Cập nhật nội dung chi tiết về Nghề Dạy Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
30/11/-0001 00:00
Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đang là nghề “hot” của sinh viên các trường ĐH. Đây là công việc dễ kiếm ra tiền nhưng cũng đòi hỏi sự vượt khó và năng lực cao.
Ba mất sớm, mẹ hay đau ốm lại còn nuôi đứa em đang học phổ thông, ngay từ năm 13 tuổi, Tô Thị Thanh vừa đi học vừa phải phụ giúp bán hàng để nuôi sống mình. Gia đình là người gốc Hoa, khả năng tiếng Trung Quốc của Thanh cũng thuộc hàng “top”.
Ngay từ năm học đầu tiên (Khoa Tiếng Trung, Đại học KHXHNV), cô đã làm gia sư Tiếng Việt cho một người Hoa đang kinh doanh ở Sài Gòn. Cô nhanh chóng chiếm được cảm tình của “học trò” bởi cách truyền đạt dễ hiểu và sự cần mẫn. Thấy kết quả, vị doanh nhân giới thiệu thêm cho cô một đồng nghiệp cũng có nhu cầu học.
Thời gian đầu, Thanh chỉ dạy một tuần ba buổi, mỗi buổi từ 1,5 đến 2 tiếng. Từ lúc có thêm “học trò”, hầu như Thanh không có ngày nghỉ. Thương cho hoàn cảnh cô, cuối tháng các “học trò” bồi dưỡng thêm tiền. Vào cuối kỳ, phải nghỉ dạy ôn thi, cũng được “học trò” ưu ái trả 50% tiền lương.
Thanh cho biết: “Mỗi tháng thu nhập từ nghề dạy tiếng việt cho người nước ngoài cũng xấp xỉ 3 triệu. Số tiền này không chỉ đủ cho mình ăn học mà còn phụ giúp thêm mẹ nuôi em”. Thanh còn bật mí: “Sau khi ra trường, hai vị doanh nhân hứa sẽ xin việc làm cho”.
Sinh viên Phạm Thị Loan đang theo học năm cuối (ngành Hàn Quốc, Đại học KHXHNV), có vóc người nhỏ nhắn, chân phải bị tật, đi lại khó khăn. Bước vào đại học, Loan mới bắt đầu làm quen với Tiếng Hàn nhưng bằng sự chăm chỉ và khả năng bẩm sinh, chỉ hai năm cô đã giao tiếp khá thành thạo.
Phạm Thị Loan (phải) đang giảng bài cho người Hàn Quốc.
Loan tỏ ra khá tự tin: “Nhờ có nghiệp vụ và khả năng về ngoại ngữ nên hầu như em chưa gặp trở ngại nào trong công việc”. Ngoài việc dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài, Loan còn hỗ trợ ngôn ngữ cho một phó giám đốc công ty người Hàn Quốc, với mức lương 300 USD/tháng.
Còn Hùng, SV Khoa Công nghệ Thông tin, ĐHKHTN lại có vốn Tiếng Anh khá. Anh được nhận làm “cộng tác viên” cho một công ty nước ngoài, đồng thời “kiêm” cả việc dạy Tiếng Việt cho một vị trưởng phòng kinh doanh người Đức. Riêng khoản lương mỗi tháng cũng trên ba triệu đồng, số tiền này Hùng mua máy tính xách tay và dụng cụ hỗ trợ học tập. Hùng còn khoe: “Thỉnh thoảng còn được theo ông bạn về Đức công tác”.
Để dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, đòi hỏi các gia sư phải thành thạo ít nhất một ngoại ngữ và hiểu tường tận về tiếng Việt. Cấu trúc câu và nghĩa trong tiếng Việt phức tạp nên thật không dễ cho cả người dạy và người học. Nhất là những câu thành ngữ, ca dao hay các từ “lóng” của người Việt Nam khi dịch thường bị “rối” nghĩa.
