Đề Xuất 3/2023 # Lớp Toán Thầy Nguyễn Thế Bình # Top 4 Like | Maytinhlongthanh.com

Đề Xuất 3/2023 # Lớp Toán Thầy Nguyễn Thế Bình # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Lớp Toán Thầy Nguyễn Thế Bình mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thầy Nguyễn Thế Bình: Giáo viên Toán giỏi tại Trung Tâm Học Mãi

Tốt nghiệp k55 – Thạc sỹ Toán Đại Học Sư Phạm Hà Nội

10 Năm luyện thi: hàng trăm em đỗ trường chuyên, trường điểm

Thầy Nguyễn Thế Bình là cựu học sinh chuyên Toán trường THPT chuyên Lam Sơn, tốt nghiệp K55 trường ĐHSP Hà Nội, thầy đã học xong thạc sỹ Toán và hiện đang giảng dạy tại Trung Tâm Học Mãi, Trung Tâm Thăng Long một trong những hệ thống giáo dục lâu đời và uy tín bậc nhất Hà Nội. Với sở thích đam mê các môn học tự nhiên từ nhỏ, thầy dành nhiều thời gian tìm tòi, nghiên cứu phương pháp học tập tối ưu, dễ hiểu nhằm giúp các em học sinh từ trung bình lên khá, từ khá lên giỏi mà không hề bị áp lực hay mất quá nhiều thời gian.

2. Kinh nghiệm giảng dạy thầy Nguyễn Thế Bình

Thầy Nguyễn Thế Bình có hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy Toán cấp 2, cấp 3. Phần lớn học sinh của thầy thi đỗ vào các trường THPT danh giá hàng đầu như: Chuyên Sư Phạm, Chuyên KHTN, Việt Đức, Trần Phú, Thăng Long, Kim Liên, Chu Văn An, Nguyễn Tất Thành… với điểm thi môn Toán từ 8 trở lên. Hiện tại thầy Bình mở nhiều nhóm lớp 6, 7, 8, 9 và cả ôn thi Đại Học tại khu vực chúng tôi Bà Trưng. Học sinh của thầy đa số học tại trường cấp 2 Lương Thế Vinh, Trưng Vương, Giảng Võ, Ngô Sỹ Liên, Đoàn Thị Điểm, Tân Định,… Hay cấp 3 Việt Đức, Trần Phú, Thăng Long, Kim Liên, Chu Văn An…

3. Ý kiến đánh giá của phụ huynh & học sinh về thầy Nguyễn Thế Bình

“Theo tôi điều quan trọng đầu tiên của một giáo viên Toán giỏi là vững vàng về chuyên môn, giỏi về kiến thức. Theo đó, người thầy phải vững vàng về kiến thức truyền thụ cho học sinh, phải nắm bắt được tất cả những luồng kiến thức dùng để truyền tải cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Cùng với việc truyền đạt kiến thức, người giáo viên Toán giỏi phải biết phát triển tri thức trên nền tảng đã có, để học sinh có thể phát huy được khả năng tự học của mình.

Thứ hai, giáo viên Toán giỏi phải là giáo viên dạy giỏi. Cụ thể, người thầy phải có phương pháp giảng dạy thích hợp, có khả năng giảng dạy cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau kể cả trung binh hay khá giỏi. Đồng thời, biết khơi gợi khả năng nhận thức, tư duy của học sinh, không áp đặt lối suy nghĩ truyền thụ một chiều.

Một vấn đề quan trọng mà tôi nhận thấy để đánh giá một giáo viên Toán giỏi đó là phải biết xử lý tốt tình huống phát sinh trong khi dạy. (ví dụ: học sinh lười, nghịch, chưa thích học, mất tập trung, học trước quên sau, lười làm bài tập…thì xử lý ra sao). Nếu nắm bắt đúng tâm lý, hiểu đúng suy nghĩ của học sinh và biết học sinh mong muốn gì để từ đó xây dựng giáo án, bài giảng phù hợp thì chắc chắn buổi học sẽ thêm phần hấp dẫn, sinh động, không gây nhàm chán.

