Cập nhật nội dung chi tiết về Kinh Nghiệm Học Tốt Ngữ Pháp Tiếng Trung mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngữ pháp tiếng Trung gần giống ngữ pháp tiếng Việt bởi âm Hán Việt gần tiếng Trung. Khi chưa học tiếng Trung mình nghe cũng đã hiểu khoảng 30% rồi. Bạn đừng nghĩ học tiếng Trung khó nếu bạn kiên trì luyện tập mỗi ngày.
Đôi khi tiếng Việt còn chả hiểu hết thì học ngoại ngữ thế nào đây ? Cũng như khi người nước ngoài mới học tiếng Việt thôi, những câu đầu tiên bao giờ cũng đơn giản từ ngữ pháp tiếng Trung, từ vựng đến ý nghĩa.
Chúng ta học tiếng ngoại ngữ cũng thế thôi, học từ cái dễ đến cái khó. Những bài ngữ pháp đầu tiên là những mẫu câu tiếng Trung phổ thông, được dùng nhiều và hay gặp trong khẩu ngữ giao tiếp tiếng Trung.
– Học ngữ pháp tiếng Trung, cần nhất là nắm vững cấu trúc câu, các thành phần câu và vị trí các thành phần đó trong câu.
– Khi học mẫu câu mới. Bạn đừng dịch to lên mà hãy dịch tiếng Trung thầm trong đầu và đọc to cách nói đó. Cố gắng học cách tư duy tiếng Trung qua luyện dịch tiếng Trung tạo phản xạ khi nói.
– Với mỗi mẫu câu mới, hãy kết hợp với việc học từ mới, đặt câu với những từ đã biết để tạo thành câu có ý nghĩa.
– Đặt được câu mới nào, hãy viết lại câu đó 10 lần bằng tiếng Trung và tiếng Việt.
– Muôn dịch tiếng Trung tốt bạn cần : Học ngữ pháp tiếng Trung là phải tạo trong đầu một con đường mòn về kết cấu câu, phải cố gắng đạt đến mức độ: Nói ra câu nào là trong đầu hiện ngay lên sẽ dùng mẫu câu nào!
– Ngoài giờ học tiếng Trung trên lớp ra, hãy tập tư duy bằng tiếng Trung, luyện dịch tiếng Trung theo kết cấu câu nào đã biết thì nghĩ theo kết cấu đó.
– Khi đọc một câu mới, hãy đọc kỹ cả câu, xác định các thành phần câu để tìm ra kết cấu mẫu câu.
– Tự dịch tiếng Trung một câu nào đó sang tiếng Việt, ngày hôm sau dịch ngược câu đó sang tiếng Trung, so sánh kết quả, nếu có lỗi sai thì đó là điểm cần phải chú ý.
– Bất chợt nghĩ đến điều gì, định nói về vấn đề gì, hãy lấy giấy bút ra, dịch viết bằng tiếng Trung, chỗ nào vướng mắc thì để trống, đừng vội hoàn thành câu đó, hãy tra từ điển, ghép câu và từ theo ý của bạn, đọc kỹ lại rồi sửa dần.
Học ngữ pháp tiếng Trung không thể vừa mới học đã thạo ngay được. Cùng một ý nhưng có nhiều cách diễn đạt. Hãy tìm cho mình cách diễn đạt đơn giản nhất bằng kết cấu câu đơn giản nhất.
Đối với những câu phức, câu nhiều thành phần, hãy bình tĩnh phân tích các thành phần câu để sắp xếp cách diễn đạt.
Ngữ pháp tiếng Trung là nền tảng của ngôn ngữ.
Nắm vững ngữ pháp tiếng Trung, bạn sẽ làm chủ được ngôn ngữ!
Nguồn: www.chinese.edu.vn Bản quyền thuộc về: Trung tâm tiếng Trung Chinese Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả
Kinh Nghiệm Học Ngữ Pháp Tiếng Anh
Kinh nghiệm học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả từ Thầy giáo Quang Nguyen, Thầy bật mí thay vì nghiền ngẫm sách ngữ pháp tiếng Anh, bạn hãy đọc và giao tiếp thật nhiều, kết quả sẽ cải thiện rõ rệt.
Rất nhiều người Việt ám ảnh với việc học ngữ pháp tiếng Anh. Họ mua những cuốn sách ngữ pháp chuyên ngành về để “cày” và sau đó tự hỏi tại sao mình vẫn không thể giao tiếp, đọc viết tiếng Anh tốt được.
