Cập nhật nội dung chi tiết về Lao Động Có Ngoại Ngữ “Hiếm”: Cơ Hội Việc Làm Càng Cao mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nắm bắt xu thế hội nhập toàn cầu, nhiều lao động trẻ có trong tay vốn ngoại ngữ hiếm của một số quốc gia như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia, Đức, Nhật Bản… đã nhanh chóng phát huy lợi thế, tìm được cơ hội việc làm thu nhập tốt.
Thu nhập cao gấp 2 – 3 lần
Cầm tấm bằng N3 tiếng Nhật trong tay, chị Nguyễn Thị Đức (27 tuổi, ở Sơn Tây) phân tích về quyết định nghỉ công việc biên tập viên ở nhà học ngoại ngữ. “Hiện tiếng Nhật không còn quá xa lạ nhưng nhu cầu của người học vẫn ở mức cao, nhất là người muốn đi xuất khẩu lao động.
Thị trường khách du lịch quốc tế mở rộng là môi trường thuận lợi cho sinh viên có ngoại ngữ hiếm thể hiện năng lực. Ảnh Mai Phương
Tôi dự tính sau khi có bằng N2 sẽ đi dạy cho các trung tâm. Lương giáo viên tiếng Nhật bằng N3 thường được trả 12.000.000- 15.000.000 đồng, còn N2 cao hơn là 17.000.000-20.000.000 đồng. Ngoài ra có thể làm tự do, nhận tiết dạy ở các trung tâm thì thu nhập cao gấp 4-5 lần mức lương văn phòng trước đây Đức đã từng làm.
Đối với lĩnh vực du lịch, theo thống kê của Tổng cục Du lịch trong 8 tháng đầu năm 2017, cả nước đón hơn 8.472.000 lượt khách quốc tế. Cụ thể, 23.191 lượt khách Châu Phi, 280.029 lượt khách Châu Úc, 1.278.996 lượt khách châu Âu và 6.324.994 lượt khách Châu Á.
Trong đó có nhiều khách đến từ Đức, Thụy Sỹ, Italy, Tây Ban Nha, Nga, Na Uy, Lào, Campuchia…Trước đó, năm 2016 số liệu của Tổng cục Du lịch cũng cho thấy cả nước có hơn 17.000 hướng dẫn viên, mới chỉ đáp ứng được 15% nhu cầu khách trong nước và 40% nhu cầu khách quốc tế, đặc biệt là hướng dẫn viên có ngoại ngữ hiếm.
Theo tiết lộ của một hướng dẫn viên du lịch, tiền công dẫn khách nội địa hoặc khách tiếng Anh chỉ ở mức 400.000 – 600.000 đồng/ngày. Tuy nhiên, hướng dẫn viên ngoại ngữ hiếm được trả cao gấp đôi, thậm chí gấp ba.
Nói về điều này, đại diện một công ty du lịch vừa và nhỏ (trụ sở tại Đà Nẵng) cho hay: “Sau 2 năm khai thác thị trường Italia và Bồ Đào Nha, đến thời điểm hiện tại công ty mới chỉ tìm được hướng dẫn viên tiếng Italia, vẫn thiếu hướng dẫn viên tiếng Bồ Đào Nha. Điều này buộc công ty phải nhờ những sinh viên học tiếng Bồ có sự am hiểu nhất định và chăm sóc khách nhiệt tình. Thông thường, mức giá được đưa ra cho sinh viên là 40-50 USD/ngày, nếu đảm bảo chất lượng tốt sẽ có giá 60 USD/ngày, trong khi đó tiếng Anh chỉ có 20-30 USD/ngày”.
Bà Trần Như Quỳnh, làm việc tại1 công ty dịch thuật ở Hà Nội cũng thông tin, các công ty dịch thuật luôn tìm kiếm mở rộng đối tác. Cộng tác viên tiếng Séc, tiếng Hàn, Nhật, Trung, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…được đào tạo từ trường ngoại ngữ hoặc người đã có kinh nghiệm luôn được ưu tiên trong quá trình tuyển dụng. Thông thường cứ 10 đơn gửi đến mới chọn được 4 – 5 người. Vì thế, mức lương của nhóm ngoại ngữ hiếm bao giờ cũngcao hơn ngoại ngữ phổ thông.
