Cập nhật nội dung chi tiết về Ngành Hóa Học Học Gì? Ra Trường Làm Gì? mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hóa học là một trong những ngành khoa học cơ bản được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Vậy khi theo học ngành hóa, sinh viên sẽ được học những gì và triển vọng nghề nghiệp tương lai như thế nào?
Nhu cầu nhân lực ngành Hóa học tại Việt Nam
Nhắc đến Hóa học, chúng ta sẽ liên tưởng đến một môn học rất quen thuộc nhưng cũng khá “khó nhằn” đối với nhiều bạn học sinh, sinh viên. Tuy vậy, ít ai biết Hóa học hiện diện trong mọi ngõ ngách của xã hội, tham gia vào quá trình sản xuất gần như tất cả những sản phẩm có mặt trong đời sống của con người.
Không thể không kể đến các quá trình hóa học khi tìm hiểu về công nghiệp thực phẩm (thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm), sản xuất hàng tiêu dùng (sơn, nhựa, cao su, mực in, dệt nhuộm …), nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc) cho đến các ngành công nghiệp công nghệ cao như điện tử (chế tạo vi mạch, màn hình LED, OLED…), các quá trình y sinh học (xét nghiệm, phát triển thuốc, vắc xin) hay cả sự bùng nổ của các sản phẩm tiên tiến từ công nghệ nano.
Chính vì vậy, công nghiệp hóa học, đặc biệt là ngành hóa chất đã và đang trở thành một lĩnh vực quan trọng, góp tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào. Triển vọng nghề nghiệp cho những người học hóa từ đó mở rộng từ các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu đến các doanh nghiệp với nhiều vị trí công việc đa dạng và mức lương hấp dẫn như quản lý vận hành các hệ thống thiết bị công nghệ sản xuất ngành Hóa, thiết kế và tính toán hệ thống, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phân tích – quản lý chất lượng sản phẩm…
Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước có nền công nghiệp hóa được đánh giá là phát triển sôi động nhất thế giới, với sự tham gia của ngày càng nhiều các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhập khẩu công nghệ mới và tăng tỷ lệ sản xuất nội địa. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra những thách thức mới và nhu cầu về đội ngũ những nhà nghiên cứu và kỹ thuật trẻ, tài năng, được trang bị kiến thức hiện đại, ngoại ngữ cũng như các kỹ năng cần thiết để làm chủ công nghệ mới, đồng thời cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường lao động khu vực và quốc tế quốc tế.
Ngành Hóa học ở USTH có gì nổi bật?
Ngành Hóa học tại USTH được xây dựng với mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động Việt Nam trong giai đoạn mới. Chương trình đào tạo xây dựng theo chuẩn của Hiệp hội Hóa học Mỹ (ACS) với kiến thức chọn lọc và cập nhật dựa trên chương trình đào tạo tại các trường đại học danh tiếng về khoa học cơ bản như Đại học Pierre & Marie Curie (ĐH Paris 6, Pháp), Đại học Công nghệ Nanyang (NTU, Singapore), Đại học Hanyang, Hàn Quốc… cùng với sự cố vấn của các chuyên gia hàng đầu đến từ các trường Đại học trên.
Chương trình Hóa học tại USTH đào tạo nguồn nhân lực theo hai định hướng chính là Hóa học cho chuyển hóa và tích trữ năng lượng và Hóa học các hợp chất thiên nhiên, được lựa chọn dựa trên tầm nhìn phát triển thị trường lao động Hóa học tại Việt Nam cho tới năm 2030. Theo đó, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức nền tảng về khoa học hóa học và ứng dụng của hóa trong lĩnh vực năng lượng, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, chăm sóc sức khỏe.
Hơn nữa, sinh viên sẽ được rèn luyện kỹ năng làm việc trên các thiết bị, máy móc hiện đại tại USTH và các viện trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cơ quan hàng đầu về nghiên cứu khoa học của đất nước.