Ở hầu hết trường học Mỹ, trẻ em không phải học ngữ pháp. Thay vì thế, chúng học đọc. Ở cấp 1, trẻ em nghe đọc sách và đọc sách rất nhiều, tới nỗi hiểu được các cấu trúc ngữ pháp phức tạp mà không cần học.
Nhưng chúng ta là người Việt Nam và không sử dụng tiếng Anh hàng ngày, việc rập khuôn theo Mỹ e rằng cũng không hoàn toàn hiệu quả. Vậy, làm thế nào để học ngữ pháp? Theo kinh nghiệm của mình, có thể áp dụng một số phương pháp.
1. Đọc sách
Nhiều người nhìn thấy sách tiếng Anh là sợ. Lý do có lẽ là họ chọn loại sách quá khó với trình độ của mình. Chọn một cuốn sách vừa sức có nghĩa là lượng từ vựng không quá tải, và bạn có thể đọc, thưởng thức cuốn sách một cách thoải mái.
Khi đọc sách, bạn được “nạp” vào đầu một cách tự nhiên rất nhiều kiến thức ngữ pháp, từ cách dùng thì, đến giới từ, chia động từ… và quan trọng nhất là học được cách sắp xếp từ ngữ sao cho đúng, chuẩn và tự nhiên.
Một người đọc sách nhiều có thể không đạt điểm tối đa trong một bài thi ngữ pháp, nhưng khả năng cao là sử dụng được ngữ pháp trong giao tiếp và viết lách.
2. Dịch sách
Đối với người học ngữ pháp, việc dịch sách mang lại nhiều lợi thế. Khi dịch, bạn buộc phải hiểu được ý của người viết và đương nhiên là nắm rất vững những cấu trúc ngữ pháp và hàm ý của nó. Ví dụ:
– He liked his sister.
– He likes his sister.
– He’s like his sister.
Một người “amateur” có thể đọc lướt lướt và tự nhủ hiểu câu này rồi. Nhưng nếu buộc phải dịch ra tiếng Việt, ai không vững ngữ pháp sẽ dịch sai ngay lập tức. Ý của 3 câu là:
– Nó từng quý em gái nó (giờ không quý nữa).
– Nó quý em gái nó.
– Nó giống em gái nó.
Hạn chế của dịch so với đọc là dịch mất rất nhiều thời gian và đôi khi cần cả kỹ năng ngôn ngữ nữa. Do đó, cùng thời gian, bạn dịch được một cuốn sách thì người khác đọc được vài chục cuốn rồi.
Nhưng nếu bỏ thời gian nghiên cứu và dịch trọn được một cuốn sách, khả năng cao là ngữ pháp của bạn đã rất tiến bộ. Rất nhiều người học ngoại ngữ thông qua phương pháp dịch là vì vậy.
3. Giao tiếp
Trẻ em Mỹ học ngữ pháp đầu tiên là qua giao tiếp và điều này đến một cách rất tự nhiên. Bạn cũng sẽ học nhiều cấu trúc ngữ pháp qua giao tiếp, đặc biệt nếu có điều kiện giao tiếp với người bản xứ. Hồi còn ở Mỹ, mình đã rất ngạc nhiên khi nghe con trai sử dụng “ngữ pháp” chuẩn chỉnh.
Tất nhiên, mình không phải trẻ con, cũng không sống ở Mỹ để học theo kiểu của tụi nhỏ. Tuy nhiên, giao tiếp tiếng Anh nhiều sẽ giúp bạn hoàn thiện ngữ pháp rất nhiều. Một phần là khi nghe tiếng Anh, bạn sẽ “học” được ngữ pháp và cách diễn đạt mới. Và hơn thế, khi giao tiếp, bạn sẽ phải “nói” và sẽ không thể biến ý tưởng của mình thành lời nói một cách tự nhiên nếu thiếu ngữ pháp.
4. Nghe tiếng Anh
Nghe là đầu vào quan trọng. Tất nhiên, phải đến 90% người học mình biết sợ nghe và nghe yếu nên làm sao mà nghe để học ngữ pháp được.
