Cập nhật nội dung chi tiết về Ngành Giao Thông Vận Tải Là Gì? Học Ngành Gtvt Ra Trường Làm Gì? mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tư vấn chọn ngành: Ngành giao thông vận tải là gì? Học ngành giao thông vận tải ra trường làm gì?
Giao thông vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, cũng trực tiếp tạo ra giá trị và giá trị gia tăng trong quá trình thực hiện chức năng của mình. Giữ cho huyết mạch giao thông của đất nước luôn thông suốt là nhiệm vụ của ngành. Có 5 loại hình Giao thông vận tải cơ bản: Vận tải đường sắt, Vận tải đường bộ, Vận tải đường thủy, Vận tải hàng không, Vận tải bằng đường ống (đường ống vận chuyển nhiên liệu, nguyên liệu rời).
Sinh viên tốt nghiệp ngành Giao thông vận tải có rất nhiều cơ hội và vị trí việc làm, sau khi tốt nghiệp các bạn có thể làm những công việc sau đây:
Kỹ sư Kinh tế giao thông vận tải: Nghiên cứu, lập chiến lược phát triển kinh tế, tham vấn cho lãnh đạo về sản xuất kinh doanh, lập dự án đầu tư, tham gia vào các công việc kinh doanh cụ thể.
Nhà Quản trị kinh doanh giao thông vận tải: Hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, tổ chức hoạt động kinh doanh v.v…
Kỹ sư cơ khí giao thông vận tải: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo, giám sát sản xuất, khai thác, sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng v.v… các loại máy móc khác nhau được dùng trong ngành Giao thông vận tải như máy xây dựng, xếp dỡ, đầu máy toa xe, các phương tiện giao thông.
Kỹ sư xây dựng công trình giao thông: Nghiên cứu, thiết kế, tư vấn, giám sát, quản lý dự án, thi công xây dựng các công trình giao thông.
Kỹ sư điều khiển học kỹ thuật: Nghiên cứu, thiết kế, tư vấn, khai thác, sửa chữa các hệ thống máy móc điều khiển tự động trong lĩnh vực Giao thông vận tải như hệ thống tín hiệu giao thông (đèn giao thông, biển báo tự động v.v…)
Kỹ sư quy hoạch và quản lý giao thông vận tải: Nghiên cứu quy hoạch, lập dự án, tổ chức các hoạt động điều hành, quản lý Giao thông vận tải trong đô thị trên cơ sở phối hợp với quy hoạch vùng, quốc gia.
Kỹ sư điều khiển các quá trình vận tải: Điều khiển, chỉ huy, điều hành các quá trình vận tải trên các phương tiện vận tải (cụ thể như: điều độ đường sắt, điều độ bay, điều độ taxi, chỉ huy ra vào cảng biển v.v…).
Kỹ sư kỹ thuật môi trường: Điều tra, khảo sát, đánh giá các tác động đến môi trường do hoạt động Giao thông vận tải gây nên, từ đó có những tư vấn cụ thể với người có thẩm quyền (các nhà lãnh đạo, ban quản lý dự án…). Ngoài ra còn tham gia nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt, vận hành, giám sát thi công các công trình về lĩnh vực môi trường.
Quý Phụ huynh và sinh viên đăng ký tư vấn chọn ngành, chọn trường phù hợp vui lòng liên hệ:Địa chỉ: Số 20 Đông Quan, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
Email: tuyensinh@aum.edu.vn
Ngành Sư Phạm Tiếng Anh Là Gì? Ra Trường Làm Gì?
Cập nhật: 17/12/2019
Ngày nay, tiếng Anh đã trở thành công cụ thiết yếu trong công việc và cuộc sống. Ở bất kỳ lĩnh vực nào, khả năng tiếng Anh tốt cũng luôn mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn. Theo đó, ngôn ngữ Anh trở thành ngành học “thời thượng”, thu hút nhiều thí sinh định hướng theo đuổi. Đối với những bạn có khả năng ngoại ngữ tốt và mong muốn trở thành giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh thì ngành Sư phạm Tiếng Anh là một lựa chọn phù hợp với nguyện vọng đó.
1. Tìm hiểu ngành Sư phạm Tiếng Anh
Sư phạm Tiếng Anh (tiếng Anh là English Language Teacher Education) là ngành đào tạo cử nhân Sư phạm Tiếng Anh có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy tiếng Anh ở các cấp học phổ thông, các trường sư phạm, các khoa sư phạm tiếng Anh của các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam; có khả năng học ở các trình độ cao hơn.
