Đề Xuất 3/2023 # Tiếng Việt Lớp 1 Công Nghệ Giáo Dục Và Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Mới Cải Cách # Top 10 Like | Maytinhlongthanh.com

Đề Xuất 3/2023 # Tiếng Việt Lớp 1 Công Nghệ Giáo Dục Và Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Mới Cải Cách # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tiếng Việt Lớp 1 Công Nghệ Giáo Dục Và Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Mới Cải Cách mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục và bảng chữ cái tiếng việt mới cải cách đang khiến các bậc phụ huỵnh băn khoăn lo lắng; khiến dư luận xôn xao trên diễn đàn, mạng xã hội.

Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục và bảng chữ cái tiếng việt mới cải cách

Mạng xã hội đang lan truyền khá nhiều đoạn clip ghi lại cảnh học sinh tiểu học tập đọc; trong đó, thay vì đọc những chữ cái hay những từ thì các bé chỉ tay vào những biểu tượng hình tròn, hình vuông, hình tam giác… để đọc.

Theo đoạn clip ghi lại ở một lớp học, cô giáo dạy học sinh tiểu học đọc hai câu thơ “Tháp Mười đẹp nhất bông sen/Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”. Tuy nhiên, thay vì viết bằng chữ lên bảng; cô giáo chỉ vào hai dòng gắn hình tròn ở trên bảng rồi học sinh đọc theo.

“Mỗi một tiếng cô thay bằng một vật thật; mỗi một vật thật cô lại thay bằng một mô hình hình vuông. Hai câu ca này đã được ghi lại bằng các mô hình hình vuông”; vừa giảng cô giáo vừa chỉ vào hai hàng hình vuông vẽ sẵn trên bảng.

“Chúng mình được đọc ở trên vật thật, được đọc ở trên mô hình tiếng, bây giờ cả lớp mình sẽ cùng đọc trong sách giáo khoa. Các bạn chú ý, mỗi một tiếng được ghi lại bằng một mô hình. Khi đọc, ngón trỏ tay phải chúng mình chỉ đến đâu đọc đến đấy”; cô giáo giảng trong đoạn clip được ghi lại.

Trong cuốn sách giáo khoa mà cô giáo dùng dạy học sinh đọc, dưới mỗi câu thơ, bài đồng dao, là những hình vuông, hình tròn. Cụ thể, ở bài đồng dao “Bống bống bang bang/Lên ăn cơm vàng/Cơm bạc nhà ta”; dưới phần chữ là 12 hình tròn màu xanh, sắp xếp 4 hình trong một hàng.

Ý kiến của giới chuyên môn về cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục

Nhà giáo Phạm Toàn, thuộc Nhóm làm sách Cánh Buồm-một bộ sách 36 cuốn cho 6 lớp tiểu học; vào ngày 29 tháng 8, phổ biến một bài viết với mục đích để mọi người cùng hiểu cách tổ chức học sinh lớp 1 học tiếng Việt.

Trong bài viết với tựa đề “Hạnh phúc nhọc nhằn với Tiếng Việp lớp Một”; Nhà giáo Phạm Toàn trình bày chi tiết có hai cách học để biết đọc biết viết tiếng Việt; đó là “đánh vần theo chữ” và “theo ngữ âm”. Nhà giáo Phạm Toàn nhấn mạnh sách “Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục” bị ồn ào chê trách về cách đánh vần ba chữ “c”, “k” và “q” đều đọc là /cờ/; nhưng không gọi tên chung cho cả ba chữ là chữ “cờ”. Nhà giáo Phạm Toàn giải thích đó là cách học theo đường lối ngữ âm học. Và qua phần diễn giải rất cụ thể về cách học theo ngữ âm trong bài viết; Nhà giáo Phạm Toàn tin rằng những ai ứng dụng theo hướng dẫn trong bài viết của ông thì dễ dàng dạy con em ở gia đình biết đọc biết viết nhanh; và chắc chắn tiếng mẹ đẻ.

