Đề Xuất 3/2023 # Hướng Dẫn Cách Học Và Soạn Bài Tiếng Việt Lớp 3 # Top 5 Like | Maytinhlongthanh.com

Đề Xuất 3/2023 # Hướng Dẫn Cách Học Và Soạn Bài Tiếng Việt Lớp 3 # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Cách Học Và Soạn Bài Tiếng Việt Lớp 3 mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tiếng việt lớp 3 nhà bác học và bà cụ ca ngợi nhà bác học Ê- đi-xơn vĩ đại là người rất giàu sáng kiến thông qua lời gợi ý của bà cụ.

Ê – đi – xơn là một nhà khoa rất nổi tiếng. Ông chính là người sáng chế ra đèn điện mà chúng ta sử dụng ngày hôm nay. Các em học sinh đọc bài tiếng việt lớp 3 nhà bác học và bà cụ sẽ biết, không chỉ bóng đèn mà Ê – đi – xơn còn sáng chế ra cả tàu điện. Đây là một bài đọc rất thú vị, giúp các em hiểu hơn về cách hình thành ý tưởng để các nhà bác học sáng tạo.

Nhà bác học và bà cụ

1. Ê – đi- xơn là một nhà bác học nổi tiếng người Mĩ. Khi ông chế ra đèn điện, người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Có một bà cụ phải đi bộ mười hai cây số. Đến nơi, cụ mỏi quá, ngồi xuống vệ đường bóp chân, đấm lưng thùm thụp.

2. Lúc ấy, Ê-đi-xơn chợt đi qua. Ông dừng lại hỏi chuyện. Bà cụ nói :

– Già đã phải đi bộ gần ba giờ đồng hồ để được nhìn tận mắt cái đèn điện. Giá ông Ê – đi- xơn làm được cái xe chở người già đi nơi này nơi khác có phải may mắn cho già không?

– Thưa cụ, tôi tưởng vẫn có xe ngựa chở khách chứ ?

– Đi xe đấy thì ốm mất. Già chỉ muốn có một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại thật êm.

3. Nghe bà cụ nói vậy, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu Ê – đi- xơn. Ông reo lên:

– Cụ ơi ! Tôi là Ê – đi- xơn đây. Nhờ cụ mà tôi nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện đấy.

Bà cụ vô cùng ngạc nhiên khi thấy nhà bác học cũng bình thường như mọi người khác. Lúc chia tay, Ê – đi- xơn bảo:

– Tôi sẽ mời cụ đi chuyến xe điện đầu tiên.

4. Từ lần gặp bà cụ, Ê – đi- xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện và đã thành công. Hôm chạy thử xe điện, người ta xếp hàng dài để mua vé. Ê-đi-xơn mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên. Đến ga, ông bảo :

– Cảm ơn ông. Giờ thì già có thể đi chơi cả ngày với chiếc xe này rồi !

Bây giờ chúng tôi sẽ hướng dẫn các em học sinh lớp 3 trả lời các câu hỏi có trong bài tập đọc tiếng việt “Nhà bác học và bà cụ”.

Gợi ý: Các em đọc đoạn đầu tiên của bài và kết hợp với tìm hiểu trên mạng để trả lời câu hỏi

Ê – đi -xơn là một nhà bác học tài ba người Mỹ. Ông sinh năm 1847 và mất năm 1931. Ê – đi – sơn nổi tiếng là nhà bác học có hàng ngàn bằng phát minh, sáng chế góp phần giúp cuộc sống của con người trở nên tiến bộ và văn minh hơn. Các sáng chế của ông làm nền tảng để các phát minh khác ra đời, ví dụ như sáng chế bóng đèn.

2.2. Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào ?

Gợi ý: Để trả lời được câu hỏi này, các em học sinh hãy đọc lại đoạn văn đầu tiên và đoạn văn thứ 2 của truyện.

Câu chuyện giữa Ê – đi – xơn và bà cụ xảy ra khi nhà bác học vừa sáng chế thành công bóng đèn điện. Bà cụ đã phải đi bộ gần 3 giờ để xem phát minh kỳ diệu đó của ông. Trong buổi ra mắt bóng đèn, bà cụ đã vô tình gặp nhà bác học và trò chuyện với ông.

Gợi ý: Để trả lời được câu hỏi này, các em hãy đọc lại đoạn 3 của câu chuyện.