Thứ ba, giáo viên Toán giỏi phải có kết quả lao động tốt. Theo đó, học sinh của thầy phải có kết quả học tập cao. Đây là một tiêu chí quan quan trọng để đánh giá một giáo viên Toán giỏi. Giáo viên được xem là giỏi khi học sinh của giáo viên đó luôn hiểu được bài học, có hiệu quả trong học tập. Và thầy Bình rất tự hào vì đa số học sinh theo thầy đều đạt được kết quả cao, đúng nguyện vọng mong muốn của từng em. Sự hài lòng của thầy cô, niềm vui của cha mẹ là sự động viên tinh thần lớn lao để thầy tận tâm hơn nữa với nghề giáo”.

Dành cho học sinh trung bình, mất gốc muốn nâng lên mức độ khá.

Dành cho học sinh khá muốn nâng lên mức độ giỏi.

Dành cho học sinh các lớp chọn, lớp chuyên, trường tốp, trường điểm muốn nâng cao, bồi dưỡng môn Toán để thi chuyên, thi học sinh giỏi.

Cơ sở 1: Số 204 Ngõ 189 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cơ sở 2: Số 30 Ngõ 195 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cơ sở 3: Số 3 Ngách 46 Ngõ Hòa Bình 7, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Liên Hệ: 0989488557 đăng ký học Toán thầy Nguyễn Thế Bình

Thầy tin chắc các em học sinh & các bậc phụ huynh sẽ hài lòng !

Xin kính chúc các em học sinh & các bậc phụ huynh mạnh khỏe, thành công, hạnh phúc !

Liên hệ Thầy Nguyễn Thế Binh Call/zalo: 0989.488.557

Thầy Nguyễn Quốc Hùng: Vì Sao Người Việt Kém Tiếng Anh?

Đã 30 năm qua, tính từ ngày chúng ta bắt đầu đầu tư vào việc phát triển tiếng Anh (1986-2016), đến lúc chúng ta cần quay đầu lại để vui với thành tựu và quay trở lại với những lĩnh vực chúng ta đang gặp khó khăn.

Khi nói đến thành tựu, trong lĩnh vực nào chúng ta cũng có những con người xuất sắc, chẳng hạn trong đào tạo tại chức, có người đã trở thành giáo viên truyền hình, có người dùng tiếng Anh rất có hiệu quả trong công tác, nhưng nhìn đa số tại chức vẫn là “thi tại chỗ, đỗ tại thày”, chất lượng không được như ta mong muốn.

Trong hàng vạn người học tiếng Anh ở trung tâm cũng có người thành công, nhưng đa số vẫn “leo cột mỡ” vì nhìn chung trung tâm vẫn là nơi đào tạo với quan điểm “Tôi có sản phẩm, mời anh đến học theo sản phẩm của tôi” bất kể người đó là lái xe, người bán hàng, sinh viên hay bác sỹ. Bên cạnh đó, nó cũng là nơi thử nghiệm các kiểu học nhằm thu hút học viên như học nhanh (vài tuần nói được tiếng Anh), học chậm (bằng cử nhân), học mẹo (học qua giấc ngủ), thiền mà học, học không mất công sức, học cuồng nhiệt…

Điều chúng ta quan tâm nhiều nhất là học sinh phổ thông. Ngoài những học sinh xuất sắc như đoạt giải hùng biện tiếng Anh của Truyền hình, Đoạt giải thơ tiếng Anh của Hội đồng Anh, đa số không đáp ứng được chuẩn trung bình vì trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông năm 2015, khoảng gần 90% thí sinh nằm trong khung dưới trung bình.

Mặc dù Đề án 2020 công bố kết quả kỳ thi đánh giá năng lực học sinh lớp 12 học chương trình môn tiếng Anh thí điểm cấp THPT năm 2016, ngày 24-25/5/2016, với số lượng thí sinh là 4932 và tính tổng cả bốn kỹ năng, chỉ có 21,85% không đạt yêu cầu, nhưng cũng trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông 2016 kết quả vẫn là khoảng trên 88% học sinh dưới trung bình.

Với cách nhìn tận gốc, chúng ta sẽ phát hiện ra nhiều nguyên nhân rất thuyết phục. Trước hết là giáo trình. Khác với các nước tiên tiến nơi họ dùng checklist, ở Việt Nam, giáo trình quyết định tất cả. Đa số trường công sử dụng giáo trình do người Việt biên soạn.

