Cập nhật nội dung chi tiết về Phương Pháp Trở Thành Phiên Dịch Tiếng Trung mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phương pháp trở thành phiên dịch tiếng Trung giỏi
Cỡ chữ
Phương pháp trở thành phiên dịch tiếng Trung giỏi
Hiện nay nhu cầu học tiếng trung rất nhiều, nhiều người nói tiếng trung rất tốt nhưng để trở thành 1 phiên dịch viên tiếng Trung thì không phải ai cũng làm được.Vì cái nghề phiên dịch viên tiếng trung nó đòi hỏi chúng ta phải đam mê, nhiệt huyết với nó,luôn phải tìm hiểu và khám phá và phải trải nghiệm thực tế. Hôm nay Trung tâm ngoại ngữ Hải Phòng sẽ chia sẻ cho các bạn 1 số yếu tố để trở thành phiên dịch viên dịch.
Phương pháp trở thành phiên dịch viên tiếng Trung giỏi
1. Nói chuẩn giọng Bắc Kinh
Để nói chuẩn giọng Bắc kinh thì các bạn phải rèn luyện thật nhiều vì nó là yêu cầu rất cao và khó khăn của mỗi phiên dịch viên khi học tiếng Trung. Cho dù cùng nằm trong 1 hệ thống ngôn ngữ Á Đông nhưng Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng Trung Quốc có 1 số điểm khác biệt rất rõ rệt.
Các bạn cần phải luyện cách phát âm thường xuyên để có thể phát âm chuẩn và hay hơn. Và các bạn có thể tập nín thở trong khi nói, việc này làm giảm dần sự phụ thuộc vào âm mũi, dần dần sẽ tăng độ tự nhiên cho âm vòm họng của các bạn, điều này sẽ giúp bạn tránh bị ngọng khi nói tiếng Trung.
Học tiếng Trung Hải Phòng
2. Có niềm đam mê học và giao tiếp tiếng Trung
Các bạn phải tạo đam mê học tiếng Trung Quốc, rất nhiều các bạn học tiếng Trung Quốc cũng chỉ mong mình học giỏi và có thể giao tiếp tốt tiếng Trung. Nhưng đa số các bạn lại không muốn dành quá nhiều thời gian và công sức để học tiếng Trung. Các bạn luôn suy nghĩ học tiếng Trung chỉ là một nhiệm vụ, một công việc bắt buộc phải làm chứ không phải vì sở thích, đam mê muốn đi thăm quan Vạn lý trường thành lên các bạn thích thì các bạn mới học. Nên muốn trở được thành phiên dịch viên tiếng Trung bạn cần phải có đam mê và yêu nó.
Các bạn phải tạo ra những thói quen mới nhưng để thay đổi được thói quen luôn luôn là điều khó khăn nhất, để tạo thêm những thói quen học tập cũng là vấn đề nan dải khó khăn. Nhưng nhiều người học đã thành công trong việc thay đổi bước đầu nhưng rồi chỉ dừng lại ở đó. Các bạn không hề tạo thêm các hoạt động nào sau đó để có thể học tiếng Trung hiệu quả hơn nữa.
3. Thường xuyên đọc, sách – báo, tạp chí tiếng Trung
Các bạn nên đọc các bài báo bằng tiếng Trung thường xuyên sẽ giúp các bạn nâng cao khả năng ngữ pháp, từ vựng, kỹ năng đọc hiểu và viết nhưng không thể cải thiện cách phát âm của bạn. Bạn nên học từ các bài hát bằng tiếng Trung sẽ là cách rất đơn giản để bạn có thể luyện phát âm hàng ngày.
Phương pháp trở thành phiên dịch viên tiếng Trung giỏi
4. Phải giỏi tiếng Việt
Để trở thành phiên dịch tiếng trung giỏi, bạn cần phải sử dụng tốt tiếng Việt để diễn đạt thật trong sáng khi dịch xuôi và truyền đạt thật chính xác cái “hồn Việt” khi dịch ngược.
Nhìn chung để học tiếng Trung và trở thành một phiên dịch viên tiếng Trung, mỗi các bạn cần phải cố gắng rất nhiều để vượt qua những khó khăn thách thức đang chờ ta trước cách cổng tương lại. Liệu mình có nắm bắt hay tuột tay cơ hội này mãi mãi. Hãy luôn luôn học hỏi để hoàn thiện tốt bản thân mình sẽ trang bị cho các bạn những kỹ năng, kiến thức tốt nhất để chiến đấu trong cái xã hội đầy chông gai này.
