Cập nhật nội dung chi tiết về Lập Dàn Ý Tả Cảnh Sông Nước (Một Vùng Biển, Một Con Suối Hay Một Hồ Nước) mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Dàn ý tả cảnh sông nước lớp 5 chi tiết
Lập dàn ý tả cảnh sông nước
Lập dàn ý tả cảnh sông nước (một vùng biển, một con suối hay một hồ nước) lớp 5 bao gồm dàn ý chi tiết từng dạng đề bài cho các em học sinh nắm được ý tưởng xây dựng cho bài văn miêu tả cảnh chuẩn bị cho các bài văn viết đạt hiệu quả cao. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.
Đề bài: Dựa vào kết quả quan sát của mình, em hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước).
Dàn ý tả một vùng biển lớp 5
1. Mở bài:Vùng biển em định tả ở đâu? (Biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Em đến vùng biển này vào dịp nào? (du lịch – hay có thể chọn tả vùng biển quê em).
2. Thân bài:
a. Tả bao quát:
– Bờ biển trải dài ngút tầm mắt, cong cong hình chữ C, xa xa là hòn Ngọc Việt.
b. Tả chi tiết:
– Buổi sáng: nước biển xanh lơ. Sóng nhẹ nhấp nhô, trườn lên bờ rồi tan dần xuống biển.
– Buổi trưa: nước biển xanh thẳm. Sóng biển mạnh, đập vào bờ cát tung bọt trắng xoá.
– Buổi chiều: nước biển có màu xanh dương đậm.
– Chiều tà: biến đổi màu tím biếc. Sóng vỗ bờ rì rào, lan mãi, lan xa mãi.
– Ngoài khơi xa, biển nhấp nhô sóng lượn, những con tàu nhỏ xíu như dấu chấm. Đường chân trời tiếp nước mênh mông, xa tít. Hòn Ngọc Việt màu xanh xám nổi bật trên nền trời.
– Bờ cát thoai thoải mịn màng như dải lụa thắt vào chiếc áo xanh của biển.
– Rặng dừa trên bờ cát vươn tay múa dịu dàng với gió. Gió rì rào lời thầm thì du dương dịu ngọt, đem lại không gian mát lành cho thành phố Nha Trang.
c. Ích lợi của biển Nha Trang:
– Nha Trang là thành phố du lịch, thu hút nhiều khách trong và ngoài nước, đem lại nguồn thu đáng kể cho quốc gia.
– Biển Nha Trang là cảng thương mại của tỉnh Khánh Hoà.
– Biển Nha Trang là ngư trường đánh bắt và nuôi trồng hải sản quan trọng của miền Trung.
3. Kết luận:
– Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với biển Nha Trang.
– Em làm gì để giúp biển Nha Trang thêm giàu đẹp? (giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi, học giỏi để có nghề tốt góp phần xây dựng quê hương).
Dàn ý chi tiết tả dòng sông quê em – Tiếng Việt 5
1. Mở bài: Dòng sông em định tả ở đâu, tên gì? (Sông Dinh, thị xã Ninh Hòa).
2. Thân bài:
a. Tả cảnh bao quát: (giới thiệu sơ lược).
– Sông Dinh chảy qua thị xã Ninh Hoà. Chính từ bãi sông màu mỡ này mà huyện Ninh Hoà xưa kia phát triển thành thị xã ngày nay.
– Toàn cảnh hai bên bờ sông là nhà của cư dân các xã và thị xã. Hai bên bờ lô nhô những rặng dừa xanh mát.
b. Tả cảnh chi tiết:
– Sáng sớm: nước sông trong trẻo, có thể nhìn thấy hòn cuội ở ven bờ.
– Trưa: nước sông có màu đục nhờ nhờ, một vài thuyền câu cá giăng lưới (nông dân bắt cá để cải thiện bữa ăn). Nước triều cao, mặt sông nhấp nháy ánh mặt trời.
– Chiều tà: mặt nước sông nhuộm màu vàng đất pha lẫn ánh vàng le lói của mặt trời sắp lặn.
