Cập nhật nội dung chi tiết về Sự Kiện: Chính Trị, Quốc Phòng An Ninh, Kinh Tế, Thể Thao mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hiếu học là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Hiếu học đi liền với khuyến học, khuyến tài. Từ xưa ông cha ta đã có những câu châm ngôn: “Không thầy đố mầy làm nên”, hoặc “Có học mới nên khôn”.
Ca dao ta cũng có câu: “Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài/ Cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi….”. Lời ca dao đưa ra hình ảnh viên ngọc. Nói đến viên ngọc ta phải hiểu đây là đồ vật trang sức rất quý, có giá trị, đẹp lóng lánh. Nhìn vào ai cũng phải trầm trồ, ước muốn. Nhưng có ai biết đâu rằng trước kia nó chỉ là một viên đá thô sơ, tầm thường được người thợ mang về đục đẽo, mài gọt, giũa từng li từng tí mới được như vậy. Nếu như không có sự mài giũa công phu, không phải do bàn tay khéo léo của người thợ thì liệu viên ngọc đó có sáng chói, rực rỡ và có giá trị như thế không? Từ viên ngọc ta nghĩ đến con người cũng vậy. Ngay từ nhỏ nếu ta được sự giáo dục của cha mẹ, của nhà trường… thì ta đã tiếp thu những đức tính tốt để sau này ra đời ta sẽ là người tốt. Là con người ai cũng có thể là người tốt, “nhân chi sơ tính bổn thiện”, nếu ta biết phát huy những cái thiện, khắc phục những cái xấu thì chắc chắn ta sẽ là người có phẩm chất cao đẹp.
Bác Hồ với sự nghiệp giáo dục, khuyến học – khuyến tài (Ảnh tư liệu)
Để khích lệ tinh thần học tập cho tuổi trẻ, trang bìa mặt sau của tập vở học sinh trước đây thường có in bài ca dao nói trên, nhiều thế hệ học sinh đã thuộc lòng và ghi vào tiềm thức một cách tự nhiên.
Hơn 200 năm trước cụ Lê Quí Đôn đã tổng kết về phát triển kinh tế xã hội: “Phi trí bất hưng, phi công bất phú, phi nông bất ổn, phi thương bất hoạt”. Cụ Nguyễn Trãi đã nhấn mạnh: “Nên thợ, nên thầy nhờ có học, no ăn, no mặc bởi hay làm”.
Có thể nói truyền thống hiếu học đã là một nhân tố quan trọng tạo nên trí tuệ Việt Nam, đạo đức Việt Nam, nền văn hoá Việt Nam và góp phần vun xới cho đất nước có lịch sử hàng ngàn năm văn hiến.
Đặc biệt trong thời đại Hồ Chí Minh, Bác Hồ đã nêu tấm gương về học tập suốt đời và luôn ân cần chỉ bảo về khuyến học, khuyến tài. Sinh thời Bác Hồ rất quan tâm đến công tác giáo dục. Người động viên cán bộ, đảng viên, mọi tầng lớp nhân dân và thanh niên, học sinh, sinh viên phải phát huy truyền thống “hiếu học” của dân tộc, phải ham học, kiên trì học tập để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà”.
Đọc lại thân thế sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta càng tự hào và biết ơn Bác. Người không những là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của thời đại, mà còn là một nhà giáo dục, một tấm gương “suốt đời tự học” để trưởng thành, để đi lên, để cống hiến cho đất nước. Theo Người, muốn trở thành người có đức, có tài để phục vụ và cống hiến nhiều nhất cho Tổ quốc, cho nhân dân thì “Suốt đời phải học tập”. Chỉ có học tập, con người mới nâng cao sự hiểu biết về mọi mặt và phục vụ cho quê hương, đất nước nhiều hơn, tốt hơn.
Ngay từ thủa nhỏ, Người rất ham học, thông minh và sớm có lòng yêu nước và chí cứu nước, cứu dân khỏi ách nô lệ của đế quốc, thực dân. Khi đang là một học sinh ở Trường Quốc Học Huế, Người nghe nói đến: Tự do, Bình đẳng, Bác ái của Cách mạng Tư sản Pháp, thế là Người muốn tìm đường sang Pháp và các nước trên thế giới để tìm hiểu, học tập cách đấu tranh, để giải phóng dân tộc. Từ giữa năm 1911, Người làm bếp trên một chiếc tàu buôn, để tìm đường cứu nước. Từ năm 1911 đến tháng 6 năm 1923, Người đã đến nhiều nước và nhiều châu lục, để tìm hiểu, để học tập và hoạt động cách mạng trong điều kiện đầy gian khổ và khó khăn, như: làm bếp, quét tuyết, phục vụ khách sạn, làm báo, làm ảnh, làm vườn để kiếm sống, để học tập và tìm hiểu con đường cách mạng.