Trong khi đó, Tiến sĩ Trần Văn Hải, một cựu giáo viên thuộc ngành tâm lý ngữ học; cho rằng cách đánh vần trong bộ sách “Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục” được biên soạn mang tính áp đặt và không đạt tiêu chuẩn; vì không đánh vần bằng âm. Từ Hoa Kỳ, Tiến sĩ Trần Văn Hải nói với RFA:

“Ở Việt Nam hiện nay, những người này họ lầm lẫn giữa hai lãnh vực là tiếng nói và chữ viết: tiếng nói đi trước và chữ viết đi sau. Ngữ âm không phải là điều mới mẻ; mà từ trước đến nay thì lúc nào người ta cũng dựa vào cách phát âm của tiếng nói đặc thù của một dân tộc; rồi người ta tìm những ký hiệu (mẫu tự) để dùng làm biểu tượng cho các âm mà được phát ra từ tiếng nói đó để dạy cho trẻ em vừa nói và viết. Họ nói là đánh vần theo âm. Nhưng nói như vậy thì mẫu tự tiếng Việt dùng để làm gì?”

Mặc dù vậy, Thầy giáo Chu Mộng Long cho biết khi ông xem trang hướng dẫn cách đánh vần của sách giáo khoa này; thì ông “tá hỏa vì một số chỗ sai nghiêm trọng, phản khoa học”. Một trưng dẫn với 3 chữ “r”, “d” và “gi” cùng đọc là /dờ/; Thầy giáo Chu Mộng Long phân tích nếu dựa vào thực tiễn ngôn ngữ, có thể xem chữ “d” và chữ “gi” cùng âm đọc thì chấp nhận được; nhưng nhập phụ âm “r” (âm xát-rung) vào đó để đọc cùng âm “dờ” thì không được. Thầy giáo Chu Mộng Long nhận định đánh vần theo ngữ âm học chưa hẳn giúp ích gì cho việc viết đúng quy định chính tả; nếu không khéo còn đẩy trẻ em từ chỗ đơn giản rơi vào phức tạp. Chúng tôi xin được trích nguyên văn ông nhận xét:

“Sách tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục đã lựa chọn nửa nạc nửa mỡ (nửa tuyến tính nửa phi tuyến tính); dẫn đến lú lẫn hơn là phục vụ cho mục đích nhận diện chữ viết để viết đúng chính tả. Kể cả việc bắt trẻ em trình độ lớp Một phải nhận diện một cách khoa học vấn đề âm vị học cũng không cần thiết.”

Lý giải cách đọc vuông tròn đang gây tranh cãi

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình; sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông mới cho biết: “Cách đọc chữ “ô vuông, tam giác” là cách dạy của cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại.

Cách dạy này của GS. Đại đã đưa vào thực tế; thực nghiệm ở một số trường cách đây mấy chục năm chứ không phải mới. Có thể đây là lứa phụ huynh mới nên thấy ngạc nhiên với cách dạy này”.

Theo chúng tôi Nguyễn Minh Thuyết, mấy bài đầu; GS. Đại có chủ trương để học sinh học cách tách lời nói thành các tiếng; để học sinh hiểu cách đọc lời thơ đó chứ học sinh chưa phải học cách đánh vần, học chữ. Khi đó, trẻ sẽ hình dung mỗi ô vuông; tam giác là khối chữ trên trang sách. Trẻ sẽ không đọc thừa chữ, thiếu chữ.

“Phương pháp này còn giúp trẻ tập đếm, với thơ lục bát trên 6 chữ, dưới 8 chữ, trẻ sẽ qua đó tập đếm.”

Ông nhấn mạnh, phần tách lời nói bằng các tiếng; mỗi tiếng bằng một ô vuông cũng không vấn đề gì. Để tránh tình trạng phụ huynh bức xúc; GS. cho rằng, các thầy cô nên hướng dẫn phụ huynh hiểu được mục đích của bài học.

Dù vậy, để đánh giá hiệu quả phương pháp này, theo chúng tôi Thuyết cần có sự khảo sát cẩn thận.

Một số hình ảnh, video hài hước cư dân mạng và các bậc phụ huynh chia sẻ trên mạng xã hội:

Bài hát Vuông tròn tam giác vuông hài hước

Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Lớp 1 Và Cách Dạy Trẻ Học Chữ Cái Tiếng Việt

Trung tâm gia sư Thành Tâm xin gửi đến quý phụ huynh học sinh bảng chữ cái tiếng việt lớp 1 được cập nhật mới nhất. Bước vào lớp 1, con trẻ sẽ dần làm quen, tập đọc và ghép vần các chữ cái lại với nhau. Điều này sẽ tạo bước đệm quan trọng trong việc học tiếng việt cũng như tương lai sau này.