Chương trình được thiết kế nhằm phát triển khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, vốn được coi là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của các nhà khoa học tương lai. Trong quá trình học, sinh viên được tham gia các khóa học dự án, khóa học quản lý, làm bài tập nhóm, thực tập tại công ty, phòng thí nghiệm trong và ngoài nước để nâng cao tính chủ động, khả năng tự đặt câu hỏi, tự tìm hiểu và giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, sự tham gia của các doanh nghiệp thông qua các khóa học ngắn giúp sinh viên tìm hiểu phong cách, yêu cầu và môi trường làm việc tại doanh nghiệp. Qua đó, sinh viên USTH sau khi tốt nghiệp có thể sẵn sàng thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, sẵn sàng làm việc tại các doanh nghiệp và có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Đặc biệt, song hành và trực tiếp hướng dẫn sinh viên ngành Hóa học là các nhà khoa học giàu kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu quốc tế. Các giảng viên luôn theo sát sinh viên trong suốt quá trình học tập tại trường, nhằm kịp thời tư vấn, đưa lời khuyên về định hướng nghề nghiệp và giới thiệu cho sinh viên những cơ sở thực tập, việc làm phù hợp.
Sau khi tốt nghiệp ngành Hóa học tại USTH, bạn có thể làm gì?
Với những kiến thức và kỹ năng hóa học hiện đại, đặc biệt đối với định hướng Hóa học trong các ứng dụng năng lượng và Hóa học các hợp chất thiên nhiên, đồng thời với khả năng sử dụng ngoại ngữ lưu loát, sinh viên ngành Hóa học tại USTH sau khi ra trường có thể lựa chọn tiếp tục theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu, nhưng đồng thời các cơ hội nghề nghiệp vẫn luôn rộng mở với sinh viên có định hướng doanh nghiệp.
Công việc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học:
Tiếp tục học lên trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các trường đại học, viện nghiên cứu hang đầu trong và ngoài nước.
Nhà khoa học trong các lĩnh vực khoa học vật liệu, công nghệ nano, vật liệu sinh học, y học, nông nghiệp; thực phẩm, dược phẩm, chăm sóc sức khỏe…
Giảng viên trong các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
Công việc theo định hướng doanh nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các vị trí như chuyên viên phát triển sản phẩm, kiểm định chất lượng, chuyên gia phân tích, chuyên gia dây chuyền sản xuất tại các doanh nghiệp trong các lĩnh vực như:
Lĩnh vực vật liệu cho chuyển hóa và tích trữ năng lượng như pin khô, pin ướt, pin nhiên liệu, xúc tác, vật liệu nano … và các hệ thống bao gồm các vật liệu phức tạp khác.
Lĩnh vực thực phẩm, công nghệ thực phẩm, dược phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe trên cơ sở các hợp chất có nguồn gốc thiên nhiên.
Lĩnh vực sản xuất các sản phẩm vô cơ như các hóa chất vô cơ, phân bón, màu cho sơn, vẽ, gốm sứ, nguyên liệu cho công nghiệp điện tử và bán dẫn v.v…
Lĩnh vực sản xuất các sản phẩm hữu cơ như polime, sơn phủ, vải sợi, giấy, dệt nhuộm, cao su, dung môi, dầu khí, hóa chất bảo vệ nông nghiệp, hóa dược…
Lĩnh vực xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sống, sản xuất sạch và công nghệ năng lượng sạch.
Ngành Kỹ Thuật Hóa Học Ra Làm Gì
Việc làm Hóa học – Sinh học
Ngành kỹ thuật hóa học hay còn gọi là ngành công nghệ kỹ thuật hóa học theo một số trường đại học khác đặt, là chuyên ngành khoa học và công nghệ đi sâu vào nghiên cứu các ứng dụng hóa học vào quá trình sản xuất để tạo ra được các sản phẩm phục vụ cho đời sống xã hội, cho hoạt động công nghiệp trong nền kinh tế hiện nay.
Ngành kỹ thuật hóa học đóng vai trò quan trọng với nhiều các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như dược phẩm, công nghiệp sản xuất dầu khí, mỹ phần, sản xuất phân bón, chế biến thực phẩm, các vật liệu sử dụng trong ngành hàng không, chế biến và sản xuất đồ uống,… thông qua ngành học này đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội với vai trò là các kỹ sư kỹ thuật hóa học đảm nhiệm thực hiện các vai trò về chế tạo, thiết kế, vận hàng, quản lý trong quá trình sản xuất các sản phẩm theo hướng công nghiệp hiện nay.
Kỹ thuật hóa học là một ngành thiên về ứng dụng, áp dụng thành quả nghiên cứu vào cuộc sống với nhiều các khía cạnh khác nhau. Điều này tạo ra những cơ hội và sức hấp dẫn của ngành với nhiều bạn đam mê khoa học muốn theo đuổi.
