Đề Xuất 3/2023 # Tầm Sư Học Đạo, An Trụ Hải Đảo Tâm Linh # Top 4 Like | Maytinhlongthanh.com

Đề Xuất 3/2023 # Tầm Sư Học Đạo, An Trụ Hải Đảo Tâm Linh # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tầm Sư Học Đạo, An Trụ Hải Đảo Tâm Linh mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Điều thứ nhất, khởi đầu khi Phật là thái tử, tầm quan sát của Ngài trong cuộc đời, nhận thấy rõ cuộc sống của con người sao mà quá khổ, từ lúc chào đời cho đến chết, lúc nào con người cũng khổ và trong tất cả tầng lớp xã hội, ai ai cũng khổ. Nỗi khổ đau của mọi người là vấn đề chắc thật của chúng sanh mà Đức Phật đặt ra trước nhất gọi là Khổ đế.

Và  từ đó, Phật luôn suy nghĩ về nguyên nhân nào dẫn đến khổ đau như vậy, nên Ngài thường sống trong tư duy, thiền định hơn là sống với cảnh phú quý vinh hoa. Chính sự thao thức về nỗi khổ trầm luân của con người đã khiến Phật luôn nghĩ đến tìm cách giải phóng nỗi khổ của nhân loại khi Ngài còn ở trong hoàng cung, nên Ngài nổi danh là người trầm mặc.

Ngày nay, chúng ta là đệ tử Phật cũng khởi đầu nhìn thấy cái khổ của loài người và ta cũng suy nghĩ về nguyên nhân của khổ đau triền miên ấy và áp dụng phương cách Phật dạy để giúp ta và mọi người cũng thoát khổ.

Khi Phật còn là thái tử, tất nhiên cũng có bận rộn của thái tử. Nói cách khác, ở thế tục, mọi người đều bận rộn, bận rộn với gia đình, vợ chồng, con cái, bạn bè, làm ăn…  Người đời không ai không bị thế tục quấy rầy.

Riêng tôi, mùa hạ đầu tiên năm 1957, tôi làm thị giả Hòa thượng Thiện Hoa. Một hôm, đêm tối, hai thầy trò đứng ở hành lang, Hòa thượng nhìn tôi, nói :“Phúc đức thay cho người cô độc, không bị phiền não thế tục quấy rầy”; đó là bài học đầu tiên của tôi vào 60 năm trước.

Người cô độc là người xả tục xuất gia, là quý thầy cô thấy mình có phước đức hơn người đời, nhờ xuất gia mà được ung dung tự tại, không bị phiền não thế tục quấy rầy. Phiền não thế tục là cơm ăn, chỗ ở và xa hơn là việc giao tế. Lo giải quyết những vấn đề này quả thật bận rộn suốt đời, chỉ có cách xả tục xuất gia là tốt nhất để không phiền não.

Thật vậy, Tăng Ni đúng nghĩa là bỏ thế tục mới không bị phiền não chi phối, thể hiện ý nghĩa xuất gia mà chúng ta theo đuổi như Phật dạy. Nhờ không bị phiền não thế tục quấy rầy, chúng ta có thì giờ thực hiện mục tiêu lý tưởng của người tu.

Phật cũng khởi xuất từ ý này mà Ngài xả tục xuất gia, bỏ ngai vàng điện ngọc để tầm sư học đạo. Nghe chỗ nào có người tu nổi tiếng được kính ngưỡng, Ngài đến tham vấn, nghĩa là học.

Ngày nay, chúng ta khác với Phật một chút là chúng ta có trường lớp từ sơ cấp, trung cấp đến đại học Phật giáo. Chúng ta được trải qua ba cấp học như vậy là thời gian tầm sư học đạo.

Tìm học với người danh tiếng, đương nhiên trong những người danh tiếng cũng có đủ thành phần. Họ nổi tiếng về việc nào đó, đâu phải việc nào cũng thích hợp với mình.

Tôi cũng tới nhiều chùa, gặp các thầy nổi tiếng là việc tầm sư học đạo phải có, nhưng may mắn tôi được vào Phật học đường Nam Việt ở chùa Ấn Quang là nơi có quý thầy uy tín dạy. Nhờ vậy, trình độ tri thức của tôi được nâng cao.

Đức Phật cũng đi khắp nơi tìm thầy học đạo và cuối cùng Ngài nhận ra chỉ có hai vị Đạo sư có sở tu, sở chứng là Uất Đầu Lam Phất và Kamala. Trên thực tế, người nổi tiếng có nhiều, nhưng sở đắc, sở chứng thì ít người có. Vì vậy, chúng ta nhìn kỹ thấy có thầy nổi tiếng năm năm, ba năm là hết nổi tiếng, vì thực chất không có. Thực chất có mới tồn tại lâu dài, cho nên người ta thường nói rằng đối với người nổi tiếng sớm, chúng ta phải cân nhắc xem có phải là Phật, Bồ-tát hiện lại hay không. Nếu không, chỉ vài năm sau , tiếng tăm suy giảm lần.

Tầm sư học đạo, cuối cùng Phật chọn hai Đạo sư có quá trình hành đạo lâu dài, mà càng lên cao, các vị này càng vững vàng. Ý này gọi là gừng càng già càng cay, nghĩa là tu lâu sẽ có những điểm nổi trội.  Vì vậy, chúng ta tham vấn, tìm các bậc cao minh có thể khôngnổi tiếng, nhưng họ có sở tu sở chứng mà chúng ta thực tập nhận thấy họ đã tự thân thể nghiệm và đạt kết quả tốt đẹp thực sự.

Ở trường lớp thì thông thường các thầy giỏi lý thuyết. Chúng ta nghe lý thuyết, nhưng phải quan sát cuộc sống họ có đúng với lý thuyết họ nói hay không. Vì vậy, Phật nhắc nhở chúng ta rằng hãy nói điều mình làm và làm điều mình nói; nghĩa là phải thực hiện đúng những gì mình nói.

Tôi thấy khi truyền giới Bát quan trai, một số thầy bảo Phật tử không được ăn chiều, nhưng các thầy lại ăn chiều; như vậy là nói khác, làm khác. Nói lời Phật dạy, nhưng các thầy cô có thực hiện đúng như Phật dạy hay không. Thiết nghĩ chúng ta phải có chút xíu tàm quý vì chưa giữ được giới không ăn chiều và nói cho Phật tử biết rõ tuy không ăn chiều, nhưng Phật cho phép uống sữa, uống bột ngũ cốc, nước trái cây. Như vậy, thầy cô truyền giới, buổi chiều được uống sữa, uống bột…, quý vị dạy như vậy và cũng làm như vậy thì được.

