Đề Xuất 3/2023 # Mô Hình Tự Chủ Đại Học Của Trung Quốc # Top 6 Like | Maytinhlongthanh.com

Đề Xuất 3/2023 # Mô Hình Tự Chủ Đại Học Của Trung Quốc # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mô Hình Tự Chủ Đại Học Của Trung Quốc mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Giáo dục

-

Tự chủ đại học giờ đây được xem là một ưu tiên trong tiến trình cải cách giáo dục đại học ở Trung Quốc. Tuy nhiên đây là một quá trình tự chủ trong khuôn khổ, các cơ quan quản lý vẫn giữ lại một số quyền quyết định quan trọng về nhân sự và tài chính.

Cho đến những năm 1950, mô hình giáo dục đại học Trung Quốc chịu sự kiểm soát chặt chẽ và toàn diện của Nhà nước, trong đó mối quan hệ giữa chính phủ và trường đại học mang tính một chiều “từ trên xuống”. Chính quyền trung ương chịu trách nhiệm hoạch định chính sách giáo dục đại học, phân bổ nguồn lực, kiểm soát việc quản lý, điều động cán bộ giảng dạy và nghiên cứu, phát triển chương trình dạy học, lựa chọn giáo trình, tuyển sinh và phân công công việc cho sinh viên tốt nghiệp. Trong những năm 1960, Bộ Giáo dục trực tiếp quản lý hoạt động của các trường đại học, bao gồm cả thiết kế và phê duyệt giáo trình. Việc thành lập, thay đổi và hủy bỏ các chương trình giảng dạy đều phải được sự chấp nhận của Bộ.

Bước sang thập kỷ 1980, cùng với sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường, mối quan hệ giữa chính phủ và trường đại học Trung Quốc cũng chuyển biến đáng kể. Năm 1985, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua Quyết định Cải cách hệ thống Giáo dục tại Hội nghị Giáo dục Quốc gia, trong đó tự chủ đại học được xem là một ưu tiên.

Chính phủ nới lỏng kiểm soát

Năm 1993, Chương trình Cải cách và Phát triển Giáo dục ở Trung Quốc được ban hành để tái khẳng định thông điệp của Quyết định năm 1985, rằng chính phủ sẽ không trực tiếp kiểm soát hoạt động giáo dục, thay vào đó, sẽ trao quyền tự chủ nhiều hơn cho tất cả các trường đại học và đóng vai trò là người hỗ trợ.

Như đánh giá của UNESCO, có thể hiểu, tổ chức đảng chính là hội đồng quản trị của trường đại học công lập ở Trung Quốc.

Do đó, trong hai thập kỷ qua, các trường đại học và chính phủ Trung Quốc tiếp tục đổi mới để trao cho các trường đại học có sự tự chủ nhiều hơn, đồng thời bắt đầu từ bỏ vai trò độc quyền và tạo điều kiện cho các khu vực ngoài nhà nước tham gia nhiều hơn vào giáo dục đại học. Trách nhiệm xây dựng chính sách và kế hoạch phát triển dài hạn cho từng trường đại học được giao vào tay hiệu trưởng, bao gồm thiết kế kế hoạch dạy học, tổ chức các khoa, bộ môn, lựa chọn giáo trình và tổ chức các hoạt động dạy học. Tương tự, các phòng ban cũng có quyền chủ động hơn trong giảng dạy, nghiên cứu, nhân sự và phân bổ nguồn lực.

Thay đổi này đã nhanh chóng mang lại kết quả giúp các trường tạo ra các chương trình giảng dạy, thành lập các ngành học phù hợp với thực tiễn, qua đó kịp thời đáp ứng nhu cầu của người học với số lượng sinh viên gia tăng nhanh chóng. Một minh chứng là ở Đại học Sư phạm Hoa Đông (ECNU), một trong 36 đại học được xếp hạng A trong kế hoạch hạng nhất kép (Double First-class) ở Trung Quốc, từ tổng số 7.233 sinh viên năm 1995 lên 12.348 sinh viên năm 2000, 19.424 sinh viên năm 2005 và 25.548 sinh viên năm 2011. Số lượng sinh viên sau đại học tăng nhanh hơn so với sinh viên đại học kể từ năm 2000.