Việc làm Công nghệ thực phẩm
2. Kiến thức nhận được khi theo học kỹ thuật hóa học
Ngành học này thực sự rất thú vị với các bạn đam mê với hóa học, muốn nghiên cứu và ứng dụng nó vào cuộc sống, sản xuất. Từ các kiến thức bạn nhận được qua chương trình đào tạo tại trường đại học giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để dễ dàng hơn trong công việc sau này.
Một ngành học hấp dẫn với nhiều bạn trẻ. Để lựa chọn và tìm hiểu ngành học này cho bản thân thì khi tìm hiểu về thông tin tuyển sinh của ngành bạn cần phải biết học ở đâu, thi khối nào và điểm chuẩn tuyển sinh như thế nào? Để có được những thông tin bổ ích phần tiếp theo của bài viết này sẽ cung cấp đến bạn các kiến thức bổ ích đó.
Việc làm Môi trường – Xử lý chất thải
3. Một số thông tin về tuyển sinh ngành kỹ thuật hóa học
3.1. Thông tin về trường đại học tuyển sinh kỹ thuật hóa học
Là một ngành ứng dụng được nhiều các lĩnh vực sản xuất khác nhau trong cuộc sống, nền kinh tế khiến cho các trường đại học đào tạo chuyên ngành này cũng rất đa dạng cho lựa chọn. Bạn có thể lựa chọn để trở thành sinh viên của 1 trong số các trường đại học như sau:
Trải dọc đất nước hình chữ S xinh đẹp có rất nhiều sự lựa chọn trường học đào tạo ngành kỹ thuật hóa học cho bạn lựa chọn. Hãy chọn một trường phù hợp nhất với điều kiện về địa lý, tài chính vừa túi tiền, mức điểm tuyển sinh phù hợp với năng lực để chọn được trường học phù hợp nhất cho bản thân.
3.2. Lựa chọn khối thi phù hợp với sức học
Ngành kỹ thuật hóa học đào tạo tại nhiều trường đại học khác nhau, mỗi trường đều đưa ra các khối tuyển sinh khác nhau cho ngành học này. Nhìn chung thì các khối được tuyển sinh nhiều nhất cho ngành này tại các trường đại học bao gồm:
Tuyển sinh khối thi A00 gồm hóa học, toán học, vật lý.
Tuyển sinh khối thi A01 gồm tiếng Anh, vật lý, toán học.
Tuyển sinh khối thi B00 gồm sinh học, hóa học, toán học.
Tuyển sinh khối thi D01 gồm toán học, tiếng Anh, ngữ văn.
Tuyển sinh khối thi D07 cho các môn thi tiếng Anh, hóa học, toán học.
Tuyển sinh khối thi D90 cho các môn khoa học tự nhiên, tiếng Anh, toán học.
Với các khối tuyển sinh trên, bạn đã chọn được khối nào phù hợp với mình chưa? Để theo học ngành này, nhất định rằng bạn phải là người thiên về khối A hoặc học tốt các môn tự nhiên sẽ giúp bạn thuận lợi hơn khi chọn khối thi và ngành học tại các trường đại học.
3.3. Điểm chuẩn tiến bước vào ngành kỹ thuật hóa học là bao nhiêu?
Điều mà các bạn quan tâm khi tìm hiểu về trường học và khối tuyển sinh để chọn được một trường học phù hợp với bản thân đó là điểm chuẩn xét tuyển vào trường. Tùy thuộc vào lựa chọn trường học bạn muốn vào, điểm chuẩn các các trường cũng khác nhau. Điểm chuẩn xét tuyển ngành kỹ thuật hóa học mới nhất cho bạn theo các khối thi như phía trên đã trình bày rời vào khoảng từ 15 điểm cho đến 26 điểm. Với các trường đại học danh giá và luôn ở đầu danh sách cho lựa chọn của sinh viên thì điểm xét tuyển vào ngành thường rất cao. Khi chọn trường bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng để có thể vào học ngành kỹ thuật hóa học mà mình muốn.
4. Định hướng lựa chọn công việc và cơ hội việc làm kỹ thuật hóa học
4.1. Cơ hội làm việc tại nhiều vị trí công việc khác nhau
Một kỹ sư kỹ thuật hóa học sau khi tốt nghiệp ra trường có rất nhiều cơ hội về vị trí việc làm khác nhau. Bạn có thể lựa chọn và tìm kiếm cho mình các cơ hội việc làm với các vị trí như:
Có nhiều cơ hội vị trí việc làm dành cho bạn. Mỗi vị trí là một điểm thú vị khác nhau với các công việc khác nhau tạo cho bạn cơ hội phát triển, ngành nghề và mức thu nhập hấp dẫn.