Thứ nhất, nếu nghe TV, bạn có thể bật “subtitle” (phụ đề) tiếng Anh lên để nghe và đọc. Việc xem TV như vậy sẽ giúp nâng cao khả năng nghe và ngữ pháp của bạn. Các chương trình phù hợp để luyện ngữ pháp là: thế giới động vật, game show, chương trình truyền hình thực tế. Nếu thích xem phim, bạn nên chọn phim tình cảm, sẽ có nhiều lời thoại và “chuẩn chỉnh” hơn nhiều so với phim hành động hay kinh dị.
Nếu nghe được đài hoặc CNN, bạn cũng có thể học được rất nhiều cả về từ vựng và ngữ pháp.
Bạn cũng có thể học ngữ pháp từ các tài liệu tiếng Anh như IELTS, TOEFL, hay sách luyện nghe khác. Đôi khi, chỉ cần tập trung nghe và cố hiểu người nói là bạn cũng tăng khả năng ngữ pháp của mình rồi. Còn nếu bạn mở “transcript” để nghiên cứu được nữa thì càng tốt.
5. Sách ngữ pháp
Đây là phương pháp học dễ gây chán nản nhất. Cuốn sách ngữ pháp thường sẽ giúp bạn làm bài kiểm tra tốt hơn, nhưng để ứng dụng vào giao tiếp hay viết thì sẽ tốn thời gian hơn nhiều.
Lời khuyên của mình là hãy thử hết các cách ở trên và áp dụng bước 5 cuối cùng. Như vậy, bạn không chỉ giỏi ngữ pháp, mà còn dễ dàng nuôi dưỡng được tình yêu với thứ ngôn ngữ toàn cầu này.
Theo Quang Nguyen từ Vnexpress 1. Đọc sách2. Dịch sách
– He liked his sister.
– He likes his sister.
– He’s like his sister.
3. Giao tiếp4. Nghe tiếng Anh5. Sách ngữ phápTheo Quang Nguyen từ Vnexpress
Học Tiếng Trung Cơ Bản, Kinh Nghiệm Học Tốt Tiếng Trung
Bạn muốn du học Trung Quốc? Bạn muốn làm việc tại các công ty đa quốc gia của Trung Quốc hoặc được làm việc và giao tiếp với người Trung? Vậy bạn cần học tiếng Trung Quốc cơ bản để biết được những kiến thức sơ cấp của tiếng Trung và có thể giao tiếp đơn giản với người Trung.
Kinh nghiệm học tốt tiếng Trung Quốc
Với những Tài liệu học tiếng trung quốc này bạn có thể tự học tiếng Trung cơ bản ở nhà hoặc tham gia khóa học tiếng Trung ở một trung tâm đào tạo tiếng Trung nào đó. Đầu tiên hãy tạo cho mình một đam mê học tiếng Trung, điều đó xuất phát từ chính nhu cầu học tiếng Trung của bạn.
Bạn học tiếng Trung để làm gì? Đi du học Trung Quốc, phục vụ cho công việc, du lịch hay giao lưu với bạn bè người Trung. Một khi đã tạo cho mình một mục đích rõ ràng thì sẽ dễ dàng và nhanh hơn khi thực hiện mục đích đó. Không phải ai cũng có thể thực sự đam mê hay có mục đích rõ ràng ngay từ đầu.
Làm quen dần với các kí tự tiếng Trung
Tiếng Trung Quốc khác với các ngôn ngữ khác là không có bảng chữ cái. Kí tự tiếng Trung là một khối lượng lớn các kí tự tượng hình vô cùng phức tạp và khó hiểu. Tiếng Trung cũng được coi là một trong các ngôn ngữ khó nhất trên thế giới. Bạn cần học thuộc từng chữ một và luyện nghe, luyện viết và luyện phát âm chữ đó nhiều thì mới có thể nhớ lâu được.
Điều quan trọng nhất khi đọc là luyện cho mình phát âm được chuẩn nhất để từ đó sẽ nói tốt hơn. Nếu bạn tự học ở nhà thì hãy giao lưu và nói chuyện với những người bạn biết tiếng Trung của bạn hoặc tìm kiếm và giao tiếp với người Trung Quốc nhiều hơn ở những nơi có nhiều người ngoại quốc đặc biệt là người Trung. Nếu học ở trường hay học ở trung tâm thì hãy cố gắng nói chuyện bằng tiếng Trung với bạn cùng học của bạn. Việc nói nhiều sẽ tạo cho bạn một phản xạ nhanh khi giao tiếp với người Trung.
