Cập nhật nội dung chi tiết về Tiểu Thuyết Đương Đại Nhật Bản: 9 Tác Phẩm Nhất mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhật Bản được cả thế giới công nhận là quốc gia có bản sắc văn hóa độc đáo. Không chỉ có bề dày lịch sử lâu đời, Nhật Bản còn có nhiều nền “văn hóa nhóm” rất đặc trưng, thu hút sự chú ý và mong muốn giao thoa văn hóa từ các quốc gia khác. Có thể kể đến phim ảnh, âm nhạc và những thói quen sinh hoạt có phần “hơi dị” đối với du khách quốc tế, ví dụ như luôn có một đôi dép để đi trong nhà vệ sinh, hoặc vô tư húp xì xụp khi ăn mì. Cho dù bị xem là kỳ quặc đến đâu đi nữa, Nhật Bản vẫn là đất nước được nhiều người yêu thích và được xem là rất hấp dẫn, rất “cool ngầu”.
Không chỉ có anime, manga, J-pop, Nhật Bản còn có nền văn học xuất sắc từ xưa đến nay. Nếu phải liệt kê tên một số tiểu thuyết đương đại của Nhật Bản, bạn sẽ nghĩ tới những tác phẩm nào đầu tiên? Có lẽ là tác phẩm Rừng Na Uy hoặc Kafka trên bờ biển của Haruki Murakami, hay cuốn Tạm biệt Tsugumi và Hồ của Banana Yoshimoto?
1. The Changeling (“Đứa trẻ thay thế”) của Kenzaburo Oe (2000)
Nhà văn Kenzaburo Oe xuất thân từ thành phố Uchiko của vùng Shikoku, từng được trao giải Nobel Văn học vào năm 1994 cùng nhiều giải thưởng khác. Ngoài viết tiểu thuyết, ông còn là tác giả của một số truyện ngắn và bài luận. Hiện nay, ông đã ở tuổi “thất thập cổ lai hy” và được xem là một trong những cây đại thụ lớn của nền văn học Nhật Bản.
Cũng giống như những tiểu thuyết khác của Oe, The Changeling (取り替え子/ Torikae ko, Đứa trẻ thay thế) bị ảnh hưởng bởi phong cách văn học Mỹ – Pháp. Cuốn tiểu thuyết là câu chuyện về mối quan hệ giữa hai người nghệ sĩ tài năng, Goro Hanawa và Kogito Choko. Trong khi Goro là một nhà làm phim nổi tiếng, Kogito chỉ là một tiểu thuyết gia đơn thuần ở tuổi 60 (có giả thuyết cho rằng nhân vật này là hiện thân của chính Oe). Mặc dù trong quá khứ, mối quan hệ giữa họ vô cùng căng thẳng, nhưng trước khi Goro quyết định tự sát, ông đã gửi những cuốn băng ghi âm cho Kogito – những cuốn băng là cách đối thoại do Goro đặt ra, được đặt tên là “Tagame”. Kogito đã sử dụng những cuộn băng này để tìm hiểu lí do Goro tự vẫn.
Tác phẩm chỉ vỏn vẹn 400 trang, được viết đơn giản nhưng vô cùng tinh tế. Vì thế, đây không phải là cuốn sách quá khó đọc, dù cách hành văn của Oe có phần “học giả”. Cùng với người đọc, Oe đã đặt các nhân vật của ông vào một tình huống khiến tất cả họ phải tự ngẫm về ý nghĩa của sống và chết, từ đó nghiệm ra rằng cách nhìn nhận quá khứ có thể điều khiển tương lai. The Changeling là một câu chuyện xuyên suốt, mạch truyện chậm rãi nhưng đầy ý nghĩa.