Tôi dạy Phật tử có cân nhắc, nói rõ là Phật, Thánh đã đắc đạo, nên các Ngài không ăn một ngày cho đến một tháng cũng không sao, vì không bị thân ngũ uẩn chi phối, được giải thoát hoàn toàn. Còn phàm tăng chắc chắn không được như vậy. Trong phàm tăng, nếu đắc từ Sơ quả trở lên là Hiền Tăng không bị ngũ uẩn ngăn che và chi phối, nên không bệnh, cũng không cần ăn uống.

Nhưng các vị có bệnh là còn nghiệp, chưa đắc quả vị thấp nhất, chưa được Ly sanh hỷ lạc thì chưa có nguồn sống nội tâm, nên còn lệ thuộc vật chất rất nhiều, mà muốn vượt lên nghiệp này để làm Thánh, coi chừng chết. Thật vậy, khi tu học ở Nhật, Thiền sư Kono dẫn tôi lên núi, chỉ cho thấy mộ của các Sa-di là phàm tăng muốn làm Thánh phải chết thôi.

Phật, Thánh, thầy, Tổ đã vượt qua sự chi phối của thân ngũ uẩn, nhưng ta chưa được như vậy. Phải nói rõ cho Phật tử biết điều này, đừng đóng giả Phật, tự xưng Thánh, rất nguy hiểm.

Tôi gặp một số Hòa thượng tự xưng nghiệp tăng, hay lão tăng, chẳng hạn như tôi 80 tuổi là lão tăng, có lúc đến giờ ăn, nhưng mải tu, hay phải giải quyết việc, nên không muốn ăn, hay ăn uống thất thường.

Ngài Tối Trừng là Tổ Thiên Thai tông Nhật Bản, đến 60 tuổi, ngài xả giới Tỳ-kheo, nhưng vẫn làm Tổ. Ngài xả giới không phải là hoàn tục, ngài nói rằng vì già yếu, bệnh hoạn, không thể đi quả đường, tọa thiền cùng đại chúng, hoặc lạy một ngàn lạy mỗi ngày với chúng. Không làm việc của chúng là mất tính cách Tỳ-kheo, nên ngài xin xả giới Tỳ-kheo. Người tu sống thành thật như vậy quả là xứng đáng làm Tổ.

Ở Việt Nam, Hòa thượng Thiện Hòa là bạn của Hòa thượng Trí Tịnh. Ngài bán thế xuất gia, nhưng trì luật đệ nhất, nên ngài là Luật sư. Xưa kia, Hòa thượng Trí Tịnh là Tổng vụ trưởng Tổng vụ Tăng sự bảo văn phòng đóng dấu tròn trên Tăng điệp của Hòa thượngThiện Hòa, trong khi theo luật bấy giờ phải đóng dấu vuông cho người bán thế xuất gia. Hòa thượng Trí Tịnh nói đóng dấu tròn, vì Hòa thượng Thiện Hòa giữ giới thanh tịnh. Khi cầm Tăng điệp xem, Hòa thượng Thiện Hòa nói rằng ngài đã khai lý lịch là bán thế xuất gia, tại sao lại đóng dấu tròn, yêu cầu Ban Trị sự đóng dấu vuông cho đúng sự thật.

Tu là chân thật, là thành thật. Nếu tất cả mọi người trong Tăng đoàn đều thành thật là thanh tịnh Tăng, chắc chắn không có vấn đề gì xảy ra. Trái lại, có vị bán thế xuất gia, nhưng sợ người khác biết điều này, nên yêu cầu đóng dấu tròn cho họ. Trong khi Hòa thượng Thiện Hòa yêu cầu đóng dấu vuông của người bán thế xuất gia, nhưng tất cả mọi người đều kính trọng ngài là bậc trưởng thượng.

Người Nhật quan niệm rằng nếu người không thành thật là bỏ đi.Người tu không thành thật với mình, với Phật, với đạo, với chư Tăng càng phải bỏ đi. Trong Tăng đoàn có người như vậy sẽ bất an, là tạp tăng.

Vì vậy, trong mùa An cư, nên nhớ mình là thanh tịnh Tăng, không phải tạp tăng, dù có Khất sĩ sống chung, nhưng tất cả đại chúng ở Học viện này đồng thanh tịnh, bắt đầu bằng hai chữ thật tình, thật lòng. 

Đức Phật học với nhiều Đạo sư và biết rõ từng vị, nhưng về sau, Phật thuyết giáo chỉ đề cập đến Uất Đầu Lam Phất và Kamala là hai vị mà Ngài kính trọng sở đắc, sở chứng của họ và Ngài nương theo thành quả tu tập của họ mà phát triển đời sống tâm linh.

Riêng chúng ta khi nương với vị Đạo sư mà ta cảm thấy lòng mình hoan hỷ thì nên biết lòng vị này cũng hoan hỷ khiến cho người ngoài thấy họ được hoan hỷ theo. Chính tâm chân thật, thành thật sẽ làm cho mình trở thành người dễ mến; nhà truyền giáo phải được như vậy.

Thái tử Sĩ Đạt Ta gặp Kamala cảm thấy an lạc, vì ông đã chứng Ly sanh hỷ lạc, nên không lệ thuộc cơm ăn, chỗ nghỉ, danh tiếng, thể hiện một người thật lòng hoàn toàn. Còn gian dối, thiếu thành thật thì dù tu gì cũng không giải thoát, thậm chí cuối cuộc đời còn khổ đau nhiều. Trên bước đường tu, chúng ta dễ nhận ra việc này.

Tu hành, không lệ thuộc cuộc đời mà tôi thường nói là không lệ thuộc thiên nhiên, không lệ thuộc xã hội, vì ta có nguồn vui trong lòng, trong thiền định, trong ốc đảo của ta.

Thật vậy, đầu tiên, tu hành phải sống trong ốc đảo của mình, nghĩa là ra làm Phật sự, gặp nhiều chướng ngại phải đối phó thì chỉ cần trở về ốc đảo của mình, thân tâm chúng ta liền trở thành bình thường. Kinh nghiệm cho tôi nhận rõ lý này. Chúng ta làm mọi việc, nhưng cũng sẵn lòng bỏ hết để còn hai chữ giải thoát, để Ly sanh hỷ lạc là tự tại ngoài vòng cương tỏa của cuộc sống vật chất. Nếu không như vậy, ở nhà thì kẹt gia đình, đi tu thì kẹt chùa.