4.2. Cơ hội làm việc đa dạng các lĩnh vực cho bạn lựa chọn
Không chỉ đa dạng về vị trí làm việc mà các lĩnh vực làm việc với bạn cũng rất đa dạng sau khi tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật hóa học ra trường. Các lĩnh vực bạn có thể tìm kiếm vực làm cho mình bao gồm:
5. Mức thu nhập đang chào đón bạn với ngành kỹ thuật hóa học?
Với một sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế có thể nhận được mức thu nhập vào khoảng 8 triệu – 12 triệu đồng/tháng. Đó là con số có thể đánh giá là cao hơn rất nhiều ngành nghề khác khi vừa ra trường có thể nhận được.
Nếu bạn có kinh nghiêm, kỹ năng thì mức thu nhập cho ngành cực hấp dẫn, những con số về thu nhập có thể trên 15 triệu/tháng với bạn. Tùy thuộc vào vị trí và lĩnh vực làm việc mà bạn lựa chọn khác nhau sẽ có những mức thu nhập hấp dẫn khác nhau. Những có thể khẳng định một điều, đây là ngành du bạn làm việc tại vị trí nào cũng sẽ có mức thu nhập hấp dẫn.
6. Ngành kỹ thuật hóa học phù hợp với các tố chất như thế nào?
Cùng điểm danh các tổ chuất khi theo đuổi con đường kỹ thuật hóa học rất cần thiết để bạn có thể phát triển và gắn bó lâu dài như sau:
Bạn yêu thích hóa học, đam mê với nghiên cứu ứng dụng của chúng vào cuộc sống.
Có khả năng về sản xuất, vận hành máy móc và thiết kế các quy trình sản xuất.
Bạn là người có tư duy sáng tạo, thích tìm kiếm các ý tưởng mới, có khả năng phân tích và tổng hợp vấn đề.
Bạn có các kỹ năng như thực hành, phát hiện vấn đề để xử lý, kỹ năng quản lý điều hành, làm việc nhóm.
Bạn là người nghiêm túc trong công việc, có tính cẩn thận và tỉ mới trước mỗi công việc được giao.
Đó là những tố chất cùng kỹ năng để bạn phát triển tốt với nghề và khẳng định ngành kỹ thuật hóa học dành cho bạn là chính xác.
Học Ngành Xây Dựng Ra Trường Làm Gì
Trước xu thế đô thị hóa ngày càng phát triển, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ngày càng được chú trọng, thì nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Kỹ thuật công trình xây dựng cũng ngày càng lớn. Câu hỏi “Học ngành Kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì?” cũng được nhiều phụ huynh và các thí sinh quan tâm trong mùa tuyển sinh năm nay.
Để giải đáp câu hỏi này, Khoa Xây dựng và Kiến trúc sẽ cùng tìm hiểu “Học ngành Kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì?”. Hy vọng, những thông tin này sẽ là cơ sở quan trọng để bạn chọn cho mình một ngành nghề phù hợp, hướng đến một tương lai thành công.
1. Học ngành Kỹ thuật Xây dựng ra trường làm gì ?
Khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam với dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ việc làm trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, dệt may, chế biến thực phẩm,… Do đó, cơ hội việc làm đối với ngành Kỹ thuật công trình xây dựng là rất nhiều.