Bạn tìm đến những trung tâm đào tạo tiếng Trung uy tín, với nhiều phương pháp mới cho học viên làm chủ tiếng Trung của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Trung tâm tiếng Trung Hải Phòng
Mọi thông tin đăng ký xin liên hệ địa chỉ
Địa chỉ:
Trụ sở: 94 Quán Nam, Kênh Dương, Lê Chân, Hải Phòng
MST: 0201636998 – Email: http://tomatoonline.edu.vn/ – Web Học Ofline: http://ngoaingutomato.edu.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/trungtamngoainguhaiphongtomato/
Điện thoại: 022 5657 2222 – 0225 628 0123 – Hotline: (Zalo) 0772 334 886) – 0964 299 222 Ms. Trang
Cơ Sở Quán Nam:65 Quán Nam, Kênh Dương, Lê Chân, Hải Phòng(Đối diện khách sạn sinh viên ĐH Dân Lập)
Trụ sở: 94 Quán Nam, Kênh Dương, Lê Chân, Hải Phòng
Cơ Sở Kiến An: 148 Phan Đăng Lưu, Kiến An, Hải Phòng ( Đối diện cổng trường ĐH Hải Phòng) – 0225 3541288
Rèn Luyện Tiếng Anh Để Trở Thành Phiên Dịch Giỏi
Tôi cải thiện môn nói bằng cách học phát âm theo đĩa, giá mà tôi có máy vi tính lúc đó thì việc học sẽ dễ dàng hơn nhiều. Rồi cứ như thường lệ, lúc nào rảnh là tôi đọc báo tiếng Anh rồi dùng điện thoại ghi âm giọng nói của mình.
Trong cuộc đời mỗi người ai chẳng có ước mơ, ai chẳng một lần ấp ủ sau này sẽ thế nọ thế kia, nhưng con đường để chạm tay đến ước mơ thì quả là gian nan, đầy thử thách và con đường ấy đã đánh gục bao trái tim và tinh thần.
Ngay từ khi còn nhỏ tôi đã mơ ước sẽ trở thành một người phiên dịch tiếng Anh giỏi cho chủ tịch nước, các nguyên thủ quốc gia trong tương lai. Đối với tâm hồn non nớt của một cô bé như tôi lúc đó thì phiên dịch là một nghề thú vị.
Tôi tin rằng người phiên dịch giống như một “cây cầu ngôn ngữ” có sức mạnh thần kỳ đến nỗi họ có thể kết nối con người với con người, giúp cải thiện mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc. Tôi tin rằng người phiên dịch nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng cho sự sống còn của một đất nước.
Tất nhiên đó chỉ là suy nghĩ của một cô bé vẫn chưa qua tuổi 18 và mọi thứ đối với tôi thật là đơn giản. Ngày ấy tôi chỉ nghĩ rằng nếu mình thi đỗ đại học, vào trường ngoại ngữ thì chắc chắn sau này ước mơ ấy sẽ trở thành sự thật. Tôi bắt đầu lao vào học tiếng Anh như một con thiêu thân. Những ngày tháng chật vật ngập đầu trong bài vở cũng không uổng phí chút nào bởi tôi đã được đền đáp bằng tờ giấy báo nhập học. Thế là tôi đã đi được một nửa chặng đường khá gian nan, nhưng hóa ra chặng đường thứ hai còn dài hơn và vất vả hơn tôi tưởng rất nhiều.
Tôi bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn mới, sự ồn ào nhộn nhịp của đất Hà thành, một môi trường học tập quá xa lạ, quá hiện đại đối với một con bé tỉnh lẻ như tôi. Tôi chưa một lần rời vòng tay cha mẹ để sống cuộc sống tự lập, sống giữa chốn thành thị đông đúc, giữa những con người cứ nhìn mình như một sinh vật lạ vậy.
Tôi không hề yếu đuối mà thậm chí còn rất mạnh mẽ, vậy mà tôi đã bật khóc ngon lành khi cảm nhận được sự trơ trọi của mình giữa dòng đời xô bồ hối hả. Nhưng đó chưa phải là tất cả bởi nỗi sợ hãi còn kinh khủng hơn khi ngày đầu tiên tôi bước vào lớp và được các bạn chào đón bằng những câu tiếng Anh kỳ lạ mà tôi chưa từng nghe nói bao giờ.
Khi còn học cấp III, tôi chỉ được học ngữ pháp chứ có biết gì là listening hay speaking đâu, thế mà lên đại học tôi suốt ngày bị tra tấn, ám ảnh bởi những tiếng nói, những âm thanh kỳ lạ đó. Mọi suy nghĩ như sụp đổ, tôi không hiểu cô giáo cũng như các bạn đang nói gì, tôi tưởng mình lạc vào một đất nước mà không có người nào cùng dân tộc với mình.
Các bạn nói tiếng Anh trôi trảy và tự nhiên quá. Tôi ngồi cứng họng suốt cả giờ học để chờ cho những giây phút nặng nề ấy trôi qua. Nỗi cô đơn cùng nỗi lo bài vở khiến tôi ngày càng chán nản và có những suy nghĩ tiêu cực. Tôi nhớ cái nhà tắm nơi phòng trọ, nơi tôi có thể ngồi khóc cả giờ mỗi lần đi học về và cái ý nghĩ gọi điện về nhà xin bố mẹ cho tôi bỏ cuộc, cho tôi về nhà cứ đeo bám tôi dai dẳng.