– Hai bên bờ sông: nhà cửa lô nhô, thỉnh thoảng có một bến nước để bà con lấy nước, một vài chị phụ nữ giặt quần áo, một hai chiếc xe bò kéo lấy cát ở bãi sông.
– Chiều tắt nắng, nước triều rút mạnh, đàn cò từ đâu bay đến, chúng đậu ở doi cát, đi lững thững bắt tép tôm.
– Sông đẹp nhất vào độ trưa, khi ánh nắng làm đẹp rặng dừa hai bên bờ và dòng sông óng ánh như có bạc.
c. Nêu ích lợi của con sông:
– Con sông đem lại khí hậu mát mẻ cho quê em.
– Con sông là nguồn nước để tưới cho đồng ruộng, nuôi trồng thuỷ sản vùng nước ngọt.
3. Kết luận:
– Nêu tình cảm, suy nghĩ của em về dòng sông quê hương.
– Em làm gì để giữ gìn cho con sông mãi đẹp và trong lành? (Bảo vệ môi trường sạch đẹp, tuyên truyền để người dân chung sức giữ gìn bãi sông, nước được sạch.)
Dàn ý chi tiết tả một con suối
1. Mở bài: Giới thiệu con suối mà em định tả ở đâu? Em đến đó vào lúc nào?
2. Thân bài:
a. Tả cảnh bao quát:
Nhìn từ xa, con suối chảy thành dòng, trắng xoá một vệt trên vùng núi cao tưởng như thác, đó chính là suối Song Luỹ.
b. Tả cảnh chi tiết:
– Dòng suối rộng độ hai mươi mét, chảy giữa những khe đá lô nhô và dưới vòm cây cổ thụ toả bóng mát rượi.
– Nước suối thế nào? (trong vắt, mát lạnh).
– Cảnh hai bên bờ suối thế nào? (Rừng già có nhiều cây cao, to, vòm lá dày, che mát rợp).
– Nhìn về xuôi, xa xa là những mái nhà của đồng bào dân tộc Thượng.
– Tiếng chim hót ríu ran trên vòm cây, thỉnh thoảng có tiếng một con hoẵng hay nai kêu lên thảng thốt.
– Tiếng lá cây sột soạt tưởng như thú rừng ra suối uống nước.
– Gió rừng thổi mát, dễ chịu,
c. Nêu ích lợi của dòng suối:
– Cung cấp nước cho bản làng dân tộc sinh hoạt, chăn nuôi, trồng trọt.
– Điều hoà thời tiết.
3) Kết luận:
Nêu tình cảm, suy nghĩ của em trước cảnh đẹp của con suối đã tả.
Dàn ý miêu tả một hồ nước
1. Mở bài: Dịp hè em có dịp vào thăm gia đình chú và được thăm hồ Dầu Tiếng ở Bình Dương
2. Thân bài: Tả chi tiết hồ Dầu Tiếng
Hồ Dầu Tiếng là hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam
Hồ có diện tích trải dài trên địa phận ba tỉnh: Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.
Mặt hồ trải rộng mênh mông, thi thoảng có những làn sóng nhẹ lăn tăn trên mặt nước
Hồ có phong cảnh hữu tình và hệ sinh thái độc đáo.
Trong lòng hồ còn có nhiều ốc đảo với tên: đảo Xỉn, đảo Trảng, đảo Đồng Bò…
Vai trò:
Điều phối nước sông Sài Gòn, kênh phía Đông và phía Tây
Cung cấp nước cho sông Sài Gòn, tưới nước cho hơn 93.000 ha đất nông nghiệp của Tây Ninh cũng những các tỉnh lân cận…
3. Kết bài: Hồ Dầu Tiếng không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn là địa chỉ thích hợp cho việc nghỉ ngơi cuối tuần, tránh xa ồn ào, náo nhiệt nơi thành phố.
Dàn ý miêu tả thác nước
1. Mở bài: Kì nghỉ hè em có dịp tham quan thác Bạc ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc
2. Thân bài:
Tả cảnh bao quát: Nhìn từ xa, thác như một dải lụa bạc đổ từ trên cao xuống
Tả cảnh chi tiết:
Dòng thác rộng khoảng mười mét, bắt nguồn từ một đỉnh núi có độ cao khoảng 60 mét.