Chẳng hạn với câu “Tôi đến Sài Gòn chỉ mất một giờ thôi” thì người học hay hỏi ngược lại từ “chỉ”, “thôi” là gì? Những trường hợp này, buộc người dạy phải đưa ra nhiều ví dụ tương tự, đồng thời giải thích người ta mới “nuốt trôi” được, Minh Trang, một gia sư “chuyên nghiệp”, chia sẻ về cái khó khi bị “học trò” vặn vẹo…
Tác phong làm việc của người nước ngoài là điều kiện tốt để các gia sư học tập nhưng đồng thời cũng là một thách thức. Nguyễn Thùy Lan, SV Khoa Anh ngữ (ĐH Sư phạm TPHCM), cho biết: “Họ học rất chăm chỉ, tận dụng hết quỹ thời gian. Thậm chí, có người đã 60 tuổi cũng còn học, do đó rất khó chịu nếu chúng ta tới trễ”. Gặp phải những người khó tính, chỉ cần sai giờ một buổi là bị hủy hợp đồng hoặc nhẹ hơn, không tính lương ngày đó.
Một gia sư cho biết: “Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài lương cao hơn nhưng bị áp lực rất lớn. Có không ít trường hợp, nhất là người Hàn Quốc, Đài Loan… thường tỏ thái độ với “thầy” của mình như những người làm công vậy”. Vì thế, không phải ai cũng làm được gia sư Tiếng Việt cho người nước ngoài.
Theo Quốc Định
Sài Gòn Giải Phóng
Giảng Dạy Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài
Hình thức tổ chức lớp học Khoa Việt Nam học sẽ tổ chức nhiều khóa học, lớp học phù hợp với sự lựa chọn của học viên: lớp riêng, lớp nhóm, lớp đoàn,..lớp ban ngày, lớp buổi tối với các trình độ từ sơ cấp đến nâng cao. Các lớp/khóa học được tổ chức linh hoạt tại trường học tại các cơ sở đào tạo của các đối tác, tại va phòng công ty,… Để hỗ trợ cho các thí sinh tham gia kỳ thi Năng lực tiếng Việt, Khoa cũng mở các lớp luyện thi với thời lượng 20 tiết, trong thời gian 2 tuần. 2. Chương trình học Chương trình tiếng Việt (Ngôn ngữ thứ hai) cho người nước ngoài ở khoa Việt Nam học được thiết kế phù hợp cho nhiều đối tượng học, từ sơ cấp đến cao cao cấp. Ở mỗi cấp học, học viên được lĩnh hội những tri thức về tiếng Việt và được rèn luyện những kỹ năng cơ bản trong giao tiếp tiếng Việt nói và viết.
Trình độ Sơ cấp
Chúng tôi có rất nhiều kiểu lớp học với mức học phí khác nhau phù hợp với nguyện vọng cũng như thời gian biểu của bạn:
Học phí thanh toán bằng VND trực tiếp tại văn phòng Khoa Việt Nam học hoặc chuyển khoản.
Học phí lớp nhóm (theo khóa học):
Nếu học viên không thể tham gia học trọn khóa học, hoặc muốn đăng ký học riêng theo nhu cầu cá nhân, chúng tôi cũng có những lớp đặt riêng theo nhóm hoặc lớp học 1-1 (một thầy- một trò).
Học phí dành cho lớp đặt riêng:
Chế độ giảm học phí:
Khoa có chế độ giảm 05% học phí cho những học viên thanh toán toàn bộ học phí trước khi khóa học bắt đầu 03 ngày (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Ví dụ: Nếu khóa học bắt đầu vào ngày 20 của tháng, bạn sẽ được giảm 05% nếu bạn thanh toán học phí vào ngày 17 hoặc trước đó (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Thời gian tổ chức các khóa học
Tại khoa Việt Nam học, các khóa học tiếng Việt được tổ chức thường xuyên. Trung bình 2 tuần, chúng tôi khai giảng một khóa, ngày khai giảng cụ thể được thông báo trên website của khoa ngay từ đầu năm học.
Khóa thường: Thời gian học là 2 tháng, thời lượng 80 tiết, mỗi ngày 02 tiết (50 phút/tiết).
Khóa cấp tốc: Thời gian học là 1 tháng, thời lượng 80 tiết, mỗi ngày 04 tiết.
Các ca học được bố trí như sau:
Ca 1: 8:00 – 9:50;
Ca 2: 10:00 – 11:50
Ca 3: 13:10 – 15:00;
Ca 4: 15:10 – 17:00
Ca 5: 17:05 – 18:55;
Ca 6: 19:00 – 20:45
Đăng ký học tiếng Việt như thế nào?
