Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Cách Học Thuộc Lòng Thần Chú Lăng Nghiêm mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hồi ký vắn tắt khi học Chú Lăng Nghiêm
Có thể nói là mình bén duyên với ngài Hòa Thượng Tuyên Hóa trước thì đúng hơn. Mình trước đây khi đến với Phật giáo thuộc loại “Nhất Xiển Đề” tức là chỉ tin vào khoa học không tin vào tâm linh, còn sinh phỉ báng. Hành trình để quay về mình mất 14 năm, nên quá lâu để kể hết được. Dẫu sau này tạm tin vào Phật giáo, nhưng cái tính “Nhất Xiển Đề” vẫn không bỏ, tâm cống cao ngã mạn rất cao, nêu chỉ đọc chính kinh, không thèm nghe giải thuật cũng như sách vở của các bật thánh tăng truyền lại, không nghe các tăng ni hiện tại truyền Pháp. Đến khi nghe được 1 số bài của HT Tuyên Hóa thì bị nhiếp phục, càng nghe càng hay và tin theo ngài.
Trong quá trình nghe, trong các bài giảng đều khuyên học thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm. Mình nghe xong để đó, nghĩ là khi nào xuất gia thì học luôn một thể. Nhưng rất kỳ là: tự nhiên trong các bài giảng mình nghe lại có câu “trước sau gì cũng học, tại sao không học sớm đi”. Bây giờ tìm lại câu này trong các bài giảng của thầy lại không thấy đâu.
Vào ngày 14/06/2017 (đây cũng là ngày sinh nhật thứ 33 của mình), trong quá trình tìm đọc tài liệu của Thầy Tuyên Hóa trên mạng, đọc được câu: “Nếu còn có tôi thì không cho phép có thời mạt pháp”. Tự nhiên lòng cảm trọng sâu sắc nước mắt tuôn rơi (đàn ông mà khóc, xấu quá). Chính thời điểm đó phát nguyện học thuộc lòng chú Lăng Nghiêm để:
1 giúp HT Tuyên Hóa 1 tay trong quá trình chống lại thời mạt Pháp đang tiến quá nhanh.
2 Đền ơn HT Tuyên Hóa vì mình đã nghe quá nhiều bài giảng của ngài, mà chẳng giúp được gì cho ngài.
3 Cũng rất nhiều ích lợi khác mà Chú Lăng Nghiêm mang lại
Lựa chọn phiên bản chú để học
Sau nhiều lần cân nhắc mình chọn Tiếng Phạn bản phục hồi của Huyền Thanh (tức là phục hồi lại phạn âm từ phiên bản tiếng việt và tiếng hán).
Nguyên nhân chọn phiên bản này do các lý do sau:
Các câu Tiếng Phạn trùng 100% với bài giảng nghĩa của HT Tuyên Hóa. Do vậy, dễ đối chiếu qua lại giữa Tiếng Việt và Tiếng Phạn
Các phiên bản khác tài liệu tương đối ít, và tiếng nước ngoài rất khó tra cứu.
Có bạn meogracie phiên âm Tiếng Việt, giọng đọc to rõ, không tụng (mình lúc trước là Nhất Xiển Đề rất ghét tiếng tụng kinh kinh khủng, bây giờ vẫn chưa chỉnh lại được hic) rất phù hợp với mình
Thời gian học và địa điểm học
Thời gian tốt nhất là thời gian di chuyển từ trên đi làm và về nhà (khoảng thời gian này là 1g
Trước khi nhắm mắt ngủ ôn lại các câu vừa học trong ngày 15′
Sáng dậy sớm đọc qua 1 lượt.
Thời gian ở trong WC 30′ (trong này rất ổn vì ít ai làm phiền) may nhờ HT Tuyên Hóa khai thông, vì đọc kinh trong WC sợ mắc tội không tôn trọng kinh điển. Thời mạt pháp thời gian rất ít, có được phút nào hay phút đó
Lúc bồng con đi dạo đọc 30′. Thường đi 1 vòng về nó ngủ luôn, khỏi phải ru ngủ.