2. Colorless Tsukuru Tazaki and his Years of Pilgrimage (“Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương”) của Haruki Murakami (2013)
Nhiều người biết về tác giả Haruki Murakami như là một cây bút tiểu thuyết đương đại tiêu biểu của Nhật Bản, nắm giữ nhiều giải thưởng văn học, và là một trong những tác giả có doanh thu bán sách cao nhất trên thế giới. Có thể thấy, Haruki Murakami là cây bút tiếp thu nhiều nét văn hóa phương Tây, đặc biệt là âm nhạc và văn học. Và ông ấy mang tất cả những sở thích và kinh nghiệm sống của chính mình vào tác phẩm, đồng thời xây dựng tính cách của nhân vật trong truyện theo một cách rất Murakami. Một sự thật thú vị có thể bạn không biết, bên cạnh văn phong nghệ thuật, thì hầu hết các tựa đề tác phẩm đều gợi nhớ âm nhạc cổ điển phương Tây. Rừng Na Uy là một ví dụ, nó được đặt theo tên một bài hát nổi tiếng của The Beatles vào năm 1965.
Trong tác phẩm Colorless Tsukuru Tazaki and his Years of Pilgrimage (色彩を持たない多崎つくると、彼の巡礼の年/ Shikisai wo motanai Tazaki Tsukuru to, kare no junrei no toshi, Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương), Murakami kể lại câu chuyện của Tsukuru Tazaki, một cậu bé trong nhóm học sinh trung học, có cái tên mang ý nghĩa về màu sắc nhưng không được viết bằng chữ kanji, trong khi tên của những người bạn còn lại trong nhóm đều được viết bằng kanji với ý nghĩa về màu sắc như đỏ, xanh, trắng, đen. Trong những năm học đại học, cậu bỗng bị cô lập khi tất cả những người bạn từ thời trung học cắt đứt liên lạc với cậu. Tazaki khi đó đã bị ám ảnh bởi mất mát tinh thần to lớn, bắt đầu hành trình về quá khứ – điều cần thiết để cậu thay đổi hiện tại.
3. Kitchen (“Bếp”) của Banana Yoshimoto (1988)
Banana Yoshimoto là bút danh của Mahoko Yoshimoto, một nhà văn đương đại Nhật Bản. Yoshimoto là một phụ nữ có cái nhìn tinh tế và cũng rất bí ẩn khi không bao giờ tiết lộ đời tư của mình mà chỉ bàn bạc về các tác phẩm văn học.
Kitchen (キッチン, Bếp) là tiểu thuyết đầu tay của Yoshimoto, và sự thành công của nó đã mang về cho nữ nhà văn giải thưởng Izumi Kyoka Văn học. Nó cũng được chuyển thể thành phim điện ảnh rất thành công bởi đạo diễn người Hong Kong Yim Ho. Cuốn sách là câu chuyện về một cô gái trẻ tên Mikage, phải đối mặt với những mất mát do sự ra đi của người bà, và cùng lúc chuyển vào sống chung với bạn và người mẹ chuyển giới của cậu bạn ấy. Mikage đã cố gắng để bước ra khỏi bóng tối trong cuộc đời cô bé. Chủ đề chính của câu chuyện bao gồm tình yêu, tình bạn, sự trưởng thành và những bi kịch cuộc sống.
Mỗi phần trong câu chuyện cuộc đời của Mikage đều xoay quanh sự ra đi của một nhân vật nào đó và sự ra đi ấy hình thành tính cách của người kể truyện cũng như của các nhân vật khác, giúp họ tiếp tục cuộc hành trình của mình.
4. Audition (“Buổi thử vai”) của Ryu Murakami (1997)
Ryu Murakami là nhà văn đồng thời là nhà làm phim bậc thầy của dòng phim tâm lý-kinh dị Nhật Bản. Các tác phẩm của Ryu Murakami được cho là đi tiên phong một phong cách đột phá trong văn học kể từ khi các cuốn sách của ông được đánh giá là không chỉ đơn giản thuộc thể loại kinh dị hoặc tâm lý – kinh dị, mà còn đề cập tới những vấn đề khác như thuốc phiện và các chất gây nghiện. Những cuốn sách bán chạy nhất của ông gồm có Almost Transparent Blue (Gần như màu xanh trong), In the Miso Soup (Chép súp Miso) và Audition (Buổi thử vai).