Đại học Sư phạm Hoa Đông (ECNU) hiện có hai Phòng thí nghiệm Trọng điểm quốc gia, một Trạm Nghiên cứu và Quan sát Thực địa Quốc gia, sáu phòng thí nghiệm – trung tâm kỹ thuật trọng điểm, và sáu cơ sở nghiên cứu chính về khoa học xã hội và nhân văn của Bộ Giáo dục. Ảnh: Nhóm nghiên cứu do GS Wu Peng và PGS Xu Hao (trường Hóa học và Kỹ thuật Phân tử, ECNU) đứng đầu đã phát triển thành công vật liệu sàng phân tử ECNU-21 với cấu trúc hoàn toàn mới. Nguồn: ECNU

Tự chủ về cơ cấu tổ chức: cải tổ nhưng trong khuôn khổ

Luật Giáo dục Đại học năm 1998 cho phép các trường đại học công lập quyền thay đổi cơ cấu tổ chức của họ, chính vì vậy mà các trường đã tiến hành cải tổ, nhằm huy động các nguồn lực từ cả chính phủ và thị trường. Nhờ đó, các trường đã có thể cho thành lập các quỹ phát triển và các trung tâm hợp tác giáo dục với quốc tế, bên cạnh đó là sự ra đời của các bộ phận quan hệ công chúng, các hiệp hội cựu sinh viên, nhằm ghi nhận tầm quan trọng của các nguồn lực ngoài nhà nước, bao gồm các khoản đóng góp từ những cựu sinh viên và toàn xã hội. Các văn phòng giáo dục quốc tế được thành lập với mục đích quản lý các sinh viên quốc tế, tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế.

Các trường cũng chủ động xây dựng các ủy ban chuyên môn nhằm thể chế hóa hệ thống quản lý nội bộ, như hội đồng đại học, ủy ban học thuật, ủy ban bằng cấp, ủy ban giảng dạy, ủy ban giáo sư, tạo ra sự cân bằng giữa quyền lực và trách nhiệm giữa các giảng viên, cũng như bảo vệ quyền tự chủ của các chương trình học thuật trong tương lai.

Quyền tự chủ về nhân sự được thể hiện ở việc các trường tự quyết định hợp đồng với các giảng viên, được chuyển từ hợp đồng dài hạn sang hợp đồng có thời hạn nhằm đòi hỏi các giảng viên và nhà nghiên cứu trong trường luôn cố gắng đảm bảo các chỉ tiêu đề ra chứ không phải “an phận” với tiêu chuẩn vị trí việc làm trọn đời như trước. 

Tuy nhiên, năm 2000, một cuộc khảo sát với sự tham gia của các giáo sư và phó giáo sư từ hơn 200 trường đại học đã cho thấy, chỉ 55% người được hỏi cho rằng các cơ sở của họ được chủ động hơn trong việc tuyển dụng giảng viên. Đa số người được hỏi tin rằng họ thiếu quyền tự chủ trong thăng chức hoặc bổ nhiệm vào các chức vụ chủ chốt (55%), tuyển dụng chuyên viên cấp cao, trưởng bộ phận (52%).

Đại học Thiên Tân là một trường tự chủ và tham gia Đề án 211 rất sớm, nhằm thực hiện “Kế hoạch hành động đổi mới nền giáo dục thế kỷ 21”. Cuối năm 2000, Bộ Giáo dục và thành phố Thiên Tân đã ký một thỏa thuận nhằm xây dựng Đại học Thiên Tân trở thành trường đại học hàng top trên thế giới. Ảnh: Các sinh viên quốc tế của Đại học Thiên Tân. Sinh viên trường này đã nhận được Học bổng Chính phủ Trung Quốc 2020 mang tên “Chương trình con đường tơ lụa”. Ảnh: Tianjin University.      Đến nay, tình trạng nêu trên có thể đã được cải thiện phần nào, với việc các trường có thể dễ dàng thiết lập các chương trình tiến sĩ, đánh giá học giả và nhà quản lý, bổ nhiệm trưởng khoa và trưởng phòng, điều chỉnh các phòng ban. Nhưng nhìn chung, việc sa thải một giảng viên vẫn cực kỳ hiếm gặp ở các trường đại học Trung Quốc. Đặc biệt, các trường vẫn chịu sự kiểm soát trực tiếp từ Bộ giáo dục và các cơ quan chức năng trong việc bổ nhiệm những vị trí chủ chốt như Bí thư và Phó Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng.