Nhập cuộc tìm cơ hội
Thu nhập chỉ hơn 5.000.000 đồng/tháng, chị Hoàng Thị Thu (28 tuổi, Thanh Hóa) muốn tìm một công việc thu nhập cao hơn, nên đã theo học lớp tiếng Nhật N5. Chị Thu kể:“Năm 2012 tốt nghiệp đại học với tấm bằng cử nhân hệ chính quy chuyên ngành lý luận nhưng không xin được việc.
Tôi đành phải đi làm phụ trách kho cho 1 đại lý xe máy, sau đó chuyển làm văn phòng. Cuộc sống khéo co kéo thì đủ nuôi bản thân nhưng để tích lũy phòng khi ốm đau lại không có”. Hy vọng của chị Thu là 6 tháng sau khi học tiếng sẽ được đi xuất khẩu lao động ở diện kỹ sư – văn phòng, lương 15.000.000- 20.000.000 đồng/tháng.
Đối với Nguyễn Thúy (sinh viên năm thứ ba) Khoa ngôn ngữ Italia Đại học Hà Nội lại có chút khác biệt. Bắt đầu chương trình học, Thúy đã nghĩ đến cơ hội việc làm cao khi tiếng Italia vẫn chưa thông dụng ở Việt Nam. Nghĩ là làm, học kỳ hai năm thứ nhất Thúy đã nhập cuộc tìm cơ hội bằng công việc hướng dẫn viên.
“Sau khi phỏng vấn tại Công ty Hanoi free tour guides, em may mắn được nhận, dù lúc đấy nói tiếng Italia vẫn còn bập bẹ lắm. Năm thứ hai, đã quen việc nên em tự tin nhận nhiều khách hơn, thậm chí có cả tour ngoại tỉnh. Nhờ đó ngoại ngữ của em được cải thiện hơn, phản xạ nhanh hơn trước nhiều”, Thúy phấn khích chia sẻ.
Theo Thúy, dù hướng dẫn miễn phí cho du khách nhưng nhờ sự nhiệt tình nên em thường được nhận tiền tip (thưởng), hoặc quà tặng. Số tiền đủ để em có 1 khoản riêng chuẩn bị cho đầu năm học mới.
Chọn học tiếng Bồ Đào Nha, Ngô Thúy Minh, sinh viên năm thứ ba Khoa Ngôn ngữ Bồ Đào Nha (Đại học Hà Nội) cho rằng, các công ty Nam Mỹ hiện không ngừng đầu tư vào Việt Nam. Sinh viên ngoại ngữ có thể phát huy thế mạnh làm biên dịch, phiên dịch cho các công ty làm ăn với các nước nói tiếng Bồ Đào Nha.
Có thể nói, trong thời buổi toàn cầu hóa, khi ngôn ngữ tiếng Anh là công cụ chính và nó được xem như “giấy thông hành” cho việc xin việc thuận lợi hơn, thì ít tai biết rằng học những ngoại ngữ “hiếm” cơ hội việc làm và thu nhập rất “sáng”.
Mai Phương – theo Lao động Thủ đô
Tiếng Trung Và Cơ Hội Việc Làm Với Người Lao Động
Với Xu thế hội nhập ngoại ngữ trở thành tấm vé “vạn năng” giúp cho người lao động đi xin việc được thuận lợi và cũng giúp chất lượng lao động của chúng ta được nâng cao trong mắt nhà tuyển dụng
1.Lợi ích khi học tiếng Trung
Với đất nước gần 2 tỷ dân sinh sống và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới ngày càng khẳng định dduocj vị thế của mình tren trường quốc tế.Đây cũng là lý dovif sao nhiều người biết đến tiếng Trung và muốn học tiếng Trung
Mặc dù tiếng Trung là một ngôn ngữ khá khó học vì nó đi theo thể chữ tượng hình với nhiều nét và quy luật viết phức tạp . Nhưng đừng vì thế mà bạn nản lòng vid tiếng Trung sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích trong cuộc sống và trong công việc
Là một quốc gia có lịch sử văn hóa lâu đời ,với một nền văn mình rực rỡ được xem là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại.Biết tiếng Trung đồng nghĩa bạn có cơ hội tiếp xúc thêm với tinh hoa xa xưa qua sách báo ,phim ảnh…Việt Nam lại có biên giới sát với Trung Quốc nên việc tiếp xúc giao thoa về kinh tế và văn hóa là điều tất yếu ,và biết Tiếng Trung đồng nghĩa chúng ta làm chủ được quá trình giao thoa với Trung Quốc .