Audition bắt đầu với một nhịp chậm rãi đến mức buồn ngủ. Cuốn sách kể về Aoyama, một nhà làm phim tài liệu chưa từng hẹn hò với ai trong vòng 7 năm kể từ cái chết của người vợ. Anh quyết định tìm kiếm một ai đó mới thông qua một buổi thử vai giả, và anh đã gặp “cô gái lý tưởng”, Asami – một cô gái xinh đẹp, có một quá khứ ồn ào và yêu anh không chút nghi ngờ. Nhưng sự mê đắm và mất lí trí khi yêu của Aoyama đã che mắt anh khỏi những sự thật đáng sợ bị giấu dưới lớp mặt nạ của Asami.
Câu chuyện trở nên li kì phức tạp hơn ở những chương cuối, nhưng tôi chắc chắn rằng những chi tiết trong truyện sẽ ám ảnh bạn. Các yếu tố nổi bật trong truyện cũng rất tiêu biểu cho thể loại văn học kinh dị. Bộ phim Buổi thử vai của Takashi Miike (1999) đã được công chiếu vô cùng thành công, phỏng theo tiểu thuyết này. Đó cũng là một trong những lí do tôi thích cuốn sách này hơn quyển In the Miso Soup – tác phẩm được cho là thành công nhất của Ryu Murakami.
5. Never Let Me Go (“Mãi đừng xa tôi”) Kazuo Ishiguro (2005)
Kazuo Ishiguro là một tiểu thuyết gia người Anh gốc Nhật. Tất cả những gì tôi có thể nói về Ishiguro là: ông ấy sở hữu rất nhiều giải thưởng, ví dụ như 4 tác phẩm văn học đầu tiên đều giành ít nhất một giải thưởng và tất cả đều là tác phẩm bán chạy nhất của nhà văn này. Ông ấy cũng từng thắng giải Nobel Văn học vào năm 2017.
Never Let Me Go là một tác phẩm khoa học viễn tưởng khi trên thế giới xảy ra nhiều điều tồi tệ, tại đó có một trường chuyên nội trú năm ở ngoại ô nước Anh, nơi có những bè phái và quy định huyền bí, nơi mà các giáo viên không ngừng tẩy não học sinh về việc chúng đặc biệt như thế nào. Các học sinh bị bắt buộc phải tuân theo kỷ luật và luôn luôn sống khỏe mạnh. Nhiều năm sau, Katy, một trong số các học sinh, trở thành một cô gái trẻ tuổi. Những người bạn học cũ, Ruth và Tommy, đã bước vào cuộc đời của Katy một lần nữa, và lần đầu tiên, cô bắt đầu nhìn lại quá khứ mà họ có chung và hiểu rõ điều gì khiến họ đặc biệt, và cách mà họ có thể dành thời gian còn lại cùng với nhau.
Never Let Me Go nằm trong danh sách đề cử giải thưởng Cuốn sách của năm 2005, giải thưởng Arthur C. Clarke năm 2006 và giải thưởng của các nhà phê bình văn học Quốc gia năm 2005. Mạch truyện giống như một đoạn đối thoại, nhưng cũng có phần xa cách và tế nhị. Tác phẩm cũng đặt ra nhiều câu hỏi và giúp người đọc khám phá sự trống rỗng trong đời người.
6. 1Q84 của Haruki Murakami (2010)
Một tác phẩm dài hơi với hơn 900 trang sách, nhưng bạn sẽ không thể bỏ lỡ vì một câu chuyện tình yêu mà tác giả kể lại, cùng với sự bí ẩn, trí tưởng tượng v.v. Một cuốn tiểu thuyết về hành trình khám phá chính mình, một viễn cảnh tương lai đen tối, tất cả đều có trong thế giới trí tưởng tượng của Haruki Murakami.