Bạn có thể đến văn phòng Khoa Việt Nam học để được tư vấn trực tiếp và đăng ký học hoặc nếu ở xa, bạn có thể đăng ký và nộp đơn qua email. Nhân viên chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách gửi hồ sơ và chuyển khoản học phí.
Hạn chót đăng ký: trước 3 ngày làm việc kể từ ngày khoá học bắt đầu
Hồ sơ đăng ký học tiếng Việt gồm có:
– Đơn xin học
– Bản photocopy hộ chiếu
Khoa sẽ hỗ trợ visa cho học viên đăng ký học tiếng Việt tại Khoa. Học viên có thể đăng kí visa sinh viên thời hạn 3 tháng hoặc 6 tháng. Sinh viên cần trả học phí theo thời gian xin visa (ví dụ: xin visa 6 tháng thì phải trả học phí 6 tháng) + lệ phí visa (840.000VND) + lệ phí hành chánh (300.000VND).
Bạn có thể kiên hệ để tìm hiểu và đăng ký các khóa học tiếng Việt qua các hình thức sau:
Liên hệ trực tiếptại văn phòng Khoa Việt Nam học
Địa chỉ: Phòng A019-C002 , số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP.HCM.
Chương Trình Dạy Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài
Today’s Vietnamese Language là chương trình dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài do Trung tâm UNESCO Văn Hóa Giáo Dục và Đào Tạo tổ chức thực hiện. Chương trình được tổ chức và hoạt động theo mục đích gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời giới thiệu những giá trị đó đến bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó, chúng tôi mong muốn trở thành nhịp cầu để kết nối bạn bè thế giới, đặc biệt là những doanh nhân đến Việt Nam sinh sống và làm việc.
Với mục đích giúp bạn bè quốc tế hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam, từ đó sẽ có sự thấu hiểu, thông cảm và dễ dàng vượt qua những rào cản về văn hóa và ngôn ngữ. Today’s Vietnamese Language là cơ hội giúpgiáo viên bản ngữ dễ hòa nhập vào cộng đồng người Việt, thuận lợi hơn trong công việc và cuộc sống tại đất nước Việt Nam.
NHỮNG LỢI ÍCH CỦA CHƯƠNG TRÌNH:
Thời khóa biểu linh hoạt
Hướng dẫn từng cá nhân riêng biệt
Bài học thực tế đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng cá nhân
Môi trường học năng động, thân thiện và thực tiễn
Cơ hột tham gia các hoạt động xã hội, các dự án văn hóa, giáo dục do UNESCO-CEP tổ chức.
VĂN HÓA VIỆT NAM Chương trình Văn Hóa Việt Nam sẽ giới thiệu về những đặc trưng của văn hóa Việt Nam., về phong tục tập quán của người Việt xưa và nay. Từ đó giúp nhữngngười nước ngoài học tiếng việt hiểu biết sâu sắc hơn về con người và đất nước Việt Nam. Việc này cũng giúp học viên thay đổi cách nhìn nhận và đánh giá những sự vật, hiện tượng qua một góc độ đa chiều của những nền văn hóa khác biệt. Trách tối đa những sự hiểu nhầm hay những “cú shock văn hóa”. Với sự hiểu biết sâu sắc hơn về văn hóa Việt Nam, Học viên có thể sẽ trải nghiệm những danh lam thắng cảnh, những địa danh lịch sử của Việt Nam, hay những di tích được UNESCO công nhận và sẽ có những suy nghĩ những cảm nhận tinh tế hơn, sâu sắc hơn.
LỚP HỌC CÁ NHÂN Chương trình giảng dạy của chúng tôi tập trung vào từng cá nhân trong suốt quá trình học. Giáo viên hướng dẫn có thể được yêu cầu cụ thể là người nói theo giọng của 01 địa phương cụ thể hoặc đơn giản là “Giọng Bắc hoặc giọng Nam”. Chúng tôi quan tâm đến việc phát triển của từng cá nhân một. Các lớp học này chúng tôi đi theo nhịp độ và nhu cầu cụ thể của từng học viên và vì vậy việc hoàn thành chương trình theo kế hoạch là một điều bắt buộc.