Thế nhưng ý chí một đứa con gái ngang bướng và mạnh mẽ không cho phép tôi làm thế. Tôi ý thức rõ rằng mình lên Hà Nội là để học, để chắp cánh cho ước mơ bay cao bay xa, bởi chỉ có học thì mới có thể làm phiên dịch cho chủ tịch nước và chu du khắp thế giới, chỉ có học mới đền đáp công ơn bố mẹ mà thôi. Tôi đã thức trắng đêm ấy để suy nghĩ về những ngày đầu tiên ngồi trên giảng đường đại học và cười cho sự hèn nhát, ngu xuẩn của mình.
“Tại sao mình lại lãng phí thời gian để ngồi khóc lóc, than vãn làm gì, có khóc thì cũng chẳng có ông Trời hiện ra mà giúp đỡ đâu, chẳng ai cứu nổi ta ngoài chính bản thân ta. Vậy tại sao ta không tìm cách thoát khỏi tình trạng ấy?”. Tôi như người vừa tỉnh dậy sau một cơn mê dài đằng đẵng, tôi tự nhủ rằng đó sẽ là những giọt nước mắt cuối cùng cho những điều ngốc nghếch chỉ có ở một đứa trẻ yếu đuối. Tôi bắt đầu lập kế hoạch lâu dài cho việc học tiếng Anh.
Để trở thành một người phiên dịch giỏi thì nhất thiết phải nghe để hiểu được người ta nói gì, rồi kỹ năng nói tiếng Anh phải “như gió” và phát âm phải thật chuẩn. Muốn nghe nói tốt thì nhất thiết phải luyện tập nhiều bởi “practice makes perfect”. Nhưng tôi chẳng có thiết bị nào để nghe cả, tôi thuyết phục bố mẹ mua cho một cái đầu đĩa nhỏ để có thể mang theo bên mình, có thể mở đĩa nghe bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu.
Tôi nghe nhiều đến nỗi đau nhức tai tưởng chừng sắp thủng màng nhĩ đến nơi, rồi cả khi đi ngủ những âm thanh ấy vẫn còn văng vẳng đâu đây. Với môn nói thì tôi không thấy khó khăn lắm bởi cô giáo tôi bảo rằng kỹ năng nói rất đơn giản, chỉ cần mình “cắt đứt dây thần kinh xấu hổ” là có thể tự tin nói chuyện. Tôi hơi tự phụ khi cho rằng thiếu gì chứ tự tin thì tôi có thừa.
Tôi cải thiện môn nói bằng cách học phát âm theo đĩa, giá mà tôi có máy vi tính lúc đó thì việc học sẽ dễ dàng hơn nhiều. Rồi cứ như thường lệ, lúc nào rảnh là tôi đọc báo tiếng Anh rồi dùng điện thoại ghi âm giọng nói của mình. Khả năng nghe và nói của tôi được cải thiện đáng kể để có thể nghe những bài giảng của thầy cô và nói chuyện với các bạn trong lớp, nhưng tôi chưa dám nói chuyện với người nước ngoài.
Tôi biết học tiếng Anh là để làm việc với người nước ngoài, hơn nữa nghề phiên dịch là phải gặp gỡ những người nước ngoài thường xuyên, vì thế nếu chỉ tự học và chỉ giao tiếp ở phạm vi trong trường học thì chưa thể trang bị cho mình đầy đủ các kỹ năng cần thiết. Hơn nữa nếu mình có kiến thức chuyên môn nhưng lại thiếu đi những kỹ năng mềm khác thì mai sau ra trường sẽ khó mà đứng vững.
Thế là tôi quyết định lên thư viện, vào mạng để tìm các thông tin về các câu lạc bộ tiếng Anh trên địa bàn Hà Nội. Tôi đã tìm thấy một câu lạc bộ tiếng Anh như tôi mong muốn, nơi mà tôi có thể nói chuyện thoải mái với sinh viên của các trường cũng như với người Mỹ. Tôi thấy trình độ tiếng Anh của mình nâng cao rất nhanh, tôi bỗng trở thành người nói nhiều trong các cuộc gặp gỡ và có thêm nhiều bạn mới.
Mục tiêu ngắn hạn của tôi là có thể nghe và giao tiếp với người nước ngoài nhưng như thế thôi chưa đủ, bởi sau này ra trường các nhà tuyển dụng bao giờ cũng đòi hỏi kinh nghiệm và nếu mình có nhiều thành tích để chứng tỏ khả năng của mình thì đó là một lợi thế lớn. Tôi thì chưa có gì cả, vẫn chỉ hai bàn tay trắng, ngay cả lúc này khi tôi đã là cô sinh viên năm thứ ba.
Tôi quyết tâm sẽ tham gia các cuộc thi tiếng Anh trên mạng, các trò chơi trên truyền hình để mình trở nên tự tin hơn nữa. Tôi dự định tham gia một khóa học tiếng Anh giao tiếp để có cơ hội học tập và làm việc với người nước ngoài và thế là tôi tự tìm cơ hội cho mình. Tôi viết một câu chuyện về cô giáo mình nhân ngày 20/11.Và thật bất ngờ tôi đạt giải nhất và giải thưởng là một khóa học giao tiếp quốc tế.