Vai trò giám sát sát của Đảng và các cấp chính quyền

Thị trường đã trở thành yếu tố thứ ba chen vào giữa mối quan hệ giữa trường đại học và chính phủ. Tuy nhiên, thị trường đôi lúc có thể điếc và mù và làm mất đi tính công bằng trong giáo dục nên nhà nước vẫn phải đóng vai trò đảm bảo công bằng. Vì vậy chính quyền trung ương trở thành một “nhà quản lý thị trường” và chuyển vai trò từ kiểm soát sang giám sát thị trường. Để đảm bảo trách nhiệm giải trình, Bộ Giáo dục đã thành lập các cơ quan hỗ trợ nhằm đảm bảo chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học (Bộ Giáo dục thành lập Trung tâm Đánh giá Giáo dục Đại học HEEC vào tháng 8 năm 2004, đánh dấu giai đoạn mới của một hệ thống đánh giá chuyên nghiệp về giáo dục đại học ở Trung Quốc).

Về mặt cơ cấu tổ chức, Hiệu trưởng có quyền quản lý độc lập, nhưng dưới sự giám sát của Đảng. Các lãnh đạo bao gồm Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy do Bộ Giáo dục bổ nhiệm. Các Hiệu phó và Phó bí thư Đảng ủy cũng do Bộ bổ nhiệm theo đề xuất của Hiệu trưởng và Bí thư Đảng ủy.

Cơ chế quản lý ở các trường đại học công lập Trung Quốc có thể hình dung ngắn gọn qua câu “Hiệu trưởng chịu trách nhiệm điều hành nhà trường, dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Như đánh giá của UNESCO trong Báo cáo “Cải cách giáo dục đại học: trường hợp của Trung Quốc”, có thể hiểu, tổ chức đảng chính là hội đồng quản trị của trường đại học công lập ở Trung Quốc. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc điều hành. Cơ cấu tổ chức trong trường chia làm các ủy ban khác nhau, nhưng tách thành hai hệ thống riêng rẽ: dưới sự quản lý của Hiệu trưởng và dưới sự quản lý của Đảng. Dù hai bên đã đưa ra những quy tắc đảm bảo sự hợp tác giữa hai hệ thống, nhưng đã có một số báo cáo cho thấy giữa hai thiết chế này vẫn chưa hoàn toàn khớp nối trơn tru.

***

Như vậy, với quyền tự chủ trên một số phương diện, đặc biệt có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ khu vực Nhà nước, các trường đại học Trung Quốc đã đạt được những kết quả ấn tượng nhất định, thể hiện qua số lượng đào tạo đại học và sau đại học, các kết quả nghiên cứu và hợp tác quốc tế về chuyên môn, cùng một số nền tảng cho quyền tự chủ về học thuật. Tuy nhiên, mô hình tự chủ của các trường đại học này vẫn nằm trong khuôn khổ và có sự giám sát chặt chẽ từ bên trên đối với các nhân sự quản lý cấp cao nhất. Chúng ta vẫn cần thêm thời gian để đánh giá liệu những thành công trong tự chủ đại học ở Trung Quốc có thực sự bền vững hay không.□

Anh Thư  tổng hợp

Báo cáo “Cải cách giáo dục đại học: trường hợp của Trung Quốc” của UNESCO, năm 2014. Nguồn: https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000231858

Báo cáo “Trao quyền tự chủ cho các các đại học ở châu Á” của UNESCO, năm 2014. Nguồn: https://unesdoc.unesco.org/ark:/48223/pf0000229831

Ratanawijitrasin S. (2015) The Evolving Landscape of South-East Asian Higher Education and the Challenges of Governance. In: Curaj A., Matei L., Pricopie R., Salmi J., Scott P. (eds) The European Higher Education Area. Springer, Cham. https://doi.org/10.1007/978-3-319-20877-0_15

Li Lixu Shandong Normal, China’s Higher Education Reform 1998-2003: A Summary University, Asia Pacific Education Review, 2004, Vol. 5, No. 1, 14-22. https://web.archive.org/web/20100623215250/http://eri.snu.ac.kr/aper/pdf/Vol%205%20No%201%20July%202004%20PDF/02.Li%20Lixu.pdf