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc hiện nay thì học tiếng Trung là tầm nhìn chiến lược ,đón đầu cho sự dịch chuyển kinh tế thế giới trong tương lai và mở ra nhiều cơ hội tiềm năng.
2.Cơ hội việc làm
-Trung Quốc được mệnh danh là “công xưởng” của thế giới , nhà máy , xí nghiệp có mặt khắp trên thế giới chứ ko riêng gì Châu Á
-Trong nhiều năm lại đây Trung Quốc luôn là bạn hàng thương mại và là nhà đầu tư rất nhiều các nhà máy sản xuất trên toàn bộ lãnh thổ nước ta
-Lượt khách du lịch hàng năm đến nước ta chiếm hơn 50% khách du lịch- dịch vụ phát triển
-Nhu cầu du lịch TRung -Đài của người Việt cũng ngày càng nhiều …
Với những nhận định trên bạn nghĩ cơ hội việc làm với tiếng Trung có cao không ? Và bạn có thể tận dụng tiềm năng nhu cầu về nhân lực tiếng Trung với các ngành cơ bản như:
+ Làm biên dịch , phiên dịch : nhu cầu cần biên dịch,phiên dịch của các công ty Trung Quốc tại Việt Nam và các công ty Việt làm việc với Trung Quốc không bao giờ cạn .Nếu trình độ giao tiếp của bạn khá trở lên và với một tấm bằng trung cấp ngoại ngữ về tiếng Trung trong tay thì tìm kiếm một công việc với mức lương cao là ko hề khó với bạn .
+ Làm giáo viên dạy tiếng Trung :Bạn bỏ ngay suy nghĩ giáo viên là phải gắn với trường học ,ngày nay các trung tâm dạy tiếng mọc lên như nấm , bạn có thể đầu quân cho các trung tâm này vì nhu cầu học tiếng và thi chứng chỉ của người lao động rất nhiều , thậm chí bạn có thể kết hợp với các doanh nghiệp đào tạo tiếng cho công nhân ngày tại công ty .
+ Hướng dãn viên du lịch :Như trên bài viết đã đề cập , khách du lịch Trung sang nước ta lớn ,khách Việt sang Trung -Đài cũng nhiều ,nên bạn chỉ cần bổ sung thêm cho mình những hiểu biết về danh lam thắng cảnh và khả năng hoạt ngôn thì bạn đã có cho mình một công việc như ý và một mức lương đảm bảo .
+ Tự buôn bán ,đánh hàng : Trung quốc luôn được xem là thiên đường của mọi loại hàng hóa , những bạn có máu kinh doanh có thể sang tận nơi nhập hàng giao thương .
+ Làm việc tại các công ty xuất nhập khẩu :Trong những năm gần đây Trung Quốc luôn là bạn hàng lớn của nước ta ,và nhiều hoạt động thương mại của chúng ta với thế giới cũng được đi qua con đường trung quốc ,vậy nên để xin vào được các công ty xuất nhập khẩu thì Tiếng Anh là chưa đủ mà cần thêm tiếng Trung .
Như vậy với những lợi ích hiện hữu trên .Tin tôi đi ,tiếng Trung hữu ích hơn bạn tưởng rất nhiều và để có vốn tiếng trung tốt bạn hãy đến chúng tôi với kinh nghiệm 12 năm trong đào tạo ngoại ngữ sẽ giúp bạn có được trình độ theo yêu cầu của nhà tuyển dụng đặc biệt hệ trung cấp chính quy giúp hồ sơ xin việc của bạn có trọng lượng hơn trong mắt nhà tuyển dụng .
Có Nên Học Ngoại Ngữ Hiếm?
Ngoại ngữ hiếm là những ngoại ngữ chưa phổ biến tại Việt Nam (chứ chưa chắc hiếm so với khu vực hay thế giới)
Ở Việt Nam, các ngoại ngữ phổ thông với nhiều người là tiếng Anh (gần như học sinh sinh viên nào cũng biết nhưng đại đa số chỉ biết ở dạng nhàng nhàng). Đích đầu tiên của mỗi người là phải biết tiếng Anh giỏi, đủ để làm việc. Thế nào là đủ thì mình đã nói ở một bài trước rồi.