Trong cuốn tiểu thuyết này xuất hiện một sự tồn tại song song, được gọi tên là 1Q84: “Q” trong chữ cái đầu tiên của “Question mark” (dấu chấm hỏi – người dịch). “Một thế giới chứa đựng một câu hỏi lớn”, được tạo ra bởi Aomame, một cô gái sống ở Tokyo, người làm theo những gợi ý của người lái xe taxi và bắt đầu khám phá nhiều hơn về những chuyện xảy ra xung quanh.
Và chúng ta có Tengo, một nhà văn đang tham gia một dự án viết thuê mờ ám. Tuy nhiên, những sự kiện kỳ lạ đã kết nối các nhân vật với nhau. một cô gái với quan niệm sống độc đáo, một kẻ sùng đạo và một viên cảnh sát thành phố, một phụ nữ góa chồng được thừa hưởng tài sản từ người chồng quá cố và mở một mái ấm cho những phụ nữ bị bạo hành…
Thực lòng mà nói, nội dung cuốn sách không phải loại dễ đọc (không phải chỉ vì nó dài hơn 900 trang giấy), mà bởi vì cách Haruki xử lý các câu chuyện và quan điểm của tác giả về giới tính, tình dục, và hình thể phụ nữ có thể làm độc giả bức xúc. Tuy nhiên, nếu bạn đã đọc và cảm được những tác phẩm khác như Sputnik Sweetheart (“Người tình Sputnik”) hay A Wild Sheep Chase (“Cuộc săn cừu hoang”) thì đây chính là thử thách tiếp theo dành cho bạn!
7. Byakuyakou Journey under the Midnight Sun (“Bạch Dạ Hành”) của Keigo Higashino (1999)
Keigo Higashino đã bắt đầu viết tiểu thuyết từ khi còn là một kỹ sư, nhưng chỉ sau khi ông thắng giải thưởng Edogawa Rampo Văn học, ông mới thôi việc và toàn tâm cống hiến cho sự nghiệp văn chương. Keigo Higashino được biết đến với biệt tài viết tiểu thuyết kỳ bí.
Mặc dù nổi tiếng với những tác phẩm huyền ảo bán chạy nhất, các cuốn sách của Keigo Higashino chưa bao giờ có quá nhiều cú lật ngược tình thế hay quá nhiều chi tiết. Ông có kỹ thuật đặc biệt để định hình giọng văn và diễn biến tâm lý của các nhân vật.
Với giọng văn xuất sắc và kỹ thuật viết điêu luyện, tác phẩm trở nên hấp dẫn và đầy sức hút. Tốt hơn hết thì bạn nên đọc khi tâm trạng thoải mái và tôi chắc rằng bạn sẽ không thể ngừng đọc cho tới những trang cuối cùng. Sự ám ảnh, và những cảm xúc hoài niệm sẽ theo bạn trong một thời gian đấy. Thêm 1 gợi ý, tác phẩm The Devotion of Suspect X (“Phía sau nghi can X”) cũng là một sự lựa chọn không tồi!
8. Kidnap tour (“Tôi bị bố bắt cóc”) của Mitsuyo Kakuta (2000)
Mitsuyo Kakuta đã nhận giải thưởng Kaien cho nhà văn trẻ, một năm sau khi cô ấy tốt nghiệp đại học cùng tác phẩm A Blissful Pastime (“Trò tiêu khiển vui vẻ”). Sau đó cô giành được nhiều giả thưởng với các tác phẩm mang tính xã hội và hướng đến nữ giới.
Tác phẩm mà tôi muốn nhắc đến hoàn toàn là một phong cách khác của Mitsuyo Kakuta. Nhẹ nhàng, ít cao trào và thích hợp cho cả trẻ em và người lớn, “Kidnap tour” đưa người đọc đến với chuyến phiêu lưu thú vị của người cha – kẻ “bắt cóc” và cô con gái ruột 5 tuổi – nạn nhân bị “bắt cóc”. Chính vì tình thế mà người cha bắt buộc phải bắt cóc con gái đã tạo nên một chuyến đi gay cấn, hồi hộp của một chuyến “bắt cóc”, nhưng cũng không thiếu sự trong trẻo, yêu thương của một chuyến “du lịch gia đình”.
