Cập nhật nội dung chi tiết về Lớp Học Tiếng Việt “Quê Hương” Tại Ekaterinburg mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tổng lãnh sự Ngô Phương Nghị tặng giấy khen cho các học sinh lớp tiếng Việt (Ảnh: chúng tôi
Từ đầu năm 2018, được sự quan tâm và giúp đỡ của Ủy ban Người Việt Nam ở Nước ngoài và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam, cùng với sự hưởng ứng nhiệt tình của các Hội đoàn và cộng đồng người Việt Nam tại địa phương, lớp học tiếng Việt mang tên “Quê hương” đã chính đã thức mở ra cho con em người Việt đang sinh sống và làm việc tại thành phố Ekaterinburg, thủ phủ miền Trung nước Nga.
Lớp học đã tạo ra bầu không khí mới mẻ và vui tươi cho bà con cũng như cho các em học sinh người Việt. Ngay trong những tháng đầu, lớp học đã thu hút được gần 30 em học sinh ở nhiều lứa tuổi đến lớp.
Chương trình học của lớp được giảng dạy theo giáo trình của Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài cung cấp. Các tiết học được các cô giáo thiết kế rất sinh động, xen lẫn giờ học với giờ chơi. Bên cạnh giờ học chữ, các em học sinh được học các trò chơi dân gian, tìm hiểu về truyền thống dân tộc, được học múa, học hát.
Sau 1 năm, khả năng đọc, viết và hiểu tiếng Việt của các em đã tốt hơn rất nhiều. Trước đây, các em hầu như chưa biết đọc, biết viết, thậm chí phát âm tiếng Việt còn chưa chuẩn. Đến nay các em đã đọc và viết được, nhiều em còn viết rất đẹp, khả năng nghe và viết chính tả đã tiến bộ trông thấy.
Tại buổi Lễ tổng kết, Tổng Lãnh sự Ngô Phương Nghị đã biểu dương và tặng bằng khen cho những thành tích học tập của các em học sinh, tập thể giáo viên và ban phụ huynh lớp học.
Cũng tại buổi lễ, Chương trình văn nghệ mừng ngày Tết thiếu nhi 1/6 do các em và các cô giáo dàn dựng, biểu diễn hoàn toàn bằng tiếng Việt đã diễn ra một cách rất tự nhiên và hấp dẫn. Những tiết mục múa, hát, ngâm thơ bằng tiếng Việt và đặc biệt tiết mục “nhạc kịch” đã đem lại sự bất ngờ thú vị cho các khách mời và người xem về khả năng ngôn ngữ của các em. Nhiều bậc phụ huynh đã bật khóc khi thấy con em của mình đã có nhiều tiến bộ từ việc học ngôn ngữ tiếng Việt của quê hương.
Kết quả này giúp củng cố niềm tin của cộng đồng trong việc duy trì tiếng Việt cho con em mình. Cộng đồng người Việt sống xa quê hương, nhưng đã luôn duy trì được ngôn ngữ tiếng Việt chuẩn và những truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc thông qua tổ chức các hoạt động văn nghệ, kỷ niệm các ngày lễ, Tết.
Theo GS Kuzmin, dự kiến đây sẽ là chương trình chính thức từ nay trở đi của trường đại học tổng hợp lớn nhất khu vực được thành lập cách đây 130 năm và sẽ được thực hiện bằng ngân sách của Liên bang Nga.
Tiếng Việt đã và đang là cầu nối, góp phần thắt chặt quan hệ Việt Nam-Nga tại khu vực này./.
Nguồn: chúng tôi
Lễ Tổng Kết Khóa Học Tiếng Việt “Quê Hương” Tại Ekaterinburg
Cán bộ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Ekaterinburg chụp ảnh lưu niệm cùng các cháu thiếu nhi. (Nguồn: TLSQ)
Từ đầu năm 2018, với sự quan tâm và giúp đỡ của Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam cùng với sự hưởng ứng nhiệt tình của các Hội đoàn và cộng đồng người Việt Nam tại địa phương, lớp học tiếng Việt mang tên “Quê hương” đã chính đã thức mở ra cho con em người Việt đang sinh sống và làm việc tại thành phố Ekaterinburg, thủ phủ miền Trung nước Nga.
Lớp học đã tạo ra bầu không khí mới mẻ và vui tươi cho bà con cũng như cho các em học sinh người Việt. Trong 1 năm, lớp học đã phát triển không ngừng. Ngay trong những tháng đầu, lớp học đã thu hút được gần 30 em học sinh ở nhiều lứa tuổi đến lớp.