Tôi nghĩ rằng đó chỉ là may mắn và may mắn thì ít khi đến lần thứ hai nếu người ta không tiếp tục phấn đấu, tiếp tục nỗ lực. Tôi vẫn đang cố gắng và sẽ cố gắng đến khi nào mình không thể cố thêm nữa. Tôi luôn suy nghĩ rằng học càng nhiều càng tốt, học không bao giờ là phí cả, những kiến thức ta không dùng bây giờ thì rất có thể sau này sẽ giúp ích cho mình.
Nhưng tôi muốn tìm kiếm cơ hội học tập bằng chính khả năng và công sức của mình chứ không phải bằng những giọt mồ hôi rơi xuống những ruộng lúa, những hạt thóc kia. Tôi biết điều đó là rất khó khăn nhưng chỉ cần niềm tin không bao giờ vụt tắt trong trái tim và khối óc thì con đường đi đến thành công dù dài nhưng không phải không thể chạm tay đến.
Tương lai là một ẩn số mà loài người đang cố công tìm kiếm rồi dự đoán nhưng còn quá nhiều điều bất ngờ mà ngay cả các nhà khoa học khó có thể lật mở hết các ẩn số ấy. Chỉ còn hơn một năm nữa là tôi sẽ ra trường, vậy mà tôi chưa hề có kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch thuật hay phiên dịch. Tôi đang cố gắng tìm kiếm các cơ hội việc làm nhưng quả thật rất khó nếu chỉ dựa vào bản thân mình.
Tôi đã thử rất nhiều, thất bại rất nhiều nhưng tôi như hiểu ra rằng muốn đứng vững trên đường đời đầy bon chen thì cần phải tạo mối quan hệ tốt với tất cả mọi người. Tôi không biết mình có làm được không bởi tôi vốn quen tự lực cánh sinh, không quen nhờ vả người khác nhưng có lẽ mọi người nói đúng, bởi ta không thể tồn tại mà không có tập thể, nhưng cũng đừng ngồi chờ người ta mang cơ hội đến mà hãy tự tạo cơ hội cho mình thì cánh cửa đến với thành công sẽ mở rộng.
Dù thế nào đi chăng nữa tôi vẫn tin con đường mình đi là đúng đắn và sẽ không bao giờ hối hận về quyết định của mình. Nếu bạn đang có ước mơ thì hãy lắng nghe và suy ngẫm những chia sẻ của tôi, đó là những điều hết sức chân thật mà tôi đã, đang trải qua. Ta không thể thay đổi số phận nhưng ta có thể cải thiện và biến nó thành những điều tuyệt vời nhất mà ta không thể ngờ tới.
Đặng Thị Uyên [VnExpress]
Comments
Bí Quyết Để Trở Thành Phiên Dịch Tiếng Hàn Chuyên Nghiệp
I. Phiên dịch viên tiếng Hàn là gì?
Ba hình thức dịch trong công việc của phiên dịch viên tiếng Hàn là: dịch song song (simultaneous), dịch đuổi (consecutive) và nhìn văn bản dịch (sight interpreting).
Khi tiến hành dịch đuổi, phiên dịch viên cần có kỹ năng trình bày và trí nhớ tốt, ghi chú lại những gì diễn giả nói và sau đó dịch lại cho người nghe. Dịch đuổi thường được ưu tiên trong các cuộc hội thoại trực tiếp.
Nhìn văn bản dịch là trường hợp Interpreter cầm văn bản bằng ngôn ngữ nguồn và đọc đến đâu dịch sang ngôn ngữ đích đến đó. Do đó để hoàn thành tốt công việc, phiên dịch giỏi cần giỏi đi kèm thêm nhiều kỹ năng, kinh nghiệm khác có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu về chất lượng công việc cao nhất.
II. Những yếu tố cần thiết để trở thành phiên dịch viên giỏi
1. Năng khiếu ngoại ngữ
Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với các bạn phiên dịch viên. Vì nếu bạn có năng khiếu ngoại ngữ thì đây là một chất xúc tác khiến bạn có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức, dễ nhớ, dễ học hơn, đồng thời khiến bạn thích thú với việc học hơn. Năng khiếu này giúp bạn nhanh chóng tiến bộ trong việc học, tiếp thu nhanh kiến thức, từ vựng, ngữ pháp, văn hóa… để bạn có những kiến thức vững chắc nhất khi làm việc. Tuy nhiên bạn phải nên nhớ, năng khiếu chỉ là một phần nhỏ của quá trình tiếp thu và học tập, nếu bạn không chăm chỉ, chú tâm vào việc học thì năng khiếu không thể khiến bạn giỏi hơn được đâu. Hãy cố gắng rèn luyện từng ngày, học hỏi từng ngày vì kiến thức là vô tận.