Nước từ trên thác đổ xuống rất trong và mát lạnh
Cảnh hai bên dòng thác là những bụi cây xanh rì, những tấm rêu xanh….
Những dòng nước mát từ thác đổ xuống len lỏi từng tảng đá chảy về xuôi….
Tiếng chim hót ríu ran trên vòm cây, thỉnh thoảng có tiếng một con hoẵng hay nai kêu lên thảng thốt.
Gió rừng thổi mát, dễ chịu,…..
Nêu ích lợi của dòng suối:
Là địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút nhiều khách du lịch
Điều hoà thời tiết.
3. Kết luận: Em rất thích thác bạc, về thành phố em sẽ giới thiêu với mọi người…
Các bài văn mẫu tả cảnh sông nước lớp 5
Lập dàn ý tả cảnh sông nước (một vùng biển, một con suối hay một hồ nước) được VnDoc sưu tầm, tổng hợp cho các em học sinh nắm được cách làm bài văn tả cảnh lớp 5, rèn luyện kỹ năng viết văn, chuẩn bị cho các bài viết văn trên lớp đạt hiệu quả cao. Ngoài ra các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt lớp 5 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 5, đề thi học kì 2 lớp 5 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 5 mới nhất.
Tôi Cô Đơn Giữa Một Biển Người
Bài viết chuyển qua địa chỉ: https://o2.edu.vn/tu-hoc-tieng-do-thai-gioi-thieu-va-bang-chu-cai/
Do Thái là một trong những dân tộc thành công nhất thế giới. Một phần do gen, nhưng một phần do chính văn hoá của họ quyết định. Và, để thử tìm hiểu cách sinh hoạt, đời sống của dân tộc này, tôi tự mình mày mò học ngôn ngữ của họ. Vì đây là một ngôn ngữ không phổ biến nên có khá ít tài liệu, khoá học tiếng Do Thái. Phần lớn những kiến thức vụn vặt này là do tôi thu lượm trên mạng internet.
Giới thiệu chung
Tiếng Hebrew (phiên âm tiếng Việt: Híp-ri, Hê-brơ, Hi-bru, hoặc Hy-bá-lai), cũng được gọi một cách đại khái là “tiếng Do Thái”, là một ngôn ngữ bản địa tại Israel, được sử dụng bởi hơn 9 triệu người trên toàn cầu, trong đó 5 triệu ở Israel. Về mặt lịch sử, đây là ngôn ngữ của người Israel cổ đại và tổ tiên họ, dù nó không được gọi là “Hebrew” trong Tanakh. Những mẫu viết chữ Cổ Hebrew cổ nhất có niên đại từ thế kỷ 10 Trước Công Nguyên. Tiếng Hebrew thuộc về nhánh Semit của ngữ hệ Phi-Á. Tiếng Hebrew được viết và đọc từ phải sang trái, giống tiếng Ả Rập và tiếng Ba Tư.
Một số đặc điểm
Tiếng Do Thái viết từ phải sang trái, không có chữ hoa chữ thường.
Nguyên gốc, bảng chữ cái gồm có 22 phụ âm, không có nguyên âm (Xem hình sau), về sau các nhà ngôn ngữ học đưa thêm các nguyên âm để giúp việc đọc trở nên dễ dàng hơn. Việc đầu tiên tôi khuyên bạn là nên học thuộc bảng chữ cái này cũng như cách phát âm, cá nhân tôi tạm thời – tính đến 8/2018 – chỉ thuộc cách phát âm và cách viết dạng chữ in [đánh máy] chứ chưa thuộc được cách viết tay [script].
Cách viết, các bạn có thể tập theo hai hình vẽ sau:
(còn tiếp)
Một Vài Lưu Ý Về “Tiếng Quảng”
Trước khi bắt tay vào làm từ điển phương ngữ cho một khu vực, một tỉnh nào đó, thiết nghĩ ta phải thấy được ở những nét chung nhất về đặc điểm, về vị thế của nó trong tiếng Việt.