Chương trình học của lớp được giảng dạy theo giáo trình của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài cung cấp. Các tiết học được các cô giáo thiết kế rất sinh động, xen lẫn giờ học với giờ chơi. Bên cạnh giờ học chữ, các em học sinh được học các trò chơi dân gian, tìm hiểu về truyền thống dân tộc, được học múa, học hát.
Một tiết mục văn nghệ của các cháu thiếu nhi người Việt. (Nguồn: TLSQ)
Sau 1 năm, khả năng đọc, viết và hiểu tiếng Việt của các em đã tốt hơn rất nhiều. Trước đây, các em hầu như chưa biết đọc, biết viết, thậm chí phát âm tiếng Việt còn chưa chuẩn. Đến nay các em đã đọc và viết được, nhiều em còn viết rất đẹp, khả năng nghe và viết chính tả đã tiến bộ trông thấy.
Tại buổi Lễ tổng kết, Tổng Lãnh sự Ngô Phương Nghị đã biểu dương và tặng bằng khen cho thành tích học tập của các em học sinh, tập thể giáo viên và ban phụ huynh lớp học.
Cùng với buổi lễ, Chương trình văn nghệ mừng ngày Tết thiếu nhi 1/6 hoàn toàn do các em và các cô giáo dàn dựng và biểu diễn hoàn toàn bằng tiếng Việt đã diễn ra một cách rất tự nhiên và thú vị. Những tiết mục múa, hát, ngâm thơ bằng tiếng Việt và đặc biệt tiết mục nhạc kịch đã đem lại sự bất ngờ thú vị cho các khách mời và người xem về khả năng ngôn ngữ của các em. Nhiều bậc phụ huynh đã bật khóc vì nhìn con em của mình đã có nhiều tiến bộ không ngờ từ việc học ngôn ngữ tiếng Việt của quê hương.
(Nguồn: TLSQ)
(Tin do Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Ekaterinburg cung cấp)
Không có người Việt trong số cư dân của chung cư vừa bị sập tại Nga
Như tin đã đưa, một vụ nổ lớn xảy ra ở một khu chung cư 9 tầng tại thành phố Magnitogorsk, thuộc vùng Ural, Nga, …
Đưa tiếng Việt đến với con em cộng đồng tại Ekaterinburg
Qua 5 tháng học tiếng Việt, đa phần các em đã nhận biết mặt chữ, viết và đánh vần được. Nhiều em đã tự đọc, …
Dạy Chữ Việt Ở Savanakhet: Giữ Tiếng Việt Quê Hương Trên Đất Bạn Lào
Được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Hội Những người Việt Nam tại Savanakhet (Lào), các cô giáo Quảng Trị yên tâm hơn để nỗ lực công tác, làm tròn nhiệm vụ. Trong 3 năm dạy học ở đất Lào, các cô giáo được giúp đỡ về mọi mặt, như chỗ ở, phương tiện đi lại để thuận tiện cho việc lên lớp.
Giữ tiếng Việt quê hương trên đất bạn Lào
Học sinh theo học tại trường Tiểu học – THCS Thống Nhất có cả học sinh là con em người Việt và Lào.
Khơi nguồn cảm hứng cho học sinh
Trên bục giảng, các cô vừa là giáo viên hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cho học sinh, vừa là những người bạn hướng dẫn về ngôn ngữ cho các em, uốn nắn cách phát âm, từng câu chữ. Đối với học sinh nơi đây, tiếng Việt được xem là ngôn ngữ thứ hai.
Các em vừa được học văn hóa, vừa học âm nhạc.Gần 3 năm dạy học tại Lào, cô giáo Trần Thị Thanh Huyền (SN 1993, quê ở xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc dạy học. Mối quan hệ giữa cô và trò cũng trở nên gắn bó, thân tình hơn.
Cô Huyền cho biết, ban đầu mới qua Lào rất khó giao tiếp, nhất là các học sinh nhỏ tuổi. Chính vì vậy, các cô người Việt phải hỏi cô giáo chủ nhiệm người Việt kiều về cách quản lớp. Bên cạnh đó, nhờ giáo viên của Bộ GD-ĐT hướng dẫn thêm.
Các học sinh được học theo chương trình của Bộ GD-ĐT dành cho người Việt ở nước ngoài nên chương trình cũng được chọn lọc cho phù hợp. Trong quá trình dạy, cái gì khó trong chương trình được đưa ra bàn bạc, trao đổi.