Một số tiếng khác có dạy chuyên phổ thông như Pháp, Nhật, Nga, Trung thì cũng ở mức vừa phải. Gọi là giỏi đủ để được coi là biết ngoại ngữ thì chắc cũng không nhiều. Nhưng ngay cả những người giỏi các ngoại ngữ này, họ vẫn ưu tiên chọn tiếng Anh đầu tiên, dù nó không được cho là ngoại ngữ hiếm.
Tiếng Nga thì vẫn còn nhiều người biết nhưng ở dạng biết thế thôi chứ không sử dụng tích cực. Đội ngũ biết tiếng Nga giỏi thì cũng đã trung niên rồi, nhiều người đã già. Số người trẻ tuổi biết tiếng Nga hiện nay chắc chắn không nhiều nhưng ngay cả với họ thì cơ hội làm việc cũng hạn chế. Miền Nam có nhiều cơ hội hơn. Cả Huế chỉ có một người biết tiếng Nga không bao giờ hết việc dẫn khách đi tua đó là cô Đặng thị Kim Dung – nguyên sinh viên đại học sư phạm Lê Nin, hiện đang dạy ở đại học Huế. Cô được du khách Nga đánh giá là người nói tiếng Nga giỏi nhất thành phố Huế (theo lời cô mô tả 🙂 ).
Tiếng Trung thì có nhiều người trẻ bắt đầu biết nhưng ở dạng giao tiếp. Còn giỏi Hán Tự chắc chắn cũng không nhiều (đoán vậy, do ảnh hưởng của lối giảng dạy hiện đại, tập trung vào giao tiếp là chính), tiếng Hán thì khó và không hợp với phong cách người trẻ tuổi. Một số học sinh chuyên ngữ tiếng Trung -Anh cũng vấn lấy tiếng Anh làm trọng tâm mà không muốn đầu tư vào tiếng Hán. Biết tiếng Hán giỏi cũng đã là của hiếm chứ chưa nói tới các thứ tiếng khác. Mà tiếng Hán giỏi cũng giúp ích cho việc hiểu biết tiếng Việt rất nhiều (Mình tự nhận tiếng Việt còn kém do chưa được học tiếng Hán nghiêm túc).
Tiếng Nhật phổ thông được dạy ở Chu Văn An và Việt Đức. Với kinh nghiệm thử tiếng của mình thì thấy rằng tiếng Nhật là thứ tiếng vô cùng khó nhằn. Có lần mình hỏi một anh Nhật về khả năng sử dụng tiếng Nhật của cô Minh Hà (dạy tiếng Nhật trên truyền hình), anh nói: gọi là biết tí thế thôi chứ không phải là lối nói của người Nhật). Biết tiếng Nhật giỏi thì lại càng hiếm hơn các thứ tiếng khác. Theo chỗ mình biết, người biết tiếng Nhật cũng khá nhiều hiện nay ở Việt Nam, nhưng người Việt giỏi tiếng Nhật cũng chưa nhiều.
Các thứ tiếng khác thì cũng chỉ là võ vẽ thôi. Tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, tiếng Ý thuộc hệ La Tinh, ai biết tiếng Pháp rồi thì thấy chúng chẳng là gì so với cái tiếng Pháp khó hơn hẳn kia. Nhưng học cho vui thì được chứ chắc chắn thị trường hạn chế (dù theo dự báo thì tương lai thế giới sẽ chỉ dùng tiếng Anh, tiếng tàu và tiếng Tây Ban Nha). Mấy giáo viên giảng dạy tiếng này hiện nay ở một số nơi thì nhiều người cũng ở dạng võ vẽ thôi chứ làm sao mà được đào tạo bài bản được (đoán thế vì ngay cả khi mới thành lập mấy khoa tiếng đó, các giáo viên chủ chốt cũng chỉ học các cua ngắn hạn chứ có người khi đó còn chưa có bằng đại học). Một số người giỏi như người bản ngữ thì họ làm việc ở bộ ngoại giao hết cả, có ai đi dạy đâu. Bác Hồ Quang Minh (hàng xóm nhà mình), nguyên là phiên dịch riêng cho đại sứ Cu Ba tại Hà Nội, trước học kiến trúc ở Cu Ba), dịch cho nguyên thủ quốc gia như Fidel Castro, nói tiếng Tây Ban Nha giỏi hơn tiếng Việt, nhưng giờ cũng bỏ việc ở bộ ngoại giao để làm doanh nhân (ở Mexico).