1 Ra đời vào năm 1998 theo quyết định của Chủ tịch kiêm Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Đề án quyết định cả chính phủ và các chính quyền địa phương tập trung phân bổ số tiền lớn một số trường đại học trọng điểm để xây dựng các trung tâm nghiên cứu mới, cải thiện cơ sở vật chất, tổ chức các hội nghị quốc tế, thu hút các giảng viên nổi tiếng thế giới và các học giả tham quan, đồng thời giúp các giảng viên Trung Quốc tham dự các hội nghị ở nước ngoài . Theo Academic Ranking of World Universities 2018/19 và Times Higher Education 2019/20, hầu hết trong số 39 trường đại học trong Đề án 985 đều thuộc top 500 trường đại học hàng đầu thế giới. Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Project_985

https://en.wikipedia.org/wiki/Project_211

Thành Công Bước Đầu Của Mô Hình Dạy Tiếng Việt Tại Malaysia

Đại diện Đại sứ quán và Câu lạc bộ Phụ nữ Việt Nam tại Malaysia đến thăm lớp (Ảnh: Vietnam+)

Lớp học có 30 em đăng ký tham gia, được chia thành hai lớp theo lứa tuổi và được bố trí học vào thời gian cuối tuần.

Để giúp các em học được tiếng Việt và hình thành thói quen sử dụng tiếng Việt, các giáo viên đã vận dụng hết khả năng sư phạm của mình trong những năm giảng dạy tại Việt Nam để dạy dỗ các em. Từ việc dạy mỗi ngày một chút, uốn nắn từng câu từ, chữa từng lỗi chính tả cho đến tham gia các trò chơi cùng các em, các giáo viên đã từng bước tạo ra những thay đổi rõ rệt.

Hiện tại hầu hết các em đã nói tiếng Việt khá thành thạo, có thể hiểu được nội dung các bài giảng theo giáo trình do Bộ Giáo dục Việt Nam biên soạn, đồng thời làm bài tập về nhà khá tốt.

Trong dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước được tổ chức mới đây tại Đại sứ quán Việt Nam, các em đã cùng hát bằng tiếng Việt, được bà con trong cộng đồng khen ngợi và cổ vũ nhiệt tình. Các em đã hình thành thói quen giao tiếp bằng tiếng Việt khi đến lớp, từ đó tạo nền tảng cho việc học tiếng Việt hiệu quả và bài bản hơn.

Cô giáo Nguyễn Thụy Thiên Hương, một trong hai giáo viên chính của lớp cho biết, các em được học tiếng Việt lồng ghép với kiến thức về văn hóa Việt Nam. Các em đã lĩnh hội tốt những điều này. Những kết quả bước đầu được các phụ huynh đánh giá cao.

Những kết quả ban đầu của lớp có sự quan tâm, hỗ trợ của Câu lạc bộ Phụ nữ Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam và cả cộng đồng người Việt tại Malaysia.

Ông Bùi Khánh Long, Phó Bí thư Đảng ủy tại Malaysia cho biết việc dạy tiếng Việt nhằm giúp các em nói được tiếng mẹ đẻ, hiểu lịch sử, văn hóa Việt Nam, qua đó thêm gắn bó với quê hương đất nước, với cội nguồn dân tộc của mình.

Theo ông Long những kết quả và kinh nghiệm từ lớp dạy tiếng Việt đầu tiên này sẽ được Đại sứ quán Việt Nam nghiên cứu, xem xét để nhân rộng ra các địa phương khác tại Malaysia. Trong thời gian tới Đại sứ quán sẽ sửa chữa một số phòng tại Đại sứ quán thành nơi học mới, giúp cho lớp học có được địa điểm tốt hơn./.

Nguồn: TTXVN

10 Trường Đại Học Đẹp Nổi Tiếng Của Trung Quốc

Những năm gần đây, trở thành từ khóa được tìm kiếm cực kì hot của các bạn học sinh, sinh viên. Trong xu thế hội nhập, Trung Quốc đang phát triển với một tốc độ chóng mặt, kinh tế ngày càng phát triển, chính vì vậy du học Trung Quốc cũng nhờ vậy mà phát triển vượt bậc.

1. Trường Đại học Bắc Kinh

Đại học Bắc Kinh là một trường đại học trọng điểm cũng như đại học trọng điểm quốc gia. Trường có 30 viện và 12 bộ môn với 93 chuyên ngành đại học, hai chuyên ngành văn bằng 2, 199 chuyên ngành cho các ứng viên thạc sĩ và 173 chuyên ngành cho ứng viên tiến sĩ. Trong khi vẫn đặt trọng tâm vào khoa học cơ bản, trường cũng đã đặc biệt chú ý đế việc phát triển khoa học ứng dụng.