Kamala được Ly sanh hỷ lạc, nên Sĩ Đạt Ta gặp ông, cảm thấy an lạc, cũng chứng được Ly sanh hỷ lạc đầu tiên; nói cách khác, tâm ông và tâm thái tử gắn liền với nhau, mà Thiền tông gọi là tâm ấn tâm.

Và bước qua được cửa không lệ thuộc vật chất, mở ra đời sống nội tâm rồi, đi xa hơn, Kamala và thái tử cùng nắm tay nhau vào định vẫn giữ được hỷ lạc gọi là Định sanh hỷ lạc.

Bước qua cửa thứ ba là Ly hỷ diệu lạc, nghĩa là những nguồn vui có được từ Ly sanh và Định sanh đến đây cũng bỏ luôn, vì đã hiện hữu niềm vui thầm kín bên trong không biết tại sao, nhưng ở hoàn cảnh nào cũng an lạc, nên gọi là diệu lạc.

Cuối cùng bước thứ tư, thái tử đạt được Xả niệm thanh tịnh. Ngài hỏi Kamala còn gì nữa không. Ông nói đến chỗ này là hết rồi. Từ đầu đi đến cuối chứng được loại hình Không, thái tử mới bái sư, từ tạ ra đi.

Sự thật Thái tử Sĩ Đạt Ta tầm sư học đạo như vậy đã được kinh Hoa nghiêm diễn tả qua hình ảnh Thiện Tài đồng tử cầu đạo, sau khi hoàn tất việc học với vị nào rồi thì rời bỏ để tiếp tục tìm đến vị thầy khác. Ý này trong thiền có câu nói rằng: “Khô mộc lý long ngâm bằng quân hội đạo khứ”, nghĩa là đã vào thế giới siêu hình của thiền định, tức ngộ đạo rồi thì đi đi.

Vì vậy, sau khi Sĩ Đạt Ta chứng được Xả niệm thanh tịnh, Ngài tiếp tục tầm sư tìm đến Uất Đầu Lam Phất, tiến vào thế giới tâm thức bao la gọi là Không vô biên xứ. Thiền gọi là vào cửa Không, không còn gì quấy rầy là trụ vô biên vô tận, tầm quan sát của hành giả mở rộng vô cùng. Và đến Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Về sau, Phật giáo gọi là Bát định.

Lịch sử ghi rằng trước khi Phật vào Niết-bàn, Ngài phô diễn lại trạng thái tu chứng từ Sơ thiền đến Tứ thiền cho đến Không vô biên xứ và sự chuyển biến ngược xuôi như vậy ba vòng rồi Ngài mới Niết-bàn. Theo dấu chân Phật, vị nào thực tập được pháp này, chắc chắn biết rõ giờ chết và xả Báo thân nhẹ nhàng.

Theo tôi, việc quan trọng trong mùa an cư, Tăng Ni cần xây dựng ốc đảo tâm linh cho mình và từ đây đi xa theo con đường Phật đã đi, nghĩa là từ cuộc đời này, chúng ta tiến vào thiền định quan sát khắp Pháp giới, rồi từ đó chúng ta trở lại cuộc đời. Thực tế chúng ta thấy người có thực tập pháp Phật và tu chững được thì họ sinh hoạt bình thường, nhưng kết quả họ đạt được bất khả tư nghì, khác hẳn người không thể nghiệm giáo pháp. Đó chính là kinh nghiệm tu mà tôi đã trải qua muốn chia sẻ với quý vị.

Khi đã chứng được Tứ thiền và Bát định, Thái tử Sĩ Đạt Ta chưa bằng lòng thành quả này, nên Ngài đã trở lại việc tu của riêng Ngài. Chúng ta cũng giống như vậy, tuy học chung, nhưng phải có cái riêng của mình, tức khi có được sở đắc sở chứng thì từ đây, chúng ta thực tập pháp riêng của ta.

Học xong với Kamala và Uất Đầu Lam Phất, Phật trở về thể nghiệm pháp riêng của Ngài, mới dẫn đến quả vị Phật. Nếu không có cái riêng, thì Phật cũng mãi là đệ tử của hai Đạo sư này sao.

Thật vậy, ông Kamala thấy Sĩ Đạt Ta thông minh, muốn giao tu viện cho thái tử, nhưng Ngài không bằng lòng và ra đi. Nếu là phàm phu thì được kế thừa sự nghiệp lớn của thầy là ở lại liền. Thiết nghĩ học theo Phật, khi còn tiến xa được thì nên cố gắng đi, đừng giậm chân tại chỗ, coi chừng tuột dốc. Tôi thấy những người dừng lại, họ nói rằng họ bị bận rộn suốt ngày. 

Các thầy cô tốt nghiệp về trụ trì thay thầy làm việc, coi chừng dừng ở đây bị cột chân mình, không tiến tu được, vì phải lo toan nhiều việc, không giải quyết được, khiến tâm rối bời, dẫn đến tình trạng sống giữ chùa, chết làm quỷ giữ chùa. Đối với người tu, nhất định chúng ta phải bước vào thế giới tâm linh để đạt được tinh ba riêng của mình.

Rời hai Đạo sư Kamala và Uất Đầu Lam Phất, Sĩ Đạt Ta cũng tiếp tục an trụ sở đắc Ly sanh hỷ lạc để bắt đầu quan sát trần thế. Ý này được kinh Hoa nghiêm diễn tả là Hải Vân Tỳ-kheo đứng trên bờ sinh tử quán sát các loài trong biển sinh tử.

Ly sanh hỷ lạc đối với chúng ta là đứng ngoài cuộc đời bắt đầu quan sát. Tăng Ni xuất thế tục gia là đứng ngoài cuộc đời thế tục quan sát thấy thế tục đáng thương hơn, thấy mình may mắn hơn. Mình đi tu không có gì, nhưng mình có phước đức. Còn người có nhà cửa, tiền tài, danh vọng… thấy tội nghiệp họ quá.

Đứng ngoài sinh tử quán sát mới thấy cuộc đời tu là phước đức thì chúng ta mới gắn bó tu hành lâu dài được. Ngược lại, thấy bên ngoài hấp dẫn chắc chắn sẽ bỏ tu, hoàn tục. Bạn tôi như vậy rất nhiều, nên đi tới càng không còn mấy người.