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Anh trang bị cho sinh viên những kiến thức về:
Các kiến thức về giảng dạy Tiếng Anh, bao gồm các kiến thức về cơ sở văn hoá Việt Nam, giáo dục học, tâm lý học, tiếng Anh, phương pháp dạy học tiếng Anh để giảng dạy tiếng Anh ở các cấp học phổ thông, các trường cao đẳng và đại học.
Các phương pháp nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ Anh và phương pháp dạy học tiếng Anh, có khả năng quản lý công tác giảng dạy tiếng Anh ở các cơ quan quản lý giáo dục.
Sau khi tốt nghiệp ngành học này, sinh viên có khả năng giảng dạy tốt môn tiếng Anh trong các trường chuyên nghiệp và phổ thông; có kiến thức chuyên môn tiếng Anh tương đối hoàn chỉnh về các kỹ năng ngôn ngữ, ngữ pháp, ngữ nghĩa, dịch thuật; có kiến thức nghiệp vụ sư phạm; có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức vào quá trình giao tiếp với người nước ngoài, dịch thuật, dạy học tiếng Anh ở các cấp học đáp ứng các tiêu chuẩn của giáo viên; có thể học sau đại học. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp hệ đào tạo cử nhân Sư phạm Tiếng Anh có thể làm phiên dịch tiếng Anh hoặc những công việc có sử dụng tiếng Anh trong các tổ chức, công ty.
Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ nhầm lẫn giữa ngành Sư phạm Tiếng Anh và ngành Ngôn ngữ Anh. Có thể phân biệt sự khác nhau giữa hai ngành học này như sau:
Ngành Ngôn ngữ Anh có phạm trù kiến thức rất rộng, không chỉ cách sử dụng tiếng Anh mà còn có những kiến thức về lịch sử, văn hóa, xã hội của các đất nước sử dụng tiếng Anh trên thế giới. Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh thường tập trung nghiên cứu, phân tích các tác phẩm văn học tiếng Anh, đây là nền tảng cho các bạn khi ra trường sẽ trở thành nhà văn, nhà báo, hoặc chuyên gia nghiên cứu ngôn ngữ; đối với những bạn thích ứng nhanh được với môi trường làm việc mới thì cũng có thể rẽ sang những hướng đi khác như giảng dạy hoặc biên, phiên dịch… tùy theo mong muốn của mỗi người.
Ngành Sư phạm Anh sẽ tập trung vào nghiên cứu ngữ pháp và từ vựng, là nền tảng quan trọng phục vụ cho công tác giảng dạy. Bên cạnh đó, khi vào chuyên ngành, sinh viên ngành Sư phạm Anh sẽ được học về các bộ môn như tâm lý giáo dục, phương pháp giảng dạy, nghiệp vụ sư phạm, với mục tiêu phục vụ cho công tác giảng dạy là chủ yếu. Sau khi ra trường, sinh viên ngành này phần lớn phù hợp với công việc giảng dạy tại các trường học, trung tâm ngoại ngữ do được đào tạo nhiều về nghiệp vụ sư phạm.
2. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Anh
Theo Đại học Sư phạm Hà Nội
3. Các khối thi vào ngành Sư phạm Tiếng Anh
– Mã ngành: 7140231
– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Sư phạm Tiếng Anh:
A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
D09: Toán, Lịch sử, Tiếng Anh
D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
D15: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh
4. Điểm chuẩn ngành Sư phạm Tiếng Anh
Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Anh những năm gần đây để biết được ngành này lấy bao nhiêu điểm. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 17 – 28 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc tổ hợp môn xét theo học bạ.
5. Các trường đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Anh
– Khu vực miền Bắc: – Khu vực miền Trung: – Khu vực miền Nam:
Ngành Sư phạm Tiếng Anh hiện đang được nhiều bạn trẻ quan tâm tìm hiểu, tuy nhiên, để tìm được một ngôi trường đào tạo tốt không phải là điều dễ dàng. Vì vậy, chúng tôi đã tổng hợp danh sách các trường đại học có ngành Sư phạm Tiếng Anh theo từng khu vực.