Ở bài viết này, gia sư Thành Tâm giới thiệu đầy đủ bảng chữ cái tiếng việt theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cách đọc bảng chữ cái theo chương trình mới,…Mời quý bạn đọc cùng theo dõi.

Bảng chữ cái tiếng việt lớp 1 có bao nhiêu chữ ?

Theo quy định mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì hệ thống bảng tiếng việt gồm có tất cả 29 chữ cái. Mới đây có 1 số đề xuất thêm 4 chữ cái tiếng anh f, j, w, z vào trong bảng chữ cái nhưng vấn đề này còn gây tranh cãi rất nhiều. Số lượng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt thường không có thay đổi từ trước đến gì. Tuy nhiên việc nắm được bảng chữ cái có bao nhiêu chữ, chữ thường khác chữ hoa chỗ nào?… quý PHHS nên tìm hiểu để giải đáp thắc mắc của trẻ trong khi kèm con trẻ học lớp 1 tại nhà.

Bảng chữ cái tiếng việt lớp 1 có mấy loại ?

Hiện nay, có 2 loại bảng chữ cái tiếng việt sau:

Bảng chữ cái tiếng việt chữ thường

Thực tế cuộc khảo sát từ đội ngũ gia sư dạy kèm lớp 1 của Thành Tâm cho biết, bảng chữ cái hiện nay có nhiều cải thiện và nhiều điểm mới hơn so với các năm trước.

Đối với bảng chữ cái thường, kích thước về chiều cao của chúng không giống nhau.

Các chữ cái a, ă, â, u, o, ô, ơ, ư, e, m, n, v, x, ê, i, c có chiều cao 1 đơn vị.

Chữ cái b, g, h, k, l, y có chiều cao 2,5 đơn vị.

Các chữ cái p, q, d, đ được biết với chiều cao 2 đơn vị.

Chữ cái t có chiều cao 1,5 đơn vị; r,s được viết với chiều cao 1,25 đơn vị.

Chiều cao của phụ âm bằng 2 lần rưỡi chiều cao chữ cái nguyên âm.

Bảng chữ cái tiếng việt viết hoa

Bên cạnh bảng chữ cái thường thì con trẻ sẽ được làm quen và tập viết chữ cái in hoa. Số lượng chữ cái in hoa cũng là 29 chữ cái. Sự cách điệu về đường nét, uyển chuyển và thanh thoát tạo nên sự hứng thú cho con trẻ khi học.

Cấu tạo của bảng chữ cái tiếng việt lớp 1

Cấu tạo của bảng chữ cái tiếng việt bao gồm 29 chữ cái, 10 số và 5 dấu thanh câu.

Trong bảng chữ cái tiếng Việt mới nhất hiện nay gồm:

12 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i, y, o, ô, ơ, u, ư. Ngoài ra còn có ba nguyên âm đôi với rất nhiều cách viết cụ thể như là: ua – uô, ia – yê – iê, ưa – ươ.

Số lượng chữ cái còn lại là phụ âm đơn: b, t, v, t,…. Trong chương trình tiếng việt lớp 1, con trẻ sẽ được làm quen với 3 loại phụ âm: phụ âm đơn, phụ âm kép ( gi, nh, gh, kh, ch,…) và phụ âm ba.

Cách đọc bảng chữ cái theo chương trình mới – Bảng chữ cái tiếng việt lớp 1

Mỗi loại ngôn ngữ sẽ có mỗi đặc trưng riêng và tiếng việt cũng thế. Muốn đọc và viết được tiếng việt thì chúng ta phải biết được cách đọc của từng chữ cái trong bảng chữ cái trước.

Qúy phụ huynh học sinh và bạn đọc đừng nên quá đặt áp lực về việc nhớ cách phát âm của các chữ cái. Điều này vô tình làm cho chúng ta cảm thấy khó khăn và “nản” trong quá trình học.