Cô Huyền nói rằng, phải gợi gợi được cảm hứng cho học sinh về ngôn ngữ tiếng Việt.Nhiều năm tham gia quản lý, dạy học cho học sinh, có niềm yêu thích ngôn ngữ và văn hoá Việt, cô giáo Khamphet Anothay – Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Thống Nhất cho biết, trong chương trình hiện nay, số lượng tiết học tiếng Việt nhiều nên học sinh tiếp thu tốt hơn, khả năng nói tiếng Việt được nâng lên. Một số học sinh có được nền tảng cơ bản là bố, mẹ gốc Việt nên có thể trao đổi ngôn ngữ.
Cô Khamphet Anothay nói rằng, việc dạy học quan trọng là khơi dậy cho học sinh cảm hứng, niềm yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt, thì việc học mới đạt hiệu quả.
Trường Thống Nhất là ngôi trường có nhiều học sinh tham gia các kỳ thi, đạt chất lượng.Bên cạnh việc được dạy ngôn ngữ tiếng Việt, các học sinh cũng được truyền đạt về truyền thống văn hóa dân tộc, các môn âm nhạc ngợi ca tình đoàn kết Việt – Lào anh em, sự gắn bó keo sơn, tình hữu nghị, hợp tác giữa hai nước.
Khao khát giữ tiếng quê hương!
Cô giáo Đậu Thị Lệ Hải (quê ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị), dạy học năm thứ 3 tại Savanakhet, cho biết: Buổi đầu dạy học tại Lào cũng có nhiều khó khăn, nhưng lòng nhiệt huyết với nghề nên dần quen cách dạy ở Lào. Trong quá trình dạy cũng nhận được sự hợp tác của học sinh, sự giúp đỡ của đồng nghiệp, nhà trường.
Gần 3 năm gắn bó với học sinh tại Lào, cô Hải luôn mong muốn các em đọc và hiểu được tiếng Việt.Tuy nhiên, vấn đề khó khăn là học sinh chưa giao tiếp được nhiều, giữa cô và trò vẫn có sự ngăn cách về ngôn ngữ nên việc truyền thụ kiến thức cho học sinh vẫn chưa đạt hiệu quả như mong đợi.
Vượt qua những khó khăn, trở ngại, các giáo viên luôn cố gắng hết mình để truyền đạt kiến thức, nâng cao khả năng ngôn ngữ cho các em.
Gia đình chị Mai Thị Kim Yến có 3 thế hệ sống ở Lào. Ba mẹ chị Yến sinh chị ra ở Lào, chị là thế hệ thứ ba.
Chị Yến có 2 đứa con học lớp 4 và lớp 6 trường Thống Nhất. Gia đình chị cố gắng cho con học với khát khao lưu giữ tiếng Việt, cho con hiểu về truyền thống văn hóa quê hương. “Gia đình quyết tâm cho con học chữ vì sợ mất gốc. Về nhà cũng thường trao đổi bằng tiếng Việt cho con thành thạo, khi thì cho các cháu nói 2 thứ tiếng. Nhờ đó mà cháu cũng hiểu được nhiều ngôn ngữ hơn”.
Thầy giáo Suphan Xenviset – Hiệu trưởng trường Tiểu học – THCS Thống Nhất cho biết, nhà trường đang thực hiện giảng dạy theo chương trình đổi mới SGK lớp 1 và lớp 6 của Bộ GD-ĐT Việt Nam.
Đánh giá về việc học tiếng Việt của học sinh, thầy cho biết, tham gia học tại trường có phần lớn học sinh Việt kiều và học sinh Lào, nhưng học sinh đã hiểu nhiều tiếng Việt.
Cán bộ, giáo viên và học sinh tại trường Thống Nhất.Theo thầy Suphan Xenviset, mục đích của việc dạy tiếng Việt giúp cho học sinh nói được, viết được, tiếp xúc được tiếng Việt. Thời gian học tiếng Việt đối với lớp 1-2 là 10 tiết/tuần, lớp 3-5 là 8 tiết/tuần. “Hiện học sinh nói được, phụ huynh cũng đón nhận và có lời khen về trường”, thầy nói.
Theo thầy Suphan Xenviset, đối với học sinh, ngoài việc học trên lớp, về nhà bố mẹ nói tiếng Lào nên dễ quên. Chỉ số ít thuận lợi do có bố mẹ nói tiếng Việt thì tiếp thu được nhiều.