Ở các nước có dạy tiếng Anh, thông thường có ba phương án tạo dựng giáo trình:

Một là tự người địa phương viết. Điểm yếu của nó là tiếng Anh của người phi bản ngữ không thể đảm bảo là đúng, người viết thường không được đào tạo chuyên sâu về biên soạn giáo trình, trong đó có vấn đề phương pháp, v.v. Điểm mạnh của nó là người viết nắm được nhu cầu địa phương, đặc thù của người học, khó khăn của người học, và văn hóa địa phương.

Hai là, dùng nguyên si một giáo trình của nước ngoài do người bản ngữ viết, của một nhà xuất bản nổi tiếng. Loại giáo trình này có điểm mạnh và điểm yếu ngược lại với loại do người địa phương viết.

Ba là, hợp tác giữa nhà xuất bản trong nước và ngoài nước, nhóm tác giả người địa phương và nhóm tác giả bản ngữ Anh, Mỹ phối hợp cùng viết. Đây là phương án ưu việt nhất vì bên nọ khắc phục điểm yếu của bên kia.

Đứng trước vấn đề giáo trình, Đề án 2020 đã nghiên cứu và đưa ra bộ 44 tiêu chí đánh giá giáo trình, nhằm quản lý và giúp các địa phương chọn được giáo trình thích hợp với mình trong kho tư liệu nước ngoài. Nhưng nó mới được duyệt và công bố vào cuối năm 2015, tức là sau 29 năm phát triển tiếng Anh. Muộn còn hơn không bao giờ. Chúng ta đang mong đợi thông tư hướng dẫn thực hiện và những thể chế đi kèm với nó.

Trình độ của giáo viên dạy tiếng Anh đang ở đâu?

Nguyên nhân thứ hai là trình độ người thầy. Giáo viên ở các cấp, trình độ tiếng Anh đã được nâng cao hơn so với kỳ khảo sát trên 8.000 giáo viên của Đề án 2020 năm 2010 với kết quả là trên 90% giáo viên không đạt yêu cầu, nhờ kế hoạch xây dựng khung năng lực 6 bậc và bộ chuẩn 5 domains giúp Đề án xây dựng chuẩn giáo viên, và chuẩn hóa được các chương trình bồi dưỡng giáo viên.

Tuy nhiên, ở nhiều nơi trình độ tiếng Anh của giáo viên vẫn còn tác động không nhỏ đến chất lượng học sinh. Bên cạnh đó là phương pháp giảng dạy của giáo viên. Phương pháp dạy người lớn khác hẳn với phương pháp dạy trẻ học tiếng Anh. Đó là hai thế giới hoạt động với cùng một mục đích nhưng các kỹ thuật khác nhau tới mức dạy trẻ là dạy trên đất thần tiên của Alice, còn dạy người lớn là dạy trên đất trần gian. Chúng ta vẫn còn trong tình trạng dạy trẻ như dạy người lùn (người lùn vẫn là người lớn). Đó là chưa tính đến kỹ thuật dạy ngoại ngữ cho trẻ trên thế giới đã bỏ chúng ta rất xa.

Theo tôi biết, Đề án 2020 đã dựa trên các bộ chuẩn khung năng lực tiếng Anh để đề ra chuẩn giáo viên các cấp, chuẩn đào tạo, mô hình đào tạo mới, tạo tính linh hoạt về bồi dưỡng giáo viên, ứng dụng công nghệ vào các điều kiện khác nhau. Vậy thì chúng ta triển khai mạnh mẽ hơn những thành tựu này vào thực tiễn làm sao nó tác động trực tiếp đến giáo viên đứng lớp.

Nguyên nhân thứ ba là sự khập khiễng giữa đào tạo và khảo thí. Hầu hết giáo viên cho rằng “học một đằng, thi một nẻo” xuất phát từ tình hình cụ thể là trong chương trình quốc gia quy định rèn luyện cả bốn kỹ năng, nhưng chúng ta không thể có điều kiện tổ chức thi cả bốn kỹ năng trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông cho hàng triệu học sinh, vì thế kỳ thi sẽ phải nghiêng về những lĩnh vực như từ vựng, ngữ pháp, đọc hiểu và viết luận. Điều này làm cho giáo viên tự dựng nên khẩu hiệu “thi gì học nấy”, cộng thêm khái niệm “dạy ngữ pháp” của chúng ta cũng nằm xa đằng sau tư tưởng mới của thế giới. Kết quả là học sinh dù học chăm chỉ đến mấy, dù điểm số cao vút nhưng vẫn không thể nói, nghe được.

