Cập nhật nội dung chi tiết về Một Số Giải Pháp Giúp Hs Dân Tộc Thạo Tiếng Việt mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH DÂN TỘC THẠO TIẾNG VIỆT
Trọng Hóa là một trong những xã biên giới đa số người dân là người dân tộc thiểu số, dân trí còn thấp, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu. Phần lớn Hs khi đến trường chưa biết sử dụng Tiếng Viết, vì thế rất khó khăn trong học tập, ngại giao tiếp; ngại đến lớp.
Với mong muốn là giúp học sinh dân tộc sử dụng thành thạo Tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai, thuận lợi cho các em trong học tập, giao tiếp, các em không còn mặc cảm khi đến lớp nữa là điều mà tôi cảm thấy hạnh phúc nhất. Chính vì thế mà tôi đã cố gắng học hỏi, tìm tòi các giải pháp phù hợp với đặc điểm, tình hình của học sinh nơi tôi công tác. Đồng thời kết hợp những phương pháp mà Ngành đã tập huấn, hướng dẫn. Từ đó, tôi rút ra cho bản thân mình một số giải pháp sau:
Thứ nhất là: Tạo sự tự tin, mạnh dạn cho học sinh
Giáo viên cần quan tâm, gần gũi, thương yêu học sinh, giúp đỡ các em mọi mặt và chú ý tới từng việc nhỏ. Kiên trì trong việc rèn kĩ năng nói tiếng Việt cho các em trong từng tiết học, mọi lúc, mọi nơi có thể. Phối hợp tốt với phụ huynh học sinh, vận động phụ huynh học sinh dân tộc đảm bảo cho các em có đủ sách vở, đồ dùng học tập cũng như việc chuẩn bị bài ở nhà.
Thứ hai: Học hỏi, vận dụng tiếng dân tộc vào giảng dạy
Trong giảng giải kết hợp tiếng DTTS và tiếng Việt để học sinh hiểu tiếng Việt hơn. Tùy vào đối tượng học sinh là người dân tộc nào mà giáo viên học hỏi và sử dụng trong quá trình dạy học. Chẳng hạn, như điểm trường tôi công tác học sinh là người Mày, tôi phải học hỏi tiếng Mày để sử dụng một số vốn từ đã biết về tiếng Mày chuyển tiếp trong quá trình dạy học.
Dạy HSDTTS nói Tiếng Việt, giáo viên dùng tiếng dân tộc để giao tiếp, trò chuyện tạo sự gần gũi, thân thuộc giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn khi tiếp xúc với giáo viên.
Thứ ba: Rèn phát âm chuẩn
Với học sinh lớp 1, đây là giai đoạn đầu tiên của rèn kĩ năng nói. Vì vậy, giáo viên cần quan tâm hướng dẫn các em nói đúng âm, vần, tiếng, từ một cách kĩ hơn. Phải thật kiên trì trong từng tiết học để giúp học sinh dân tộc nói đúng, nói rõ tiếng Việt. Đồng thời, trong môn Tiếng Việt giáo viên cần cho học sinh luyện nói qua các câu đối thoại, thông qua phần trả lời các câu hỏi của bài Tiếng Việt hoặc kể chuyện; sử dụng giáo cụ trực quan, sinh động, gần gũi với đời sống của các em.
Vì vậy giáo viên cần có những biện pháp tích cực để giúp học sinh dân tộc rèn kĩ năng nói Tiếng việt của các em một cách tốt hơn, lưu loát hơn.
Thứ tư: Rèn kỹ năng nói trong các môn học
Mỗi môn học giúp học sinh dân tộc tự tin, mạnh dạn hơn trong học tập nhất là trong rèn kĩ năng nói, vì vậy giáo viên cần biết phát huy thế mạnh của mỗi môn.
Môn Toán: Trong quá trình tìm hiểu kiến thức mới, giáo viên luôn tạo điều kiện để các em luyện nói.
Môn Âm nhạc: Đây là môn học sinh động nhiều học sinh thích thú, nhật là đối với học sinh dân tộc. Dạy kĩ năng nói thông qua việc dạy các em hát theo lời ca, giai điệu của bài hát.
Thứ năm: Chú trọng đổi mới phương pháp
Đổi mới phương pháp dạy học là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Trong các tiết học giáo viên chỉ là người đạo diễn, hướng dẫn, chỉ đạo, còn học sinh là người thực hiện.
Trong quá trình rèn kĩ năng nói cho học sinh dân tộc giáo viên phải luôn sáng tạo, linh hoạt trong sử dụng phương pháp dạy học cũng như lựa chọn hình thức dạy học phù hợp với trình độ và năng lực học sinh.
Phải thật sự tế nhị, nhẹ nhàng, linh hoạt thì mới phát huy được tính tích cực của học sinh bởi học sinh dân tộc hay mặc cảm, tự ti.