Riêng tôi, quan sát lại, tôi vẫn tiếp xúc với tất cả mọi người. Ở Nhật, tôi cũng tiếp xúc với nghị sĩ, bộ trưởng, thương gia, cho đến những người nghèo, những hội đoàn… tôi thấy cuộc sống họ toàn là phiền não. Nói cách khác, chúng ta bắt đầu đi vào cuộc đời mà kinh Hoa nghiêm gọi là nhập Pháp giới để quan sát cuộc đời, kinh diễn tả hình ảnh Thiện Tài học đạo với Hải Vân.

Tỳ-kheo này đứng trên bờ biển sinh tử quan sát tất cả các loài, nhận thấy nếu là chuột gặp mèo chắc chắn phải chết, nếu là thỏ gặp chó cũng chết, nếu là nai gặp hổ thì rồi đời… Nhìn sâu vào biển sinh tử, thấy rõ các loài cấu xé, sát hại nhau, không có gì vui; như vậy là chúng ta bắt đầu quan sát ngược lại cuộc đời.

Nhưng nếu quý vị chứng Ly sanh hỷ lạc, có ốc đảo  tâm linh sẽ thấy an lạc vô cùng. Còn rời cuộc sống của đạo, trở về thế tục, sống với thân tứ đại, chắc chắn phiền phức không ít. Vì vậy, có vị nói thân này là cái thùng phân. Một Thiền sư Trung Hoa đội thùng phân đi, nói rằng thùng phân lớn đội thùng phân nhỏ. Ông đứng ở ốc đảo giải thoát quan sát thấy thân tứ đại ô uế đáng bỏ.

Huệ Tư đại Thiền sư nói người ta đánh là đánh cái nghiệp của mình, gây khó khăn là gây khó khăn cho cái nghiệp của mình. Thánh Gandhi thì nói người ta nhốt con chó của ông, hành hạ con chó đó, chứ không nhốt được ông, không hành hạ được ông. Đó là cuộc sống giải thoát của những người có đời sống tâm linh.

Chúng ta tu hành không có ốc đảo tâm linh để an trụ, thì không khác người trần tục mà còn khổ hơn họ nữa.

Tầm sư học đạo, an trụ hải đảo tâm linh Hoà Thượng Thích Trí Quảng –

Vườn hoa Phật giáo

Ý Nghĩa Tầm Sư Học Đạo Và Thành Đạo Của Đức Phật

Bài giảng tại Khóa tu Một ngày An lạc, Học viện Phật giáo Việt Nam tại chúng tôi cơ sở II, ngày 02-07-2017

Khi Đức Phật còn là Thái tử, Ngài quán sát thấy cuộc đời là biển khổ, cho nên Ngài có ý định cứu khổ tất cả mọi loài chúng sanh. Bằng mọi cách Ngài làm, dù cố gắng tối đa vẫn không có kết quả, nên Ngài xuất gia tầm sư học đạo, muốn tìm thực chất của nó qua những nhà tu khổ hạnh.

Cho nên Đức Phật học đạo với các nhà tu hành, thực tập với những người có tu hành thực sự. Ngài dấn thân đi tìm các vị Thầy, điều này kinh Nguyên thủy diễn đạt khác, kinh Đại thừa diễn đạt khác. Mỗi bộ kinh có cái nhìn khác nhau, cho nên pháp môn tu khác nhau, dẫn đến sở đắc, sở chứng khác nhau.

Văn Thù bồ-tát cho chúng ta thấy Phật giáo muốn tồn tại phải đi lên, chứ không phải giữ chùa không mà được. Hòa thượng Khánh Hòa dạy: “Có chùa mà không có Tăng cũng như không có, mà có chùa, có Tăng mà Tăng dốt nát lại nguy hiểm hơn nữa”. Cho nên Hòa thượng bán chùa lấy tiền thỉnh Đại tạng kinh về dạy. Tăng phải có học, cho nên phải biết cái này quan trọng. Hòa thượng căn cứ vào kinh Hoa Nghiêm mà nói như vậy. Vì thế, chúng ta “ngũ hạ dĩ tiền tinh chuyên giới luật”. Đạo đức đi đầu, nếu không có đạo đức coi như bỏ luôn. “Ngũ hạ dĩ hậu” mới thính giáo tham thiền. Bấy giờ, Thiện Tài đồng tử theo ngài Đức Vân để rèn luyện đạo đức suốt 10 năm, 10 năm để rèn luyện con người trở thành đạo đức. Con người đạo đức này là gì? Là một thầy tỳ-kheo có đủ 3000 oai nghi. Tức là lấy 250 x 4 oai nghi ra 1000 oai nghi. Lại nhân với 3 (thân, khẩu, ý) thành 3000 oai nghi.

Cho nên, mỗi lần tôi gặp khó khăn trên bước đường làm đạo thì tôi nhớ tới Hòa thượng Thiện Hoa. Tôi phải tập cho được cái này, gọi là Thiện Trụ tỳ-kheo. Đối với tôi thì Hòa thượng Thiện Hoa chính là Thiện Trụ tỳ-kheo. Trên bước đường tu, khi cái này chúng ta vững rồi thì chúng ta mới bắt đầu đi vào cuộc đời hành Bồ-tát đạo, cái này về sau mới tính.

Hòa thượng Thích Trí Quảng

Truyện: Tự Truyện Tâm Linh

Mẹ tôi đứng phắt dậy, hai mắt mở chừng chừng nhìn về phía trước. Thầy Hữu lấy thế làm lạ lắm, liền xua tay ra dấu cho tôi lùi về sau để dè chừng. Mẹ tôi cất lời, trong cái âm sắc của giọng nói ấy phần nào ta có thể thấy được sự uy nghi, bề thế như của phường mãi võ, binh nghiệp,

Thầy Hữu cắt lời,

-Ra là Mã Chính tướng quân, cố bằng hữu năm nào chướng khí oán nghiệp còn nặng nề, vậy mà nay lại đem theo phúc khí tới tệ xá. Thật là hân hạnh

Thầy Hữu ngắt ngứng, ngập ngừng toan nói tiếp thì Mã Chính cười một tiếng thực là hào sảng lắm,

-Kể ra năm đó nếu như không có ông thì ta cũng chẳng tài nào mà được như ngày hôm nay. Dù là dương gian hay là âm thế thì ta vẫn phải hành sự cho tròn chữ nghĩa. Năm xưa ông giúp ta được trở về quê nhà Thiểm Tây, chưa kể đến còn được hưởng hương hỏa, lễ lộc của nhân gian. Lâu dần phúc khí tích tụ, quả nghiệp vuông tròn, ta được phong làm âm thần. Năm đó chính ta cũng đã nói với ông, nếu sau này có biến về mặt âm phần cứ thỉnh ta, ắt ta sẽ về giúp. Nay thiên cơ đã định, âu cũng là lúc để ta báo ân.