Trong tiếng Việt, không có ranh giới ngôn ngữ học địa lý nào phân đoạn giọng địa phương dứt khoát như đèo Hải Vân. ảnh: internet
Nếu cách nhìn này đúng, tức là phù hợp với cả Ngôn ngữ học lịch sử, Ngôn ngữ học địa lý và Phương ngữ học, thì sẽ là lợi thế cho người làm sách. Vậy đối với “tiếng Quảng”, chúng ta cần lưu ý những gì? Vấn đề xới lên có vẻ bề bộn, nhưng chúng tôi chỉ bàn đến một vài điều tự thấy là cần lưu ý hơn cả.
Giọng Quảng cho một vùng
Có cách gọi trân quý “xứ Quảng”, “tiếng Quảng” thường gặp ở ngoài đời hay trên báo chí để chỉ Quảng Nam, gồm cả Đà Nẵng. Cách gọi này không dành cho các “Quảng” khác, là Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức (tên cũ của Thừa Thiên Huế) và Quảng Ngãi, vốn là một “vệt dài” các tỉnh giữa miền Trung của Việt Nam. Lối gọi tình cảm này không mang tính chỉ định chính xác, xét cả về mặt ngôn ngữ học.
Trong tâm thức người Việt, từ “xứ Quảng” bao gồm cả Quảng Nam và Đà Nẵng, hẳn là từ xưa tới giờ vẫn thế! Theo đó, cách nói “tiếng Quảng” cũng chỉ tiếng nói của cả hai đơn vị này. Trong một lần hội thảo, có một trí thức tỉnh nhà cho rằng tiếng Quảng còn lui vào phía trong Quảng Ngãi vài huyện phía bắc nữa. Quan sát này quả là chi tiết.
Có nhiều nhà ngôn ngữ học cho rằng trong tiếng Việt có phương ngữ Nam Bộ (Trung Nam) là lấy ranh giới từ Đà Nẵng trở vào hết Bình Thuận. Cách phân chia này cũng lấy tiếng Quảng làm đại diện để so sánh với các phương ngữ còn lại. Các đặc trưng cơ bản của phương ngữ này nhạt dần về phía Nam.Cách nay khoảng trên dưới mười năm, khi hầm đường bộ Hải Vân chưa thông, thì trên đỉnh đèo (nơi phân giới giữa Thừa Thiên Huế với Đà Nẵng) ta thấy có hai dãy quán của hai tỉnh thành khác nhau, người dân nói hai giọng khác hẳn nhau. Giọng Huế trầm, nhẹ, thanh điệu bị kéo về thấp, nghe trên đài rất khó, díu, còn tiếng Quảng ở Đà Nẵng cũng nói 5 thanh, nhưng thanh điệu gần tiếng Nam Bộ hơn, nghe rõ hơn cung bậc cao thấp. Đó là chưa kể tiếng Quảng có âm “ô” (hoặc “o”, tròn môi) rất đặc trưng: cao phát âm thành cô, bão phát âm thành bỗ, thậm chí địa danh Hội An, âm An nói thành âm có yếu tố tròn môi, gần “ôông” hoặc “oong”. Về mặt từ vựng, cách nói “díu” kiểu ông ấy – ổng, bà ấy – bả, ngoài ấy – ngoải… vốn của tiếng Thanh Hóa đã “nhảy” qua mấy tỉnh Bắc Trung Bộ vào tận xứ Quảng, phổ biến đến hết Nam Bộ. Điều này gợi ý cho ta tìm về quê hương của các bậc tiền hiền tới khai phá và đem tiếng nói của họ vào vùng đất mới này.
Vùng chuyển tiếp
Trên thực tế này, ít có nhà ngôn ngữ nào lại gộp tiếng Bắc Trung Bộ (Trung Bắc) vào cùng tiếng Nam Trung Bộ (Trung Nam) thành một phương ngữ. Ranh giới đó là đèo Hải Vân. Trong tiếng Việt, không có ranh giới ngôn ngữ học địa lýnào phân đoạn giọng địa phương dứt khoát như con đèo này!