Ngoài ra còn rèn học sinh kĩ năng nghe, khi bạn nói, học sinh chú ý nghe để nhận xét lời nói của bạn cũng là một cách để các em nâng cao kĩ năng nói của mình.
Nói tóm lại, đồ dùng trực quan rất quan trọng trong dạy học học sinh tiểu học; càng quan trọng hơn với học sinh lớp 1, đặc biệt là học sinh dân tộc do vốn hiểu biết còn quá ít, vốn từ Tiếng Việt hạn hẹp nên học sinh dân tộc cần có cái gì đó cụ thể, cái cụ thể đó chính là đồ dùng trực quan.
Thứ sáu: Khuyến khích động viên học sinh đúng lúc, kịp thời
Điều cần chú ý là học sinh dân tộc rất thích khen mà không muốn nghe chê. Vì vậy trong từng tiết học giáo viên cần động viên học sinh kịp thời, đúng lúc để khuyến khích tinh thần của các em, giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong giờ học dù đó là những tiến bộ rất nhỏ để các em có niềm tin tiếp tục tham gia nói trong giờ học một cách tích cực hơn.
Thứ bảy: Tăng cường các hoạt động giao lưu, ngoài giờ lên lớp
Cần phải tăng cường hoạt động ngoại giờ, sinh hoạt nhóm; tăng cường thực hành giao tiếp bằng Tiếng Việt và phải tiến hành thường xuyên.
Thứ tám: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
Mỗi giáo viên khi giảng dạy cho học sinh ở những vùng khó, chúng ta cần hiểu được những vấn đề về tâm lý của học sinh, về điều kiện, hoàn cảnh sống của gia đình các em để tìm ra những biện pháp giáo dục, dạy học các em hiệu quả hơn, đưa các em đến với ánh sáng của tri thức.
Đồng thời mỗi một giáo viên khi công tác tại các vùng miền núi cần tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, học ngôn nagữ địa phương, thâm nhập vào đời sống bản làng nơi mình công tác. Đồng thời, hằng năm các sở Phòng Giáo dục – Đào tạo cần có chương trình, kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên dài ngày cho các giáo viên, đặc biệt là các giáo viên mới ra trường lên công tác tại các vùng miền núi để việc dạy học Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số có hiệu quả hơn.
Đó là những gì mà tôi đã học hỏi, tìm tòi được. Tuy nhiên đó chưa phải là những giải pháp bất biến, mà còn rất nhiều những giải pháp tối ưu hơn nên tôi và các giáo viên trẻ khác rất cần được học hỏi và đóng góp, giúp đỡ của các đồng nghiệp để bản thân tôi có thêm kinh nghiệm, trau dồi thêm năng lực cho bản thân đồng thời góp phần giúp các em HSDTTS thạo Tiếng Việt hơn, nhằm cung cấp cho các em một công cụ giao tiếp, một phương tiện tư duy, nhanh chóng hòa nhập cộng đồng, cùng sống dưới mái nhà chung Việt Nam, cùng chung tiếng nói, cùng sử dụng một ngôn ngữ, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng mới.
Nâng Cao Việc Dạy Tiếng Việt Cho Hs Dân Tộc Thiểu Số
Tiếng Việt (TV) là môn học có vai trò đặc biệt quan trọng, là phương tiện chủ yếu để học sinh tiếp thu kiến thức. Vì vậy, dạy TV cho học sinh dân tộc thiểu số (HSDTTS) là vấn đề nan giải trong công tác giáo dục vùng cao, nhất là các bậc học đầu tiên.
Để khắc phục tình trạng này, Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD-ĐT) đã tổ chức nhiều chương trình, dự án, hội thảo quy mô mang tính chất dài hơi để tìm ra phương án tốt nhất nhằm nâng cao khả năng sử dụng TV cho HSDTTS. Hiện Bộ GD-ĐT có 5 phương án gắn liền với các dự án gồm: Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo trước tuổi đến trường (do Vụ GD Mầm non chủ trì); dạy tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ trong chương trình song ngữ Jrai- Việt (Vụ GD Dân tộc); nghiên cứu thử nghiệm giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ (Trung tâm Nghiên cứu GD Dân tộc); dạy học tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 1(Nhóm tăng cường năng lực dạy và học-dự án PEDC); dạy học lớp 1 cho học sinh dân tộc thiểu số chưa biết nói tiếng Việt (Trung tâm Công nghệ GD).
Riêng Gia Lai trước đây còn tham gia các dự án khác như dự án lớp ghép (Bộ GD-DT và UNICEF), Dự án VIE-96010 (do Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở GD-ĐT Gia Lai phối hợp thực hiện) cũng nhằm cải thiện khả năng sử dụng TV của HSDTTS trên địa bàn.