Còn giáo viên người Việt thì khó khăn về tiếng Lào, trước gặp nhiều từ khó giáo viên không dịch được, bây giờ hiểu được rồi. Các cô giáo đã có sự cố gắng, nỗ lực, tiếp thu được nhiều tiếng Lào. Trong trường, các giáo viên đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
Trao đổi với PV Dân trí, TS. Lê Thị Hương – Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết, thực hiện kế hoạch hợp tác giữa Hội Việt kiều tại Savanakhet (Lào) và tỉnh Quảng Trị, từ năm 2008, Sở GD-ĐT cử giáo viên sang Lào tham gia dạy học cho con em người Việt, gồm dạy cho học sinh bậc Mầm non, dạy văn hóa cho học sinh Tiểu học, Trung học, dạy âm nhạc…
Trước khi sang Lào công tác, Sở Giáo dục tổ chức gặp mặt, động viên các giáo viên. Đây vừa là công tác tình nguyện vừa làm nhiệm vụ, giúp đỡ học sinh nâng cao năng lực tiếng Việt, có kiến thức về truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ. Mục tiêu quan trọng là nâng cao khả năng tiếng Việt cho học trò.
Hàng năm, Hội Việt kiều đều có quá trình đánh giá hoạt động giảng dạy của từng giáo viên gửi về Sở Giáo dục, có khen thưởng những giáo viên có năng lực để động viên, khuyến khích.
Nói về chính sách với giáo viên sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về, Giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Quảng Trị cho hay, hàng năm đều có ưu tiên cho các đối tượng này.
“Trước khi cử giáo viên sang Lào, các địa phương xem xét các vị trí, khi có chỉ tiêu thì ưu tiên bố trí các giáo viên này vào dạy. Có trường hợp địa phương đó chưa có chỉ tiêu tuyển dụng thì đành phải chờ”, cô Hương nói.
Thống kê của Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị, từ năm 2015 đến nay đã có 23 trường hợp giáo viên được gửi sang Lào công tác, dạy học.
Đăng Đức
Cách Viết Về Quê Hương Bằng Tiếng Nhật
Xin chào các bạn! Chắc hẳn khi học tiếng Nhật hay mới sang Nhật, các bạn thường được yêu cầu rằng hãy giới thiệu về quê hương của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách viết và có đủ số lượng từ mới để có thể viết một cách dễ dàng. Vậy hôm nay, để giúp các bạn trong vấn đề này, Tự học tiếng Nhật online xin giới thiệu bài viết : Viết về quê hương bằng tiếng Nhật
Các bạn có thể áp dụng kiến thức và từ vựng trong bài này để viết đoạn văn giới thiệu về Việt nam bằng tiếng Nhật
1 số từ vựng tiếng Nhật về quê hương
Quê hương tiếng Nhật là gì?
Để nói về quê hương trong tiếng Nhật, chúng ta có thể dùng một số từ như : 故郷 (kokyou): quê hương, cố hương, ふるさと (furusato): quê hương. Hoặc đôi khi là 田舎 (vùng quê) để diễn tả ý về quê : 田舎に 帰る (inakani kaeru). Thậm chí chúng ta có thể dùng từ 実家 (jikka) : nhà tôi, thường nói về nơi mình lớn lên.
Số số từ vựng cần thiết khác
町 (machi): thị trấn
街 (machi): thành phố
ふるさと (furusato): quê hương
住 む (sumu): sinh sống
子供 のごろ (kodomo no goro): thời trẻ con
離れた (hanareta): rời xa, đi xa
都市 (toshi): đô thị, thành phố
田 舎 (inaka): nông thôn
穏やか (odayaka): yên bình
にぎやか (nigiyaka): ồn ào, náo nhiệt
農 家 (nouka): nông dânー>農 業 (nougyou): nông nghiệp
親 しい (shitashii): thân thiện
なつかしい (natsukashi): nhớ nhung
恋 しい (koishii): yêu thương
Câu hỏi đặt ra khi Viết về quê hương bằng tiếng Nhật
Để viết được một đoạn hay một bài văn về quê hương tốt, bạn nên đặt ra các câu hỏi cụ thể và trả lời, như vậy sẽ giúp các bạn có một cấu trúc dàn bài ổn. Ví dụ:
あなたのふるさとはどこですか。 Quê bạn ở đâu?
あなたのふるさとはどんなところですか。 Quê bạn là một nơi như thế nào?
現在ふるさとに 住んでいますか。また、離れた 理由はなんですか。 Hiện tại bạn còn sinh sống ở quê không? Ngoài ra thì lí do rời quê là gì?