Học từ vựng thường xuyên
Ngoài việc luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thì bạn hãy nên học từ vựng tiếng Trung Quốc thường xuyên. Vì tiếng Trung không có bảng chữ cái nên bạn phải học nhiều từ vựng vì học chữ nào thì mới biết viết và phát âm chữ đó. Việc học tốt những kĩ năng gì khi học tiếng Trung tùy thuộc vào mục đích khi học tiếng Trung của bạn. Nếu chỉ cần giao tiếp hoặc phiên dịch thì hãy luyện tốt kĩ năng nói và nghe.
Nếu cần biên dịch các văn bản thì hãy luyện viết, đọc nhiều và nhớ cả nghĩa của từ đó vì khi đó bạn sẽ nhớ được mặt chữ và nghĩa thì sẽ dịch được nhanh hơn. Ngoài ra còn phải học tốt ngữ pháp tiếng Trung.
Liên Hệ Trung Tâm Tư Vấn Du Học & Đào tạo ngoại ngữ HALO EDUCATION
Địa chỉ: Phòng 704, Tòa nhà OCT 3A, Khu đô thị Resco, Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 046 254 2237
Hotline: 0971 836 827 (Chị Dung)
Email: hotro@halo.edu.vn
Web: duhoctrungquochalo.com
Keyword google search
học tiếng trung giao tiếp
bắt đầu học tiếng trung
học tiếng trung cơ bản
tài liệu học tiếng trung cơ bản
học tiếng trung cơ bản miễn phí
tự học tiếng trung quốc
hoc tieng trung
hoc tieng trung de nhu an keo
Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Pháp
Hầu hết các học bổng du học Pháp mà các bạn thấy trong bài ” Tổng quan học bổng du học Pháp ” là dành cho các chương trình học cao học (thạc sĩ và tiến sĩ). Bài viết này xin chia sẻ cùng các bạn vài kinh nghiệm xin học bổng theo học Thạc sĩ và Tiến sĩ tại Pháp.
Bước 1 : Định hướng nghề nghiệp tương lai
Khi bạn tốt nghiệp phổ thông trung học và dự định thi đại học, quyết định sẽ thi vào khối ngành nào, vào trường đại học nào cũng coi như bước đầu bạn có định hướng nghề nghiệp. Khi đã có tấm bằng đại học, bạn muốn theo học cao học và theo đuổi ước mơ du học. Một lần nữa bạn lại phải tự đặt câu hỏi cho chính mình về nghề nghiệp tương lai. Câu hỏi thường thấy là “Nên xin Master Recherche hay Master Professionnel?”.
Về lý thuyết, nếu bạn định theo nghiệp nghiên cứu – giảng dạy ở trường đại học hay các viện nghiên cứu thì nên học Master Recherche (Thạc sĩ nghiên cứu) để có cơ hội xin tiếp học bổng làm Thèse de Doctorat (Luận án Tiến sĩ). Chương trình học Master Recherche sẽ nặng về lý thuyết và các nghiên cứu chuyên ngành. Còn nếu bạn muốn đi làm ngay sau khi học xong Thạc sĩ thì nên xin học Master Professionnel. Bạn sẽ được học các kiến thức thực tế hơn và thường phải trải qua kỳ thực tập bắt buộc để tốt nghiệp Master Professionnel. Cơ hội xin được việc làm (tại Pháp hay tại Việt Nam) với tấm bằng Master Professionnel là cao hơn so với Master 2 Recherche.
Việc lựa chọn được theo định hướng nghiên cứu (Master Recherche) hay định hướng nghề nghiệp (Master Professionnel) sẽ giúp các bạn định hình được loại học bổng sẽ gửi hồ sơ. Kèm theo lựa chọn này, bạn cũng cần xác định cho mình một đề tài nghiên cứu hay một dự định nghề nghiệp vì đó là những nội dung thường được yêu cầu trong bất cứ một hồ sơ xin học bổng nào. Khi bạn dự định xin học bổng làm Tiến sĩ (Doctorat), bạn nhất thiết phải có một đề tài nghiên cứu trước khi xin học bổng.Bước 2 : Chọn chương trình đào tạo
Sau khi quyết định theo học Master Recherche hay Master Professionnel, bạn cần lựa chọn ngành học rồi chương trình đào tạo phù hợp. Trong mỗi ngành học, bạn có thể tìm đuợc rất nhiều chương trình đào tạo ở nhiều trường khác nhau. Vậy bạn cần đặt thêm một số tiêu chí để chọn lựa.