Lớp học thực nghiệm chương trình Giáo dục song ngữ tại Trường Tiểu học Ngô Mây- xã Ia Dêr- huyện Ia Grai. Ảnh: N.T.D
Cùng với các phương án trên là các chương trình, phương pháp, tài liệu, hình thức dạy học cũng được thay đổi, cải tiến nhằm đạt hiệu quả dạy học TV cao nhất. Chẳng hạn tăng thời lượng dạy học từ 350 tiết thành 500 tiết, tăng thời gian học TV lên 2 buổi/ngày, đưa môn TV vào trường mầm non để học sinh làm quen với TV, vận dụng triệt để tài liệu, tranh ảnh, kỹ năng giao tiếp, sinh hoạt, vui chơi trong ngoài trường…
Ở Gia Lai, chương trình “Giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ” được triển khai 8 lớp từ lớp mẫu giáo đến hết bậc tiểu học ở xã Ia Phí (huyện Chư Pah) và xã Ia Dêr (huyện Ia Grai) bắt đầu từ năm học 2008-2009 trên bộ song ngữ Việt-Jrai. Sẽ có 6 bộ sách tương ứng từ mẫu giáo đến lớp 5 sau khi hoàn thành dự án. Ưu điểm của phương án là do dạy trực tiếp bằng tiếng mẹ đẻ nên học sinh nghe hiểu, tiếp thu được bài giảng và nắm bắt kiến thức nhanh.
Qua tìm hiểu thực tế một số điểm trường thực hiện chương trình trên địa bàn tỉnh, chúng tôi nhận thấy, các điểm trường thực nghiệm đã tiến hành khá tốt. Với tư cách của một giáo viên dạy bậc cao đẳng tiểu học nhiều năm, người viết bài này nhận thấy rằng các tài liệu tập huấn, sách giáo khoa, sách giáo viên, đồ dùng dạy học, quá trình tập huấn cho cán bộ điều hành dự án, giáo viên đứng lớp khá công phu và bài bản. Qua nghiên cứu tài liệu, trao đổi với giáo viên điều hành dự án, giáo viên trực tiếp đứng lớp và học sinh lớp này, chúng tôi nhận thấy tiến trình thực hiện dự án được lên kế hoạch chi tiết, khoa học và các khâu kiểm tra, đánh giá rất công phu bằng những phương pháp thống kê, so sánh, trắc nghiệm, đánh giá khoa học.
So với các lớp đại trà mà gần đây chúng tôi được dự giờ ở một số trường tiểu học trong thành phố Pleiku, chúng tôi nhận thấy rằng HSDTTS thuộc dự án này có kỹ năng học tập khá tốt. Từ những kỹ năng nghe-nói-đọc-viết, thao tác thực hiện lệnh của giáo viên, khả năng giao tiếp TV… đều được các em thực hiện khá nhuần nhuyễn. Đặc biệt, khả năng làm việc nhóm của các em rất tốt. Đây là kỹ năng quan trọng nhất giúp các em đủ khả năng học lên lớp trên, giao tiếp với cộng đồng cũng như khả năng làm việc độc lập của các em sau này.
Có thể nói, chương trình “Giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ” đã cho thấy kết quả bước đầu khả quan. Bộ GD-ĐT đánh giá cao kết quả việc thực hiện dự án này tại Gia Lai. Cụ thể, HSDTTS thuộc chương trình đã có kết quả học tập, rèn luyện khá tốt, tương đương hoặc có tỷ lệ khá hơn các lớp đại trà, mặc dù đây chỉ là kết quả của học kỳ I năm học đầu tiên bậc tiểu học. Điều quan trọng nhất là HSDTTS các lớp này đã tự tin hơn trong sinh hoạt và học tập, khả năng tiếp thu bài nhanh hơn, học sinh thích đến trường hơn, kỹ năng học tập tốt hơn…
Việc nâng cao việc dạy học TV cho HSDTTS vẫn là câu hỏi khó cho những người làm công tác giáo dục vùng cao. Mặc dù Nhà nước, ngành Giáo dục đã quan tâm, đầu tư rất nhiều để cải thiện chất lượng nhưng hơn ai hết các nhà quản lý giáo dục trung ương và địa phương nên có phương án linh hoạt, mềm dẻo cho từng vùng, phù hợp với từng đối tượng để hạn chế những khó khăn gặp phải. Được vậy hy vọng sẽ nâng cao năng lực sử dụng TV cho HSDTTS.