あなたのふるさとの 風景や 住民や雰 囲気などはどうですか。 Phong cảnh, người dân, bầu không khí,… ở quê bạn như thế nào?
今、ふるさとは 昔よりどんなに 変化しますか。 Bây giờ quê hương biến đổi như thế nào so với trước kia?
あなたのふるさとはなんで 有名ですか。 Quê bạn nổi tiếng bởi điều gì?
あなたのふるさとに 対する 気持ちはなんですか。 Tình cảm của bạn đối với quê hương như thế nào gì?
Tham khảo bài văn mẫu viết về quê hương bằng tiếng Nhật
Sakubun viết về quê hương bằng tiếng Nhật 1
Bài dịch
Tôi sinh ra ở núi An Sơn, quê hương tôi nằm trong quận Liêu Ninh. Dân số là 364 vạn người, nơi đây có một lịch sử dài cùng với phong cảnh đẹp và tài nguyên phong phú.
Tôi sống 20 năm của cuộc đời tại nơi đó nên có rất nhiều kí ức không thể nào quên được. Đến khi tôi vào đại học, rời xa quê, lúc đó tôi cảm thấy có chút buồn. Quê hương tôi có nhiều phong cảnh đẹp, ví dụ như tượng Phật bằng ngọc ở núi Thiên Sơn hay là suối nước nóng,.. hàng năm có rất nhiều khách tham quan tới, và đặc sản duy nhất chỉ có thể tìm thấy ở nơi này là quả lê Nanquo.
Tương lai, cho dù tôi có đi tới thành phố lớn nào đi nữa thì tôi vẫn sẽ không thể quên được quê hương mình. Bây giờ tôi đang học hành thật chăm chỉ. Tôi muốn tiếp thu thật nhiều kiến thức và kĩ năng, tương lai sẽ quay trở về quê hương và xây dựng một quê hương mới giàu đẹp bằng chính sức của mình cùng với mọi người.
Sakubun mẫu về quê hương tiếng Nhật 2
Bài dịch
Tôi đang sinh sống ở Kobe và cũng sinh ra ở nơi này.
Nhắc tới Kobe là nhắc tới thành phố được bao quanh bởi núi và biển. Hướng lên phía Bắc sẽ nhìn thấy núi Rokko ngập tràn cây xanh; hướng xuống phía Nam sẽ nhìn thấy cảng Kobe.
Núi Rokko có một vườn cây ăn quả thiên nhiên phong phú và một trại gia súc đông đúc. Ở trại gia súc thì có thể ăn luôn các sản phẩm làm từ sữa bò mới vắt như kem nhẹ, pho mát.
Phía sau núi Rokko là địa danh có tên là Urarokko. Ở đó có suối nước nóng Arima nổi tiếng. Suối nước nóng Arima tương truyền rằng ngày xưa được Toyotomi Hideyoshi dẫn gia nhân từ Osaka vào vui chơi. Trong sách giáo khoa cũng đưa ra thông tin Hideyoshi đã tới nơi tôi sống nên tôi rất cảm kích và rất muốn đến thử suối nước nóng đó.
Nơi tiếp theo tôi muốn giới thiệu là cảng Kobe. Cảng Kobe có lịch sử lâu đời giống như cảng Nagasaki và Yokohama. Đây là cảng nổi tiếng với việc trồng cây cà phê cùng những người dân di cư Brazil tới Nhật Bản và điệu nhảy Samba. Sự phát triển của cảng Kobe chắc chắn là một trong những lí do khiến nó trở thành đô thị Kobe quốc tế.
Ngày nay thành phố Kobe tươi đẹp cũng đã trên đà phát triển 14 năm. Vào sáng sớm ngày 17 tháng 1 năm 1995, Kobe đã gặp phải trận động đất khủng khiếp. Các tòa nhà bị đổ, mặt đất bị chia làm hai, người dân thành phố bị chôn vùi trong tòa nhà, hàng vạn người bị thương và chết. 14 năm sau, hiện tại thì nơi đây đang dần dần phong hóa nhưng tôi nhất định sẽ không quên trận động đất xảy ra với Kobe và tôi nghĩ phải truyền lại điều đó cho hậu thế. 14 năm trôi qua, Kobe hiện giờ rất đẹp và đang phục hưng. Tôi muốn mình sẽ bảo vệ Kobe một cách cẩn thận.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Lớp Học Tiếng Việt “Quê Hương” Tại Ekaterinburg trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!