Sau Cách mạng tháng Tám giành được thắng lợi, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời và khi mà nền độc lập còn non trẻ của nước nhà đang đứng trước nguy cơ ngàn cân treo sợi tóc; Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính phủ đã đề ra cho toàn dân nhiệm vụ thiêng liêng đoàn kết chống giặc dốt, giặc đói, giặc ngoại xâm; đề ra chính sách chiêu hiền đãi sĩ, kêu gọi người tài năng ra gánh vác việc nước. Phát động phong trào bình dân học vụ phát triển sôi nổi rộng khắp trên cả nước. Chính sách khuyến học, khuyến tài của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó đã phát huy tác dụng to lớn, nhanh chóng nâng cao dân trí, thu hút tầng lớp trí thức tham gia phong trào cách mạng.
Một ngày sau lễ Tuyên bố độc lập 2/9/1945, Hồ Chủ tịch đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong đó Người nêu: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, muốn cho nước ta trở thành một nước giàu mạnh thì dân tộc ta phải trở thành một dân tộc thông thái”.
Trả lời các nhà báo nước ngoài được đăng tải trên báo Cứu Quốc số 147 ngày 21/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Bác đã viết “Học hành là vô cùng, Học càng nhiều, biết càng nhiều, càng tốt”. Người nhắc nhở “Càng học càng tiến bộ, không bao giờ tự mãn, cho là giỏi rồi thì dừng lại, mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, mình tự đào thải mình trước”. Bác cũng khẳng định: học ở đây không phải chỉ học chữ, ngồi trên ghế nhà trường, mà học mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện. Bác đã viết “Chúng ta cần học nhiều thứ: học chính trị, học văn hóa, học kỹ thuật, học nghiệp vụ, ngoài cách học ở trường, ở lớp, học trên sách báo v.v… Có một cách học rất tốt, ai cũng có thể tham gia hàng ngày, đó là cách học tập ngay trong thực tế, học tập những người, những tổ, những đơn vị tiên tiến”. Với mục đích cao đẹp và tinh thần thái độ đúng đắn, Bác Hồ đã nêu tấm gương đạo đức “Học tập suốt đời”.
Ba tháng trước ngày đi xa, Người còn viết bài “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng” đăng trên báo Nhân dân ra ngày 1/6/1969. Người căn dặn toàn Đảng, toàn dân, mọi người, mọi ngành phải làm tốt hơn nữa việc giáo dục thiếu niên nhi đồng: “Đó là những người chủ tương lai của đất nước”. Di chúc của Bác còn ân cần căn dặn “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
Thấm nhuần Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về khuyến học, khuyến tài và “xây dựng xã hội học tập”, Hội khuyến học Thừa Thiên Huế trong những năm qua đã và đang động viên, giúp đỡ nhiều thế hệ học sinh, sinh viên “vượt khó hiếu học”; phát huy tinh thần hiếu học thật sự góp phần “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài,” đào tạo những con người có tài, có đức, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội cho quê hương, đất nước; thiết thực đưa chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước ta đi vào cuộc sống.
Phan Công Tuyên
Có Thể Học Ngành Kinh Doanh Quốc Tế Nếu Như Bạn Chưa Giỏi Tiếng Anh?
Ngành Kinh doanh quốc tế: Không chỉ có ngôn ngữ quốc tế
Thuộc nhóm kinh tế – quản trị nên đầu tiên, Kinh doanh quốc tế sẽ trang bị cho bạn kiến thức nền tảng về kinh tế vi mô – vĩ mô, nguyên lý kế toán, nguyên lý thống kê, quản trị logistics,… trước khi đi vào kiến thức chuyên sâu về kinh tế quốc tế, thanh toán quốc tế, tài chính quốc tế, marketing quốc tế. Bên cạnh đó là kỹ năng phân tích thị trường, xây dựng chiến lược, triển khai chiến dịch kinh doanh và tiếng Anh – ngôn ngữ toàn cầu, “chìa khóa” giúp bạn dễ dàng làm việc trong môi trường doanh nghiệp đa quốc gia.