Một Số Biện Pháp Tăng Cường Tiếng Việt Cho Học Sinh Dân Tộc
Học sinh là người dân tộc thiểu số vốn dĩ rất nhút nhát, ngại giao tiếp với bạn bè người Kinh và thầy cô giáo. Nhiều em khi thầy cô gọi đứng dậy trả lời chỉ đứng và im lặng vì hoặc là không hiểu được câu hỏi hoặc là không tự tin với những câu trả lời bằng tiếng phổ thông của mình do vốn tiếng Việt của các em còn hạn chế. Trong khi chương trình sách giáo khoa quá tải, chưa thật sự phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số; giáo viên thì ôm đồm, “tham”, chạy đua với thời gian, tìm mọi cách để làm sao truyền đạt, chuyển tải hết những kiến thức trong sách giáo khoa trong thời gian của 1 tiết học. Do đó tiết học thường rơi vào tình trạng hối hả nhưng trầm lặng, nặng nề, khô khan và thường diễn ra theo hướng một chiều. Vì vậy, muốn tiết dạy đạt hiệu quả cần tạo ra một không khí thật nhẹ nhàng, hấp dẫn. Đây là giải pháp đặc trưng trong quá trình giảng dạy đối với học sinh dân tộc thiểu số ở tất cả các Bậc học đặc biệt là bậc Mầm non.
Hiểu được tâm lý của học sinh dân tộc thiểu số, trường tiểu mẫu giáo Hoa Tang Bi đã có những chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh và nhiều giáo viên ở trường mẫu giáo Hoa Tang Bi đã áp dụng những phương pháp phù hợp tùy theo các môn học nhưng đều chú trọng đến những yếu tố vừa truyền đạt kiến thức của bài học đồng thời tăng cường tiếng Việt bằng những trò chơi ở tất cả các môn học (chủ yếu là các trò chơi về ngôn ngữ, trò chơi trí tuệ sử dụng ngôn ngữ) như: Đọc thơ luyện phát âm cho trẻ…
* Tạo điều kiện bồi dưỡng cho giáo viên học tiếng Êđê
Cán bô, giáo viên, nhân viên trong nhà trường có rất nhiều thuận lợi để học tiếng Êđê để phục vụ cho việc giao tiếp với trẻ, vì ở trường chiếm 50% là giáo viên người Êđê, tiếp xúc và trao đổi những câu từ đơn giản và thông dụng nhất, nhà trường cũng tạo điều kiện và khuyên khích chị em đi học lớp học tiếng Êđê và tìm hiểu thêm về bản sắc và phong tục tập quán của người Êđê.
* Kết hợp với hội cha mẹ học sinh là người Êđê
Nhà trường và Ban chấp hành hội phụ huynh cùng nhau kết hợp để tham gia tổ chức các phong trào của nhà trường cũng như của ngành đưa ra. Tổ chức giao lưu văn nghệ giữa các khối lớp với nhau, tổ chức các ngày lễ hội như ngày 8/3, Gia đình dinh dưỡng trẻ thơ…để có dịp giao tiếp giữa cô trò và cả phụ huynh gần gũi thân mật, tự tin hơn.
* Kết hợp với Ban tự quản thôn, Buôn, tổ dân phố
Ban giám hiệu nhà trường cùng kết hợp với Ban tự quản, thôn, Buôn, tổ dân phố tổ chức họp dân trong Buôn để tuyên truyền rộng rãi các mặt hoạt động tổ chức của nhà trường và có ích cho nhân dân, như đưa con em đi học đầy đủ khi đến tuổi đi học, để trẻ nhanh tiếp xúc và giao tiếp với bạn bè ở trường bằng tiếng phổ thông, trẻ được học, được chơi sạch sẽ. Tham gia đầy đủ các phong trào của trường tổ chức cũng như của thôn, Buôn tổ chức.
Thời gian hè đề nghị đoàn thanh niên của Buôn phải tổ chức những trò chơi có ích cho trẻ, được giao lưu học hỏi từ bạn bè, giao tiếp với bạn bè bằng tiếng phổ thông. Tạo sự mạnh dạn cho trẻ khi đi học tốt hơn, trẻ sẽ không bị nhút nhát hoặc kì thị phân biệt ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ.
Đề Tài Một Số Biện Pháp Tăng Cường Tiếng Việt Cho Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn để tăng cường tiếng Việt cho học sinh trong tất cả các môn học (giáo viên chủ nhiệm lập danh sách những học sinh cần tăng cường tiếng Việt cho giáo viên bộ môn, giáo viên bộ môn dành thời gian trong mỗi tiết học để tăng cường tiếng Việt cho học sinh).
– Riêng khối lớp một, chỉ đạo giáo viên thực hiện phương án tăng thời lượng tiếng Việt từ 350 tiết lên 500 tiết (3 tiết/ bài) đối với chương trình hiện hành ( trong những năm học trước và năm học 2016-2017).
Bên cạnh việc thực hiện tăng cường tiếng Việt cho học sinh trong tất cả các môn học, việc tổ chức dạy học môn Tiếng Êđê cho học sinh dân tộc thiểu số trong nhà trường cũng rất cần thiết. Học tiếng mẹ đẻ không chỉ giúp học sinh biết giữ gìn những bản sắc văn hóa riêng, chữ viết của dân tộc mình mà còn hỗ trợ đắc lực cho các em trong việc học tập các môn học khác, đặc biệt là môn tiếng Việt.