6. Cơ hội việc làm ngành Sư phạm Tiếng Anh
Sinh viên ngành Sư phạm Tiếng Anh có nhiều cơ hội việc làm, sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể đảm nhiệm các công việc sau:
Giảng dạy tại các trường tiểu học, các trường trung học, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường cao đẳng và đại học;
Giảng dạy Tiếng Anh tại các Trung tâm ngoại ngữ dành cho mọi lứa tuổi;
Nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu về ngôn ngữ, giáo dục;
Làm biên – phiên dịch cho các cơ quan ngoại giao, cơ quan truyền thông, các tổ chức kinh tế, xã hội của Việt Nam và quốc tế; dịch thuật cho các NXB, trung tâm phát hành sách, báo, tạp chí… trong và ngoài nước;
Hướng dẫn viên, chuyên viên tư vấn tại các công ty du lịch, lữ hành, nhà hàng khách sạn, các khu nghỉ mát quốc tế;
Chuyên viên truyền thông, tổ chức sự kiện, thư ký, trợ lý giám đốc… trong các công ty nước ngoài;
Cơ hội việc làm rất lớn khi học sư phạm Tiếng anh7. Mức lương ngành Sư phạm Tiếng Anh
Đối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương sẽ được tính theo quy định của nhà nước. Còn đối những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương khởi điểm từ 7 – 10 triệu đồng/ tháng và tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn.
8. Ngành Sư phạm Tiếng Anh cần có tố chất gì
Để học tập và thành công trong ngành Sư phạm Tiếng Anh, bạn cần phải có các tố chất sau:
Có khả năng học tốt ngoại ngữ, giao tiếp tốt;
Có trí nhớ tốt, có vốn hiểu biết văn hóa sâu rộng;
Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao;
Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;
Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;
Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.
Trong xã hội hiện nay, có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ là một lợi thế rất lớn để tìm được một công việc tốt. Vì vậy, nếu bạn còn đang băn khoăn chưa tìm được một ngành học phù hợp thì bạn nên học ngành Sư phạm Tiếng Anh để có cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.
Nhân Học Là Gì? Ngành Nhân Học Ra Làm Gì?
1. Những thông tin cơ bản của ngành Nhân học
1.1. Định nghĩa của ngành Nhân học?
Trong Tiếng Anh, từ dùng để chỉ chuyên ngành Nhân học là Anthropology. Đây là ngành thuộc nhóm ngành khoa học xã hội, ra đời vào thế kỷ 19. Ngành học này có vị trí học thuật quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn đặc biệt sâu sắc, nó đã đang, sẽ được triển khai đào tạo trong khu vực và trên thế giới.
Vậy Nhân học có nghĩa là gì?
Ngành Nhân học có thể được hiểu là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về con người cũng như bản chất của con người và xã hội con người trong cả quá trình từ khi con người xuất hiện trong quá khứ, cho đến hiện tại và tương lai. Hay nói cách khác, đây là một ngành khoa học mà mục đích của nó là miêu tả thế nào là con người theo một cách rộng nhất.
1.2. Đối tượng nghiên cứu của Nhân học
Bởi vì là một ngành khoa học nghiên cứu về con người nên đối tượng nghiên cứu của Nhân học chính là các mối quan hệ giữa con người với các yếu tố xung quanh con người. Hiểu theo một cách đơn giản thì sẽ là những sự quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên, con người với môi trường xã hội và con người với thế giới siêu nhiên.
1.3. Quan điểm của ngành Nhân học
– Nhân học là một ngành học toàn diện, nghiên cứu về mối quan hệ của con người với tự nhiên, cộng đồng và thế giới siêu nhiên.
– Đây là mối quan hệ thể hiện trong 3 cặp nhị nguyên, trong mỗi cặp con người đều là chủ thể.
– Ngoài việc mang trong mình tính chất toàn diện, thì nhân học còn là một môn khoa học có khả năng đối chiếu và phản biện lại xã hội.
1.4. Các phân ngành chính trong Nhân học
Trong những năm gần đây đã xuất hiện thêm Nhân học ứng dụng (nhân học y tế, nhân học kinh tế, đô thị,…)
1.5. Mục tiêu đào tạo của ngành Nhân học
Ngành Nhân học sẽ giúp sinh viên có nền tảng tri thức cơ bản về con người cũng như mối liên hệ giữa con người với thế giới. Qua đó, có thể lý giải được những vấn đề xung quanh chủ thể nghiên cứu và áp dụng được các kiến thức của mình vào đời sống thực tiễn.
Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng mềm nhằm đáp ứng cho việc học tập, nghiên cứu cũng như công việc sau này. Có thể kể đến kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, kỹ năng quan sát, lập luận, xử lý thông tin, hình ảnh…biết sử dụng ngoại ngữ do Nhân học có khá nhiều tài liệu nước ngoài…. Nhìn chung, đào tạo của ngành Nhân học ngoài trang bị cho sinh viên kiến thức thì ngành học này còn hướng tới phát triển sinh viên một cách toàn diện.
2. Chương trình đào tạo của ngành Nhân học
Do là một ngành khá mới mẻ nên chương trình học cũng như môn học ở ngành này cũng sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, thì nhìn chung các trường đào tạo chuyên ngành này cơ bản sẽ chia làm 4 khối kiến thức chính : Kiến thức đại cương, Kiến thức cơ sở khối ngành, Kiến thức cơ sở ngành và Kiến thức chuyên ngành.
Kiến thức đại cương : Đây sẽ là khối kiến thức nhằm mục đích đào tạo cho sinh viên có hiểu biết và trình độ lý luận cơ bản về triết học, lịch sử tư tưởng và đường lối cách mạng. Đây sẽ là những tri thức làm nền tảng để sinh viên theo học các kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành sau này. Các môn học trong khối kiến thức này thường là những môn bắt buộc với tất cả sinh viên khi mới bước chân vào trường Đại học. Ví dụ như : Những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam,…
Kiến thức cơ sở khối ngành : Ở khối kiến thức này sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức về các môn khoa học cơ bản thuộc về lĩnh vực khoa học và xã hội. Thông qua đó, làm giàu thêm kiến thức nền tảng phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và học các môn của kiến thức cơ sở ngành.
Kiến thức cơ sở ngành : Khối kiến thức này đòi hỏi sinh viên phải đạt chuẩn về lý luận cũng như phương pháp nghiên cứu các khối kiến thức về kinh tế – văn hóa – xã hội của các dân tộc trong đất nước Việt nam cũng như trong khu vực ; lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của ngành Nhân học. Do đó, qua việc tiếp thu tri thức của khối kiến thức này sinh viên sẽ hiểu rõ hơn về Nhân học và có được tri thức cơ bản để áp dụng nó trong việc học tập chuyên sâu các môn chuyên ngành.
Kiến thức chuyên ngành : Khi học đến khối kiến thức này thì sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng như phân tích, tóm tắt và so sánh, phản biện các vấn đề. Thông qua các kĩ năng sinh viên sẽ được tiếp thu các tri thức chuyên ngành của ngành Nhân học. Qua đó, có được nhận thức vững chắc về con người cũng như các vấn đề xung quanh con người. Áp dụng được các kiến thức đó vào việc lý giải các hiện tượng đó và trong công việc sau này.
3. Khối thi và điểm chuẩn của ngành Nhân học
3.1. Khối thi và tổ hợp môn thi ngành Nhân học
Ngành Nhân học có mã ngành là : 7310302
Các khối thi và tổ hợp môn thi của ngành Nhân học gồm :
– Khối A00 : Toán, Vật lý, Hóa học
– Khối C00 : Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý
– Khối D00 : Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh
– Khối D02 : Toán, Ngữ Văn, Tiếng Nga
– Khối D03 : Toán, Ngữ Văn, Tiếng Pháp
– Khối D04 : Toán, Ngữ Văn, Tiếng Trung
– Khối D05 : Toán, Ngữ Văn, Tiếng Đức
– Khối D06 : Toán, Ngữ Văn, Tiếng Nhật
– Khối D78 : Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Anh
– Khối D79 : Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Nga
– Khối D80 : Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Pháp
– Khối D81 : Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Trung
– Khối D82 : Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Đức
– Khối D83 : Ngữ Văn, KHXH, Tiếng Nhật
3.2. Điểm chuẩn của ngành Nhân học
Là một ngành khá mới, nhưng nhìn vào những năm tuyển sinh gần đây thì điểm chuẩn của ngành Nhân học dao động trong khoảng từ 16 – 20 điểm. Điểm chuẩn sẽ phụ thuộc vào chất lượng của thí sinh theo từng năm và theo nhu cầu tuyển sinh ngành này ở các trường. Bên cạnh đó là phụ thuộc vào từng khối thi cũng như tổ hợp môn thi và sẽ xét theo kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia của năm thi đó.