Tuy nhiên tiếng Tây Ban Nha có thị trường rộng lớn. Ngoài Tây Ban Nha, châu Mỹ La Tinh có tới 18 nước nói tiếng này (tất nhiên với những thổ ngữ khác nhau vê từ vựng này nọ). Lượng người sử dụng tiếng Bồ Đào Nha đương nhiên ít hơn, cả Mỹ La Tinh chỉ có hai nước nói nhưng lại thêm một số địa phận ở châu Á (Ma Cao), và một số nước châu Phi (lục địa đen, khí hậu khắc nghiệt với ruồi vàng và người chết đói hàng loạt còn hơn cả ở Việt Nam những năm 45, rồi bệnh AIDS kinh dị)… Mặc dù vậy, nhu cầu đào tạo tiếng cho các chuyên gia Việt đi châu Phi cũng tương đối lớn nên các giáo viên tiếng này cũng có cơ hội “làm ăn” thêm.
Tiếng Thái thì ít người Việt biết (tất nhiên chưa bao gồm số người dân tộc Thái ở miền Bắc Việt Nam cũng có thể hiểu ngôn ngữ này), cơ hội để làm du lịch thì cũng không thật nhiều vì đúng là người Việt có nhiều người thích du lịch Thái Lan nhưng chẳng thấy mấy dân Thái sang Việt du lịch. Hơn thế nữa, trong các đoàn du lịch quốc tế bao giờ cũng có hai hướng dẫn viên: một bản địa bên này, một bản địa bên kia. Vì thế nhu cầu học giỏi để kiếm việc làm về du lịch thực ra cũng hạn chế vì quanh đi quẩn lại vẫn thấy mọi người giao tiếp với nhau qua tiếng Anh.
Như vậy, thấy thanh niên lao vào tiếng hiếm thì mình thấy lạ (lạ vì khi ai ai cũng biết thì nó lại không còn là “hiếm” nữa.
Lạ cũng còn vì có vẻ chưa có chiến lược đúng đắn. Một lao động tốt cần phải học tiếng Anh thật tốt trước khi học các thứ tiếng khác. Ngay con gái mình học ở Nhật, sống ở Nhật, nhưng khi đi kiếm việc, một trong các lợi thế vẫn là có tiếng Anh tốt (được công ti lấy ra làm gương cho nhân viên khác 🙂 )
Muốn có việc làm tốt thì phải có ngoại ngữ tốt. Ưu tiên hàng đầu chắc chắn phải là tiếng Anh. Sau tiếng Anh thì mới tính tới các thứ tiếng khác. Đó là xét theo tiêu chí học ngoại ngữ để kiếm việc làm hay.
Còn học ngoại ngữ theo sở thích thì không bàn luận được bởi sở thích của mỗi người không giống nhau.
Các bạn trẻ khi đọc báo thì nên cẩn thận vì đôi khi những bài viết thể hiện ý chí nhất thời của một số ít người, hoặc chỉ là những chiêu PR của chính các lớp dạy tiếng đó thôi.
Biết thêm ngoại ngữ nào chả tốt. Nhưng phải biết giỏi chứ không phải là biết kiểu hello, how are you I am very well thank you and you?
PS. Bài viết này là nói chung vì trong mọi trường hợp đều có ngoại lệ. Tượng tự như cái này: xét tổng thể thì mọi cái đều đúng, nhưng nếu tách bạch ra từng trường hợp riêng biệt thì bao giờ cũng có vấn đề). Bởi vậy khi ai đó đọc một điều gì thấy về cơ bản là đúng thì là ổn 😉
Share this:
Like this:
Like
Loading…
Related
Tagged: Asia, Fidel Castro, Hanoi, Pháp, Provinces of Vietnam, Việt Nam, Vietnam, Vietnamese language
Học Ngôn Ngữ Nhật Ra Làm Gì? Cơ Hội Xin Việc Có Dễ Không?