Chỉ gói gọn trong gần 180 trang sách, “Tôi bị bố bắt cóc” là một làn gió mùa hè nhẹ nhàng thổi vào tâm hồn bạn. Tác phẩm dễ thương đến mức bộ phim chuyển thể cùng tên đã được công chiếu vào năm 2016, trở thành một trong những phim điện ảnh đề tài gia đình được yêu thích tại Nhật.
9. The Windup Bird Chronicle (“Biên niên ký chim vặn dây cót”) của Haruki Murakami (1995)
Toru Okada, một thanh niên, đang đi tìm con mèo bị mất tích của hai vợ chồng. Trên hành trình ấy, anh tìm thấy chính mình đang đi tìm người vợ trong một thế giới đầy giả dối ẩn dưới lòng thành phố Tokyo. Trên con đường ấy, Okada đã gặp một nhóm người lạ, trong đó có bạn bè của anh và một số nhân vật khác, ví dụ, cô gái điếm có tài ngoại cảm, một chính trị gia truyền thông, một cô bé 16 tuổi vui vẻ nhưng cũng bệnh hoạn, và một cựu chiến binh già.
Theo tôi thấy, Murakami là nhà văn đương đại có thể lột tả xác thực nhất xã hội Nhật Bản cũng như những giá trị trong xã hội đó, mặc dù có đôi lúc tác phẩm có vẻ kỳ quặc và khéo léo lảng tránh vấn đề tế nhị.
Top 5 Tiểu Thuyết Văn Học Nhật Bản “Huyền Thoại” Hay Nhất Mọi Thời Đại
1. Rừng Na Uy (Murakami Harumi)
Được xuất bản vào năm 1987, nhưng quyển tiểu thuyết lại có bối cảnh chính là nước Nhật vào những năm 1960. Mạch chuyện trôi theo dòng hồi tưởng về thời trai trẻ của nhân vật chính và bài hát Norwegian Wood của The Beatles. Thông qua các mối quan hệ tình cảm của nhân vật chính câu chuyện nêu lên những vấn đề u ám của tuổi trẻ. Đó chính là trầm cảm, tự sát và các vấn đề tâm lý. Được dịch lần đầu tiên ở Việt Nam lần đầu tiên vào năm nhưng theo thời gian và độ mở của văn hóa, Rừng Na Uy mới được xem là ra mắt hoàn chỉnh vào năm 2006. Quyển tác phẩm đã được giới trẻ Việt Nam đón nhận nồng nhiệt vì phản ảnh được tâm tư, cuộc sống và những mối quan tâm cụa họ lúc bấy giờ.
2. Một lít nước mắt (Aya Kitou)
Tác phẩm là câu chuyện có thật dựa trên nhật ký của cô bé Aya Kitou. Cố bé bị mắc căn bệnh hiểm nghèo thoái hóa tiểu não khi mới 15 tuổi. Căn bệnh như một bi kịch đối với cô bé và gia đình cô. Nhưng với niềm tin vào cuộc sống và khát vọng về tương lai, cô bé vẫn kiên trì tham gia các buổi trị liệu và luyện tập, kiên cường chiến đấu với căn bệnh cho đến khi qua đời ở tuổi 25. Cuộc sống ngăn ngủi của cô bé đã trở thành niềm cảm hứng cho mọi người cũng như là bài học quý giá: Hãy trân trọng hạnh phúc mình đang có, chấp nhận mọi khó khăn trong cuộc sống, vươn lên và cố gắng hết sức mình để không bao giờ hối tiếc.