2. Kiên trì và chăm chỉ
Với bất cứ nghề nghiệp hay công việc gì thì cũng đều cần tính kiên trì và chăm chỉ. Đặc biệt với một thứ tiếng khác, một nền văn hóa khác mà bạn đang học thì bạn càng phải chăm chỉ hơn, học và hiểu rõ các vấn đề. Với kho tàng kiến thức từ vựng, ngữ pháp, văn hóa… bạn cần có trí nhớ tốt và sự kiên trì để có thể học và nhớ hết. Với việc làm phiên dịch viên tiếng Hàn cũng vậy, đây là công việc đòi hỏi sự kiên trì và chăm chỉ cao, bạn cần phải tỉ mẩn với công việc của mình, dịch sao cho đúng ngữ nghĩa, hoàn cảnh, đúng văn hóa, nếu không sẽ là một sự nhầm lẫn gây mất thiện cảm, hoặc sẽ bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp, mất lịch sự.
3. Biết tổ chức công việc
Đây là yếu tố mà bất cứ ngành nghề nào cũng cần quan tâm. Khi bạn có nhiều công việc phải làm thì bạn cần biết sắp xếp công việc sao cho phù hợp với thời gian bạn có, deadline bạn nhận, khả năng bạn làm, sau đó quyết định những việc cần làm trước, làm sau. Đối với phiên dịch viên tiếng Hàn thì bạn cần phải biết sắp xếp tổ chức công việc và trau dồi khả năng của mình một cách khoa học. Bạn nên ghi chép đều đặn các từ mới và cách dùng chúng theo một trật tự nhất định. Với những cuốn “cẩm nang” của chính mình, bạn có thể lưu giữ được kiến thức cần thiết để tham khảo và sử dụng lại một cách dễ dàng, nhanh chóng.
4. Nhanh nhẹn, năng động, tự tin
Những phẩm chất này sẽ là điểm cộng cho bạn nếu muốn trở thành một phiên dịch viên thực thụ. Bạn thử nghĩ xem, người phiên dịch thường phải đứng trước một đám đông với bao nhiêu người đang chờ nghe bạn nói. Nếu không tự tin, bạn sẽ trở nên lúng túng, mất tập trung và truyền đạt không chính xác. Còn nếu bạn nhanh nhẹn, năng động, bạn sẽ xoay xở rất nhanh để thoát hiểm trong những tình huống “ngàn cân treo sợi tóc”. Chẳng hạn như nếu gặp một từ ngữ khó, bạn chưa thấy bao giờ, mà đó lại là từ khóa mang ý nghĩa chính của toàn câu thì bạn phải làm thế nào? Lúc ấy chỉ sự nhạy bén, nắm bắt được vấn đề mới giúp bạn hiểu được người nói cần truyền đạt điều gì.
5. Giỏi tiếng Việt
Nghe thì có vẻ buồn cười vì mình là người Việt nhưng không có nghĩa là bạn chắc chắn bạn giỏi tiếng Việt hoàn toàn. Muốn trở thành phiên dịch giỏi, bạn phải sử dụng nhuần nhuyễn tiếng Việt để diễn đạt thật trong sáng khi dịch xuôi và truyền đạt thật chính xác cái “hồn Việt” khi dịch ngược. Để rèn luyện cho mình phẩm chất này, bạn hãy dành nhiều thời gian để học môn Văn và Tiếng Việt trên nhà trường. Tất nhiên, bạn cũng đừng quên đọc những tác phẩm văn học trong nước nổi tiếng, và cả các tác phẩm văn học dịch thành công. Đọc sách là một phương pháp rất tốt để trau dồi vốn ngôn ngữ của bạn.
III. Rèn luyện kỹ năng gì để trở thành một phiên dịch viên tiếng Hàn chuyên nghiệp?
Để dịch được tiếng Hàn thì bạn cần phải thành thạo tiếng Hàn ở bậc Trung cấp nhưng đối với những tài liệu chuyên ngành thì bạn cần tìm hiểu sâu rộng hơn thì mới có thể dịch đúng chuẩn nghĩa được. Để làm tốt được công việc này thì bạn cần phải xác định ngay từ ban đầu học một cách thật chắc, kĩ, nghiêm túc, kiên trì vì để có thể thông thạo, dịch sát nghĩa nhất thì bạn cần rất nhiều thời gian để học về cả ngôn ngữ lẫn văn hóa.
2. Khơi nguồn cảm hứng học tập
a, Tưởng tượng hình ảnh của bạn trong tương lai Cảnh tượng bạn nói chuyện với người Hàn Quốc một cách tự tin, thoải mái như nói chuyện bằng tiếng mẹ đẻ thật tuyệt vời phải không? Hãy tưởng tượng mọi người mong muốn có thể giỏi tiếng Hàn như bạn? Tưởng tượng xem nếu một ngày bạn đưa bố mẹ đi du lịch Hàn Quốc mà không gặp bất cứ trở ngại nào về tiếng thì chuyến đi đó thật hoàn hảo và bố mẹ bạn cũng vô cùng tự hào về bạn phải không?
b, Bạn đang ở trình độ khá Hãy luôn nhớ rằng bạn đang học tiếng Hàn, bạn đang ở trình độ khá tốt rồi, hãy tự tin và tự hào về thành công mình đã đạt được. Cùng với đó là nỗ lực học tập hơn nữa để hoàn thiện trình độ của mình, ngày càng giỏi hơn, biết nhiều thứ hơn, dịch được nhiều ngữ cảnh, nhiều ngành nghề hơn. Với vốn kiến thức sâu rộng thì không nơi nào bạn không thể không làm việc được.