Ru con ngủ bằng Chú Lăng Nghiêm 15′. Không hiểu sao thằng sau nhà mình khó ngủ kiểu nào thì đọc nguyên bài chú là lăn ra ngủ, chắc nó không chịu nổi cách đọc của ba nó. Đây cũng là thời gian học chú rất tuyệt vời, ngoài mõi tay ra thì không ai làm phiền mình hết.
Làm các hoạt động chân tay mà không sử dụng trí óc bạn vẫn có thể học được ví dụ: phơi đồ, nấu ăn, lau nhà… cái này hiệu quả không cao nhưng vẫn vào được một phần nào. Để tăng hiệu quả trong thời gian này, bạn đeo tai nghe vào cho máy đọc đọc để học được bao nhiêu hay bấy nhiêu.
Tổng thời gian học chú 5 tháng chẵn: 14/06/2017 đến 14/11/2017:
Đệ nhất hội 2 tháng: toàn bộ chướng duyên của mình đều xảy ra hết trong giai đoạn này. Các bạn yên tâm, rất nhiều bạn học chú suôn sẻ lắm, không bị khảo như mình, vì mình thuộc loại nghiệp rất nặng (Phỉ báng Phật Pháp) nên mới có bị nhiều cản trở.
Đệ nhị hội: 2 tuần, Sau khi học xong đệ nhị hội thì mọi chuyện ổn dần, thời gian học chú được nhiều hơn, tốc độ học cũng nhanh hơn.
Đệ Tam hội: 2 tuần
Đệ tứ hội: 2 tuần
Ngũ hội: 2 tuần
Đọc từng đoạn nhỏ để học
1 ngày chỉ cần học 1 câu đến 2 câu cũng là khá rồi, cũng không cần ham nhiều
Thời gian đọc to có thể dành ở trên đường, vì thời gian này không ai làm phiền đến bạn.
Các đoạn ghi âm, mình thường nghe ở trên đường đi. nghe lặp lại từng câu 1 khi nào thuộc thì thôi. Iphone có chức năng Repeat rất hay cứ lặp đi lặp lại 1 câu khi nào thuộc thì thôi.
Câu nào đã thuộc lưu vào 1 playlist để tiện ôn lại.
Tân dụng các tính năng sách điện tử để hỗ trợ cho việc học chú.
Thường đọc to dễ thuộc hơn vì miệng đọc tai nghe tâm cảm nhận.
Theo đệ tử quy cách đọc sách có 3 điểm, tâm, mặt, miệng tín đều trọng … chắc chắn bạn sẽ thuộc.
Câu nào khó thuộc các bạn cứ trước khi ngủ nhẫm lại, sáng mai bạn đọc lại tự nhiên thông.
Đọc 1 lần buổi sáng rất tốt cho việc học. bạn đọc như thế các đệ sau bạn học rất nhanh, ví dụ đệ 1 hội mình học mất 2 tháng, các đệ còn lại chỉ có mất có tuần. Một ngày bạn đọc nhiều lần thì các đệ sau học càng nhanh.
Một số kinh nghiệm rút ra
Đặt các mục tiêu vĩ đại thì sẽ có động lực để hoàn thành, ví dụ hồi hướng công đức học thuộc chú cho sức khỏe của mình, gia đình, ba mẹ, hoặc siêu độ cho người đã mất …
Nếu giả như có các chướng duyên xảy ra thì bạn cứ nghĩ “tất cả đều là khảo nghiệm”, rồi bạn sẽ vượt qua hết. Nhưng cũng chưa hẳn là sẽ có cản trở gì, có rất nhiều bạn học chú rất nhẹ nhàng suôn sẻ. Bản thân mình thì do thuộc loại nghiệp nặng vì đã từng phỉ báng Phật Pháp Tăng, nên vào pháp môn nào cũng khó khăn hơn các bạn khác.