Trước tiên, cần xét trên hai khía cạnh : ngành nghề mà bạn thích và ngành nghề mà bạn có thể được nhận (tuỳ theo quá trình học tập của bạn ở Việt Nam). Ví dụ, ở Việt Nam, bạn có bằng đại học về kinh tế nhưng bạn lại tìm một chương trình đào tạo Thạc sĩ về tài chính vì bạn thích chuyển sang ngành này. Vậy bạn cần phải tìm chương trình Master nào chấp nhận bằng đại học về kinh tế của bạn.
Sau đó, hãy nhìn vào chương trình đào tạo của các Master đó : các môn học có hấp dẫn không, có phù hợp với khả năng và sở thích của bạn không? Trả lời hết những câu hỏi này, danh sách các chương trình Master để bạn lựa chọn chắc cũng được rút gọn nhiều.
Tiếp theo, nên hỏi kinh nghiệm những sinh viên Việt Nam đi trước về truyền thống nhận sinh viên quốc tế, đặc biệt là sinh viên Việt Nam của các Master đó. Có lẽ không nên mạo hiểm với các Master chưa từng nhận hay nhận rất ít sinh viên Việt Nam, nếu bạn không thật sự tin tưởng vào trình độ và hồ sơ của mình.
Cuối cùng, bạn nên để lại ít nhất 5 sự lựa chọn để liên hệ xin học. Việc liên hệ xin học trước khi xin học bổng là rất quan trọng vì hầu hết các học bổng đều ưu tiên (thậm chí bắt buộc) các hồ sơ xin học bổng được một trường của Pháp nhận học. Đó có thể là Giấy chứng nhận (Attestation d’accueil), Đăng ký học tạm thời (Pré-inscription) hay chỉ là một ý kiến tán thành hồ sơ của bạn (Un avis favorable à votre candidature). Với học bổng Eiffel, việc liên hệ xin học trước là bắt buộc vì trường nhận bạn sẽ là trường gửi hồ sơ xin học bổng cho bạn.
Với các bạn xin học bổng Doctorat, việc lựa chọn chương trình và cơ sở đào tạo phụ thuộc vào đề tài nghiên cứu và lĩnh vực đào tạo của Master Recherche đã theo học.Bước 3 : Liên hệ xin học và đăng ký học
Trong thực tế, việc liên hệ xin học cao học không hề dễ dàng vì thời điểm các trường nhận hồ sơ xin học thường lệch nhiều so với thời điểm nộp hồ sơ xin học bổng. Các loại học bổng thường có thời gian nộp hồ sơ từ khoảng tháng 11 đến tháng 4. Trong khi đó thời gian nhận hồ sơ của các trường đại học là từ tháng 5 đến đầu tháng 9.
Như vậy, bạn cần bắt đầu xin học trước khi gửi hồ sơ xin học bổng và nên tiến hành một năm trước thời điểm khai giảng khoá học bạn muốn theo. Ví dụ, để xin học bổng cho một khoá học Thạc sĩ bắt đầu vào tháng 10 (năm học 2009-2010), tốt nhất bạn nên bắt đầu liên hệ xin học từ tháng 5-tháng 9 năm 2008 để có giấy tờ đăng ký học để bổ sung vào hồ sơ xin học bổng bắt đầu từ tháng 11 năm 2008. Kết quả học bổng được công bố trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2009. Đó là học bổng cho năm học 2009-2010 của bạn.
Bạn có thể sẽ đặt câu hỏi ” Trong khoảng tháng 5 đến tháng 9, bạn chưa tốt nghiệp đại học, làm thế nào để xin học ? “. Câu hỏi của bạn hoàn toàn có lý. Bạn không nhất thiết phải có bằng đại học trong tay rồi mới bắt đầu nộp hồ sơ xin học. Bạn hãy trình bày là bạn đang làm luận văn hoặc đang đi thực tập và sẽ có bằng đại học trong một vài tháng tới. Bạn gửi kèm thành tích học tập trong các năm học đại học như một bằng chứng để thuyết phục. Nếu bạn chuẩn bị hồ sơ chu đáo và liên hệ tốt với giáo sư phụ trách, bạn có thể có được ” Attestation d’accueil “, ” Pré-inscription ” hay ” Avis favorable à la candidature “. Với các giấy tờ này, hồ sơ của bạn sẽ có thêm giá trị và bạn sẽ yên tâm hơn nhiều trong quá trình chuẩn bị hồ sơ.