Tìm hiểu đôi nét về ngành Ngôn ngữ Nhật
Ngoài ngôn ngữ Anh, Hàn thì Ngôn ngữ Nhật đã và đang thu hút rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Tiếng Nhật ảnh hưởng đáng kể về sự đa dạng ngôn ngữ mà chúng ta đang sử dụng.
Với sự phát triển của nền kinh tế – xã hội cùng sự giao thoa hợp tác với các nước trong khu vực về khoa học, kỹ thuật, Ngôn ngữ Nhật trở thành một trong những thứ tiếng được ưa chuộng sử dụng nhất tại Châu Á. Có lẽ đó cũng chính là lý do khiến tiếng Nhật trở thành ngôn ngữ được nhiều bạn sinh viên lựa chọn. Vậy học ngành Ngôn ngữ Nhật ra trường làm gì?
Cơ hội việc làm ngành Ngôn ngữ Nhật
Có lẽ những câu hỏi bạn đặt ra đó không chỉ là thắc mắc của riêng mình bạn, mà còn là mối quan tâm của rất nhiều Quý phụ huynh. Việc học Ngôn ngữ Nhật không phải là dễ. Chính vì vậy học Ngôn ngữ Nhật ra làm gì luôn được quan tâm hàng đầu.
Sinh viên học ngành Ngôn ngữ Nhật sẽ có những định hướng ngay từ ban đầu. Đây là ngành học có triển vọng và tươi sáng hơn so với nhiều ngành học được coi như không có hướng đi trong tương lai.
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang mở cửa hội nhập,chính vì vậy các công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam đã và đang nhận được vốn đầu tư từ nhiều tập đoàn lớn tại Nhật Bản. Điều đó khiến nhu cầu nhân lực thành thạo tiếng Nhật tăng cao.
Không những vậy, nhiều năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam nở rộ, lượng du khách nước ngoài nói chung và du khách Nhật nói riêng đến Việt Nam ngày một tăng, đó cũng là lý do các công ty, doanh nghiệp kinh doanh du lịch đang “ráo riết” tuyển nhân sự tiếng Nhật.
Do đó, Ngôn ngữ Nhật đã và đang được nhiều trường đại học đào tạo, thu hút lượng lớn các bạn trẻ hiện nay.
Sinh viên học ngành Ngôn ngữ Nhật sau khi tốt nghiệp sẽ không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề học Ngôn ngữ Nhật làm gì, bởi sau khi tốt nghiệp bạn có thể đảm nhận các công việc sau:
Trợ lý, thư ký giám đốc cho các công ty, doanh nghiệp, cơ quan của Nhật Bản hoặc các công ty có vốn đầu tư từ Nhật Bản.
Quản lý trong các công ty du lịch, nhà hàng, khách sạn Nhật hoặc tiếp đón du khách Nhật.
Giảng dạy tại trường học, trung tâm ngoại ngữ.
Biên dịch, phiên dịch
Chuyên viên Marketing, tổ chức sự kiện, đảm nhận nhiệm vụ giao dịch thương mại.
Chuyên viên đàm phán, ký kết hợp đồng.
Làm việc tại các công ty, doanh nghiệp lớn ở Nhật Bản.
Mức lương ngành Ngôn ngữ Nhật
Ngoài việc tìm hiểu học Ngôn ngữ Nhật ra trường làm gì, chắc hẳn các bạn cũng đang rất quan tâm đế mức lương ngành Ngôn ngữ Nhật.
Tùy thuộc vào vị trí làm việc, năng lực của bản thân và các kỹ năng chuyên môn của từng người mà mức lương sẽ không giống nhau. Tuy nhiên đối với cử nhân tiếng Nhật, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc với mức thu nhập khá ổn định:
Đối với các bạn có ít kinh nghiệm làm việc, các bạn sẽ khởi điểm với mức lương trung bình từ 9 đến 15 triệu đồng/ tháng.
Đối với cá nhân đã có kinh nghiệm làm việc tại các vị trí như quản lý, trợ lý sẽ nhận mức lương trung bình khoảng 23 triệu đồng/ tháng.