Để giúp giáo viên thực hiện hiệu quả các biện pháp tăng cường tiếng Việt trong các môn học, lãnh đạo nhà trường phải thực sự đồng hành cùng giáo viên. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp, lãnh đạo nhà trường góp ý, chia sẻ và cùng giáo viên tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện.
Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn về công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là một trong những khâu quan trọng giúp giáo viên thực hiện hiệu quả các biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh. Thông qua các hình thức sinh hoạt chuyên môn, nhà trường chú trọng bồi dưỡng cho giáo viên một số vấn đề cơ bản sau: – Bản chất của tăng cường tiếng Việt là giúp học sinh chưa biết hoặc biết nói ít tiếng Việt có thể học tập các môn học trong hệ thống giáo dục sử dụng tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức. Tăng cường tiếng Việt không có nghĩa là tăng thêm lượng kiến thức mà chúng ta có thể giảm bớt hay nói cách khác là điều chỉnh lượng kiến thức làm cho nó dễ hiểu hơn, phù hợp hơn với đối tượng học sinh. – Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số có vai trò quan quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Bởi vì, đối với học sinh dân tộc thiểu số tiếng Việt là ngôn ngữ thứ 2. Học sinh học bằng ngôn ngữ 1 (NN1) so với ngôn ngữ 2 (NN2) có sự khác biệt, cụ thể: + Học sinh học bằng NN1 có vốn tiếng Việt khoảng 4000 từ (trước khi đi học), tư duy trực tiếp bằng TV (tiếp cận TV tự nhiên), tiếp thu ngôn ngữ hiệu quả từ nghe – nói – đọc – viết và có tác động tích cực của gia đình, cộng đồng. + Học sinh học bằng NN2 thường không biết hoặc biết ít tiếng Việt, tư duy gián tiếp (tiếp cận tiếng Việt áp đặt), tiếp thu tiếng Việt hạn chế do không hình thành ngay được mối liên hệ giữa âm thanh và chữ viết, giữa âm thanh và ngữ nghĩa – ngữ pháp. Các em ít nhận được tác động từ môi trường gia đình, cộng đồng và chịu sự ảnh hưởng tiêu cực của tiếng mẹ đẻ. – Khi thực hiện tăng cường tiếng Việt cho học sinh, giáo viên cần giúp các em tiếp cận với kiến thức, kĩ năng các môn học thông qua kinh nghiệm mà các em trích lũy được trước đó (có thể bằng tiếng mẹ đẻ), theo mức độ từ dễ đến khó. Chú ý đến học sinh, đến cuộc sống và môi trường học tập của các em, tạo điều kiện để học sinh được học tập theo đặc điểm cá nhân. Vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học khác nhau nhằm lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. Sử dụng đồ dùng học tập đa dạng, thường xuyên trong các hoạt động học tập. Hiểu được sự khác biệt giữa học sinh kinh và học sinh dân tộc thiểu số khi học tiếng việt sẽ giúp giáo viên lựa chọn được những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số ở địa phương; tạo điều kiện thuận lợi để giúp học sinh học bằng NN2 lấp được chỗ trống về sự chênh lệch khoảng 4000 từ (trước khi đến trường). b.2. Thực hiện hiệu quả công tác Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ trước tuổi đến trường Chuẩn bị tiếng Việt là bước đầu của tăng cường tiếng Việt. Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số trước khi học lớp một giúp các em có thể nghe hiểu một số câu, từ ngữ để giao tiếp với giáo viên, bạn bè; nhận diện được các chữ cái tiếng Việt, biết cách cầm bút, tư thế ngồi viết, thuộc một số bài hát, các nề nếp học tập…; có tâm thế sẵn sàng đi học, học các môn học và thực hiện các hoạt động giáo dục. Công tác chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số thường được tổ chức trong dịp hè, trong khoảng thời gian một tháng vào trước năm học. Để thực hiện hiệu quả công tác này, trước hết, lãnh đạo nhà trường cần xây dựng kế hoạch Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số trước khi học lớp một; phân công nhiệm vụ cụ thể và triển khai kế hoạch kịp thời đến từng giáo viên trong trường; phối hợp tốt với thôn buôn và cha mẹ học sinh điều tra vận động học ra lớp. Chương trình học được thực hiện theo chương trình “Tập nói tiếng Việt cho học sinh dân tộc” theo tài liệu “Kế hoạch bài học Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em trước tuổi đến trường” của Bộ (tài liệu được cấp phát cho giáo viên tập huấn hè 2008), gồm 60 bài, 180 tiết. Căn cứ vào đối tượng HS cụ thể của từng lớp, lãnh đạo nhà trường chỉ đạo giáo viên lựa chọn một số nội dung ở tài liệu (phù hợp với đối tượng) để dạy cho trẻ. Ví dụ: – Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, giáo viên lựa chọn số lượng, thời lượng bài dạy cụ thể trong thời gian một tháng như sau: Tổng số bài dạy là 30 bài, mỗi