Bà cụ già mong muốn có một chiếc xe không cần ngựa kéo bởi vì cụ đã rất già. Trong khi đó những chiếc xe ngựa kéo thì chạy gặp đường mấp mô rất xóc, làm cụ đau nhừ cả người. Bà cụ mong muốn được ngồi trên một chiếc xe mà không cần ngựa kéo để có cảm giác êm ái mỗi lần đi đâu xa.

2.4. Theo em, khoa học đem lại lợi ích gì cho con người ?

Gợi ý: Để trả lời câu hỏi này, các em học dựa ngay vào những phát minh của Ê – đi – xơn, ngắm nhìn và suy ngẫm những thiết bị hiện đại mà em và mọi người sử dụng hàng ngày ví dụ như chiếc máy hút bụi, tủ lạnh, máy giặt,… để đưa ra lời nhận xét lợi ích của khoa học mang lại cho con người.

Khoa học đã giúp cho cuộc sống của con người ngày càng văn minh và tiến bộ hơn trước rất nhiều. Nhờ có khoa học, nhờ phát minh chế tạo ra máy móc mà con người không còn vất vả nữa. Khoa học có lợi ích, giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống, giúp con người sống lâu hơn. Con người chúng ta đầy đủ hơn, sung sướng hơn về những sáng chế mà khoa học mang lại.

3. Ý nghĩa của bài đọc “Nhà bác học và bà cụ” Tiếng Việt lớp 3

Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ cho con người.

4. Một số từ khó trong bài đọc học sinh cần chú ý

Hướng Dẫn Cách Học Và Soạn Bài

Bài đọc hội đua voi ở tây nguyên tiếng việt lớp 3 học sinh được tìm hiểu về cách chuẩn bị, không khí lễ hội đua voi truyền thống ở Tây Nguyên.

Khi soạn bài đọc hội đua voi ở tây nguyên tiếng việt lớp 3 con cần chú ý đọc kĩ bài đọc, tìm các thông tin trọng tâm của câu hỏi tránh bỏ xót những thông tin quan trọng.

1. Nội dung bài tập đọc “Hội đua voi ở Tây Nguyên”

Trường đua voi là một đường rộng phẳng lì, dài hơn năm cây số. Chiêng khua, trống đánh vang lừng. Voi đua từng tốp mười con dàn hàng ngang ở nơi xuất phát. Trên mỗi con voi, ngồi hai chàng man-gát. Người ngồi phía cổ có vuông vải đỏ thắm ở ngực. Người ngồi trên lưng mặc áo xanh da trời. Trông họ rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất.

Đến giờ xuất phát, chiêng trống nổi lên thì cả mười con voi lao đầu chạy. Cái dáng lầm lì, chậm chạp thường ngày bỗng dưng biến mất, cả bầy hăng máu chạy như bay. Bụi cuốn mù mịt. Các chàng trai man-gát phải rất gan dạ và khéo léo điều khiển cho voi về trúng đích. Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào những khán giả đã nhiệt tình cổ vũ, khen ngợi chúng.

2. Soạn bài “Hội đua voi ở Tây Nguyên” tiếng việt lớp 3

2.1. Tìm các chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua

Trả lời:

Chọn đoạn đường tốt, phẳng lì, đoạn đường dài hơn trăm cây số, chiêng khua trống đánh vang lừng. Từng tốp mười con voi dàn hàng ngang ở xuất phát. Trên mỗi con voi, ngồi hai chàng man-gát. Trông họ khá bình tĩnh vì họ là những người phi ngựa giỏi nhất

2.2. Cuộc đua diễn ra thế nào ?

Trả lời:

Đến giờ xuất phát, chiêng trống nổi lên thì cả mười con voi lao đầu chạy. Cái dáng lầm lì, chậm chạp thường ngày bỗng dưng biến mất, cả bầy hăng máu chạy như bay. Bụi cuốn mù mịt. Các chàng trai man-gát phải rất gan dạ và khéo léo điều khiển cho voi về trúng đích.

2.3. Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương ?

Trả lời:

Những chú voi chạy đến đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào những khán giả đã nhiệt tình cổ vũ, khen ngợi chúng.