Trong trường hợp bạn liên lạc xin học không trùng với thời gian tuyển sinh, bên cạnh các giấy tờ, bằng cấp mà bạn có, bạn nên điền thông tin vào mẫu hồ sơ năm trước đó để các giáo sư thấy bạn thực sự muốn theo học chương trình đó và có cơ sở để đánh giá hồ sơ của bạn so với các sinh viên họ thường nhận để từ đó có quyết định nhận bạn. Đối với những Master mà bạn không có được mẫu hồ sơ của năm trước, bạn có thể gửi hồ sơ xin học bổng của bạn cho giáo sư phụ trách, vì trong đó có mọi thông tin về quá trình học tập và dự định tương lai của bạn.
Thực tế cũng có nhiều bạn sinh viên được học bổng khi chưa được trường nào của Pháp nhận. Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, các bạn đó có thể kịp gửi hồ sơ vào kỳ tuyển sinh tháng 5. Nhưng khi có kết quả tuyển sinh (vào tháng 7 – tháng 9), không được trường nào nhận khi mà thời hạn nộp hồ sơ xin học ở các trường khác đã khép lại. Trong khi đó, điều kiện để được hưởng học bổng là phải có một trường ở Pháp nhận bạn vào học. Để không bị rơi vào hoàn cảnh này, bạn nên chuẩn bị tìm chương trình học và liên hệ xin học càng sớm càng tốt, để có thời gian chuyển hướng nếu kết quả không thuận lợi.
Trong phần chọn chương trình đào tạo và liên hệ xin học, bạn đừng quên sự có mặt của CampusFrance ở Việt Nam để hỗ trợ bạn trong hành trình đến với nước Pháp. Trước hết, CampusFrance luôn sẵn sàng đón tiếp và hướng dẫn bạn về các thủ tục cần thiết. Chúng tôi đánh giá rất cao phần tìm kiếm ngành học trên trang web của CampusFrance (“Rechercher une formation”). Cơ sở dữ liệu của CampusFrance thường xuyên cập nhật thông tin và tập hợp được hầu hết các chương trình đào tạo đại học và sau đại học của Pháp. Các công cụ tìm kiếm trên trang web này cho phép các bạn tìm chương trình đào tạo của Pháp theo bậc học, lĩnh vực, chuyên ngành. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tìm thấy thông tin về các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, các chương trình đào tạo MBA, chương trình thực tập… Bên cạnh đó, CampusFrance thiết lập mạng lưới các trường đại học nhận sinh viên đăng ký học qua trang web của CampusFrance. Rất nhiều sinh viên Việt Nam đã được các trường của Pháp nhận qua mạng lưới này. Các bạn nên kết hợp hai hình thức liên hệ trực tiếp với trường ở Pháp để xin học và đăng ký xin học trên trang web của CampusFrance để tăng thêm cơ hội được nhận vào học.
Với học bổng Doctorat, bước liên hệ xin học là bước bắt buộc phải hoàn thành trước khi nộp hồ sơ xin học bổng. Bạn cần liên hệ trực tiếp với một giáo sư chấp nhận hướng dẫn đề tài nghiên cứu của bạn và một cơ sở đào tạo Tiến sĩ (écoles doctorales) nhận bạn vào học. Thông thường, các sinh viên theo học Master 2 Recherche thường liên hệ trước với một trong các giáo sư dạy mình hay trong trung tâm nghiên cứu của trường mình để xin hướng dẫn đề tài nghiên cứu. Bạn cũng nên theo dõi các đề tài nghiên cứu do các giáo sư đưa ra ; khi bạn quan tâm đến một đề tài nào đó và đủ điều kiện yêu cầu, giáo sư đó sẽ nhận hướng dẫn bạn trong đề tài bạn chọn. Các bạn sinh viên còn ở Việt Nam có thể ít cơ hội để liên lạc trực tiếp với giáo sư hơn, các bạn hãy tận dụng cơ hội được gặp gỡ các giáo sư Pháp sang Việt Nam giảng dạy hoặc thông qua bạn bè đã và đang học tập ở Pháp để có được địa chỉ liên hệ của các giáo sư trong ngành mà bạn quan tâm.Bước 4 : Chuẩn bị hồ sơ xin học bổng
Kinh nghiệm cho thấy là bạn hoàn toàn không nên chờ tới thời điểm bắt đầu được lấy hồ sơ để điền (Appel d’offre) mà nên chuẩn bị từ trước đó để có thời gian chuẩn bị một hồ sơ hấp dẫn và hoàn chỉnh. Có rất nhiều việc bạn có thể và nên chuẩn bị trước khi có hồ sơ để điền vì đó là những việc hầu như chắc chắn phải làm. Khi bạn chuẩn bị kỹ càng những vấn đề này từ trước, bạn sẽ không bị gấp gáp khi chuẩn bị bộ hồ sơ xin học bổng.