Theo tôi biết, Đề án 2020 cũng đã tiến hành đào tạo chuyên gia về khảo thí, trong và ngoài nước với số lượng khoảng 1.000 người, đã xây dựng thước đo theo chuẩn quốc tế, chuẩn quốc gia và chuẩn địa phương. Vậy thì đã đến lúc chúng ta huy động thành tựu ấy vào việc cải thiện tình hình khảo thí.

Nguyên nhân thứ tư là hiện tượng tiêu cực. Cho đến nay, chưa ai thống kê có những loại tiêu cực nào và tác động của nó. Nhưng nếu chúng ta quan tâm sẽ thấy những vấn đề như: nếu điểm có thể chạy được thì liệu có còn cần chất lượng học tập nữa không? Nếu chứng chỉ có thể mua được thì trình độ giáo viên có lên được không.

Suy cho cùng, quay đầu nhìn lại chúng ta có cảm giác mọi biện pháp phức tạp, mọi chiến lược hiện đại hình như đã được hoàn thành, nhưng rồi nó vẫn chưa xuống được đến từng lớp học, tầng tầng lớp lớp. Theo tôi nghĩ chúng ta cần rất nhiều các cuộc khảo sát cấp quốc gia để phát hiện ra được yếu tố nào ngăn cản việc đưa thành tựu vào thực hiện. Trong cuộc đời nghiên cứu, tôi đã từng suy đoán vấn đề theo kinh nghiệm, kiến thức và sự tiếp xúc cá nhân của mình. Nhưng bài học lớn nhất của tôi là: khảo sát làm cho tôi mở mắt.

Dẫu sao cũng đã đến lúc chúng ta nghĩ đến những nhu cầu về phát triển các ngoại ngữ khác, không nên tuyệt đối hóa tiếng Anh, coi nó là cây gậy thần để hội nhập. Việc đưa thêm ngoại ngữ, dù là ngoại ngữ gì, vào trường phổ thông cũng là điều cần thiết và là điều bình thường. Nếu vào những năm 70 của thế kỷ trước, chúng ta yêu cầu đưa tiếng Anh vào nhà trường, chắc chúng ta sẽ gặp khó khăn không lường trước được. Và nếu vào thời điểm 2017, chúng ta đưa ngay tiếng Nga, Trung, Đức, Nhật, Hàn, … vào trường thì khó khăn cũng không nhỏ, do tình trạng tiếng Anh còn chưa đạt yêu cầu.

Người trong ngành và ngoài ngành có nỗi lo chung là “Một còn làm chẳng ra gì nữa là hai ba một lúc”, “Con chúng tôi không phải là chuột bạch” “Trẻ nhỏ không thể học hai ngoại ngữ cùng một lúc”. Tôi cho rằng việc phải làm thì phải làm, nhưng chọn “điểm rơi” mới là điều nên cân nhắc.

Hiện nay, rất nhiều khu vực đang mong chờ sự quan tâm hơn nữa của Nhà nước. Trước hết là các trường đại học có các khoa ngoại ngữ như ĐH Ngoại ngữ ĐHQG Hà Nội, ĐH Hà Nội, ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng, ĐH Sư phạm TP HCM, ĐH Quốc gia TP HCM. Bên cạnh đó, các trường phổ thông đang có các lớp tiếng Nga, Trung, Nhật… đang cần được đầu tư nhiều hơn để phát triển. Rồi đến các khu vực đào tạo cần đến tiếng Trung như đào tạo bác sỹ Đông Y, cán bộ nghiên cứu Đông phương học,… hoặc tiếng Hàn, tiếng Nhật như các cơ sở tuyển lao động nước ngoài… Và khi điểm rơi đến, tự khắc nhu cầu Xã hội sẽ bùng lên, tránh được sự đột phá có tác dụng ngược./.