3. 5cm trên giây (Shinkai Makoto)
Anime 5 cm trên giây
Câu chuyện xoay quanh mối tình trong sáng của Tono Takaki và Shinohara Akari – hai kẻ cô đơn. Giữa họ có mối liên kết vô hình khiến họ thân thiết với nhau suốt thời tiểu học. Tuy nhiên, về sau có nhiều điều vô hình trong cuộc sống khiến họ không thể đến được với nhau. Điều đặc biệt trong tác phẩm là câu chuyện có 3 phần, mỗi phần lại được kể theo một ngôi khác nhau nhưng đều chủ yếu xoay quanh nhân vật chính. Cách kể chuyện thú vị giúp độc giả có nhiều cái nhìn khác nhau về vấn đề của nhân vật, cũng như bản thân nhân vật. Mối tình đầu ngọt ngào, nhẹ nhàng cũng đầy tiếc nuối này sẽ khiến các bạn dừng tay hằng trăm lần trên mõi trang sách và đánh thức những cảm xúc ngủ quên trong tâm trí bạn.
Nếu gặp người ấy cho tôi gửi lời chào (Ichikawa Takuji)
Edu2Review – Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam
Màu xanh trong suốt (Ryu Murakami)
Màu Xanh Trong Suốt được đánh giá là một quyển sách khó đọc bởi toàn bộ tác phẩm là những câu trần thuật, gẫy gọn và thực tế đi thẳng vào vấn đề ma túy, tình dục và dòng nhạc rockn’roll ở nước Nhật vào những năm 1970. Qua lời kể của nhân vật chính – Ryu,chúng ta sẽ cảm nhận được những cảm xúc của chính những con nghiện: sợ hãi, hoang mang và chới với để rồi tuyệt vọng vì sự buông thả và lạc lối của tuôi trẻ. Tuy nhận được nhiều đánh giá khác nhau, nhưng tác phẩm Màu Xanh Trong Suốt đã mang lại cho tác giả Ryu Murakami giải thưởng Akutagawa cao quý nhất của Nhật Bản.
Thúy Duy tổng hợp
Học Tiếng Anh Qua Các Tác Phẩm Văn Học
Rất nhiều bạn học viên hiểu tầm quan trọng của việc đọc các tài liệu bằng tiếng Anh để mở rộng vốn từ vựng và kỹ năng sử dụng từ. Tuy nhiên phần lớn các em lại không nhận ra đọc sách không phải là chuyện bắt buộc nhàm chán. Đừng bao giờ giới hạn việc đọc của các em ở những trang báo hay các đoạn văn IELTS, những tác phẩm văn học tiếng Anh cũng là một trong những cách hiệu quả để nâng cao trình độ tiếng Anh của các em đấy.
Đừng nghĩ học cho vui thì không hữu ích
Suy nghĩ “làm cho vui thì không hữu ích” là điều nhiều bậc cha mẹ châu Á thường quan niệm. Cô đã gặp rất nhiều ông bố, bà mẹ nghĩ rằng nếu con họ vui vẻ khi học thì chắc chắn là chúng đang không học hiệu quả. Vậy nên, khi nhắc đến đọc sách, các bạn học sinh đều nghĩ về nó là một thứ khô khan, những câu chuyện hàn lâm khó hiểu.
Nếu các em yêu thích đọc sách, thì bằng mọi cách hãy tiếp tục đọc, chúng ra đang ở thế kỉ 21 rồi, việc bị ngăn cản bởi những suy nghĩ không đúng thật không nên chút nào. Điều quan trọng là các em đang đọc một cách nhất quán, ý tôi là ít nhất nửa giờ một lần và cố gắng đọc mỗi ngày.
Lợi ích của việc đọc tiểu thuyết
1. Học tiếng Anh mỗi ngày
Những tác phẩm văn học tiếng Anh kinh điển rất tuyệt vời, tuy nhiên đối với những bạn đang học tiếng Anh, ngôn ngữ sử dụng trong những tác phẩm đó thường đã lỗi thời và đôi khi có những từ không còn được sử dụng nữa. Đọc những tác phẩm văn học tiếng Anh đương thời có thể giúp các em học từ vựng hiện đại hơn, được sử dụng phổ biến hiện nay hơn. Tiểu thuyết còn có thể dạy các em cách thể hiện ý tưởng và cảm xúc của mình, đây là những kỹ năng rất quan trọng không chỉ khi học tiếng Anh mà còn hữu dụng trong cuộc sống hằng ngày.