Đối với cá nhân có kinh nghiệm lâu hơn từ 3 – 5 năm, bạn có thể nhận được mức lương khoảng 34 triệu đồng/ tháng.
Như vậy có thể thấy học Ngôn ngữ Nhật, bạn không cần phải lo lắng về ngành Ngôn ngữ Nhật ra trường làm gì bởi đây là một ngành có đa dạng nghề nghiệp và mức lương khá ổn định. Đây được xem là một lựa chọn xu hướng trong tương lai.
Học ngành Ngôn ngữ Nhật làm việc ở đâu?
Theo học Ngôn ngữ Nhật, bạn sẽ không phải lo lắng học Ngôn ngữ Nhật sau này làm gì bởi sau khi tốt nghiệp bạn sẽ có rất nhiều cơ hội trải nghiệm và làm việc trong các vị trí khác nhau. Bạn có thể làm việc tại:
Trở thành người đại diện trong các hoạt động của một số cơ quan đại diện hay văn phòng thương mại.
Đảm nhận công việc tại một số tổ chức hoạt động của chính phủ và phi chính phủ của Nhật Bản.
Làm việc tại cơ quan thông tấn báo chí, các cơ quan chuyên về đàm phán, thương lượng hay làm việc với những người nước ngoài là người Nhật Bản.
Có triển vọng làm việc tại các khu du lịch, trường học hoặc là người chỉ đào làm việc trong các trung tâm ngoại ngữ, trung tâm nghiên cứu.
Đảm nhận công việc tại các công ty liên doanh với nước ngoài, công ty có vốn đầu tư từ nước ngoài với các vị trí như phiên dịch, biên dịch, ngoại giao, trợ lý…
Giảng dạy tiếng Nhật tại các trường Đại học, cao đẳng, hay trung tâm ngoại ngữ….
Từ những thông tin được chia sẻ trên có thể thấy, Ngôn ngữ Nhật là ngành học có triển vọng nghề nghiệp trong tương lai, địa điểm làm việc đa dạng. Đó cũng là lý do khiến nhiều bạn trẻ tìm hiểu và quyết định theo học ngành này. Tuy nhiên điều quan trọng nhất lúc này chính là lựa chọn một môi trường học tập uy tín.
Học Ngôn ngữ Nhật trường nào uy tín, chất lượng
Nếu bạn đang có dự định tìm kiếm một ngôi trường đào tạo Ngôn ngữ Nhật tại miền Trung uy tín, có mức điểm xét tuyển vừa phải, tổ hợp môn xét tuyển đa dạng. Nhưng bận chưa biết ngôn ngữ nhật nên học trường nào? thì Đại học Đông Á chính là lựa chọn lý tưởng nhất.
Đại học Đông Á là ngôi trường luôn chú trọng vào chương trình đào tạo hiện đại, chương trình học đạt chuẩn, bám sát yêu cầu của các doanh nghiệp về nhân lực. Sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, thành thạo các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. Đông thời sinh viên được tự chọn module nghề phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân. Ngoài ra, nếu sinh viên đăng ký học ngôn ngữ nhật CLC sau khi học xong sẽ được thực tập tại nước ngoài 1 năm (năm cuối). Tăng cơ hội việc làm cho sinh viên.
Năm 2020 vừa qua, điểm chuẩn ngành ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản của trường là 14 điểm, xét tuyển theo 4 tổ hợp môn: A01 (Toán – Lý – Anh); C00 (Văn – Sử – Địa); D01 (Văn – Toán – Anh); D06 (Văn- Toán – T.Nhật).
Với mức điểm phù hợp với năng lực học của nhiều bạn trẻ, tổ hợp môn xét tuyển đa dạng giúp sinh viên có nhiều cơ hội trúng tuyển vào ngành, Đại học Đông Á luôn là môi trường học tập tốt được nhiều bạn lựa chọn hiện nay.
Hy vọng nội dung bài viết của chúng tôi đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc học Ngôn ngữ Nhật ra làm gì. Với những kiến thức này, chắc hẳn sẽ giúp bạn đưa ra được định hướng cho bản thân để có được một công việc tốt với thu nhập hấp dẫn trong tương lai.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Lao Động Có Ngoại Ngữ “Hiếm”: Cơ Hội Việc Làm Càng Cao trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!