Nhưng đó là nói về “giọng” với nghĩa hẹp, tức phát âm, về ngữ âm. Trong tiếng Việt, cũng như các ngôn ngữ khác, khi có sự gần gũi, tiếp xúc, thì sự ảnh hưởng giữa hai khu vực là đương nhiên, dễ hiểu. Sự ảnh hưởng này dễ xảy ra ở mặt từ vựng, tức là cách dùng từ, hơn là về phương diện ngữ âm. Chúng tôi gọi đấy là “vùng chuyển tiếp”. Mỗi từ hoặc một nhóm từ có các vùng chuyển tiếp khác nhau. Ví dụ: từ mè (vừng), đậu phụng (lạc) có vùng chuyển tiếp ra tới Thừa Thiên Huế; từ nôốc (thuyền, tàu nhỏ) chỉ dừng lại ở nam Thừa Thiên Huế; các từ mô (đâu), tê (kia), răng (sao)…từ tiếng Bắc Trung Bộ vào qua Quảng Nam; từ cù lao (đảo) ở phía nam chỉ dừng lại trong tiếng Quảng…
Đấy là những cách nói cụ thể, các nhà ngôn ngữ học có thể thể hiện chúng trên bản đồ để người đọc hình dung rõ về các hiện tượng ngôn ngữ. Tuy nhiên, khái niệm vùng chuyển tiếp còn có thể ứng dụng để miêu tả cả một phương ngữ, thậm chí rộng hơn thế. Ví dụ, theo GS.Hoàng Phê, vùng chuyển tiếp của tiếng Việt là cả miền Trung (từ Thanh Hóa vào hết Bình Thuận), nơi phân ranh rõ tiếng Bắc (Hà Nội là trung tâm) và tiếng Nam (TP.Hồ Chí Minh là trung tâm), bởi theo ông, tiếng Việt có hai phương ngữ thôi, là Bắc và Nam.
Nói thế để thấy tiếng Quảng nằm ở giữa miền Trung, nơi vừa có yếu tố ngôn ngữ của tiếng Trung Bắc (Bắc Trung Bộ) vừa có yếu tố của tiếng Nam (Nam Bộ). Ngôn ngữ ở đây lấy đó làm đặc trưng cho riêng mình.
Tâm và biên
Trong Ngôn ngữ học địa lý còn có một khái niệm nữa, thiết tưởng rất đáng bàn đến, đó là khái niệm “tâm” và “biên” của hiện tượng ngôn ngữ, của phương ngữ. “Tâm” là vùng trung tâm, còn “biên” là vùng ngoài, nói một cách nôm na là thế. Nó được hình dung đơn giản như ta ném hòn đá xuống ao: tâm là chỗ hòn đá rơi xuống tạo thành sóng, biên là vùng sóng phủ đến… Giữa tâm và biên có quan hệ hai chiều: sức hút và sự chi phối. Tâm có sức hút đối với biên là điều đương nhiên, bởi đó là tiếng thành phố, thủ phủ của tỉnh, của khu vực. Biên bị tâm chi phối là dễ hiểu, cũng theo quy luật này. Ví dụ người Thái ở tây Nghệ An nói theo tiếng Vinh, người Arem ở Bố Trạch, Quảng Bình nói theo tiếng Đồng Hới,… Có nhiều cỡ tâm: vùng nhỏ, tỉnh, khu vực (liên tỉnh), và cỡ lớn nhất là tiếng của thủ đô.
Vậy các vùng “biên” có tác động tới “tâm” ? Điều này đương nhiên là có. Chính tiếng Việt “chuẩn” của chúng ta lấy phương ngữ cơ sở là tiếng Bắc Bộ, cụ thể là tiếng Hà Nội, có bổ sung các yếu tố tích cực của các vùng phương ngữ khác cả về ngữ âm lẫn từ vựng, để làm giàu cho nó, trong lịch sử đã thể hiện quy luật này. Ví dụ trong ngữ âm chuẩn tiếng Việt có 3 âm uốn lưỡi ghi là tr, s, r là do nó được bổ sung từ các vùng biên mà có. Điều này thấy rõ trong chính tả tiếng Việt. Điều đó đã được các cố đạo sáng tạo ra chữ Quốc ngữ, nhìn thấy từ thế kỷ 17 một cách rất sáng suốt, khoa học.