Trước khi học Chú Lăng Nghiêm mình cũng đã sám hối với Địa Tạng Bồ Tát theo kinh Chiêm Sát suốt 6 tháng nên có thể các khảo nghiệp cũng giảm bớt cho. Trong quá trình học chú khi chướng duyên liên tục xảy ra mình vẫn thường sám hối với Địa Tạng Bồ Tát, mong qua bớt được chút nào hay chút đó.
Khi các chướng duyên ngăn cản bạn học, cứ giữ tâm kiên định tiếp tục học. Nếu bản thân bạn cảm thấy chịu không nổi, có thể kết hợp song song sám hối với học chú tiếp.
Tài liệu mà mình đã dùng để học:
Soạn song ngữ để in cầm đọc, 1 bản để ở công ty, 1 bản để ở nhà, 1 bản để ở trong ví.
Phân ra từng đoạn, một, từng câu từng từ
Soạn nghĩa từng câu để cảm nhận lời chú Soạn Ebook
Sau khi soạn được tài liệu in mình chuyển sang định dạng *.prc, dùng phần mềm kindle để đọc trên iphone và ipad, và dùng MobiRead để đọc trên Desktop
Đoạn đầu thì mình chỉ bản giấy, sau này thấy dùng ebook rất là tiện
Đồng bộ dữ liệu học đến đâu, iphone và ipad đều đồng bộ với nhau.
Bôi vàng những câu mình quên và đọc lộn. Đoạn đâu thường bạn sẽ thấy vàng nguyên cả trang, nhưng từ từ đoạn nào đã ổn thì gỡ bôi vàng ra bạn sẽ thấy đỡ bị choáng hơn. Và đoạn bôi vàng này cũng liên hệ giữa iphone và ipad rất tiện lợi.
Soạn Audio:
Dựa vào các câu đã phân ở trên cắt các đoạn âm thành thành các đoạn nhỏ theo những gì đã phân soạn ở trên
Sắp xếp thứ tự
Đưa vào 1 album
Lồng sub vào audio
TẢI TẤT CẢ TÀI LIỆU VỀ TẠI ĐÂY: https://onedrive.live.com/?authkey=%21AABUWK1NNesXXWQ&id=8013C4D38A726325%2149697&cid=8013C4D38A726325
Cách Học Thuộc Lòng Thần Chú Lăng Nghiêm
– Học Chú thì trước tiên cần phải chánh tâm, thành ý. Tâm không chánh thì học chú gì cũng thành tà. Tâm chánh, học Chú mới có cảm ứng. Chánh tâm cũng chưa đủ, cần phải thành ý. “Thành” tức là lúc nào mình cũng hết sức chuyên chú, chuyên tâm, không xao lãng, không làm những chuyện cẩu thả, tắc trách. Ðược vậy thì mới có cảm ứng.
– Thường thường học Chú Lăng Nghiêm phải mất sáu tháng. Khóa tu mùa hè năm 1968, bấy giờ, có một người học thuộc trong hai mươi sáu ngày, và có một người trong hai mươi tám ngày. Vào mùa hè, có một đệ tử của tôi không ăn, không ngủ để học Chú Lăng Nghiêm, đó là biểu thị sự thành tâm, để bụng đói thì học dễ nhớ. Nếu bạn thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm thì tôi công nhận bạn thành tâm một mức nào đó.