Tin vui là bạn không cần phải thật “siêu” tiếng Anh mới có thể học tốt ngành Kinh doanh quốc tế. Khi xét tuyển, một số trường đại học uy tín như trường Đại học Kinh tế chúng tôi trường Đại học Công nghệ chúng tôi (HUTECH), trường Đại học Kinh tế Tài chính chúng tôi (UEF) đều có xét tuyển tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa). HUTECH và UEF còn có xét tuyển tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa) cho ngành Kinh doanh quốc tế; đồng thời kết hợp đào tạo tiếng Anh ngay trong chương trình chính thức, giúp phát triển năng lực ngoại ngữ song song với chuyên môn. Do đó, bạn không cần phải giỏi tiếng Anh mới trúng tuyển được ngành Kinh doanh quốc tế, nhưng tất nhiên, bạn sẽ tiếp tục dành thời gian đầu tư cho môn tiếng Anh trong chính môi trường đại học để nâng cao sức cạnh tranh của mình.
Năng lực hội nhập & tư duy toàn cầu – “bí kíp” để thành công
Cùng với kiến thức chuyên môn và vốn tiếng Anh được trang bị trong quá trình học tập, sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế nên chú trọng năng lực hội nhập và tư duy toàn cầu – năng lực “phát hiện” mối liên hệ giữa các doanh nghiệp, thị trường, con người,… trong quá trình toàn cầu hóa, để từ đó “nhìn thấy” vấn đề và đề xuất được giải pháp, chiến lược.
Học theo dự án là một trong những hình thức học được sinh viên HUTECH yêu thích để phát triển năng lực
Bạn có thể phát triển năng lực này trước tiên bằng cách tận dụng” tối đa môi trường đại học của mình – thông qua những kiến thức cập nhật, các chương trình giao lưu quốc tế, học kỳ trao đổi,… Như ở HUTECH, chương trình đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế được tham khảo từ các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản để cập nhật những kiến thức mới nhất, phát triển kỹ năng “chuẩn quốc tế” bằng cách xử lý tình huống, khảo sát thực tế, học theo dự án,… Cơ hội gặp gỡ, giao lưu cùng sinh viên ĐH Pittsburgh, ĐH Lincoln (Hoa Kỳ), ĐH Cergy-Pontoise (Pháp), ĐH Kobe (Nhật Bản),… thông qua các chương trình giao lưu và học kỳ trao đổi cũng là dịp để sinh viên vừa để tăng cường năng lực ngoại ngữ, vừa học hỏi tác phong của sinh viên nước bạn.
Chọn chuyên ngành phù hợp, tăng cao cơ hội việc làm
Với phạm vi kiến thức rộng cộng thêm yêu cầu về kỹ năng và tiếng Anh, việc trở thành “master” về Kinh doanh quốc tế sẽ là “điệp vụ bất khả thi”. Thế nên, hầu hết các trường đại học hiện nay đều định hướng chuyên ngành để sinh viên dễ dàng học tập chuyên sâu. Như ngành Kinh doanh quốc tế tại HUTECH, sinh viên chọn một trong ba chuyên ngành Thương mại quốc tế, Tài chính quốc tế, Kinh doanh điện tử để học tập và làm đồ án, qua đó phát triển tối đa kỹ năng chuyên môn, nâng cao đáng kể cơ hội việc làm trong chính lĩnh vực yêu thích.
Sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế tại HUTECH có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm trong lĩnh vực yêu thích
Cụ thể, sinh viên có thể trở thành nhân viên xuất nhập khẩu, logistics, marketing, nghiên cứu thị trường, quan hệ công chúng trong các công ty sản xuất, kinh doanh, thương mại; trở thành chuyên viên ngân hàng, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư trong các ngân hàng, công ty tài chính; hoặc làm việc trong các doanh nghiệp thương mại điện tử. Một số lựa chọn nổi bật khác là làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, các tổ chức phi chính phủ về xúc tiến thương mại, kinh tế đối ngoại, nghiên cứu kinh tế, quan hệ quốc tế,…
Thông tin xét tuyển ngành Kinh doanh quốc tế tại một số trường Đại học:
– Trường Đại học Kinh tế chúng tôi Xét tuyển các tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh), D07 (Toán, Hóa, Anh) theo kết quả thi THPT Quốc gia.
