệu do chúng tôi sưu tầm cho các em tham khảo và ôn tập.
Có một gia đình Én đang bay đi trú đông. Chú Én con mới tập bay. Đây là lần đầu tiên Én con phải bay xa đến vậy. Trên đường đi, gia đình Én phải bay qua một con sông lớn, nước chảy xiết. Chú Én con sợ hãi nhìn dòng sông. Én sẽ bị chóng mặt và rơi xuống mất. Bố mẹ động viên Én rất nhiều, nhưng Én vẫn không dám bay qua. Bố liền ngắt cho Én con một chiếc lá rồi nói:
– Con hãy cầm chiếc lá thần kì này. Nó sẽ bảo vệ con được an toàn.
Lúc qua sông rồi, Én con vui vẻ bảo bố:
– Bố ơi, chiếc lá thần kì tuyệt vời quá! Nó giúp con qua sông an toàn rồi đây này.
– Không phải chiếc lá thần kì đâu con ạ. Đó chỉ là một chiếc lá bình thường như bao chiếc lá khác. Cái chính là con đã vững tin và rất cố gắng.
Én con thật giỏi phải không? Còn bạn, đã bao giờ bạn thấy run sợ trước một việc gì đó chưa? Hãy tạo cho mình một niềm tin, chắc chắn bạn sẽ vượt qua.
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1. Trên đường bay đi trú đông, gia đình Én gặp phải những khó khăn gì? (M1.0,5 điểm)
2. Những chi tiết nào cho thấy Én con rất sợ bay qua sông? (M 1 – 1 điểm)
3. Người bố đã làm gì để giúp Én con bay qua sông? (M 1 – 0,5 điểm)
4. Nhờ đâu Én con bay được qua sông an toàn? (M 2 – 0,5 điểm)
5. Điền từ ngữ vào chỗ chấm cho thích hợp: (M 4 – 1 điểm)
1……………………………gia đình Én phải bay đi xa. Bố Én đã cho én con một chiếc lá.
2 ………………………………………………. và tạo cho Én một niềm tin. 3…………………………………………………………………………………….
6. Điền dấu thích hợp vào ô trống. (M 2 – 1 điểm)
– Chao ôi □ Nước sông chảy siết quá □
7. Ghi một câu văn có hình ảnh nhân hóa ở trong bài văn để nói về Én con (M3 . 0,5đ)
8. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? (M 3 – 1 điểm)
a. Phải biết tin vào những phép mầu. b. Phải biết vâng lời bố mẹ. c. Phải biết cố gắng và tin vào bản thân mình.
Giáo viên kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng đối với từng học sinh (kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng) qua các bài tập đọc đã học trong sách Tiếng Việt 3 – Tập 2.
CON CÒ (Viết từ: Một con cò trắng….. …đến hết)
(Sách Tiếng Việt lớp 3 – Tập 2 -Trang 111)
Em hãy kể lại việc làm tốt của em để giữ gìn vệ sinh góp phần bảo vệ môi trường.
Tải file đính kèm huong-dan-cham-va-dap-an-mon-tieng-viet-lop-3-hoc-ki-2.docx
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đề Thi Giữa Học Kì 2 Môn Tiếng Việt Lớp 2 Năm 2022
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2
Đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt
Đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt bao gồm các bài luyện tập, giúp các em học sinh học tốt Tiếng Việt lớp 2, rèn luyện kỹ năng giải bài tập, chuẩn bị cho các bài thi, bài kiểm tra giữa học kì 2 lớp 2 đạt kết quả cao. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết de thi giữa học kì 2 lớp 2 môn tiếng việt này.
Đề thi giữa học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10đ)
I. Đọc thành tiếng: (6đ)
Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài tập đọc “Bác sĩ Sói” SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 41 và làm bài tập bằng cách khoanh tròn trước ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi.
II/ Đọc thầm (4 điểm )
Bài 1: Con hãy đọc bài: ” Bác sĩ Sói ” trang 41 và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Sói làm gì để lừa Ngựa?
a. Nó giả làm bác sĩ khám bệnh cho Ngựa
b. Nó toan đến ăn thịt Ngựa
c. Nó tiến về phía Ngựa
Câu 2: Ngựa đã bình tĩnh giả đau như thế nào?
a. Ngựa nói có lẽ mình bị đau ở chân sau
b. Nhờ Sói làm ơn xem giúp
c. Cả 2 ý trên đều đúng
Câu 3: Tả cảnh Sói bị Ngựa đá
a. Sói tưởng đánh lừa được ngựa, mon men lại phía sau Ngựa, lứa miếng đớp vào đùi Ngựa
b. Ngựa thấy Sói cúi xuống đúng tầm, liền tung vó đá một cú trời giáng, làm Sói bật ngửa, bốn cẳng huơ giữa trời, kính vỡ tan, mũ văng ra
c. Cả 2 ý trên đều đúng
Câu 4: Bài tập đọc “Bác sĩ Sói” có bao nhiêu danh từ riêng?
a. 1 danh từ riêng b. 2 danh từ riêng c. 3 danh từ riêng
Bài 2: Điền l hoặc n vào những chỗ trống thích hợp:
Ban sáng, …ộc cây vừa mới nhú …á chúng tôi cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé …ở. Đến trưa, …á đã xoè xong. Sáng hôm sau, …á đã xanh đậm …ẫn vào màu xanh bình thường của các …oài cây khác.
Bài 3: Nối tiếng ở bên trái với tiếng phù hợp bên phải để tạo thành từ ngữ.
a) rước kẻ (1)
b) thước mượt (2)
c) thướt đèn (3)
d) óng ướt (4)
e) ẩm tha (5)
B. KIỂM TRA VIẾT: (10đ)
1. Chính tả: (5đ)
GV đọc cho HS viết bài chính tả “Sông Hương” từ: ” Mỗi mùa hè chúng tôi linh dát vàng ” SGK Tiếng việt 2 tập 2(trang 72) .
2/ Tập làm văn: (5 điểm)
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (3- 5câu) nói về con vật mà em yêu thích nhất.
Đó là con gì, ở đâu?
Hình dáng con vật ấy như thế nào, có điểm gì nổi bật?
Hoạt động của con vật ấy có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu?
Bạn đang đọc nội dung bài viết Top 10 Đề Thi Học Kì 2 Tiếng Việt Lớp 3 Năm 2022 trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!