-Quả là bậc anh hùng trượng nghĩa

Thầy Hữu hồ hởi, đánh tiếng cho tôi đi pha ấm trà để thượng đãi người được coi là âm thần đang ngự trong người mẹ tôi. Mã Chính thấy vậy thì gạt đi, chỉ tay vào tôi mà nói tiếp,

-Không cần phải cầu kỳ vậy đâu, ta chuẩn bị phải đi ngay. Khí số của thằng bé này sinh ra vốn đã được định sẵn phải trải qua nhiều tai kiếp. Tai họa lần này cũng chỉ là một trong số đó. Cuộc đời con người đúng là chẳng bao giờ dễ dàng như y muốn của chính mình. Cậu bé, cậu chỉ cần cắt máu rồi chấm vào ngón tay của mẹ cậu để ta có thể linh ứng được cậu thì ắt khi có biến ta sẽ xuất hiện.

Tôi nghe đến vậy thì lo lắng, thoạt nhìn sang thầy Hữu ý vẻ thăm dò. Thầy Hữu trầm ngâm một hồi rồi quay sang Mã Chính mà rằng,

-Máu của cậu bé này mang dương khí cực thịnh, nếu ông làm vậy hoạ chăng chẳng phải tự làm tổn thương đến hồn phách của mình hay sao. Hữu đây đã có sự tính toán kỹ lưỡng để hành sự, khi cần ắt sẽ linh ứng được với ông. Mã Chính đáp,

-Vậy thì xin theo sự sắp đặt của ông. Vừa dứt lời thì mẹ tôi lịm đi, người ngả ra phía sau ghế. Lúc này thầy Hữu lấy tay ấn mạnh vào huyệt nhân trung lay mẹ tôi tỉnh dậy. Vừa choàng tỉnh thì mẹ tôi bấu chặt lấy tay thầy Hữu,

-Thầy ơi, thầy cứu mẹ con con với. Con nghe bên tai cứ có giọng nữ nhân đòi lấy mạng thằng bé nhà con, nó vừa nói vừa nghiến răng kèn kẹt, lúc thì nó lại cười khành khạch quái đản lắm. Con không biết phải làm như thế nào, con van thầy thầy cứu lấy con con. Thầy Hữu trấn an,

-Tôi sẽ tận lực giúp đỡ cô và cháu, nay dù có quý nhân tương trợ nhưng thật sự ta vẫn không mấy yên tâm. Ban đầu ta cứ nghĩ cậu bé giám quan nhà cô về tương cứu nhưng hoá ra lại là Mã Chính. Phen này lấy âm tướng đấu âm quỷ thì cũng chưa biết đằng nào mà lần. Chi bằng cô chịu khó để ta thỉnh cậu bé giám quan lên xin ứng cứu. Nếu như có thêm cậu ta thì lần này ắt hẳn thành công, Hữu đây lại có thể giữ được cái mạng già này. Mẹ tôi đồng ý ngay, thầy Hữu cũng không chần trừ mà lập tức bắt quyết đọc chú. Chừng độ vài phút thì có tiếng trẻ con hục hặc,

-Cái tên tướng Tàu đấy đúng là vô phép vô tắc, ta đã nhập vào rồi còn xô ta ra để nói chuyện trước, nếu như không phải là có ý tốt thì biết tay ta rồi.

Cậu bé giám quan lại tiếp,

-Mà ông nhớ lấy rằng đối với loại Xích Diệm Quỷ này thì rất khó để đấu phép đấu đạo với nó. Hãy cố mà tìm cách nhốt nó vào hình nhân, tưới tiết gà trống lên rồi đem đi thả sông vào đầu giờ sửu thì mới hoá giải được. Nhớ cho kỹ lấy, ta phải đi ngay đây. Thầy Hữu chưa kịp nói nửa lời thì mẹ tôi rùng mình tỉnh lại. Lúc ấy chắc hẳn cậu bé giám quan đã xuất hồn rồi. Phần về mẹ tôi thì trông mệt mỏi lắm, khuôn mặt đen sạm đi với những vết chân chim và những nếp nhăn hằn rõ trên nhân ảnh giống như một thước đo báo hiệu sự già đi của tuổi tác.

Trời đã gần trưa mà mây đen vẫn khìn khịt cả một vùng trời, bức tranh xứ huyện Tứ Kỳ bấy giờ chỉ còn lại là sự cô liêu, quạnh vắng. Thầy Hữu lúc này có vẻ đang tính toán công việc, cuốn sổ tay chỉ có vài men giấy đã ố vàng ghi chép chằng chịt nào là những hình thù quái dị. Chưa kể đến những dòng chữ Tàu dầy đặc kín cả đến mép giấy. Thầy Hữu thấy tôi có vẻ chăm chú thì liền nói,

-Ở cuộc đời làm gì cũng cần phải có sự chuẩn bị, nếu như không chuẩn bị kỹ lưỡng thì âu cũng phải được 5 6 phần. Đặc biệt là với người âm lại càng phải có sự dự liệu, tính toán kỹ lưỡng, có như thế thì các cụ mới sinh câu “chiều như chiều vong”. Hơn nữa, đây có lẽ cũng sẽ là trận chiến cuối cùng trong cuộc đời hành pháp của ta, phải làm cho chu toàn để không hổ thẹn với ơn trên. Lại đây cậu bé, để ta chỉ cho cậu thấy được bản ngã của nhân sinh.