4. Nên học ngành Nhân học ở đâu ?
Hiện nay, ở Việt Nam mới chỉ có 2 trường đào tạo chính thức về ngành Nhân học. Đó là :
-Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQG Hà Nội
– Trường Đại học KHXH & NV – ĐHQG chúng tôi
Cả 2 trường đều có chất lượng đào tạo tốt và đồng đều. Vì thế, bạn rất dễ chọn lựa trường nếu theo học ngành này vì không phải quá phân vân.
Ngoài ra nếu sinh viên theo học các trường khác thì vẫn có thể tiếp xúc với Nhân học dưới dạng một môn học. Ví dụ như Trường Đại học Văn hóa Hà Nội có giảng dạy môn Nhân học cho sinh viên.
5. Sau khi tốt nghiệp, học ngành Nhân học ra làm gì?
Đây có lẽ là vấn đề mà nhiều bạn quan tâm nhất. Bởi lẽ ngành này còn khá mới ở Việt Nam, có rất ít trường đào tạo chính thức nên không biết sau khi ra trường sẽ làm những công việc gì. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể yên tâm với đầu ra sau này nếu học ngành Nhân học. Vì cơ hội sau này của Nhân học hiện đang rất mở rộng, cần có một nguồn nhân lực lớn nhưng hiện nay số lượng đáp ứng vẫn còn rất hạn chế.
Bạn có thể lựa chọn các công việc như :
– Trở thành Cán bộ phụ trách, quản lý các ban như ban Dân tộc, ban Tôn giáo,…tại các cơ quan Nhà nước từ cấp Địa phương tới cấp Trung ương.
– Là một biên tập viên, phóng viên tại các tòa soạn báo, các cơ quan ngôn luận, Đài phát thanh, Đài truyền hình,…
– Giảng viên, giáo viên tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung tâm giáo dục khác…
– Nghiên cứu viên tại các Trung tâm nghiên cứu, Viện nghiên cứu,…
– Chuyên gia trong quản lý các dự án cũng như đánh giá tính khả thi của dự án,…
– Làm một quản trị viên, quản lý nhân sự, quản lý các tour du lịch, thậm chí có thể trở thành một hướng dẫn viên du lịch,…
Mức lương của các công việc này cũng khá cao. Tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào vị trí công tác cũng như nơi bạn làm việc. Bên cạnh đó, khả năng cũng như kiến thức, năng lực bản thân cũng là yếu tố quyết định đến mức lương bạn nhận được.
6. Những điều cần có để trở thành một sinh viên của ngành Nhân học ?
Ngành Nhân học đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu về con người, bản chất của con người với các môi trường xung quanh từ quá tới tương lai. Do vậy, sinh viên học ngành Nhân học cần có một số yếu tố cần thiết nhất định :
– Tôn trọng các nền văn hóa : Trong quá trình học tập và nghiên cứu, sinh viên ngành Nhân học sẽ được tiếp xúc và học tập các nền văn hóa khác nhau. Do vậy cần có thái độ tôn trọng và biết tiếp thu những cái đẹp trong nền văn hóa mới. Thông qua đó, sinh viên cũng sẽ rèn luyện được cách phản ứng phù hợp trước sự đa dạng về văn hóa cũng như trong đời sống hàng ngày khi tiếp xúc với những người xung quanh.
– Có trách nhiệm với xã hội và có đạo đức : Dựa trên việc nghiên cứu tìm hiểu của mình sinh viên có sự thấu hiểu đồng cảm với các đời sống xã hội của các dân tộc khác nhau. Vì vậy, cần có sự hình thành ý thức trách nhiệm xã hội và tuân theo các nguyên tắc đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp.
– Khả năng sử dụng ngoại ngữ và sự sáng tạo cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc học tập, nghiên cứu của ngành Nhân học.
Nhìn chung, qua những năm gần đây thì ngành Nhân học đang mở ra cơ hội rất lớn cho các bạn sinh viên. Nếu bạn có sự yêu thích và đam mê lí giải về con người thì hãy lựa chọn Nhân học. Bởi ngành này sẽ mở ra cho bạn những bầu trời mới về kiến thức cũng như nhận thức của bạn về chính bản thân mình và mọi người xung quanh.
Ngành Xét Nghiệm Y Học Là Gì? Tốt Nghiệp Ra Trường Làm Gì?