3. Kiên trì học tập mỗi ngày
4. Đọc nhiều, viết nhiều
Hãy chịu khó đọc nhiều sách bằng tiếng Hàn rồi sau đó hiểu và dịch sang tiếng Việt, đây là một kỹ năng cần có của một phiên dịch viên. Việc bạn đọc sách sẽ giúp cải thiện khả năng đọc hiểu, dịch thuật cũng như nâng cao vốn từ ngữ cho bạn. Khi bạn đọc nhiều thì não bộ sẽ tăng thêm khả năng ghi nhớ vì sự xuất hiện của các từ ngữ nhiều sẽ giúp bạn nhớ tốt hơn. Việc đọc nhiều sách giúp tăng thêm khả năng dịch của bạn sao cho đúng ngữ nghĩa, hoàn cảnh, câu văn, ngôn từ trau truốt và hay hơn.
5. Thay đổi phương pháp và hình thức học để tránh nhàm chán
Chán là cảm giác thường xuyên gặp phải khi bạn học bất cứ môn nào. Để không cảm thấy nhàm chán thì bạn cần thường xuyên thay đổi phương pháp và hình thức học của mình. Thay vì ngồi học lý thuyết trong những quyển sách dày cộp thì bạn có thể đến dự hội thảo về tiếng Hàn, nghe và xem các clip về tiếng Hàn qua youtube, ra ngoài nói chuyện giao tiếp với bạn bè bằng tiếng Hàn,… Hãy thay đổi phương pháp và hình thức học tập để việc học trở nên thú vị hơn.
6. Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì
Dịch tiếng Hàn đòi hỏi phải làm một người cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì và cầu thị. Cẩn thận ngay từ những lần đầu dịch, từ câu văn, từ ngữ, đoạn văn để người đọc có thể dễ hiểu và hiểu một cách chính xác. Đặc biệt đối với những tài liệu chuyên ngành thì người dịch cần phải hiểu rõ, nắm vững các ý chính trong bài, sử dụng và dịch chính xác ngữ nghĩa của các từ ngữ chuyên môn, ứng dụng các từ ngữ chuyên môn ấy với đời sống, ngoài ra bạn cần hiểu rõ các câu thành ngữ, tục ngữ có thể sử dụng trong tiếng Hàn.
7. Thực hành thường xuyên
Dù bạn đang trong quá trình học tập hay mới bắt đầu đi dịch thì đừng ngại thực hành. Chỉ khi thực hành, khi dịch rồi mình mới thấy được những lỗi sai của mình. Đừng tự ti, hãy đưa những bản dịch cho người khác đọc, đặc biệt là thầy cô, những người có kiến thức và kinh nghiệm hơn mình để sửa lỗi, từ đó bạn có thể cải thiện hơn kỹ năng của mình.
8. Đầu tư học Tiếng Việt
9. Mở rộng vốn từ vựng
Từ vựng tiếng Hàn rất phong phú, chưa kể đến những từ mượn tiếng Anh, tiếng Pháp… việc mở rộng vốn từ vựng là vô cùng cần thiết. Để bạn có thể dịch một cách chính xác nhất thì bạn cần phải có vốn từ vựng phong phú, đa dạng. Vốn từ vựng của bạn càng nhiều thì càng tiết kiệm thời gian vào việc bạn tra cứu từ, nên tốc độ dịch của bạn sẽ nhanh hơn, việc đọc hiểu và dịch cũng dễ dàng và thuận tiện hơn.
1. Mức lương của phiên dịch viên tiếng Hàn
Phiên dịch tiếng Hàn là một trong những công việc lương cao hàng đầu hiện nay xét cả trên mặt bằng chung các ngành nghề cũng như mặt bằng nghề biên phiên dịch. Với sinh viên mới ra trường mức lương vào khoảng 8 – 12 triệu, còn người đi làm có kinh nghiệm sẽ nằm trong khoảng 1000 – 1500 USD tùy thuộc vào công ty. Ngoài chứng chỉ Topik, các công ty thường sẽ yêu cầu phiên dịch viên có kinh nghiệm về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của công ty để làm việc tốt hơn.
2. Cơ hội việc làm phiên dịch viên tiếng Hàn
Hiện nay, có hàng ngàn doanh nghiệp có vốn nước ngoài đang đầu tư ở Hà Nội, chúng tôi và các tỉnh lân cận, trong đó phần lớn các doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc. Vì thế, nhu cầu về nguồn nhân lực biết tiếng Hàn ngày càng tăng cao, mở rộng cánh cửa nghề nghiệp cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc.