Thầy Hữu chầm chậm nói tiếp

-Trên đời này vạn vật vốn đều tuân theo thuyết âm dương, trong âm có dương, trong dương có âm, âm dương tương trợ lẫn nhau để trở nên hài hòa. Thứ âm dương gần ta nhất đó là ngày và đêm, ngày tượng trưng cho dương, đêm tượng trưng cho âm. Con người sinh ra có lúc nóng giận, có lúc mặc cảm, tự ti. Nóng giận là dương, tự ti là âm, nếu như cân bằng được âm dương thì đó là con người quả quyết, khiêm nhường, biết người biết ta. Vận số của mỗi con người thực chất là thử thách để cân bằng âm dương trong nội tâm và chính cuộc sống của họ. Không ai khổ về mọi mặt, cũng như chẳng ai sướng về mọi bề. Ắt sẽ có điểm sáng, điểm tối. Cuộc đời chính là thử thách, nếu như con cân bằng được giữa âm và dương thì tự khắc sướng khổ sẽ như nhau, tâm tư sẽ bình lặng, thân tự cư an lạc. Vạn điều hanh thông tấn tới.

Thầy Hữu nói mười thì tôi chỉ có hiểu một, những thứ cao siêu của đạo học này vốn dĩ khi ấy chỉ thoáng qua tôi như dòng nước chảy. Nó thấm dần vào suy nghĩ, tâm hồn của con người tôi, nhưng không phải là ngay tức thì mà có lẽ sẽ phải mất cả một cuộc thì mới có thể ngộc ra được.

Thầy Hữu giảng giải tiếp,

-Cũng như câu chuyện diệt trừ Xích Diệm Quỷ, nó vốn mang hỏa khí cực thịnh trong mình, thứ quỷ tà ấy hoàn toàn có thể làm tổn thương thực thể bằng nhiệt độ nếu như nó muốn. Vậy để trừ diệt nó thì chỉ có dùng cách thả trôi sông để âm dương được cân bằng, lấy thủy chế hỏa rồi mới dùng chú pháp thỉnh gọi quỷ sai bắt quay trở lại xuống dưới âm ngục.

Nói đoạn thầy Hữu quay sang mẹ tôi, đưa cho một mẩu giấy có ghi số điện thoại của cô Trà nhờ gọi giúp để chuẩn bị đồ lễ. Thầy Hữu dặn dò chu toàn lắm. Thỉ như hình nhân nữ thì phải được cột vào một ống tre, nổi được trên mặt nước, cột làm sao để vừa chặt mà hình nhân vẫn không bị biến dạng. Chưa kể đến nào là tiền vàng, hoa quả, nhang đèn, mỗi thứ bao nhiêu bao nhiêu đều được dặn dò một cách cụ thể và kỹ lưỡng. Cuối cùng, thầy Hữu còn nhờ mẹ tôi nói với cô Trà tìm giúp mấy người thanh niên cứng vía để đêm nay phụ việc chạy vạy.

Mỗi người mỗi việc, tôi chỉ loanh quanh chạy theo mẹ để xem mọi người chuẩn bị thôi mà thoáng cái đã hết ngày. Mới đây thôi, tiết trời vẫn còn hùng đồ như thể thác đổ bạo phong mà giờ lại im ắng, oi bức đến lạ thường, người ta chỉ chờ trực những cơn gió nhè nhẹ thoảng qua để xoa dịu đi sự nóng bức, khó chịu trong người nhưng tuyệt nhiên cũng chẳng thấy. Thầy Hữu từ trong nhà vác ra năm cây cờ lớn, mỗi cây cờ mang một màu sắc riêng tượng trưng cho ngũ hành tương sinh tương khắc. Mỗi cây cờ được cắm cố định trên một ụ đất để có thể đứng thẳng. Thầy Hữu xếp cờ theo hình ngũ giác, các chân cờ được móc nối với nhau bằng những sợ chỉ đỏ. Mỗi sợ chỉ đỏ lại được xâu 9 đồng đài âm dương vào giữa. Duy chỉ có đoạn giữa cờ màu đỏ, tức cờ hành Hỏa và cờ màu xanh, tức cờ hành Thủy là không có dây buộc kết nối. Thầy Hữu gọi đó là cửa vào, nhưng là cửa tử. Kế đó, trên kỳ lệnh màu vàng, tức kỳ lệnh hành Kim, thầy Hữu cho treo một chiếc chuông đồng cỡ nhỏ lên trên. Thầy Hữu cắt nghĩa,

-Vì vốn hành hỏa khắc với hành kim nên cần phải có thêm âm lực tác động vào kỳ lệnh hành Kim để tránh con quỷ phá bỏ cửa trận ở đó mà thoát ra. Nguồn âm lực bổ xung vào nhất thiết cần phải đến từ một vong linh có âm lực cũng phải chừng 5 6 phần con Xích Diệm Quỷ, đó không ai khác, chính là cậu bé giám quan của Nguyễn tộc. Khi cậu ta được triệu thỉnh lên thì sẽ nắm tay vào cây kỳ lệnh hành Kim để tương trợ. Khi ấy, tiếng chuông sẽ tự khắc vang lên để ta nhận biết được mà hành sự.

Chính giữa kỳ trận, thầy Hữu cho đặt hình nhân nữ, hình nhân này được cuốn chỉ đỏ xung quanh. Trên từng đường chỉ đều có dán chi chít nào là những bùa màu sắc vàng đỏ khác nhau, hình thù tất thẩy đều quái dị. Tất cả đều được chuẩn bị trong khoảng sân chừng hai chục met vuông của nhà thầy Hữu.

Đầu giờ Tý, cơ bản mọi sự đã sẵn sàng để bắt đầu khóa lễ, thầy Hữu bấm độn. Đoạn gọi tôi lại gần, thầy Hữu đưa cho cái hộp thiếc con con hồi sáng, dặn tôi thoa đều cái thứ bột sắc đỏ ấy vào sau tai, dưới mắt, dưới miệng rồi dặn kỹ,

-Lát nữa con sẽ nghe thấy, nhìn thấy, nói chuyện được với những âm hồn xuất hiện ở đây, vạn sự cần phải có sự cẩn thận. Bất luận như nào cũng phải kiên định, không được hoảng loạn mà làm hỏng việc.