Hiện tại, Đại học Bắc Kinh có 216 viện và trung tâm nghiên cứu trong đó có 2 trung tâm nghiên cứu kỹ thuật quốc gia. Phần lớn các cuộc xếp hạng các trường đại học Trung Quốc đều xếp Đại học Bắc Kinh trong nhóm các trường đại học hàng đầu ở Trung Quốc. The Times Higher Education Supplement năm 2006 xếp hạng Đại học Bắc Kinh là trường đại học tốt thứ 14 thế giới, xếp hạng cao nhất ở châu Á; một xếp hạng tương tự năm 2007 xếp trường này ở hạng 36th, và xếp hạng năm 2008 thì trường này đứng thứ 50 Human Resources & Labor Review xuất bản trong Chasecareer Network, xếp trường này thứ 41 về mặt quốc tế trong năm 2009. The Academic Ranking of World Universities 2008 xếp trường này giữa hạng 201 và 300.

2. Trường Đại học Vũ Hán

Đây là một trường đại học trực thuộc quản lý của Bộ Giáo dục Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trường này nằm ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc. Thành lập năm 1893, Trường Đại học Vũ Hán là một trong những trường đại học tổng hợp trọng điểm của chính phủ. Trường ngụ tại thành phố Vũ Hán – một thành phố lớn có phong cảnh tuyệt đẹp của Trung Quốc.

Trường có 29 trường cao đẳng và rất nhiều các chuyên ngành học, bao gồm tất cả các ngành khoa học, Kỹ thuật, Nông nghiệp, Dược, Văn học, Lịch sử, Triết học, Luật, Kinh tế, Quản lý giáo dục, 85 chuyên ngành đaị học, 189 các chuyên ngành đào taọ Thạc sĩ, 99 chuyên ngành đào tạo Tiến sĩ, 11 chương trình nghiên cứu sau Tiến sĩ, các phòng thí nghiệm, thực hành thí nghiệm, các trung tâm nghiên cứu kỹ thuật công nghệ,…

Trường có hơn 5.000 giáo viên, trong đó hơn 300 các giáo sư và liên kết với hiệp hội các giáo sư, họ là thành viên trong Viện nghiên cứu Khoa học Trung quốc, Viện Kỹ thuật Trung quốc, và Viện nghiên cứu Âu Á. Trường có hơn 40.000 sinh viên đang theo học các khoá học đại học, trong đó có hơn 600 sinh viên quốc tế và hơn 8.000 sinh viên đã tốt nghiệp và tiếp tục theo học các khoá học Thạc sĩ và Tiến sĩ.

Các khoá học đào tạo của trường Đại học Vũ Hán: Khoá học tiếng Trung ngắn hạn Khoá học dự bị tiếng Trung (1 năm) Khoá học lấy bằng cử nhân (4 năm) Khoá học Thạc sĩ (2 năm) Khoá học Tiến sĩ (3 năm)

3. Đại học Trung Sơn

Đại học Trung Sơn là một trường đại học trọng điểm trọng điểm quốc gia. Trường có 45 viện và 8 bộ môn với 116 chuyên ngành đại học, hai chuyên ngành văn bằng 4, 52 chuyên ngành cho các ứng viên thạc sĩ và 4783 chuyên ngành cho ứng viên tiến sĩ. Trong khi vẫn đặt trọng tâm vào khoa học cơ bản, trường cũng đã đặc biệt chú ý đế việc phát triển khoa học ứng dụng.

Trường cũng tham gia nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực và các viện nghiên cứu của trường gồm: Viện Nghiên cứu Phát triển Nguồn nhân lực và Khoa học Hành chính, Viện Nghiên cứu Giáo dục Kinh tế và Hành chính và Viện Nghiên cứu Khoa học Sâu bọ. Những bạn có mong muốn du học ngành Nông nghiệp thì các trung tâm tư vấn du học Trung quốc đều chọn đây là lựa chọn lý tưởng.

4. Đại học Hạ Môn (Phúc Kiến)

Đại Học Hạ Môn cũng là trường đại học đầu tiên do Hoa Kiều sáng lập trong lịch sử giáo dục cận đại của Trung Quốc, đồng thời cũng là một trong ít trường Đại học trực thuộc bộ giáo dục Trung Quốc.