Sau khi tốt nghiệp ra trường các cử nhân ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc có thể đảm nhận vị trí biên phiên dịch, phiên dịch viên trong các tổ chức, doanh nghiệp Hàn Quốc và các doanh nghiệp làm việc đối tác Hàn Quốc, chuyên viên Marketing, tổ chức sự kiện, giao dịch thương mại, hướng dẫn viên du lịch, giảng dạy tiếng Hàn tại các trường Đại học, Cao đẳng,…
V. Những khó khăn khi phiên dịch tiếng Hàn
1. Khó khăn trong việc tìm người xuất chúng giữa hàng triệu phiên dịch tiếng Hàn
Quá nhiều phiên dịch tiếng Hàn làm cho cạnh tranh gia tăng và làm khách hàng cảm thấy “bối rối” vì không tìm được phiên dịch chất lượng. Để có thể thông thạo và phiên dịch tốt, phiên dịch tiếng Hàn cần có kinh nghiệm thực tế cũng như kiến thức chuyên môn cao. Hàn Quốc là ngôn ngữ dùng chữ tượng hình khó nhớ cũng như việc phải vận dụng kính ngữ sao cho thích hợp khi phiên dịch là hai yếu tố làm nên một ngôn ngữ khó. Để học được tiếng Hàn thì không khó, thậm chí có rất nhiều người biết tiếng Hàn, nhưng phiên dịch được lại là vấn đề khác và phức tạp.
Phiên dịch tiếng Hàn thông thạo và chất lượng ở nước ta không nhiều, trước đây khi những công ty Hàn Quốc yêu cầu phiên dịch phải sử dụng thành thục tiếng Hàn và tốt nghiệp đại học thì hiện nay, yêu cầu của họ chỉ là sử dụng tốt tiếng Hàn do những người đáp ứng được hai yếu tố trên chỉ có thể đếm được “trên đầu ngón tay”. Mặc dù tiếng Hàn “bùng nổ” trên thị trường nước ta, nhưng cung chưa đủ cầu cả về số lượng lẫn chất lượng.
2. Áp lực công việc cao dành cho phiên dịch tiếng Hàn
Những người đã từng làm việc với người Hàn đều biết họ yêu cầu rất cao trong công việc. Nếu không hoàn thành đúng hạn công việc hoặc làm việc sơ sài, chuyện bị trừ lương hay bị cho thôi việc là điều không hiếm thấy. Bởi vậy, phiên dịch tiếng Hàn là một trong những công việc mang đến nhiều áp lực nhất.
1. Cơ hội việc làm cao
Nghề phiên dịch nói chung, phiên dịch tiếng Hàn nói riêng hiện có nhu cầu tuyển dụng khá cao tại Việt Nam tính đến hiện tại. Tuy nhiên, cũng giống như tất cả các nghề phiên dịch thuộc ngôn ngữ khác, nghề phiên dịch tiếng Hàn hiện cũng gặp khó khăn trong vấn đề tuyển dụng khi cầu cao nhưng cung không đủ để đáp ứng. Lý do là mặc dù có rất nhiều sinh viên/ học viên theo học ngôn ngữ Hàn tại các trường/ trung tâm đào tạo nghề phiên dịch nhưng số lượng sinh viên/ học viên tốt nghiệp trang bị đầy đủ kiến thức nền cơ bản để bước vào nghề lại không cao, không đáp ứng các tiêu chí mà nhà tuyển dụng đưa ra.
Do đó, sinh viên/ học viên thỏa mãn tối thiểu 5 tiêu chuẩn sau đây sẽ chắc chắn tìm được việc làm phiên dịch tiếng Hàn tại Việt Nam:
Thành thạo tiếng Hàn
Am hiểu ngôn ngữ và văn hóa 2 chiều (Hàn – Việt)
Nêu cao đạo đức nghề nghiệp
Trí nhớ tốt, nhanh nhẹn, linh động
Bình tĩnh, không nóng vội
2. Làm thế nào để trở thành phiên dịch viên tiếng Hàn được “săn đón”?
Để trở thành một phiên dịch viên tiếng Hàn được “săn đón”, hãy chắc chắn mình thỏa mãn gần như tất cả các tiêu chí tuyển dụng phiên dịch tiếng Hàn từ mọi nhà tuyển dụng. Cụ thể:
Phải đặc biệt chú trọng tác phong làm việc chuyên nghiệp, trong đó vấn đề đúng giờ được quan tâm hàng đầu.
Luôn tỏ ra thân thiện, cởi mở với khách hàng và mọi người xung quanh; đồng thời có sự giao lưu, trò chuyện với người sử dụng ngôn ngữ Hàn để tạo sự gần gũi
Không ngừng trau dồi kỹ năng, tích lũy các hiểu biết về đời sống – phong tục tập quán – thói quen sinh hoạt của người Hàn để từ đó lựa chọn cách thức làm việc phù hợp
VII. Kết luận
6 Điều Nên Cân Nhắc Trước Khi Học Tiếng Trung Để Trở Thành Phiên Dịch Viên
Bạn yêu thích tiếng Trung và mong muốn học tiếng để trở thành ? Bạn hoang mang không biết tiếng Trung có dễ học không và cơ hội nghề nghiệp cho phiên dịch viên tiếng Trung là như thế nào? Ở bài viết này, xin đưa ra một số điều cơ bản nhất để bạn cân nhắc trước khi quyết định học tiếng Trung hay không…
Tiếng Trung có dễ học không và cơ hội nghề nghiệp cho PDV tiếng Trung ra sao?