Cách dạy trẻ học chữ cái tiếng việt lớp 1

So với bậc mẫu giáo, khi bước vào lớp 1 con trẻ sẽ học nhiều hơn, khó hơn và phải thích nghi với môi trường mới. Trong đó toán và tiếng việt là hai môn chính đồng hành cùng các con trong suốt quãng đường học tập sau này. Do vậy, trong cách dạy con học giỏi tiếng việt lớp 1, cách dạy trẻ học chữ cái tiếng việt lớp 1 là giai đoạn quan trọng nhất.

Gia sư Thành Tâm xin gửi đến quý PHHS và bạn đọc một số phương pháp dạy trẻ lớp 1 học bảng chữ cái sau:

Học bảng chữ cái tiếng việt qua lời bài hát

Vừa tập cho con tập hát vừa tránh sự nhàm chán mà còn giúp con trẻ học rất nhanh cách phát âm của các chữ cái.

Nếu PHHS nào đã thử qua cách này thì chắc chắn cực kì hiệu quả luôn đúng không ạ ? Mọi thứ xung quanh điều trở thành công cụ hướng dẫn cho con trẻ học tập.

Khi đã áp dụng hai phương pháp trên mà con trẻ vẫn không chịu học thì PHHS bắt buộc phải thuê gia sư dạy kèm lớp 1 tại nhà. Với kinh nghiệm sư phạm và luyện chữ cho bé lớp 1 viết chữ xấu, gia sư sẽ giúp con trẻ phát âm, đánh vần và rèn chữ viết.

Trung tâm gia sư Thành Tâm mang đến chất lượng dịch vụ gia sư tốt nhất, chắp cánh cùng các tài năng Việt.

TRUNG TÂM GIA SƯ THÀNH TÂM – NƠI CUNG CẤP GIA SƯ CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU TẠI HCM

Văn phòng đại diện: Căn hộ 8XPLUS, Đường Trường Chinh, Tân Thới Hiệp, Quận 12, HCM

HOTLINE: 0374771705 (Cô Tâm)

Dạy Học Môn Tiếng Việt Lớp 1 Theo Công Nghệ Giáo Dục

Học cái gì là làm ra cái đó Bản chất việc dạy học Tiếng Việt Công nghệ giáo dục là dạy khái niệm khoa học. Thông qua việc tự chiếm lĩnh tri thức của học sinh, phát triển năng lực tối ưu của từng cá nhân: khả năng phân tích, tổng hợp, mô hình hóa. Học sinh học mônTiếng Việt Công nghệ giáo dục là học cách làm việc trí óc, học cách học, học cách tự nhận xét- đánh giá quá trình và kết quả làm việc của mình

Theo TS Ngô Hiền Tuyên, mục tiêu của dạy học môn tiếng Việt lớp 1 theo Công nghệ Giáo dục là giúp các em học sinh đọc thông viết thạo, học đâu chắc đấy. Nắm chắc luật chính tả, nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt.

Đồng thời giúp các em phát triển tư duy và biết cách làm việc trí óc, phát huy năng lực tối ưu của từng cá nhân học sinh.

Cách học cái gì là làm ra cái đó trong nhà trường. Quá trình học là quá trình nhà giáo dục tổ chức cho trẻ em thực hiện quá trình tự giáo dục. Việc học có thực hiện được hay không là do phương pháp giáo dục của nhà trường.

Ví dụ ở phần học “Tách lời thành tiếng” trong bài học về “Tiếng”, giáo viên có thể đưa ra câu thơ:

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.

Để giúp học sinh có được những kỹ năng trên, giáo viên có thể làm theo cách sau: Nói: to – nhỏ – mấp máy môi – thầm hoặc phân tích bằng mô hình.

Giáo viên cũng có thể tách tiếng thành 2 phần rồi phân tích bằng phát âm SEN và CHEN

Hay như với bài học về vần, từ 2 phần của tiếng, có mẫu giáo viên phân tích vật liệu bằng phát âm. Mô hình hóa – ghi lại – đọc lại luyện tập với nhiều vật liệu khác.

Cách học Tiếng Việt Công nghệ giáo dục

Tiến sỹ Tuyên – cho biết: Bản chất việc học là làm ra khái niệm. Phân tích được mối quan hệ bản chất, bên trong của khái niệm. Đồng thời mô hình hoá được quan hệ này ở dạng tổng quát và cụ thể hóa khái niệm qua luyện tập sử dụng.