Đằng Sau Thành Công Của Thầy Giáo Tiếng Anh Nguyễn Thái Dương

Câu nói “Một nghề cho chín” không hoàn toàn đúng cho Nguyễn Thái Dương

Việc học đại học có phải là vô ích?

Để đạt được thành công và là người truyền cảm hứng cho các thế hệ trẻ như Nguyễn Thái Dương, thì bản thân anh vốn là người đã có thể có nhiều lựa chọn. Nếu anh không rèn luyện tiếng Anh ngay từ khi còn học phổ thông và không dành cho nó sự quan tâm trong những năm tiếp đó, thì liệu anh có thể dám lựa chọn con đường đó hay không? Nếu trở thành nhà nghiên cứu Sinh học là con đường duy nhất, thì anh liệu có thể lựa chọn nữa hay không? Như vậy, không kể có làm trái ngành học đại học hay không, việc luôn đầu tư cho bản thân mình giúp có thể dễ dàng đưa ra nhiều con đường để bước vào đời.

Hiểu ưu và nhược điểm của bản thân để biến nó thành sức mạnh

Nói như thế không phải thầy giáo 9X không có điểm yếu. Anh từng thừa nhận mình có “não cá vàng”, hay quên. Nhờ đó, anh tự nghĩ ra các phương pháp để có thể nhớ từ vựng nhanh và học tốt hơn. Vốn có khiếu âm nhạc, anh lồng ghép việc học vào các bài hát, để từ đó cho ra đời các bài nhạc rất dễ hiểu và dễ nhớ cho cộng đồng học sinh. Giữa hàng ngàn giáo viên tiếng Anh trên thị trường lao động hiện nay, bao gồm cả giáo viên nước ngoài, Dương đi con đường của riêng anh, hiểu những lợi thế của mình, gắn niềm yêu thích vào công việc, từ đó tạo ra một Bộ nhận diện thương hiệu hoàn hảo.

Không có con đường nào trải toàn hoa hồng

Có thành công nào mà không trải qua khó khăn, gian khổ. Thà đổ mồ hôi trên thao trường còn hơn đổ máu ngoài chiến trường. Các bạn trẻ có quyền lựa chọn lập nghiệp bằng con đường khác ngoài cánh cổng Đại học. Và thực tế đã có rất nhiều tỷ phú chưa từng học Đại học. Nhưng bù lạị , họ đã phải học nhiều hơn ở cuộc sống, trong trường đời, cũng va vấp, cũng thất bại.

Thầy Giáo Đẹp Trai Kenny Nguyễn Luyện Nói Tiếng Anh Chuẩn Cho Sinh Viên

Đây cũng là lần đầu tiên thầy Kenny về Việt Nam dạy tiếng Anh với mong muốn mang đến cho tất cả các bạn một môi trường học tiếng Anh thú vị để có thể tự tin giao tiếp với người bản xứ và ứng dụng tiếng Anh trong công việc một cách hiệu quả.

Học tiếng Anh hiệu quả qua giao lưu tương tác

Các bài giảng của thầy Kenny bắt đầu với những bí quyết phát âm tiếng Anh chuẩn cơ bản nhưng cần thiết nhất, chẳng hạn như phát âm “s” ở cuối từ, cách nhấn trọng âm, nối âm và những lưu ý của thì quá khứ… Đồng thời, thầy cũng dành nhiều thời gian giao lưu, tương tác với sinh viên nhằm luyện khả năng phản xạ, phát hiện và sửa lỗi giao tiếp, lỗi phát âm, lỗi dùng từ,… cho học viên, qua đó giúp các bạn phát triển kỹ năng nói một cách tự nhiên. Khéo léo truyền tải kiến thức thông qua những câu hội thoại quen thuộc, lồng ghép vào bài giảng những ví dụ hài hước, thầy Kenny đã giúp học viên của lớp không chỉ dễ dàng tiếp thu các kiến thức mới mà còn được được “xả stress” hiệu quả.