Kế đó, thầy Hữu gật đầu ra dấu cho mấy thanh niên ra mở cổng để chuẩn bị làm lễ khiêu vong, triệu quỷ. Thầy Hữu chỉ đạo mẹ tôi thắp bốn nén hương cắm vào bốn bát nhang lớn rồi đặt ở tứ phía làm sao cho đủ khoảng cách để một người có thể ngồi vừa bên trong ấy, vòng ngoài thì thắp 3 cây đèn lưu ly để hướng ra phía cổng. Mẹ tôi lập tức làm ngay, cái thứ khói nhang tỏa ra dưới màn đêm mở ảo chẳng khác nào những vong hồn vất vưởng đang lơ lửng trong nhân gian. Thầy Hữu nhập vào ngồi ở chính giữa, hai tay đan vào nhau thành tượng hình tam giác rồi hướng thẳng ra phía cổng hô lớn,

-Quỷ địa chi tinh, lục tào cửu phủ, thỉnh linh kỳ ảnh. Thỉnh

Thầy Hữu vừa dứt lời thì đằng xa có tiếng hát ai oán vọng về, chỉ nghe thoảng qua thôi ta cũng đủ thấy được sự sầu ải, khổ đau đến não lòng,

-Phận nhi nữ chốn hồng trần bạc mệnh, kiếp phồn hoa hay khổ ải bi ai, đường nhân thế đâu bằng đường tào phủ, hồn cô liêu mòn mỏi sự cô đơn.

Thoạt, tôi nhìn rõ mồn một có cô gái mặc áo tứ thân sắc đỏ bay tà tà ngay trước cửa nhà thầy Hữu. Chỉ có điều thoát ẩn thoát hiện rất khó để biết được chính xác, cứ mỗi lần cô ta hiện ra thì khoảng cách của cô ta với chúng tôi lại càng gần. Thầy Hữu thấy vậy thì thò tay vào bát nhang ngay cạnh mình bốc một nắm tro ném thẳng về phía trước rồi bắt quyết. Quãng đó chợt có tiếng khóc ai oán, thê lương da diết vang vọng ngay bên tai, chốc lát lại nghe như có tiếng cười khúc khích văng vẳng đến rợn cả gai ốc. Những thứ âm thanh quỷ mị cứ thế xuyên không khoáy sâu vào tâm trí con người ta một cảm giác của sự bất định, hoảng loạn.

Có tiếng nữ thỏ thẻ lập đi lập lại,

-Đừng có cản ta

Âm thanh đó vừa vang lên thì đập ngay vào mắt tôi là một nhân hình người nữ có làn da xanh sao, vàng vọt, khoảng đậm khoảng nhạt rất khó phân biệt. Mắt bên trái của cô ta chỉ là một hốc xương góc cạnh, trắng bệch nhô ra cùng với khuôn mặt. Bên còn lại thì tuyệt nhiên chỉ thấy một màu đen bất động. Phía bên dưới, cánh tay trái của cô mất đi đến quá nửa, có thứ dịch đen nhày nhụa chảy xuống dưới nền đất thành từng mảng, tôi đoán đó là quỷ huyết. Thầy Hữu thấy tôi run lên như cầy sấy thì trấn an,

-Đừng hoảng, có ta ở đây

Nói rồi thầy Hữu đứng dậy rút ra một chiếc khăn lớn thêu rồng ném về phía cổng rồi hô vang,

-Pháp linh chí tôn, đại đồng hy lai, triệu thỉnh Thiểm Tây đại tướng quân Mã Chính.

Từ đằng xa, tiếng người ngựa vọng về nghe thật oai hùng, nữ quỷ thấy vậy thì quay phắt người lại bổ nhào về phía trước. Lúc này là hình ảnh một vị tướng cưỡi hắc mã tay cầm thiết thương nhằm thẳng nữ quỷ mà đâm. Nữ quỷ nhanh như cắt vòng ra phía sau tung một chiêu vòng phía hông của con hắc mã. Vị tướng quân trên lưng ngựa không kiểm soát được bảo mã của mình nên ngã nhào xuống đất, tay vẫn nắm chắc thiết thương mà tung đòn đánh tả xung hữu đột với nữ quỷ. Màn này chẳng khác nào những thước phim võ thuật hoa ngữ, quả thật là mãn nhãn. Được độ mươi phút thì nữ quỷ yếu thế, phần vì không thể nào tiếp cận được đối phương, phần vì tay không đối địch lại trường thương thì thực sự là khó khăn. Nữ quỷ vừa đánh vừa phải lui về phía trong nhà thầy Hữu để thủ thế. Thấy thời cơ đã điểm, thầy Hữu ra lệnh cho bốn nam nhân đóng cửa để vị tướng đánh lùa nữ quỷ vào kỳ trận. Thầy Hữu quay sang tôi, giọng gấp gáp,

-Xòe tay ra mau

Tôi mở bàn tay đưa về phía thầy Hữu, thầy Hữu lấy con dao nhỏ khứa một đường trên lòng bàn tay của tôi, máu tươi chảy ra khắp bàn tay. Kế đó, thầy Hữu cầm bàn tay đầy máu của tôi tiến về phía chiếc kỳ lệnh màu vàng rồi họa lên đó một chữ tàu, thầy Hữu hô to,

-Huyết nhân thần tử, cung thỉnh tiên gia, giáng lệnh trợ pháp. Thỉnh

Thầy Hữu hô đến lần thứ hai vẫn không thấy tiếng chuông treo trên lệnh kỳ rung lên, thầy Hữu lo lắng ra mặt, mồ hôi chảy ướt đẫm cả lưng áo. Thầy Hữu đánh tiếng cho mẹ tôi, mẹ tôi hiểu ý chạy lại ngay phía đó, tay cầm con dao khứa một vệt dài ở lòng bàn tay phải, lấy máu tươi hắt vào lệnh kỳ. Thầy Hữu bắt quyết hô ngay,

-Huyết nhân mẫu tử, cung thỉnh tiên gia, giáng lệnh trợ pháp. Thỉnh

Vừa dứt lời thì tiếng chuông ngân lênh dữ dội, âm thanh vang vọng ra bốn bề. Hình ảnh một cậu bé mặc áo tía, đội mũ chuồn chuồn tay nắm chặt vào cột kỳ lệnh hiện ra trước mắt rõ một một. Cậu ta hai mắt nhắm tịt, một tay bắt quyết ra thể đang tập trung lắm. Vừa lúc đó thì vị tướng quân đá đánh dồn nữ quỷ vào ngay cửa tử của kỳ trận. Ông ta vung thiết thương ngang mình, dơ chân tung một cước trời giáng đánh bật nữ quỷ vào bên trong trận pháp. Thầy Hữu lập tức bắt quyết,

-Kỳ trận hành ly, thủy hỏa hóa tử, tâm quỷ nhập hình.

Hình nhân nữ giữa kỳ trận đột nhiên bốc cháy, nhưng kỳ lạ, ngọn lửa chỉ xuất hiện thiêu rụi cánh tay trái và hốc mắt trái. Còn lại, mọi thứ vẫn nguyên vẹn như ban đầu, không hề có gì thay đổi.