* Chuẩn bị về nội dung
Trước hết, bạn cần chuẩn bị bài luận về đề tài nghiên cứu (đối với Master 2 Recherche) hay dự định nghề nghiệp (đối với Master Profesionnel). Bài luận này có thể dài 1 vài trang, tuỳ từng loại học bổng.
Ngoài ra, bạn nên nghiên cứu mẫu hồ sơ của năm trước để chuẩn bị điền hồ sơ năm nay. Kinh nghiệm cho thấy mẫu hồ sơ xin học bổng không có nhiều thay đổi qua các năm bởi các nội dung cần điền thường có tính chất tiêu biểu.
*Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết
* Các giấy tờ bắt buộc
Mỗi loại học bổng có những quy định khác nhau về chủng loại và số lượng giấy tờ bắt buộc phải nộp trong bộ hồ sơ xin học bổng. Những loại giấy tờ sau đây thường được yêu cầu trong bộ hồ sơ xin học bổng :
1, Mẫu hồ sơ xin học bổng, được điền đầy đủ và ký tên
2, CV mới nhất (trong CV cần trình bày nổi bật quá trình và thành tích học tập, kinh nghiệm nghề nghiệp hay kinh nghiệm trong các hoạt động sinh viên)
3, Lettre de motivation (thư trình bày động cơ và mong muốn học tập tại Pháp)
4, Giấy khai sinh (dịch ra tiếng Pháp và công chứng sao y bản chính)
5, Bằng tốt nghiệp đại học (photo, dịch ra tiếng Pháp và công chứng sao y bản chính) hoặc bảng điểm hai năm học cuối (photo, dịch ra tiếng Pháp và công chứng sao y bản chính) nếu chưa có bằng tốt nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ
6, Bằng tốt nghiệp phổ thông trung học (photo, dịch ra tiếng Pháp và công chứng sao y bản chính)
7, Tóm tắt đề tài nghiên cứu hay dự định nghề nghiệp (1-3 trang)
8, Giấy chứng nhận đồng ý hướng dẫn Luận án Tiến sĩ (đối với học bổng làm Tiến sĩ)
Một lưu ý nhỏ trong phần này là khi các bạn tốt nghiệp đại học (4-5 năm) ở Việt Nam, bằng đại học của bạn cần được dịch là ” Maîtrise ” (chứ không phải Licence) để có thể được nhận vào Master 2 của Pháp.
* Các giấy tờ bổ sung
1, Giấy chứng nhận đăng ký học hoặc được nhận học ; các thư từ trao đổi với trường muốn theo học
2, Các chứng chỉ chứng minh trình độ ngoại ngữ
a. Tiếng Pháp : TCF, DELF, DALF, AUF, …
b. Tiếng Anh : TOEFL, TOEIC, Cambridge certificate, …
3, Thư giới thiệu về khả năng học tập (do giáo viên ký) cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp (do lãnh đạo cơ quan ký).
* Điền mẫu hồ sơ xin học bổng
Khi điền hồ sơ xin học bổng, bạn hoàn toàn có thể tham khảo kinh nghiệm các sinh viên đã được học bổng của những năm trước. Những điều bạn cần học hỏi có lẽ là định hướng trả lời các câu hỏi trong hồ sơ, bố cục bài luận bắt buộc. Bạn hoàn toàn không nên sao chép hồ sơ của những người đã được học bổng vì như thế, hồ sơ của bạn sẽ kém hấp dẫn bởi không có ý tưởng mới. Hơn nữa, cơ quan quản lý học bổng sẽ dễ dàng phát hiện ra việc sao chép này vì các hồ sơ đã được học bổng luôn được lưu giữ cẩn thận. (Theo BKNNF)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kinh Nghiệm Học Tốt Ngữ Pháp Tiếng Trung trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!