LỚP HỌC CÔNG TY Chúng tôi thực hiện công tác đào tạo Tiếng Việt cho đội ngũ chuyên gia, doanh nhân nước ngoài của Quý Doanh Nghiệp. Một công ty có thể có từ 01 đến nhiều học viên theo học nhưng chúng tôi giới hạn 01 lớp tối đa 3 học viên. Học viên học cùng 01 lớp nên có thời gian làm việc và tính chất công việc tương đồng nhằm đảm bảo việc tham dự lớp đầy đủ và chất lượng học tập.
LỚP NHÓM Chúng tôi chỉ thực hiện đào tạo theo nhóm học viên cùng có nguyện vọng học chung và cùng tham gia đăng ký.
Kinh Nghiệm Dạy Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài
1. Mở đầu
Nghe – Nói – Đọc – Viết là bốn kỹ năng mà cả người dạy lẫn người học ngoại ngữ cần hướng đến. Viết là kỹ năng cuối cùng trong chuỗi hoạt động dạy tiếng. Một bài viết tốt truyền tải được tin nhắn, thông tin trọn vẹn ý nghĩa đến người nhận. Nếu người nhận hiểu mẫu tin đó thì người viết đã thành công trong việc giao tiếp bằng văn bản. Tuy nhiên, khi học ngoại ngữ không phải học viên nào cũng thích học viết. Có lẽ là những lý do như lúng túng về khả năng kết hợp từ, cụm từ, cách sử dụng cấu trúc câu, hay e ngại chia sẽ ý kiến, suy nghĩ về một vấn đề nào đó mà một đề tài viết yêu cầu, hoặc học viên đó ít có thói quen viết (bằng tiếng mẹ đẻ lẫn ngoại ngữ). Những rào cản này làm cho học viên dường như càng trở nên thụ động và mất tự tin khi thể hiện suy nghĩ của mình bằng chữ viết. Vì thế, những học viên này không mấy quan tâm đến việc học viết cũng không hứng thú để đầu tư thời gian và nổ lực trong bài viết được giao.
Đối với một đứa trẻ “nói” được thụ đắc một cách tự nhiên như là kết quả bản năng khám phá thế giới, còn khả năng “viết” cần phải rèn luyện và học tập. Hoạt động viết như một quá trình khép kín (bắt đầu, triển khai, và kết thúc). Một vấn đề lớn được đặt ra: Tại sao phải học viết? Có quá nhiều điều trong cuộc sống chúng ta không thể diễn đạt bằng lời nói trực tiếp, chữ viết sẽ lưu lời nói ấy bằng văn bản. Đối với học viên, việc làm bài thi, hay yêu cầu viết một bài văn, hiển nhiên là họ phải tham gia vào quá trình viết. Tuy nhiên, viết là hoạt động lời nói phức tạp không những đòi hỏi người học có sự phối hợp đồng thời các kỹ năng nghe-nói- đọc mà việc dạy nó cũng không đơn giản chút nào.
Để khắc phục những trở ngại này, giáo viên nên chọn những hoạt động viết tương thích với trình độ của học viên và cung cấp cho họ đủ lượng từ vựng hay thông tin cần thiết giúp họ có thể hoàn thành bài viết thành công. Ngoài ra, giáo viên cần thói quen viết trong học viên để giúp họ thấy thoải mái, tự tin sẵn sàng tham gia vào hoạt động viết một cách nhiệt tình và sáng tạo.
Trong bài viết này, chúng tôi trình bày một số thủ thuật chuẩn bị cho hoạt động viết một văn bản cho học viên nước ngoài học tiếng Việt.