bài học trong 03 tiết, mỗi tiết khoảng 30 phút, sau mỗi tiết học có 05 phút chuyển tiết, giữa mỗi buổi học có 15 phút để vui chơi. – Trong mỗi tiết học, ngoài thời gian tập nói, giáo viên dành từ 15 đến 20 phút để hướng dẫn học sinh tập nhận diện các chữ cái từ dễ đến khó, tập tô, tập viết các âm vần. Để đạt hiệu quả tốt, giáo viên cần tăng cường việc sử dụng đồ dùng dạy học (các thiết bị dạy học, tranh ảnh trực quan, đồ dùng dạy học tự làm…), tuyệt đối tránh dạy chay, hình thức. Cuối đợt học, giáo viên tổ chức khảo sát với từng học sinh để có kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng trong năm học. Đa số học sinh tham gia học tập là học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên không thể vận động các em đóng góp để chi trả tiền bồi dưỡng cho giáo viên. Vì vậy, nhà trường có thể trích nguồn kinh phí chi thường xuyên của đơn vị để động viên, bồi dưỡng cho giáo viên trực tiếp giảng dạy. b.3. Tăng cường tiếng Việt trong các môn học Như chúng ta đã biết, trong điều kiện thực hiện một chương trình và một bộ sách giáo khoa, dù dạy học các môn học, bài học bằng tiếng Vệt cho học sinh Kinh hay học sinh dân tộc thiểu số thì giáo viên đều phải bám sát một chuẩn chung quốc gia về kiến thức và kĩ năng của các môn học. Để đáp ứng chuẩn này, khi dạy học các môn học cho học sinh dân tộc thiểu số, giáo viên cần tiến hành một số biện pháp tăng cường tiếng Việt nhằm giúp học sinh học bằng tiếng Việt có hiệu quả. – Chỉ đạo giáo viên chủ động điều chỉnh nội dung, thời lượng dạy học các môn học khác để tập trung vào dạy môn Tiếng Việt, Toán. – Thực hiện dạy học phân hóa đối tượng học sinh như: phân hóa theo sở thích, khả năng tiếp thu, đặc điểm cá nhân của học sinh,… – Sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; tăng cường tổ chức dạy học theo nhóm, trò chơi học tập; sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên, có hiệu quả; khuyến khích sử dụng các trò chơi học tập để tăng cường tiếng Việt và yêu thích tiếng Việt cho học sinh. – Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích giáo viên tự học tiếng mẹ đẻ của học sinh để giúp các em vượt qua rào cản ngôn ngữ (có thể sử dụng song ngữ để giải nghĩa từ,) – Sử dụng hiệu quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Tài liệu bổ trợ tiếng Việt 1,2,3″ để tăng cường tiếng Việt cho học sinh trong các buổi học thứ hai. – Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn để tăng cường tiếng Việt cho học sinh trong tất cả các môn học (giáo viên chủ nhiệm lập danh sách những học sinh cần tăng cường tiếng Việt cho giáo viên bộ môn, giáo viên bộ môn dành thời gian trong mỗi tiết học để tăng cường tiếng Việt cho học sinh). – Riêng khối lớp một, chỉ đạo giáo viên thực hiện phương án tăng thời lượng tiếng Việt từ 350 tiết lên 500 tiết (3 tiết/ bài) đối với chương trình hiện hành ( trong những năm học trước và năm học 2016-2017). Bên cạnh việc thực hiện tăng cường tiếng Việt cho học sinh trong tất cả các môn học, việc tổ chức dạy học môn Tiếng Êđê cho học sinh dân tộc thiểu số trong nhà trường cũng rất cần thiết. Học tiếng mẹ đẻ không chỉ giúp học sinh biết giữ gìn những bản sắc văn hóa riêng, chữ viết của dân tộc mình mà còn hỗ trợ đắc lực cho các em trong việc học tập các môn học khác, đặc biệt là môn tiếng Việt. Để giúp giáo viên thực hiện hiệu quả các biện pháp tăng cường tiếng Việt trong các môn học, lãnh đạo nhà trường phải thực sự đồng hành cùng giáo viên. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp, lãnh đạo nhà trường góp ý, chia sẻ và cùng giáo viên tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện. b.4. Xây dựng môi trường học tiếng Việt cho học sinh b.4.1. Xây dựng môi trường học tiếng Việt trong nhà trường Những ấn tượng trực giác hết sức quan trọng đối với trẻ em, đặc biệt là giai đoạn đầu của bậc tiểu học. Nếu hằng ngày học sinh học sinh được tiếp xúc với một không gian lớp học và trường học tiếng Việt, thì chắc chắn tiếng Việt sẽ dần dần được khắc sâu vào trí nhớ của các em. Vì vậy, xây dựng môi trường học tiếng Việt trong nhà trường là một trong những yếu tố giúp giáo viên thực hiện hiệu quả công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Tùy vào tình hình thực tiễn, nhà trường định hướng cho giáo viên tạo cảnh quan tiếng Việt phù hợp. Ví dụ: – Đối với không gian trường học tiếng Việt có thể là: khẩu hiệu, áp phích, bản tin,; tên lớp, tên phòng chức năng, Bên cạnh đó, nhà trường cần thực hiện tốt việc xây dựng mô hình thư viện trường học thân thiện: thư viện xanh, thư viện lớp học, thư viện