3. Ý nghĩa của bài đọc “Hội đua voi ở Tây Nguyên”

Bài đọc miêu tả lễ hội đua voi ở Tây Nguyên. Đây là lễ hội truyền thống trong nếp sinh hoạt của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. Qua đó thấy được sự thú vị trong các lễ hội đua voi. Từ đó cần tôn trọng và gìn giữ những nét đẹp truyền thống đó.

4. Một số từ khó trong bài đọc học sinh cần chú ý

Nội Dung Trọng Tâm Khi Soạn Bài Tiếng Việt Lớp 3

Soạn bài tiếng việt lớp 3 cậu bé thông minh, con nắm được cách đọc hiểu trả lời câu hỏi, có được những bài học ý nghĩa về sự thông minh nhanh trí của cậu bé.

Sau bài học tiếng việt lớp 3 cậu bé thông minh con cần nắm được kĩ năng đọc hiểu trả lời các câu hỏi của bài đọc, biết vận dụng bài học vào cuộc sống của mình.

1. Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải chịu tội.

Được lệnh vua, cả vùng lo sợ. Chỉ có một cậu bé bình tĩnh thưa với cha :

– Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua, con sẽ lo được việc này.

Người cha lấy làm lạ, nói rõ với làng. Làng không biết làm thế nào, đành cấp tiền cho hai cha con lên đường.

2. Đến trước cung vua, cậu bé kêu khóc om sòm. Vua cho gọi vào, hỏi :

– Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ ?

Muôn tâu Đức Vua – Cậu bé đáp – bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em. Con không xin được, liền bị đuổi đi.

– Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm ! Bố ngươi là đàn ông thì đẻ làm sao được !

– Muôn tâu, vậy sau Đức Vua lại ra lệnh cho làng con nộp gà trống biết đẻ trứng ạ ?

Vua bật cười, thầm khen cậu bé, nhưng vẫn muốn thử tài cậu lần nữa.

3. Hôm sau nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ bảo cậu bé làm ba mâm cỗ. Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, nói:

– Xin ông về tâu Đức Vua rèn cho tôi chiếc kim này thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.

Vua biết là đã tìm được người tài giỏi, bèn trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài.

– Theo truyện cổ tích Việt Nam–

2.1. Nhà vua nghĩ ra cách nào để tìm người tài?

Trả lời:

Nhà vua hạ lệnh mỗi làng trong vùng nọ phải tìm được con gà trống biết đẻ trứng nếu không tìm được, cả làng sẽ phải chịu tội.

2.2. Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh nhà vua?

Trả lời:

Người dân lo sợ vì sợ bị vua phạt. Đây là lệnh vô lý bởi không có con gà trống nào có thể đẻ được trứng, không giao nộp cũng bị phạt thế nên họ lo sợ.

2.3. Cậu bé đã làm cách nào để nhà vua thấy được lệnh đưa ra thật vô lý?

Trả lời:

Cậu bé rất thông minh đã dùng chính mệnh lệnh của nhà vua để đối đáp lại nhà vua: khi cậu bé đã đưa ra tình huống cha mình đẻ em bé. Và vua nhận ra sự vô lý từ mệnh lệnh của mình.

2.4. Cậu bé đã yêu cầu nhà vua làm gì khi được vua lệnh làm ba mâm cỗ từ 1 con chim sẻ?

Trả lời:

Cậu đã đưa chiếc kim cho sứ giả, yêu cầu nhà vua rèn thành chiếc dao để xẻ thịt chim. Cậu thật thông minh bởi chiếc kim đã rất bé rồi không thể luyện thành chiếc dao nữa.

Bài đọc cậu bé thông minh ca ngợi sự thông minh, xử trí nhanh gọn và bản lĩnh của cậu bé. Dù ở trong trường hợp nào chúng ta cũng cần bình tĩnh vận dụng những kiến thức đã học để xử lí mọi chuyện

4. Một số từ khó trong bài đọc học sinh cần chú ý

Giáo Án Hướng Dẫn Học Môn Toán + Tiếng Việt Lớp 3

– Hướng dẫn học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu môn Tiếng Việt

– Rèn kĩ năng đọc, viết cho HS.