2. Khái niệm về hoạt động viết
Khi bắt đầu dạy viết giáo viên thường nhận thấy là học viên khá lung túng không biết viết gì trước đề tài yêu cầu. Vậy, trách nhiệm của giáo viên là tìm ra phương pháp dạy hiệu quả để giúp học viên làm điều này. Ba câu hỏi đặt ra cho hoạt động viết: viết gì? Viết như thế nào? Viết cho ai? Để trả lời cho từng câu hỏi này, trước hết chúng ta thử tìm hiểu định nghĩa về hoạt động viết: “Viết là hoạt động giao tiếp truyền tải nội dung mang ý chủ đích đến độc giả”. Vậy, có 3 đối tượng đề cập đến trong hoạt động viết – nội dung- ý chủ đích -độc giả”. Mỗi đối tượng được giải thích như sau:
– Nội dung cho đoạn văn bản gồm ý chính và các chi tiết chính. Nội dung (content) là những gì mà người viết muốn nói. Ý chính (main idea) là câu đơn tóm tắt những điều quan trọng nhất mà tác giả muốn người đọc biết. Những điều đó khá quan trọng cho tác giả lẫn độc giả. Còn các chi tiết khóa (key details) là những thông tin thiết thực thêm vào bổ sung và giải thích làm rõ ý chính.
– Chủ đích cho đoạn văn bản (purpose) gồm suy nghĩ (think) và hành động (do). “Chủ đích” trả lời cho câu hỏi người viết phải viết điều đó như thế nào? Phong cách viết, cách diễn đạt, cách dung từ. Người viết muốn người đọc có suy nghĩ và làm việc gì đó thiết thực sau khi đọc.
Mỗi đoạn văn bản thường thay đổi theo nội dung, mục đích và độc giả. Nếu người viết nghĩ đến ba yếu tố này khi viết thì bài viết của họ đạt hiểu quả cao.
Một ví dụ phân tích 3 yếu tố thể hiện trong văn bản: “Tôi và cha tôi lớn lên trong một ngôi nhà nhỏ gần hồ Xanh. Cha con tôi cùng nhau làm đủ mọi việc nhưng điều làm tôi nhớ nhất là những lần chúng tôi cùng đi câu cá. Cha tôi đã dạy tôi cách câu cá, hồi đó tôi còn rất nhỏ 5 hay 6 tuổi, tôi nhớ không rõ lắm. Đó là một trong những việc làm tôi ưa thích khi tôi là một đứa trẻ. Điều đó cũng rất có ý nghĩa với tôi là được làm việc cùng cha tôi”
– Điều quan trọng nhật mà người viết muốn người đọc biết là gì? Câu nào thể hiện ý chính đoạn văn?
– Đó có phải là điều quan trọng đối với người viết hay độc giả không?
Ý chính: “Thời gian hạnh phúc nhất trong đời tôi khi còn nhỏ”
– Độc giả cần hiểu gì từ ý chính?
– Chi tiết hữu ích nào bổ trợ cho ý chính?
1. Vào thứ bảy và chủ nhật chúng tôi thường thức dậy sớm, cha con tôi đến hồ Xanh trong làng để câu cá. Chúng tôi mang theo cần câu, bánh quế và một ít sôcola nóng. Ở hồ chỉ có hai cha con tôi, chúng tôi ngồi trên một phiến đá, cắm cần câu, ăn bánh và chờ cá cắn câu.
2. Có một lần, cha tôi rủ tôi đi câu ở hồ Xanh gần nhà. Tôi không muốn đi vì chưa lần nào tôi câu được cá ở đó. Cha tôi đọc báo và cho biết sang nay sẽ có lượng cá hồi lớn về hồ. Nhưng ông không nói cho tôi biết. Cuối cùng tôi cũng đồng ý đi. Chưa đầy 30 phút tôi đã câu được 8 con. Thật tuyệt làm sao! Lúc đó tôi thấy yêu cha vô cùng.
3. Cứ mỗi lần chúng tôi đi câu cá là lúc cha tôi vui vẻ nhất. Ông không có cái buồn phiền, lo lắng hay cáu giận. Tôi nghĩ cha tôi muốn làm tôi vui.
Vậy hoạt động viết là một quy trình (mở đầu, nội dung, kết thúc). Nó truyền đạt nội dung mang chủ đích của người viết đến độc giả. Phong cách viết phụ thuộc vào sự cảm nhận sự kiện khách quan và năng lực ngôn ngữ của người cầm bút, chẳng hạn như cách dùng từ ngữ, cấu trúc câu, liên kết từ. Mức độ thành công của một bài viết phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: khả năng tư duy, khả năng diễn đạt, kiến thức nền, kinh nghiệm sống,…Giúp học viên nắm vững các thao tác chuẩn bị cho một bài viết là trách nhiệm, kinh nghiệm của người dạy.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nghề Dạy Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!