Không sử dụng bảng chữ cái alphabet; hệ thống có hơn 80.000 ký tự; 1 từ có rất nhiều nghĩa; khó viết chữ; không phải là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia… là những điều cơ bản nhất thể hiện những khó khăn và điểm bất cập nhất định mà bạn nên cân nhắc trước khi quyết định có học tiếng Trung hay không. Cụ thể:
Đây được xem là một trong những bất cập lớn nhất mà ngôn ngữ Trung mang lại. Tiếng Trung có vô số thổ ngữ rất khó hiểu, kể cả khi truyền đạt với người ở khu vực lân cận. Lý do là vì trước đây, vào các triều đại Trung Quốc, việc đọc viết hay nghiên cứu chữ viết bị giới hạn, thậm chí bị cấm xảy ra bên ngoài kinh đô thay vì phải thúc đẩy phổ cập và tiêu chuẩn hóa chữ viết trong đại chúng; do đó, ngăn cản sự ra đời của bảng chữ cái alphabet
Tiếng Trung không sử dung bảng chữ cái alphabet và có hàng chục nghìn ký tự khác nhau
Để có thể đọc và viết được tiếng Trung, một người phải ghi nhớ được khoảng 2.000 – 4.000 ký tự trong tổng số hơn 80.000 ký tự của hệ thống. Bên cạnh đó, việc không có nguyên tắc phát âm đằng sau ký tự Trung Quốc cũng là khó khăn khá lớn cho những người mới bắt đầu học thứ tiếng được sử dụng nhiều nhất thế giới này.
Tiếng Trung là một trong những ngôn ngữ phức tạp nhất thế giới. Trong tiếng Trung, hiếm khi có từ nào một nghĩa duy nhất, mà nghĩa của từ sẽ phụ thuộc vào ngữ cảnh. Ngoài ra, tập hợp các thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Trung cũng vô cùng khó hiểu. Một thành ngữ, tục ngữ thường gồm 4 từ và tạo thành một nghĩa ám chỉ, được ghép lại với nhau để thể hiện một câu chuyện.
Chữ Trung Quốc rất đẹp và được ứng dụng nhiều trong thư pháp (nghệ thuật vẽ con chữ bằng bút lông và mực tàu) tạo thành những “bức họa”/ câu đối cổ sang trọng. Tuy nhiên, tiếng Trung có đến hơn 200 bộ thủ, từ bộ thủ đơn giản nhất với chỉ một nét đến các bộ thủ phức tạp hơn lên đến 17 nét, vị trí của từng bộ thủ lại không cố định, người viết có thể đặt ở trên – dưới – trái – phải và xung quanh tùy từng chữ. Do đó, để viết được chữ Trung, bạn phải thực sự kiên trì và nỗ lực.
Chữ viết trong tiếng Trung rất đẹp nhưng lại khó học viết
Bạn không thể xây dựng bàn phím với hàng chục nghìn ký tự riêng biệt như tiếng Trung. Do đó, để có thể tra từ điển hoặc sử dụng trên máy tính, bạn phải chuyển sang hệ thống phiên âm Pinyin, sau đó gõ bằng bàn phím qwerty rồi chọn chữ cái cần dùng. Muốn làm được điều này, tất nhiên bạn cũng phải biết bảng chữ cái alphabet.
Hiện có gần 2 tỷ người nói tiếng Trung, đây là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới nếu tính theo bình quân đầu người. Tuy nhiên, trong khi tiếng Pháp được sử dụng phổ biến và là ngôn ngữ chính ở 39 quốc gia, tiếng Tây Ban Nha là 23 quốc gia, tiếng Ấn Độ là 12 quốc gia và tiếng Bồ Đào Nha là 10 quốc gia thì tiếng Trung chỉ có 4 quốc gia nói và hầu hết là những quốc gia có vị trí địa lý xoay quanh, lân cận Trung Quốc.
Phiên dịch viên tiếng Trung hiện có cơ hội nghề nghiệp vô cùng lớn tại Việt Nam. Chỉ cần search từ khóa ” ” trên thanh tìm kiếm của Google sẽ trả về tuyển dụng phiên dịch viên tiếng Trung hơn 82.000.000 kết quả với chỉ 0,35s; con số này gấp hơn 6 lần so với nhu cầu phiên dịch tiếng Nhật (khoảng hơn 14 triệu kết quả), gấp 3 lần phiên dịch tiếng Hàn (khoảng hơn 26 triệu kết quả) và gấp 5 lần phiên dịch tiếng Anh (khoảng gần 17 triệu kết quả).
Nhu cầu tuyển phiên dịch tiếng Trung hiện vô cùng lớn tại Việt Nam
Bạn đang đọc nội dung bài viết Phương Pháp Trở Thành Phiên Dịch Tiếng Trung trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!