– Hướng dẫn học sinh về nhà

HƯỚNG DẪN HỌC I-MỤC TIÊU: – Hoàn thành bài các môn học trong ngày . – Hướng dẫn học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu môn toán. – Rèn kĩ năng nhân chia cho học sinh. – Hướng dẫn học sinh về nhà II. CHUẨN BỊ: Bài tập toán III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Hoàn thành bài các môn môn học trong ngày .. .. 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập môn toán. Bài 1: Tính 4 x 6 + 129 50 x 4 : 2 Bài 2: Một hàng ghế có 4 học sinh. Hỏi 8 hàng có tất cả bao nhiêu học sinh? Bài 3( dành cho HS giỏi) Hiệu hai số là 729. Nếu giảm số bị trừ đi 124 và tăng số trừ lên 345 đơn vị thì hiệu mới là bao nhiêu? 3. Củng cố dặn dò: – GV hướng dẫn học sinh hoàn thành bài. – Gọi HS chữa bài. – GV quan sát nhận xét. – GV cho HS làm bài – Gọi HS chữa bài. – GV nhận xét sửa chữa. – Nêu cách tính giá trị biểu thức? – Gọi HS đọc đề , phân tích đề – GV cho HS làm bài – Gọi HS chữa bài. – GV nhận xét sửa chữa. – GV cho HS làm bài – Gọi HS chữa bài. – GV nhận xét sửa chữa. Lưu ý cho HS giảm số bị trừ thì hiệu giảm, tăng số trừ thì hiệu cũng giảm – Nhận xét giờ học. – Hướng dẫn học sinh bài hôm sau – HS tự hoàn thành – HS chữa bài. – HS nhận xét. – HS đọc đề – HS làm bài. – HS chữa bài, nhận xét. – HS đọc đề – HS làm bài. – HS chữa bài, nhận xét. – HS đọc đề – HS làm bài. – HS chữa bài, nhận xét. – HS nêu . HƯỚNG DẪN HỌC I-MỤC TIÊU: – Hoàn thành bài các môn học trong ngày . – Hướng dẫn học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu môn toán. – Rèn kĩ năng giải toán cho học sinh. – Hướng dẫn học sinh về nhà II. CHUẨN BỊ: Bài tập toán III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Hoàn thành bài các môn mmôn học trong ngày .. .. 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập môn toán. * Bài 1: Lớp 3a mua 324 quyển vở, lớp 3b mua ít hơn lớp 3 a 47 quyển. Hỏi lớp 3b mua tất cả bao nhiêu quyển? Bài 2: Buổi sáng cửa hàng bán được 125 kg gạo . Buổi chiều bán nhiều hơn 78 kg. Hỏi buổi chiều bán được bao nhiêu kg? Bài 3( dành cho HS giỏi) Buổi sáng cửa hàng bán được 234m vải. Buổi chiều bán nhiều hơn 74 m. Hỏi cả hai buổi bán được bao nhiêu m? 3. Củng cố dặn dò: – GV hướng dẫn học sinh hoàn thành bài. – Gọi HS chữa bài. – GV quan sát nhận xét. Gọi HS đọc đề phân tích đề – GV cho HS làm bài – Gọi HS chữa bài. – GV nhận xét sửa chữa. – Bài này củng cố kiến thức gì Gọi HS đọc đề phân tích đề – GV cho HS làm bài – Gọi HS chữa bài. – GV nhận xét sửa chữa. – Bài này củng cố kiến thức gì – GV cho HS làm bài – Gọi HS chữa bài. – GV nhận xét sửa chữa. – Nhận xét giờ học. – Hướng dẫn học sinh bài hôm sau – HS tự hoàn thành – HS chữa bài. – HS nhận xét. – HS đọc đề – HS làm bài. – HS chữa bài, nhận xét. – HS đọc đề – HS làm bài. – HS chữa bài, nhận xét. – HS đọc đề – HS làm bài. – HS chữa bài, nhận xét. – HS nêu . HƯỚNG DẪN HỌC I-MỤC TIÊU: – Hoàn thành bài các môn học trong ngày . – Hướng dẫn học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu môn Tiếng Việt – Rèn kĩ năng đọc, viết cho HS. – Hướng dẫn học sinh về nhà II. CHUẨN BỊ: Bài tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Hoàn thành bài các môn mmôn học trong ngày .. .. 