Sau những buổi lên lớp đầu tiên, thầy Kenny nhận định: “Nhìn chung, các bạn sinh viên hay những người giỏi tiếng Anh đến mấy cũng không tránh khỏi những sai sót trong phát âm và sử dụng thì quá khứ, vì thế tôi muốn giúp các bạn khắc phục và ghi nhớ các lỗi sai ngay tại thời điểm nói, luyện cho các bạn nói nhiều, nghe nhiều và “đập mạnh” vào các điểm yếu. Sĩ số 25 học viên/lớp giúp tôi giao tiếp với học viên được nhiều hơn, phát hiện lỗi sai và giải đáp những thắc mắc của các bạn dễ dàng hơn”.

Được biết, ngoài sinh viên HUTECH, lớp “Luyện nói tiếng Anh chuẩn” của thầy Kenny còn có đông đảo học viên đến từ bên ngoài. Đây đều là những “fan cứng” của thầy Kenny, thường xuyên trau dồi tiếng Anh qua Paltalk từ các clip hướng dẫn của thầy trên Youtube.

Bạn Huỳnh Phạm Tuyết Trinh – sinh viên HUTECH tham gia lớp học cho biết: “Mình đã học được rất nhiều bí quyết và các mẹo trong giao tiếp tiếng Anh, có cơ hội được nghe dạy trực tiếp và giao lưu cùng thầy nên rất vui và thoải mái. Sự thân thiện, cởi mở của thầy cũng tạo động lực cho các bạn ngại giao tiếp cũng như sợ nói sai như mình được tự tin hơn trong việc sử dụng tiếng Anh”.

Chú trọng tiếng Anh giao tiếp – Nâng cao cơ hội thành công

Trong thời đại hội nhập, tầm quan trọng của tiếng Anh – ngôn ngữ toàn cầu – là điều không thể phủ nhận. Trong đó, tiếng Anh giao tiếp chính là yêu cầu đầu tiên để các bạn sinh viên có cơ hội tiếp cận những vị trí công việc tốt với thu nhập cao. Tuy nhiên, do đặc thù tiếng Anh giao tiếp ngắn gọn, sử dụng nhiều cụm từ cố định, thành ngữ… không giống như tiếng Anh “sư phạm” thiên về từ vựng nâng cao và ngữ pháp phức tạp vốn được chú trọng trong trường phổ thông hiện nay, nên đa số người Việt dù học giỏi tiếng Anh ở trường vẫn không thể giao tiếp tốt. Theo thầy Kenny, nguyên nhân vì họ không có đủ từ vựng thông dụng, đồng thời bị “vướng” bởi tâm lý e dè, “ngại” giao tiếp, cùng với phát âm chưa chuẩn dễ bị hiểu nhầm thành sai ngữ pháp.

Đó là lý do trường Đại học Công nghệ chúng tôi (HUTECH) xây dựng chương trình đào tạo tiếng Anh theo hướng hiện đại, chú trọng phát triển các kỹ năng ngôn ngữ với yêu cầu cao nhất là phải vận dụng được trong thực tế. Khác với các chương trình tiếng Anh phổ biến hiện nay, HUTECH đặc biệt tăng cường kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuẩn cho sinh viên theo hướng thực tiễn cao, tăng cơ hội luyện tập với những giảng viên tâm huyết, nói chuẩn tiếng Anh như thầy Kenny Nguyễn; xây dựng nhiều sân chơi như cuộc thi Hùng biện tiếng Anh, CLB Tiếng Anh, các buổi giao lưu với sinh viên quốc tế… Nhờ vậy, sinh viên có thể đảm bảo nghe hiểu được – nói lưu loát – giao tiếp tự tin – ứng dụng thành thạo tiếng Anh trong công việc hằng ngày.

Với thầy Kenny Nguyễn, muốn giỏi tiếng Anh đơn giản chỉ cần “luyện nhiều, nói nhiều, bắt chước nhiều”. Học một ngôn ngữ trước hết chính là học kỹ năng sử dụng ngôn ngữ đó, và “Luyện nói tiếng Anh chuẩn” cùng thầy Kenny Nguyễn là một trong những khóa học nằm trong chương trình phát triển kỹ năng tiếng Anh cho sinh viên của HUTECH. Được biết, khóa học đầu tiên kéo dài trong 3 tuần và khóa học tiếp theo sẽ khởi động vào tháng 10/2017.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Lớp Toán Thầy Nguyễn Thế Bình trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!