2. Từ vựng trong ngữ cảnh
Cách hiệu quả nhất khi học từ vựng mới chính là dùng trong ngữ cảnh. Nhiều bạn học viên IELTS mới mà cô dạy tại KTDC cảm thấy khó khăn khi tìm những từ đồng nghĩa, từ đi kèm phù hợp khi viết các bài report và essay. Cô toàn phải đánh dấu sai và sửa lỗi rất nhiều ở những điểm này.
Nguyên nhân chính của việc sử dụng từ vựng yếu như vậy bởi vì khi các em học, các từ đồng nghĩa thường rất nhiều nhưng không có ai giảng giải cho các em biết từ nào được sử dụng trong trường hợp nào. Nếu các em muốn biết cách dùng từ nào phù hợp, cách tốt nhất là học những từ đó trong một ngữ cảnh nào đó trong sách hay giao tiếp với người bản ngữ hằng ngày.
3. Ngữ pháp và sự chuẩn xác
Đọc sách không chỉ giúp cải thiện vốn từ vựng mà còn giúp các em biết cách sử dụng ngữ pháp và cấu trúc câu thật chuẩn xác. Khi nhìn cách tác giả diễn đạt ý tưởng của mình qua các đoạn văn, các em có thể học được cách sử dụng này hay hơn là chỉ biết thụ động học các cấu trúc khô khan.
Lưu ý: Đôi khi, có những phong cách viết văn của một số tác giả dùng từ khác so với ngữ pháp tiếng Anh chuẩn. Nhưng với việc phát hiện ra các lỗi sai cơ bản của những phong cách này cho thấy một bước tiếng đáng kể nhờ việc đọc của các em phải không nào. Những bạn học nâng cao thường có một nền tảng kiến thức vững chắc, vậy nên việc nhận ra những sự khác nhau trong cách dùng này không phải là điều quá khó khăn. Thực tế, đây còn có thể là một cơ hội tốt để các em học được những phong cách viết văn mới.
Cách lựa chọn những cuốn sách phù hợp
1. Chọn những thứ các em thực sự thích đọc
2. Chọn những sách đúng tầm
Chắc chắn các em không bao giờ muốn cứ đọc vài từ lại phải đi tra từ điển phải không nào. Hãy đọc thử vài trang sách, nếu có hơn 10 từ mới trong mỗi trang thì khả năng lớn quyển sách này hơi khó so với trình độ của các em hiện tại. Các em không nên đọc những sách quá dễ hãy tìm những cuốn sách đủ thử thách bản thân để có thể học được những điều mới nhưng các em vẫn phải hiểu được ý chính trước đã.
Giảng viên Yuri Melinda Roh
Phân Tích Tư Tưởng Và Tình Cảm Trong Tác Phẩm Văn Học
Đề bài: Phân tích Tư tưởng và tình cảm trong tác phẩm văn học – Lớp 12.
Một tác phẩm phải bao gồm nội dung và nghệ thuật nhưng hai yếu tố trên chỉ là phương thức để truyền tải tư tưởng và tình cảm mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà từng nói: “Nghệ thuật bao giờ cũng là lời nói tình cảm của con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư” hay Bùi Huy Ích cũng khẳng định rằng: “Văn chương là tiếng nói của con tim”, Bùi Ngọc Quy: “Tình ấy gốc văn, tình chật hẹp thì văn kia cứng xác”. Qua những ý kiến trên ta có thể thấy được vai trò quan trọng của hai yếu tố tư tưởng và tình cảm trong tác phẩm.