Đây là một quy luật có ở mọi ngôn ngữ. Về mặt từ vựng, sự thể hiện càng rõ. Tên các loại bánh, món ăn, hoa quả, cây cỏ,… ở các địa phương đang làm giàu cho tiếng Việt. Ở Quảng Nam ta, đó là hoành thánh, cao lầu (món ăn ở Hội An), mì Quảng (món ăn, giờ đã có mặt ở khắp nơi), lòn bon (quả), củ nén (họ hành, gia vị),… là các ví dụ.
PHẠM VĂN HẢO
Một Số Phương Pháp Dạy Từ Vựng Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài
Chúng ta đều biết rằng ngôn ngữ luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Ngôn ngữ là phương tiện rất thiết thực để con người có thể giao tiếp với nhau, trao đổi thông tin, để hiểu những tâm tư tình cảm của nhau. Như vậy, ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ ra, là con người tri thức chúng ta cần phải biết ít nhất thêm một ngoại ngữ để hòa nhập cùng thế giới văn minh, nắm bắt thông tin và trang bị cho mình một nguồn vốn kiến thức nhân loại.
Hiện nay, cùng với sự phát triển và hội nhập nền kinh tế, mở rộng hợp tác quốc tế và giao lưu văn hóa, tiếng Việt cũng đã bước đầu khẳng định được vị thế của mình khi được đứng vào hàng thứ 12 trên thế giới với số đông người sử dụng và đang được phát triển. Hằng năm, có không ít người nước ngoài đến Việt Nam để học tập, làm việc, công tác… đi cùng thực tiễn đó nhu cầu học Tiếng Việt ngày càng mở rộng.
Để đáp ứng được nhu cầu thiết yếu đó, việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đang ngày càng được chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy, cũng như đổi mới các phương pháp giảng dạy. Ví dụ như đổi mới phương pháp dạy từ vựng, ngữ pháp cấu trúc câu tiếng Việt, các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết…
Đối với người học ngoại ngữ, việc học từ vựng, nhớ và vận dụng linh hoạt trong các ngữ cảnh giao tiếp là điều vô cùng hữu ích và cần thiết. Bời vì không có từ vựng chắc chắn không có ngôn ngữ. Nếu người học ngoại ngữ không có vốn từ đầy đủ thì không thể sử dụng ngôn ngữ hiệu quả như một công cụ giao tiếp và tư duy được.
Chính vì thế, trong bất cứ một khóa học tiếng Việt nói riêng hay học ngoại ngữ nói chung, việc giới thiệu từ vựng, làm rõ nghĩa và các sử dụng trong các ngữ cảnh luôn là yêu cầu thường xuyên và bắt buộc, là một phần quan trọng quyết định hiệu quả của quá trình học ngoại ngữ.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi xin đưa ra một số phương pháp giảng dạy từ vựng Tiếng Việt cho người nước ngoài:
Giáo viên không thể giải thích hết tất cả mọi từ vựng Tiếng Việt trong một chương trình học. Giáo viên có thể chọn ra một số từ điển hình trong quá trình giảng dạy. Số lượng từ cần dạy trong bài tùy thuộc vào nội dung bài khóa và trình độ của học viên. Không nên dạy tất cả các từ mới, vì sẽ không có đủ thời gian để thực hiện các hoạt động khác. Tuy nhiên trong môt tiết học chỉ nên dạy tối đa từ 10 – 15 từ vựng. Trong khi lựa chọn từ để dạy, giáo viên nên xem xét đến các câu hỏi như:
+ Từ đó có cần thiết cho việc hiểu nội dung chính của văn bản không? + Từ đó có khó so với trình độ học vấn của học viên hay không?
Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu nội dung chính của văn bản và phù hợp với trình độ của học viên thì giáo viên cần lựa chọn từ vựng đó.
Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu văn bản nhưng hơi khó so với trình độ của học viên thì giáo viên cần giải thích cho học viên bằng cách diễn giải nghĩa của từ theo cách đơn giản để học viên dễ tiếp thu, hiểu nghĩa của từ.
Nếu từ đó không cần thiết cho việc đọc hiểu văn bản và không khó lắm so với học sinh thì giáo viên nên yêu cầu sinh viên đọc văn bản và khi từ vựng đó được đặt trong ngữ cảnh trong văn bản thì học viên nên tập đoán nghĩa của từ.
+ Dùng tranh ảnh : Sử dụng hình ảnh trong việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài mang lại nhiều ưu điểm vì đây là phương pháp trực quan sinh động làm cho tiết học trở nên hấp dẫn, thú vị, sôi nổi và thu hút sự tập trung chú ý cũng như ghi nhớ của học viên.
Chẳng hạn như trong bài học về quốc tịch, thay vì chỉ đưa ra tên nước hoặc đưa ảnh quốc kì của các nước, các giáo viên có thể sử dụng một địa danh nào đó hay một chuỗi các địa danh hoặc các nhân vật nổi tiếng, trang phục truyền thống của nước đó. Nhất là với những tên nước phiên âm tiếng Việt, hình ảnh này rất hữu ích.
Ví dụ: Sau khi cho học viên đọc và viết các từ mới chỉ đồ dùng học tập trong lớp: bảng, bàn, ghế, quạt, máy chiếu, bàn giáo viên… Giáo viên nói:
Giáo viên: Đây là bảng ( Chỉ vào cái bảng). Nhắc lại cho học viên ( khoảng 3 lần)
Học viên ( nhắc lại): Bảng
Giáo viên: Đây là cái gì?
Học viên: Bảng
( Thực hiên tương tự với các từ vựng khác)
+ Dùng điệu bộ : Để giúp người học hiểu được nghĩa của từ, giáo viên có thể sử dụng những điệu bộ, cử chỉ, động tác, nét mặt…
Ví dụ: Để dạy từ ” đánh răng”. Giáo viên thực hiện động tác đánh răng, sau đó hỏi học viên: Cô giáo đang làm gì?
Học viên: Cô giáo đang đánh răng.
Giáo viên có thể cho học sinh thực hành ngay qua các bài tập luyện từ vựng Tiếng Việt hoặc kết hợp chúng với các mẫu cấu trúc câu, qua các ngữ cảnh khác nhau, thông qua đó giáo viên có thể kiểm tra được mức độ tiếp thu bài của học viên, kiểm tra được tư duy logic và cách sử dụng từ vựng linh hoạt trong từng ngữ cảnh cụ thể. Một số dạng bài tập có thể được áp dụng như: tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; trắc nghiệm, điền từ vào ô trống, ghép nghĩa,…
Hơn nữa, người học sẽ cảm thấy thích thú khi giáo viên áp dụng trò chơi vào việc học thay vì chỉ hoc lý thuyết khô khan. Học viên sẽ được vừa chơi vừa học, do đó tiết học tiếng Việt sẽ trở nên sinh động, thú vị hơn.
Phương pháp chủ đạo trong dạy học tiếng Việt nói chung và ngoại ngữ nói riêng, nói đến cùng vẫn là việc dạy từ vựng như thế nào? Dạy cấu trúc ngữ pháp như thế nào để người học biết cảnh sử dụng từ mới và kết hợp linh hoạt với cấu trúc câu để có thể giao tiếp được với người bản xứ. Chính vì vậy, giáo viên cần phải biết kết hợp và vận dụng các phương pháp với nhau để nâng cao hiệu quả giảng dạy, giúp hoc viên người nước ngoài tiếp thu tối đa kiến thức và kỹ năng sử dụng từ vựng cho việc học tiếng Việt.
(Kỷ yếu khoa học số 3, tháng 5/ 2016)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Lập Dàn Ý Tả Cảnh Sông Nước (Một Vùng Biển, Một Con Suối Hay Một Hồ Nước) trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!