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập môn Tiếng Việt Bài 1: Tìm hình ảnh so sánh trong đoạn thơ sau: a. Quạt nan như lá Chớp chớp lay lay Quạt nan rất mỏng Quạt gió rất dày b. Cách diều no gió Tiếng nó chơi vơi Diều là hạt cau Phơi trên nong trời. Bài 2: Điền từ so sánh: Đêm ấy, trời tối mực Trăm cô gái ..tiên sa Mắt của trời đêm.các vì sao. Bài 3( Dành cho HS giỏi) Viết lại 2 thành ngữ tục ngữ có hình ảnh so sánh mà em biết 3. Củng cố dặn dò: – GV hướng dẫn học sinh hoàn thành bài. – Gọi HS chữa bài. – GV quan sát nhận xét. – GV cho HS làm bài – Gọi HS chữa bài. – GV nhận xét sửa chữa. – GV cho HS làm bài – Gọi HS chữa bài. – GV nhận xét sửa chữa. – GV cho HS làm bài – Gọi HS chữa bài. – GV nhận xét sửa chữa. – Nhận xét giờ học. – Hướng dẫn học sinh bài hôm sau – HS tự hoàn thành – HS chữa bài. – HS nhận xét. – HS đọc đề – HS làm bài – HS chữa bài, nhận xét. – HS đọc đề – HS làm bài. – HS chữa bài, nhận xét. – HS đọc đề – HS làm bài. – HS chữa bài, nhận xét. – HS nêu . HƯỚNG DẪN HỌC I-MỤC TIÊU: – Hoàn thành bài các môn học trong ngày . – Hướng dẫn học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu môn Tiếng Việt. – Rèn kĩ năng viết đơn cho HS. – Hướng dẫn học sinh về nhà II. CHUẨN BỊ: Bài tập toán III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Hoàn thành bài các môn môn học trong ngày .. .. 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập môn Tiếng Việt Bài 1: Dựa vào mẫu đơn đã học , em hãy viết đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh Bài 2( dành cho HS giỏi) Viết lại đoạn văn sau thành 4 câu Sáng nào mẹ tôi cũng dậy rất sớm đầu tiên, mẹ nhóm bếp nấu cơm, sau đó mẹ quét dọn trong nhà , ngoài sân lúc cơm gần chín, mẹ gọi anh em tôi dậy ăn sáng và chuẩn bị đi học. 3. Củng cố dặn dò: – GV hướng dẫn học sinh hoàn thành bài. – Gọi HS chữa bài. – GV quan sát nhận xét. – GV cho HS làm bài – Gọi HS chữa bài. – GV nhận xét sửa chữa. – GV cho HS làm bài – Gọi HS chữa bài. – GV nhận xét sửa chữa. – Nhận xét giờ học. – Hướng dẫn học sinh bài hôm sau – HS tự hoàn thành – HS chữa bài. – HS nhận xét. – HS đọc đề – HS làm bài. – HS chữa bài, nhận xét. – HS đọc đề – HS làm bài. – HS chữa bài, nhận xét. – HS nêu . HƯỚNG DẪN HỌC I-MỤC TIÊU: – Hoàn thành bài các môn học trong ngày . – Hướng dẫn học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu môn toán. – Rèn kĩ năng cho học sinh. – Hướng dẫn học sinh về nhà II. CHUẨN BỊ: Bài tập toán III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Hoàn thành bài các môn mmôn học trong ngày .. .. 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập môn toán. Bài 1: Bài 2: Bài 3( dành cho HS giỏi) 3. Củng cố dặn dò: – GV hướng dẫn học sinh hoàn thành bài. – Gọi HS chữa bài. – GV quan sát nhận xét. – GV cho HS làm bài – Gọi HS chữa bài. – GV nhận xét sửa chữa. – GV cho HS làm bài – Gọi HS chữa bài. – GV nhận xét sửa chữa. – GV cho HS làm bài – Gọi HS chữa bài. – GV nhận xét sửa chữa. – Nhận xét giờ học. – Hướng dẫn học sinh bài hôm sau – HS tự hoàn thành – HS chữa bài. – HS nhận xét. – HS đọc đề – HS làm bài. – HS chữa bài, nhận xét. – HS đọc đề – HS làm bài. – HS chữa bài, nhận xét. – HS đọc đề – HS làm bài. – HS chữa bài, nhận xét. – HS nêu .

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Cách Học Và Soạn Bài Tiếng Việt Lớp 3 trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!