Thầy Hữu rút vội một nén nhang châm lỗ rỗ vào mặt của hình nhân rồi khoán ngay với mấy thanh niên,

-Cắt gà hắt tiết rồi lập tức đem ra sông.

Mấy người nháo nhác cắt tiết gà đem hắt vào vào hình nhân như đang có phần cử động trong đàn lễ, người thì lên xe máy chuẩn bị đi về phía sông của huyện lỵ, tôi cùng thầy Hữu ngồi cùng một xe với anh anh thanh niên nọ, thầy Hữu nói với lên,

-Lát nữa đợi ta ra hiệu thì cậu cầm hình nhân đẩy giúp ta ra phía cửa bể.

Chàng thanh niên trông tướng mạo tháo vát, đáp ngay,

-Vâng thưa thầy

Vừa ra đến bờ sông thì thầy Hữu lội ngay xuống dưới con nước đứng nhìn ra phía xa, tay bắt quyết lẩm rẩm đọc chú. Từng cơn cuồng phong rú lên liên hồi làm mù mịt đi cảnh vật trước mắt, trong sự hỗn loạn của đất trời khi ấy thì chỉ còn nghe được tiếng khóc van ai oán đến tột cùng,

-Thương thay kiếp phận thân cò, dương gian kiếp tận âm đường chẳng hay, một lòng đắng mặn chua cay, đời ai thấu khổ kiếp phận nữ nhân…

Thanh Niên Với Truyền Thống Tôn Sư Trọng Đạo

CHỦ ĐỀ THÁNG 11THANH NIÊN VỚI TRUYỀN THỐNG TÔN SƯ TRỌNG ĐẠOTiết 1: HỌAT ĐỘNG 1

NHỮNG DÒNG CẢM XÚC VỀ THẦY ? CÔ GIÁOPHẦN THỨ NHẤT

CA NGỢI CÔNG LAOcủa thầy cô giáo* CÂU 1:Theo bạn, thầy cô giáo là những người có vai trò như thế nào đối với việc trưởng thành của mỗi chúng ta ?A. Thầy cô cho ta những tri thức khoa học.B. Thầy cô uốn nắn và chỉ bảo cho ta điều hay, lẽ phải.C. Thầy cô như những người bạn tốt và chân tình trong quan hệ với học sinh.D. Tất cả những điều trên.*CÂU 2 : Bạn hiểu như thế nào về tình và sự nghiêm khắc của thầy cô đối với mình trong quá trình dạy dỗ ?A.Thầy cô hay thiên vị và trù ghét học sinh.B. Thầy cô luôn xét nét từng lỗi lầm nhỏ của h.sC. Thầy cô luôn công bằng với mọi học sinh.D. Ý kiến khác. *Câu 3 : Mỗi lần bạn vi phạm khuyết điểm, thầy cô la rầy hoặc nhắc nhở, bạn có thái độ như nào ?A. Bạn tỏ thái độ thách thức.B. Bạn tỏ thái độ hối cải.C.Bạn tỏ thái độ buồn bực.D.Bạn cảm thấy bình thường.

*CÂU 4: Theo bạn, nghề thầy giáo có phải là một nghề cao quí không ? A. Nghề thầy giáo cũng là một nghề bình thường như mọi nghề.B. Nghề thầy giáo là nghề cao quí nhất trong những nghề cao quí.C.Nghề thầy giáo là một nghề cũng cao quí.D. Nghề thầy giáo là một nghề bất đắc dĩ. * CÂU 5 :* Bạn có những mong muốn gì đối với thầy cô trong quá trình dạy dỗ ?A. Thầy cô luôn luôn vui vẻ với học sinh.B. Thầy cô cần nghiêm khắc hơn nữa với h.s.C. Thầy cô không cần quan tâm nhiều đến học sinh mà để học sinh tự quản.D. Ý kiến khác. *CÂU 6 : Bạn có dự định gì vào ngày 20/11 ? A. Ở nhà học bài. B. Tổ chức nhóm bạn đi chơi.C. Đi thăm thầy cô giáo cũ.D. Cùng các bạn thăm thầy cô cũ và thầy cô đang dạy mình.

PHẦN 2

TRÌNH BÀY NHỮNG DÒNG CẢM XÚC CỦA MÌNH VỀ THẦY CÔ

PHẦN TỰ TÌM HIỂU:1/ Vì sao nhân dân ta lại nói 😕 không thầy đố mày làm nên? ?2/ Em hiểu như thế nào về đạo nghĩa thầy trò trong câu ?Nhất tự vi sư ? bán tự vi sư? ?3/ Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về đạo nghĩa thầy trò .TIẾT 2 : HỌAT ĐỘNG 2

CÙNG NHAU TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG ?TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO?

TÌM HIỂU VỀ Truyền thống Tôn sư trọng đạoPHẦN 1@/ Các tổ thuyết trình– Câu tục ngữ khẳng định vai trò của người thầy trong việc học tập của mỗi người : không có thầy dạy bảo, chỉ dẫn thì người học khó có thể làm nên được việc gì .– Với lối nói thậm xưng, câu tục ngữ đã nhấn mạnh vai trò tuyệt đối, không thể thiếu của người thầy ( dù là học văn hóa hay học nghề ). *Câu 1: Vì sao nhân dân ta lại nói : ?Không thầy đố mày làm nên??*Câu hai : Bạn hiểu như thế nào về câu?Nhất tự vi sư, bán tự vi sư? ? – Đây là một câu nói bằng chữ Hán nhằm nói về đạo nghĩa thầy trò( một chữ là thầy- nửa chữcũng là thầy ).

a/ Muốn sang thì bắc cầu kiềuMuốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.*Câu 3 : Những câu ca dao, tục ngữ nói về đạonghĩa thầy trò ?b/Mấy ai là kẻ không thầyThế gian thường nói đó mày làm nên 3/ Dốt kia thì phải cậy thầyVụng kia cậy thợ thì mày làm nên 5/ Ở đây gần bạn, gần thầyCó công mài sắt, có ngày nên kim 4/ Cơm cha , áo mẹ, chữ thầyGắng công mà học có ngày thành danh 6/ Tầm sư học đạo(Tìm thầy học đạo )

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tầm Sư Học Đạo, An Trụ Hải Đảo Tâm Linh trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!