Đại Học Hạ Môn có tổng diện tích khuôn viên trường lên tới 5000 mẫu ( khu trường Hạ Môn hơn 2500 mẫu, khu trường Chương Châu 2568 mẫu), giáp biển tựa núi, là một trong những trường Đại học được công nhận là đẹp nhất tại Trung Quốc.

Trường bao gồm 22 học viện ( 58 khoa) và 9 viện nghiên cứu, hiện có hơn 30.000 học sinh đang theo học tại trường, đội ngũ giảng viên hơn 2000 người, trong đó hơn 1300 giảng viên có học vị giáo sư, phó giáo sư và 20 viện sỹ thuộc viện nghiên cứu công trình khoa học Trung Quốc.

Thư viện trường tích luỹ một lượng sách khổng lồ gồm hơn 460 vạn quyển, mạng Internet trường học luôn được xếp vào hàng đầu trong các trường đại học trên toàn quốc về chất lượng và tốc độ xử lý. Trước mắt, trường Đại học Hạ Môn đã cùng hơn 100 trường Đại học trên toàn cầu thiết lập mối quan hệ hợp tác lâu dài, mỗi năm trường tiếp nhận hơn 2000 du học sinh đến từ nhiều quốc gia và khu vực.

Đại học Hạ Môn có một đội ngũ giảng viên cao cấp và nhân viên bao gồm 2475 giảng viên toàn thời gian và các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, trong đó có 1.522 giáo sư và phó giáo sư và 22 viện sĩ của CAS và CAE

Hiện tại, Đại học Hạ Môn có tổng số hơn 38.000 sinh viên , bao gồm 20.575 sinh viên đại học, 15.590 học viên cao học, 2.567 sinh viên tiến sĩ, và hơn 2500 sinh viên quốc tế, hướng tới mục tiêu của “xây dựng một trường đại học cao cấp nổi tiếng cả trong và ngoài nước.

Đại học Hạ Môn được đánh giá là một trong những trường đại học đẹp nhất Trung Quốc.

Top 8 Show Truyền Hình Thực Tế Đình Đám Của Trung Quốc

1. Phi thường hoàn mỹ

Cũng có các cô gái đến vì đã “phải lòng” một anh chàng trong số 16 nam chính, cô sẽ đến để bày tỏ tình cảm và thuyết phục chàng trai hẹn hò với mình. Show truyền hình “cưa đổ” nhiều người hâm mộ bởi những màn tỏ tình đốn tim cũng như những câu nói ngôn tình các nhân vật chính dành cho nhau. Đây là show đã được mua bản quyền tại Việt Nam với cái tên “Vì yêu mà đến”.

2. Running man

3. Sing My Song

Chương trình giúp tìm ra được những bài hát xuất sắc qua các vòng thi với sự dẫn dắt của 4 nhân vật ghế nóng theo từng phong cách âm nhạc của giám khảo. Người chiến thắng chung cuộc là người có sáng tác nhận được nhiều bình chọn nhất từ khán giả xem truyền hình và hội đồng thẩm định bao gồm các phóng viên giải trí và biên tập viên âm nhạc. “Sing My Song” hiện nay cũng được nước Việt Nam ta mua bản quyền và phát sóng , trở thành một trong những show thực tế có độ rating nhất nhì cả nước.

4. Happy Camp

5. The Voice of China

Đây là một cuộc thi giữa các thí sinh ưu tú khắp Trung Quốc, bên cạnh sự góp mặt của nhiều ca sĩ nổi tiếng khác từ Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc… The Voice China thể hiện sự công phu và chất lượng vượt trội trong việc tuyển chọn thí sinh tham dự , huấn luyện viên đầy quyền lực, xuất sắc trong truyền thông và kịch bản chương trình . The Voice of China đã tạo dựng được vị trí nhất định trong lòng người hâm mộ.

6. Bố ơi mình đi đâu thế

7. Thần tượng đến rồi

Để trở thành những nữ thần trong lòng mọi người, họ đã phải trải qua quá trình hoạt động liên tục và không ngừng phấn đấu. Chương trình không chỉ đem lại những giây phút giải trí mà còn có cả sự lắng đọng, trải lòng của các sao nữ về cuộc sống và công việc .

8. Có em chung đường

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mô Hình Tự Chủ Đại Học Của Trung Quốc trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!