– Trường Đại học HUTECH: Xét tuyển các tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), C00 (Văn, Sử, Địa), D01 (Toán, Văn, Anh) theo kết quả thi THPT Quốc gia; hoặc xét tuyển học bạ lớp 12 với tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 trở lên; hoặc xét kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐHQG-HCM; hoặc kỳ thi tuyển sinh riêng của HUTECH.
– Trường Đại học UEF: Xét tuyển các tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), C00 (Văn, Sử, Địa), D01 (Toán, Văn, Anh) theo kết quả thi THPT Quốc gia; hoặc xét tuyển học bạ; hoặc xét kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐHQG-HCM.
P.V
Khóa Học Tiếng Trung Hợp Tác Quốc Tế Tại Quảng Ninh
Tiếng Trung hợp tác quốc tế
Học viên sau khi hoàn thành khóa học và đạt đủ tiêu chuẩn về kết quả thi năng lực cuối khóa sẽ được cấp chứng chỉ liên kết giữa Viện Công nghệ & Nhân lực Quốc tế (Việt Nam) và Học viện Bách Sắc – Baise University (Trung Quốc).
Hệ thống Trung tâm Ngoại ngữ Korean Hạ Long tuyển sinh khóa học Tiếng Trung nằm trong dự án hợp tác đào tạo quốc tế giữa Viện Công nghệ & Nhân lực Quốc tế và Học viện Bách Sắc (Baise University) với các chương trình học chính như sau:
TIẾNG TRUNG TỔNG QUÁT – HSK, HSKK
Cấp độ đào tạo: Sơ cấp 1, sơ cấp 2, trung cấp 1, trung cấp 2
TIẾNG TRUNG GIAO TIẾP CHUYÊN BIỆT
Cấp độ đào tạo: Sơ cấp (A1+A2), trung cấp 1, trung cấp 2
Chương trình được phối hợp nghiên cứu và xây dựng, biên soạn bởi Viện Công nghệ & Nhân lực Quốc tế và Học viện Bách Sắc, triển khai giảng dạy bởi Trung tâm Ngoại ngữ Korean Hạ Long, hướng đến các tiêu chí:
Chuẩn bản ngữ
Trọng tâm, hiệu quả
Bám sát thực tế
Ứng dụng công nghệ
Đa dạng, sáng tạo, thân thiện với người học
Với đội ngũ giáo viên chất lượng cao chuyên ngành tiếng Trung có trình độ cử nhân, thạc sỹ trở lên và có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và trang thiết bị phòng học hiện đại, đạt chuẩn quốc tế.
Khung giờ học:
05:30 PM (17h30) – 07:00 PM (19h00)
07:30 PM (19h30) – 09:00 PM (21h00)
Đặc biệt, học viên sẽ có cơ hội chuyển đổi thẳng du học Trung Quốc tại Học viện Bách Sắc mà không cần thi chứng chỉ tiếng Trung quốc tế HSK.