Trước hết là mặt tư tưởng của tác phẩm. nhà văn nhà thơ không chỉ là đơn giản là chức danh đó mà họ còn là những nhà tư tưởng. Tư tưởng trong tác phẩm là những suy tư, trăn trở của tác giả về một phạm vi đời sống hiện thực, là những câu hỏi day dứt cất lên mong muốn có câu trả lời. Mỗi người nghệ sĩ văn chương đều gửi gắm những tư tưởng của mình vào trong tác phẩm để cải tạo xã hội. Nội dung tác phẩm chỉ ra hiện thực khách quan, những mặt xấu, tiêu cực của xã hội và cả những mặt tốt của nó để hướng tới những nhìn nhận của chính con người và xã hội, và từ đó đi tới hướng cải thiện xã hội phát triển theo hướng tốt hơn. Từ đó có thể thấy được sứ mệnh cao cả của văn chương, nó giúp con người nhận thức và sống tích cực hơn. Nhà văn với vai trò là người khám phá ra bản chất sự vật hiện tượng hay bản chất con người, nhìn nhận những vấn đề quan trọng như chiến tranh và hòa bình, nhân sinh, đạo đức, quy luật phát triển của xã hội. Từ đó đặt câu hỏi cho toàn bộ người đọc cách để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ví dụ như Hồ Chí Minh sáng tác Nhật kí trong tù không chỉ để giải bày hoàn cảnh khó khăn của bản thân mình trong chốn lao tù mà còn thể hiện tư tưởng không chịu khuất phục trước hoàn cảnh khó khăn, tinh thần phải cao, ý chí phải vững thì mới có thể đững vững được trên đường đời đầy sóng gió kia. Hay Xuân Quỳnh cũng muốn thể hiện tư tưởng ca ngợi tình yêu đôi lứa, ca ngợi những ước nguyện yêu một cách chân thành trong tình yêu.
Tác phẩm không chỉ có tư tưởng mà còn có tình cảm của tác giả, những nhà thơ nhà văn gửi gắm những tâm tư tình cảm cá nhân của mình vào trong tác phẩm. Không chỉ vậy, họ xây dựng tác phẩm dựa trên tình cảm và người đọc cũng cảm nhận tiếp nhận tác phẩm dựa trên tình cảm. Nếu không có tình cảm thì tác phẩm ấy không thể nào tồn tại được. Những tác phẩm khi ra đời phải chạm đến trái tim của người đọc, giống như một bài hát chạm đến trái tim con người. Người đọc sẽ cảm tác phẩm bằng những tình cảm vốn có của mình, yêu hay ghét nhân vật này, đồng cảm hay căm phẫn với nhân vật khác. Văn chương có sức mạnh làm rung động những trái tim lạnh giá nhất.
Ở mỗi tác phẩm, mỗi nhân vật người ta có thể bắt gặp mình trong đó để cảm thấy mình như thế là đún hay sai, là tốt hay xấu và cái đích cuối cùng là nhận thức và hướng tới hoàn thiện nhân cách con người. Nhà thơ Xuân Diệu viết bài thơ Vội Vàng bằng cả một tình yêu thiện nhiên cuộc sống, tình yêu ấy lớn đến nỗi khiến ông muốn sống một cách vội vã để có tận hưởng hết những vị ngọt của trần gian. Người đọc cảm thơ qua từng hình ảnh màu sắc và rút ra ý nghĩa. Từ đó sẽ xây dựng trong mình về tình yêu thiên nhiên cuộc sống, nhà thơ có vai trò giúp cho người đọc có một cách nhìn đẹp hơn về thiên nhiên. Những thứ luôn sẵn có bên cạnh ta những ta lại bỏ quên nó hoặc cảm nhận được nhưng không diễn tả được.
Như vậy có thể thấy tư tưởng và tình cảm là hai yếu tố quan trọng trong một tác phẩm văn học. Người nghệ sĩ văn chương không chỉ đóng vai trò là nhà văn nhà thơ mà còn là nhà tư tưởng và nhà tâm lý. Một tác phẩm văn chương phải chạm đến những rung động của trái tim con người và có những tư tưởng tốt đẹp giúp con người nhận thức hiện tượng sự vật và sống một cách tốt đẹp hơn.
CÁC BẠN LIKE FANPAGE ĐỂ THEO DÕI CÁC BÀI VĂN MỚI NHẤT NHÉ!
LASTEST POST
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tiểu Thuyết Đương Đại Nhật Bản: 9 Tác Phẩm Nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!