lưu động,Tăng cường các hoạt động giao tiếp trong trường học, lớp học thông qua hoạt động học tập, vui chơi,để thực hiện hiệu quả xây dựng môi trường học tiếng Việt trong nhà trường. b.4.2. Xây dựng môi trường học tiếng Việt trong gia đình – Khảo sát để nắm được điều kiện cụ thể của từng gia đình học sinh như: ti vi, sách báo, góc học tập, – Xây dựng kế hoạch vận động, hướng dẫn cha mẹ học sinh tạo môi trường tiếng Việt phù hợp với điều kiện từng gia đình, như: tạo góc học tập cho con em, đóng bàn ghế học tập, chọn vị trí đặt bàn học đủ ánh sáng, trang trí góc học tập (thời khóa biểu, giấy khen,); hướng dẫn cha mẹ học sinh tạo điều kiện về thời gian và nhắc nhở con em học bài, quan sát việc học của con em, nhắc nhở con em nghe radio, xem ti vi, đọc sách báo (nếu gia đình có), khuyến khích cha mẹ học sinh giao tiếp với con bằng tiếng Việt, b.4.3. Tổ chức hiệu quả các hoạt động ngoài giờ lên lớp Hoạt động ngoài giờ lên lớp đóng một vai trò quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, thực hiện mục tiêu giáo dục trong nhà trường. Chính từ những hoạt động như: hoạt động tập thể, hoạt động xã hội,…không chỉ trang bị cho các em những kiến thức cơ bản mà còn góp phần thực hiện hiệu quả việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, trau dồi cho các em những kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp, hình thành nhân cách học sinh, đem lại niềm vui cho các em khi đến trường. Để tổ chức hiệu quả các động ngoài giờ lên lớp, chúng tôi đã giao nhiệm vụ cho Tổng phụ trách đội phối hợp với Bí thư đoàn trường căn cứ hướng dẫn về hoạt động ngoài giờ lên lớp của Phòng Giáo dục và Đào tạo, nhiệm vụ năm học của nhà trường và đối tượng học sinh để xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp ngay từ đầu năm. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch, rút kinh nghiệm và có sự điều chỉnh phù hợp trong quá trình thực hiện. * Một số hình ảnh Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp H1: Hội thi Phụ trách đội giỏi H2: Tổ chức các trò chơi dân gian trong tiết Hoạt động tập thể đầu tuần Bên cạnh việc tổ chức các hội thi, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp cũng là một trong những tiêu chí được nhà trường hết sức quan tâm. Trước hết, phải xác định mục tiêu rõ ràng để giáo viên và học sinh thực hiện: giữ vệ sinh khuôn viên trường, vệ sinh nguồn nước, hệ thống thoát nước; giữ gìn vệ sinh và cảnh quan môi trường, có nhiều cây xanh bóng mát trong sân trường,… Tổ chức cho học sinh chăm sóc cây thường xuyên; vệ sinh phòng học đủ ánh sáng, thoáng mát, bàn ghế đúng qui cách, đủ chỗ ngồi; trang trí lớp học thân thiện. Tổ chức hiệu quả các hoạt động tập thể lành mạnh giúp xây dựng mối quan hệ tốt giữa thầy và trò, trò và trò. Giúp học sinh có kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Việt, ứng xử hợp lí các tình huống trong cuộc sống, kĩ năng làm việc và học tập theo nhóm, có ý thức rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội vì vậy, trong những năm học gần đây, không có tai nạn đáng tiếc nào xẩy ra với học sinh. Các em tự tin hơn trong giao tiếp, tích cực, tự giác hơn trong việc chấp hành các nội quy của nhà trường. b.5. Tăng cường công tác vận động duy trì sĩ số, tăng tỉ lệ chuyên cần Duy trì sĩ số, đảm bảo chuyên cần đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh nói chung và công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số nói riêng. Nó là nền tảng giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ và mang lại kết quả học tập tốt nhất. Để làm tốt công tác duy trì sĩ số, tăng tỉ lệ chuyên cần, chúng tôi đã thực hiện một số biện pháp sau: b.5.1. Công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Bác Hồ đã chỉ rõ: ” Giáo dục các em là việc chung của gia đình, nhà trường và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách, trước hết là phải làm gương cho các em hết mọi việc”. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục học sinh. Muốn công tác phối hợp đạt hiệu quả cao, trước hết nhà trường phải thực sự là trung tâm văn hóa giáo dục ở địa phương. Luôn gương mẫu trong việc gìn giữ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ở địa phương. Từ đó, địa phương sẽ đồng thuận, đồng lòng, đồng sức tham gia xây dựng nhà trường, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên. Chuẩn bị cho năm học mới, ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức thống kê số liệu học sinh đầu năm; tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền phối hợp cùng các ban ngành đoàn thể địa phương tập trung truyên truyền lồng ghép trong các buổi họp thôn buôn, thông qua đài truyền thanh của xã về ngày toàn dân đưa trẻ đến trường. Làm tốt công tác tuyển sinh trẻ trong độ tuổi vào lớp 1. Đối với những gia đình ở xa thôn buôn, chúng tôi phân công giáo viên dân tộc tại chỗ đến tận nhà học sinh để vận động cha mẹ học sinh đưa trẻ đến trường nhập học. Sau ngày tựu trường, chỉ đạo giáo viên nắm tình hình sĩ số học sinh đến lớp, tìm hiểu nguyên nhân những học sinh chưa ra lớp, phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh, chính quyền thôn buôn tìm biện pháp vận động phù hợp với từng đối tượng học sinh để huy động tối đa số học sinh trong độ tuổi đến trường. Thường xuyên kiểm tra việc đi học chuyên cần của học sinh nhằm phát hiện kịp thời những đối tượng học sinh có nguy cơ bỏ học để có giải pháp khắc phục, không để học sinh bỏ học lâu ngày rồi mới tìm hiểu nguyên nhân và vận động. Phối hợp với ban chỉ đạo xã tuyên truyền nâng cao nhận thức của gia đình và cộng đồng về vai trò của công tác giáo dục. Vận động các gia đình tạo điều kiện cho con em được đi học và thường xuyên quan tâm đến việc học của con em mình. Tham mưu với các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể cùng quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của địa phương. Từ đó, huy động các nguồn lực và các lực lượng tích cực vận động học sinh đi học, học sinh bỏ học trở lại trường, hỗ trợ kịp thời những gia đình khó khăn để con em họ được đến trường như: hỗ trợ quần áo, sách vở, đồ dùng học tập… b.5.2. Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong việc giúp nhà trường thực hiện tốt công tác giáo dục học sinh, trong đó có công tác duy trì sĩ số. Một giáo viên chủ nhiệm tốt không chỉ giúp lớp mình học tốt mà còn biết cách để giúp học sinh siêng năng học tập, yêu thích đến trường và làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh. Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác duy trì sĩ số, đảm bảo chuyên cần, ngay sau khi tổ chức bàn giao chất lượng học sinh, chúng tôi tổ chức giao nhiệm vụ, chỉ tiêu duy trì sĩ số học sinh cho từng giáo viên chủ nhiệm lớp, xem đó là một trong những tiêu chí quan trọng để xét thi đua cuối năm. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm kiểm tra thường xuyên việc đi học chuyên cần của học sinh. Nếu học sinh nghỉ học không có lý do quá hai ngày, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm đến nhà học sinh để vận động các em trở lại lớp. Trường hợp học sinh vẫn không ra lớp sau khi đã được vận động thì phải báo ngay cho ban giám hiệu nhà trường để kịp thời phối hợp ban đại diện cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương có biện pháp vận động học sinh đi học lại. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên phối hợp chặt chẽ với gia đình để giáo dục học sinh. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm cần hướng dẫn, khuyến khích học sinh tham gia tích cực các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Bằng việc tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ giúp các em được tiếp xúc với môi trưòng rộng lớn hơn, phong phú hơn. Từ đó, học sinh học hỏi được nhiều hơn, có kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Việt tốt hơn, yêu thích đến trường hơn và từng bước giúp các em hoàn thiện nhân cách của mình. b.5.3. Phối hợp tốt giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn Sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn có vai trò hết sức quan trọng trong công tác duy trì sĩ số học sinh, đặc biệt là tỉ lệ chuyên cần của học sinh trong các buổi học thứ hai. Vì vậy, bên cạnh việc giao trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm, chúng tôi cũng gắn trách nhiệm cho giáo viên bộ môn trong công tác phối hợp vận động học sinh đi học đều, duy trì sĩ số học sinh. Học sinh thường vắng học vào buổi học thứ hai có thể vì do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên các em ở nhà phụ giúp gia đình tăng thêm thu nhập. Cũng có thể vì các em không thích môn học do giáo viên bộ môn dạy,…Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu nguyên nhân, phối hợp cùng giáo viên bộ môn đề ra các biện pháp thích hợp nhằm giúp các em có kết quả học tập tốt hơn ở các môn học, từ đó các em sẽ hứng thú học tập và đi học đều đặn. Hơn nữa, thông qua việc trao đổi với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm sẽ nắm được
Bạn đang đọc nội dung bài viết Một Số Giải Pháp Giúp Hs Dân Tộc Thạo Tiếng Việt trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!