Hiện nay, công việc của một kỹ sư xây dựng có thể chia thành ba nhóm sau:
Kỹ sư Xây dựng làm việc ngoài công trường: Ở vị trí này, những kỹ sư sẽ đảm nhận những công việc trực tiếp ngoài hiện trường dự án, bao gồm các công tác từ thiết kế, thi công, giám sát, thẩm định đến nghiệm thu các công trình xây dựng. Đây là vị trí trực tiếp can thiệp đến các dự án, công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, được gọi chung là các kỹ sư hiện trường tại các doanh nghiệp, công ty xây dựng và tư vấn xây dựng; các cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý xây dựng như các sở, ban ngành xây dựng, các ban quản lý dự án, phòng xây dựng các quận, huyện
Để đảm bảo sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể bắt tay ngay vào công việc theo đúng yêu cầu của nhà tuyển dụng mà không bị bỡ ngỡ, tại Trường Cao đẳng công nghệ và thương mại Hà Nội (Htt.edu.vn), sinh viên còn được chú trọng đào tạo Tiếng Anh và tác phong công nghiệp (tính kỷ luật và trách nhiệm) bên cạnh các kỹ năng mềm cần thiết nhằm giúp sinh viên có thể tìm và đọc hiểu những tài liệu chuyên ngành cần thiết, cập nhật các kiến thức mới nhất,…
Như vậy, với những điều đã trình bày, có lẽ “Học ngành Kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Kỹ thuật công trình xây dúng không, ngành kỹ thuật công trình xây dựng xét tuyển những tổ hợp môn nào,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Kỹ thuật công trình xây dựng và trở thành một kỹ sư xây dựng thành công trong tương lai.
2. Ngành xây dựng đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực – Cơ hội vàng cho công tác tuyển sinh đào tạo
“Đội ngũ công nhân ngành Xây dựng – những người trực tiếp lao động tạo ra thực thể công trình còn thiếu về số lượng, ít về chất lượng. Tỷ lệ lao động thủ công, lao động nông nhàn chưa qua đào tạo còn khá cao”. Đó là đánh giá của Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và Đô thị (Bộ Xây dựng). Hiện toàn ngành có hơn 204 nghìn công nhân lao động , trong khi đó lại có tới gần 91 nghìn người là cán bộ, viên chức trong các doanh nghiệp. Như vậy số lượng công nhân chỉ gấp hơn 2 lần số lượng cán bộ, viên chức. Năng lực, tính chuyên nghiệp của đội ngũ Công nhân lao động cũng là một hạn chế: + Số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp nghề chỉ chiếm tỷ lệ 11,8% + Số thợ bậc cao (bậc 6,7) chỉ chiếm khoảng 7% nhân lực ngành. Theo số liệu của Bộ xây dựng, cơ cấu nguồn nhân lực của ngành (tỷ lệ cơ cấu kỹ sư, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân học nghề) là 1:1, 3:3; trong khi đó, với các nước trên thế giới, tỷ lệ này là 1:4:10. Với tỷ lệ này, ngành xây dựng đang tồn tại tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Vì thế, tại nhiều công trình lớn đang tồn tại cảnh lao động là người chưa qua đào tạo, lao động nông nhàn làm việc thay cho công nhân kỹ thuật. Cần sự đổi mới về đào tạo Hiện nay số lượng người được đào tạo nghề có tăng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành và không cân đối giữa các trình độ đào tạo. Đào tạo ở bậc cao đẳng, đại học tăng quá nhanh trong khi đào tạo nghề và trung học tăng chậm hơn, làm cho cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ càng thêm bất hợp lý. Theo đánh giá của các chuyên gia, chương trình đào tạo ở các cấp học, bậc học còn nặng về lý thuyết, ít thời gian thực hành, chưa thực sự gắn bó với nhu cầu sử dụng, với tiến bộ khoa học công nghệ và công việc thực tế mà người học khi ra trường phải đảm nhận. Kết quả là khi ra trường, sinh viên phải mất khá nhiều thời gian để làm quen với công việc, và hầu hết các đơn vị tuyển dụng phải tiến hành bổ túc hay đào tạo bổ sung, đào tạo lại. Ngành Xây dựng là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, có nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, ngành Xây dựng cần được quan tâm phát triển về mọi mặt, đặc biệt là yêu tố nguồn nhân lực. Vì vậy, cần sớm đưa ra những giải pháp, các chính sách về đãi ngộ, thu hút nhân lực cũng như rà soát lại chương trình đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, nâng cao trình độ giáo viên.
3. Học ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng ở đâu ?
Hiện nay tại Việt Nam, có rất nhiều cơ sở đào tạo ngành Xây dựng với nhiều chuyên ngành khác nhau, đặc biệt có những trường có kinh nghiệm và thâm niên trong ngành như : Đại học Xây dựng, Đại học kiến trúc, Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội …
Tùy theo năng lực, mong muốn của bản thân và điều kiện gia đình, các thí sinh có thể lựa chọn cho mình địa chỉ đào tạo uy tín để theo đuổi ngành học mình yêu thích.
Học ngành Xây dựng ở đâu ?
Bạn có phù hợp với ngành Xây dựng ?
Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật Xây dựng ?
Chương trình đào tạo ngành Xây dựng
Những tố chất cần có khi học ngành Xây dựng
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN CAO ĐẲNG CHÍNH QUY
[ninja_form id=5]
Mọi thông tin vui lòng liên hệ :
Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội * Địa chỉ: Số 252 Đường Hạ Hội, Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội. ĐT: 024.33.62.8666 – Hotline: 0928.88.99.00
VP Tuyển sinh Hồ Tùng Mậu.
* Địa chỉ: P.102, Nhà B, Số 128A, Hồ Tùng Mậu, Mai dịch, Cầu giấy, Hà Nộị. ĐT 024.3767.9555 – Hotline: 0964.505.509
VP Tuyển sinh số 3 Chùa Láng.
* Địa chỉ: P.107, Nhà D, Số 3 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội. ĐT 024.3647.4666 – Hotline: 0928.88.99.00
✎ Email: info@htt.edu.vn
Tìm Hiểu Ngành Hải Dương Học Là Gì? Học Gì? Ra Trường Làm Gì?
– Hải dương học l à một nhánh của Khoa học về Trái Đất vì vậy cũng nghiên cứu về các nguồn tài nguyên, các loại đất và các tầng đất cát, quần thể động vật và thực vật,… Những nội dung này phản ảnh mối liên hệ đa ngành mà các nhà hải dương học cần kết hợp nhiều kiến thức về đại dương và có sự hiểu biết về các quá trình diễn ra bên trong nó như: sinh học, hóa học, địa chất học, khí tượng học, và vật lý học cũng như địa lý.
– Vì vậy khi theo học ngành này, sinh viên được trang bị kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về lĩnh vực Hải dương với các môn học tiêu biểu của ngành như: Hải dương học, Khảo sát hải văn, Sinh học và sinh thái biển, Địa chất và địa mạo biển, Dòng chảy biển, Sóng biển và thủy triều, Hải dương học khu vực và Biển Đông, Dự báo thủy văn biển, Trầm tích biển, Các hệ sinh thái vùng cửa sông ven biển, Công nghệ môi trường biển,…
* Hiện nay, ngành Hải dương học có một số chuyên ngành như:
– Hải dương học Vật lý: Các mô hình tính sóng ven bờ; Các mô hình chuyển vận trầm tích trong vùng cửa sông; Các vấn đề vùng ven bờ; Tương tác sông – biển; Các mô hình tính triều;…
– Hải dương học Toán – Cơ – Tin: Các công cụ mô hình hóa cho các nhà khoa học và các kỹ sư về môi trường biển; Mô hình số của động lực học hải dương; Phương pháp số cho các phương trình sóng trong động lực học chất lỏng địa vật lý; Rối trong đại dương;…
– Hải dương học Hóa – Sinh: Hóa học biển; Các chuyên đề trong hóa học biển; Hải dương học sinh học; Mô hình hóa trong Hóa học Môi trường;…
– Hải dương học kỹ thuật kinh tế: Hải dương học nghề cá; Kinh tế biển; Đại cương về hải dương học thực hành; Nghiên cứu thực hành sinh học biển;…
° Tốt nghiệp ngành Hải dương học ra trường làm gì?
– Vì vậy, sau khi tốt nghiệp ngành Hải dương học, bạn có thể làm việc tại:
+ Các Viện, Trung tâm: Viện khí tượng Thuỷ văn, Viện Hải dương học, Viện địa chất, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn QG…
+ Tổng cục khí tượng thuỷ văn, Tổng cục khoa học kỹ thuật và Công nghệ thuộc Bộ công an.
+ Các phòng chức năng: Quản lý môi trường, Quản lý tài nguyên nước, Quản lý đo đạc bản đồ… tại các Sở tài nguyên môi trường… ở các tỉnh, thành phố trên cả nước.
+ Các công ty thuộc lĩnh vực hàng không, hàng hải, đường thuỷ như: Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty hàng hải Việt Nam, công ty vận tải Biển đông…
° Học ngành Hải dương học ở đâu, trường nào?
ĐH Khoa Học Tự Nhiên – ĐHQG Hà Nội
ĐH Khoa Học Tự Nhiên – ĐHQG TPHCM
ĐH Tài Nguyên Môi Trường TPHCM
Bạn đang đọc nội dung bài viết Ngành Hóa Học Học Gì? Ra Trường Làm Gì? trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!