Thao tác hình thành khái niệm gồm: Phân tích, cụ thể hóa. Thao tác này là luyện tập thành kỹ năng. Học sinh có một công cụ và có thể tự học lấy các kiến thức khác trong phạm vi của khái niệm vừa hình thành.

Những điều cần biết đối với phụ huynh Nên khuyến khích con tự học. Nên khen con thường xuyên. Nên kiên nhẫn, biết đợi và biết lắng nghe những điều con nói. Nên kiểm soát việc học của con bằng cách đặt câu hỏi. Không nên dạy con học trước. Không nên chê con khi con chưa làm được. Không nên nóng giận và áp đặt suy nghĩ của mình cho trẻ. Không nên tạo áp lực về điểm số, thành tích.

Điều Bất Ngờ Từ Tiết Dạy Tiếng Việt Lớp 1 Công Nghệ Giáo Dục

Chuông điện thoại reo hồi dài, tôi nhấc máy. A lô, với giọng khào khào không rõ lời ” Em nhọc quá, xin cho em nghỉ dạy”. Tôi nhất trí, nhanh chóng ăn sáng để lên lớp dạy thay cho lớp 1A.

Tôi lên lớp, học sinh đã chuẩn bị sách tiếng Việt ở bàn ngay ngắn, với lời chào ” Chúng em chào thầy ạ! “. Nhưng các em nhìn nhau thì thầm. Tôi biết các em đang nghỉ thầy vào để kiểm tra, đang lo đây. Tôi chào lớp và giới thiệu bài học tiếng Việt ” Luật chính tả về nguyên âm đôi”.

Đang dạy theo qui trình 4 việc của Công nghệ Giáo dục. Biết rằng, đây là bài khó dạy, học sinh khó nhận biết. Nhưng điều bất ngờ đầu tiên của tôi đó là phân biệt. Lớp có 22 em thì không một em nào phân biệt sai nguyên âm đôi với âm đệm như tôi nghỉ. Điều bất ngờ thứ hai là 22 em đều đọc không sai, rất nhanh. Tôi cứ nghĩ thế đã là đủ, nhưng không.

Chuẩn bị sang bước 4 của việc 1 tôi nêu câu hỏi mở ” Các em tim trong bài cho thầy tiếng có đầy đủ âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối?” 1 cánh tay giơ lên:

– Thưa thầy ” nguyên” tôi im lặng;cánh tay thứ 2:

– Thưa thầy ” nguyên“; rồi cánh tay thứ 3:

– Thưa thầy ‘ nguyên” tôi vẫn im lặng. Học sinh biết tôi chưa đồng ý với câu trả lời. Nhanh như cắt, một học sinh cầm bài đang học quay quyển sách 180 độ về phía tôi chỉ vào mục bài:

– Thưa thầy ” nguyên” đây ạ! Em chỉ vào tiếng ” nguyên” tên bài học. Tôi chút nữa phịt cười, nhưng trấn tính, ân cần với lớp học: ” Các em rất giỏi, phân biệt và tìm rất tốt, nhưng tiếng không có trong bài chiến thắng Bạch Đằng.” Rồi tiếng thì thầm to nhỏ, tôi biết em thì thầm gì rồi.

Bài viết chính tả của học sinh lớp 1 học chương trình Công nghệ Giáo dục

Dạy hết việc 1, việc 2, việc 3 trống đã báo. Trong tâm tưởng tôi các em sao mà nhanh, thông minh, tự tin đến thế, sao mà đáng yêu đến thế. Tôi đang nhớ mới vào đầu năm hoc một phụ huynh đến báo học sinh sợ học. Có em còn báo ” Học mấy chữ lớp 1 thôi, không học lớp 2 nữa, khó quá!” thì giờ các em hồ hởi, đón nhận những bài tập đọc dài, đúng âm, đúng dấu, đúng chính tả và những phát hiện thật sự bất ngờ của sự thông minh, độc lập, tự tin, tạo dấu ấn tuyệt vời cho mỗi đứa trẻ và người lớn sau này.

Phải chăng đó là những điều đang mong đợi cho một thế hệ mới, những mốc xích quan trọng, tạo tính thông minh cho một xã hội ngày mai và bao nhiêu điều bất ngờ nữa đang đến với chương trình Công nghệ Giáo dục.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tiếng Việt Lớp 1 Công Nghệ Giáo Dục Và Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Mới Cải Cách trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!