Xét nghiệm y học là một nghiệp vụ của ngành y sử dụng các trang thiết bị cũng như các máy móc hiện đại để phân tích các mẫu bệnh phẩm như: xét nghiệm máu, nước tiểu, dịch,… nhằm phát hiện, cung cấp thông tin chính xác về tình trạng của bệnh nhân. Phương pháp xét nghiệm y học sẽ hỗ trợ đưa ra những chẩn đoán và đưa ra kết luận bệnh sớm nhằm mục đích đề ra phương án điều trị bệnh hiệu quả và kịp thời cho người bệnh.
Dù đây là một ngành khá mới mẻ hiện nay xong ngành xét nghiệm y học vẫn nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu của quá trình khám cũng như điều trị bệnh trong nền y học hiện đại.Bởi:
Kết quả của xét nghiệm rất cụ thể, chính xác, do đó mà nó thể hiện tình trạng bệnh một cách khách quan nhất. Theo thống kê của ngành y nước ta hiện nay, có khoảng 70% quyết định y khoa được đưa ra dựa vào kết quả của xét nghiệm y khoa.
Có thể dựa vào kết quả xét nghiệm để theo dõi sự tiến triển của quá trình khám chữa bệnh. Từ đó hỗ trợ bác sĩ đưa ra những điều chỉnh trong phác đồ điều trị, tối ưu thời gian khám chữa bệnh.
Các kết quả của nó khiến cho quá trình chữa bệnh và phòng bệnh trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn, tránh được những sai sót nhờ vào các công nghệ tiên tiến.
Sự ra đời của xét nghiệm thực sự là một bước tiến vĩ đại trong lịch sử ngành y giúp nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh trong rất nhiều trường hợp.
Có thể kể đến một vài loại xét nghiệm như: sinh thiết gan, sinh thiết thận, nghiệm pháp synacthen, xét nghiệm X quang, xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận, xét nghiệm nhóm máu…
2. Bảng thuật ngữ xét nghiệm y học trong tiếng Anh
Hiện nay ở nước ta tại các bệnh viện từ tuyến trung ương cho đến tuyến tỉnh, huyện đều có phòng xét nghiệm y khoa điều này sẽ mở ra cơ hội việc làm cho nhiều cử nhân đang theo học ngành học này. Sinh viên ra trường có thể đảm nhận các vị trí như bác sĩ, chuyên viên tư vấn, hướng dẫn xét nghiệm tại các bệnh viện hoặc các cơ sở y tế, viện, phòng xét nghiệm… Những người đảm nhận công tác kỹ thuật xét nghiệm sẽ được gọi là kỹ thuật viên xét nghiệm. Vậy một kỹ thuật viên xét nghiệm phải đảm nhận những công việc gì?
Hướng dẫn, giúp đỡ và chuẩn bị cho bệnh nhân thực hiện việc lấy các mẫu bệnh phẩm như máu, nước tiểu,… bảo đảm thực hiện đúng kỹ thuật và chất lượng mẫu bệnh phẩm.
Điều chế các loại thuốc thử, pha hóa chất dùng trong kiểm nghiệm.
Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, máy móc để tiến hành kiểm nghiệm.
Thực hiện quy trình xét nghiệm đúng kỹ thuật, bảo đảm kết quả xét nghiệm chính xác.
Thống kê, lưu trữ các kết quả xét nghiệm, chuyển kết quả xét nghiệm tới các khoa được yêu cầu.
Tư vấn, giải thích cho cán bộ y tế, bác sĩ về kết quả xét nghiệm. Phân tích, nhận định kết quả xét nghiệm.
Điều chỉnh, kiểm tra lại tính chính xác của kỹ thuật xét nghiệm và kết quả xét nghiệm.
Bảo quản, giữ gìn dụng cụ , hóa chất dùng trong xét nghiệm.
Hướng dẫn cho kỹ thuật viên xét nghiệm để họ làm quen với nghiệp vụ.
Hiện nay, trên cả nước có rất nhiều trường đào tạo ngành xét nghiệm. Các bạn yêu thích ngành này cần phải lựa chọn những trường không chỉ bồi dưỡng kiến thức cũng như năng lực thực tiễn ngành nghề mà còn được rèn luyện đạo đức và phẩm chất nghề nghiệp.
Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành xét nghiệm y học là gì để giúp cho bạn có định hướng phù hợp theo đuổi chuyên ngành này.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Ngành Giao Thông Vận Tải Là Gì? Học Ngành Gtvt Ra Trường Làm Gì? trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!