Vừa được trải nghiệm chương trình học “chất lượng cao”, vừa được cấp chứng chỉ liên kết quốc tế. Liên hệ ngay với chúng tôi:
BỘ PHẬN TƯ VẤN TUYỂN SINH KOREAN HẠ LONG
Cơ sở 1+2:
Add: Số 237 đường Hạ Long, P.Bãi Cháy (Khu vực Cái Dăm), TP.Hạ Long, Quảng Ninh
Tel: (+84) 203 3838 328 – Fax: (+84) 203 3838 358
Hotline: (+84) 97 1002 723 – E-mail: koreanhalong@gmail.com
Cơ sở 3+4:
Add: Số 503 đường Nguyễn Bình, P.Đức Chính (Khu Cầu Đất), TX.Đông Triều, Quảng Ninh
Tel: (+84) 203 3670 030 – Fax: (+84) 203 3670 030
Hotline: (+84) 96 997 8668 – E-mail: koreandongtrieu@gmail.com
Website: http://koreanhalong.edu.vn – Facebook: fb.com/koreanhalong.edu.vn
Từ Vựng Tiếng Hàn Về Thể Thao
Từ vựng về CÁC MÔN THỂ THAO 1. 양궁: bắn cung 2. 육상: điền kinh 3. 배드민턴: cầu lông 4. 야구: bóng chày 5. 농구: bóng rổ 6. 비치 발리: bóng chuyền bãi biển 7. 복싱 / 권투: đấm bốc 8. 카누: đua thuyền (kayak) 9. 사이클: đi xe đạp 10. 다이빙: lặn 11. 승마: cưỡi ngựa 12. 펜싱: đấu kiếm 13. 축구: bóng đá 14. 체조: thể dục dụng cụ 15. 핸드볼: bóng ném 16. 하키: khúc côn cầu 17. 유도: judo 18. 리듬 체조: thể dục nhịp điệu 19. 조정: chèo thuyền 20. 요트: đua thuyền buồm 21. 사격: bắn súng 22. 소프트볼: bóng mềm 23. 수영: bơi lội 24. 탁구: bóng bàn 25. 태권도: taekwondo (võ cổ truyền Hàn Quốc) 26. 테니스: tennis 27. 배구: bóng chuyền 28. 역도: cử tạ 29. 레슬링: đấu vật 30. 골프: golf 31. 검도: kendo (kiếm đạo) 32. 씨름: ssireum (một dạng đấu vật) 33. 스키: trượt tuyết 34. 마라톤: marathon 35. 경보: đi bộ nhanh 36. 볼링: bowling 37. 빙상 스케이트: trượt băng nghệ thuật 38. 스케이트 보드: trượt ván 39. 카라테: Karate 40. 무술: Wushu 41. 합기도: Aikido 42. 댄스 스포츠: khiêu vũ thể thao 43. 발레: ballet (múa bale) 44. 스카이 다이빙: nhảy dù 45. 윈드 서핑: lướt ván 46. 럭비: bóng bầu dục 47. 수구: bóng nước 48. 체스: cờ vua 49. 당구: bi-a 50. 자동차 경주: đua xe 51. 높이뛰기: nhảy cao
Từ vựng về THI ĐẤU
후보선수 vận động viên dự bị
화살 mũi tên
패하다 thua , bại trận
팔굽혀펴기 chống đẩy
판정하다 phán quyết
판정승 thắng theo quyết định trọng tài
투수 người ném bóng
코치 huyến luyện viên
카누 canô
출전하다 thi đấu
출전선수 vận động viên thi đấu
체력단련 huyến luyện thể lực
철봉 thiết bổng, cây gậy sắt
천하장사 thiên hạ vô địch
창던지기 ném lao
창 cây thương , cây lao
지다 thua
줄넘기 nhảy qua dây
줄 dây
준비운동 khởi động
주전선수 vận động viên trụ cột
접영 bơi bướm
전지훈련 tập huấn
장대높이뛰기 nhảy sào
자전거 xe đạp
자유형 bơi tự do
이어달리기 chạy tiếp sức
이기다 tháng
응원단 đoàn cổ động viên
응원가 cổ động viên
육상경기 môn thi đấu điền kinh
유도 juđô
윗몸 일으키기 gập bụng
월드컵축구 giải vô địch bóng đá thế giới
월계관 vòng nguyệt quế
원정경기 trận đấu trên sân khách
원반던지기 ném đĩa
원반 đĩa
운동화 giày thể thao
운동하다 vận động
운동종목 môn thể thao
운동장 sân vận động
운동신경 tố chất thể thao
운동선수 vận động viên thể thao
운동부 khoa thể dục
운동복 quần áo thể thao
운동기구 dụng cụ thể thao
우승 thắng
요가 yôga
올림픽 olympic
역도 cử tạ
에어로빅 erobic
양궁 bắn cung
야구공 quả bóng chày
야구 bóng chày
안마 mát xa
아시안게임 đại hội thể thao châu á
씨름 vật
심판 trọng tài
실내체육관 nhà thi đấu có mái che
시합 thi đấu
혼련 huấn luyện
CẦN TƯ VẤN HỌC TIẾNG HÀN?
Họ & tên *
Điện thoại *
Nội dung liên hệ
Bạn đang đọc nội dung bài viết Sự Kiện: Chính Trị, Quốc Phòng An Ninh, Kinh Tế, Thể Thao trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!