– Có một lần đệ tử của tôi nói : “Chú Lăng Nghiêm thật là làm cho con bối rối, không cách chi con học và nhớ được.” Ðừng nhìn biển mà thở dài, đừng nghĩ Chú như biển cả, mà ra vẻ bạn không khi nào học thuộc nó. Tôi chỉ cho bạn một phương pháp. Ðừng có học hết một lần, mà phải học từng câu, từng hàng, từng hàng. Khi bạn học thuộc câu đầu, thì học câu kế tiếp. Nếu chưa thuộc câu đầu, thì đừng học câu kế tiếp. Đọc đi đọc lại, đến khi bạn thuộc lòng, nhắm mắt lại đọc thuộc trôi chảy, thì hãy học câu kế tiếp. Nếu bạn tham học hết một lần, thì bạn không thể nào nuốt chửng một lần được. Ðừng học hết một lần. Học Chú phải từng chút, từng chút. Ðừng giống như nhìn biển chằm chằm rồi nghĩ : ”Nước nhiều quá, làm sao tôi có thể uống hết được?” Mặc dù Chú Lăng Nghiêm rất dài, nhưng nếu bạn định tâm thì sẽ học được!
Lời chia sẻ thông qua kinh nghiệm của bản thân:
– Vì chú rất dài, thực sự rất dài, mà còn toàn những từ phiên âm khó hiểu nên trong quá trình học nếu lòng thành và đạo tâm không đủ, thì sẽ rất dễ nản và dễ buông bỏ giữa chừng. Nhưng chỉ cần các bạn chịu khó bỏ thời gian ra nghe phần Khai Thị về Kinh Lăng Nghiêm – Chú Lăng Nghiêm, và chú tâm đọc trọn bộ Kinh Lăng Nghiêm 10 quyển từ đầu đến cuối, thì các bạn sẽ có được đạo tâm kiên cố hơn bao giờ hết, chánh tri chánh kiến, và biết rõ là mình đang làm gì – học gì – tại sao phải học – và sẽ có 1 động lực vô hình thúc đẩy cho bạn hoàn tất được viên mãn Phật sự này.
– Trong quá trình học chú, các bạn nên giữ gìn “thân khẩu ý – nghiệp” cho thanh tịnh. Hãy xem những ngày học chú là những ngày Rằm, ngày Chay, ngày Trai Giới. Bởi khi các bạn trì tụng và phát tâm học thuộc chú Lăng Nghiêm thì luôn có các vị Hộ Pháp, Hộ Chú và 8 vạn 4 ngàn Bồ Tát Kim Cang Tạng thường theo bảo hộ. Nên nếu miệng mà đọc tụng Đại Tổng Trì, Thiện Thần Bồ Tát thì vây quanh, mà bản thân thì lại hành xử buông lung thì thật sự là không tương ưng, không có tinh thần trọng Phật trọng Pháp.
– Đúng như Hòa Thượng Tuyên Hóa đã nói: để bụng đói thì dễ học. Mỗi lần ăn no xong là mình làm biếng, ì ạch ì ạch, rất khó nhập tâm để học. Nhưng để bụng đói hoặc chỉ ăn nhẹ 1 chút cho chắc bụng thì lại dễ tiếp thu hơn nhiều: đầu óc thông thoáng, cơ thể nhẹ nhàng.
– Chú Lăng Nghiêm có 5 hội. Trong đó hội thứ 1 là dài nhất và hội thứ 2 là ngắn nhất. Mới vào học mà đã học trúng phần dài nhất sẽ khiến cho chúng ta có cảm giác học hoài, học hoài mà sao không thuộc, có một hội mà học mãi không xong, dài quá tới khi nào mới xong….v…v….và có thể các bạn sẽ muốn học hội thứ 2 hay những hội khác trước để có cảm giác vui vẻ và dễ dàng hơn trong quá trình học. Nhưng mình khuyên bạn là không nên học nhảy như vậy vì chú ngữ trong 5 hội rất dễ lẫn lộn do từ trùng nhau khá nhiều. Nếu bạn học nhảy không theo thứ tự như vậy thì cuối cùng khi đọc ráp lại sẽ rất khó và sẽ không tránh khỏi việc râu ông nọ cắm cằm bà kia.
– Các bạn nên lên kế hoạch với thời gian mục tiêu cụ thể rõ ràng để có động lực mà phấn đấu. Ví dụ như 5 hội học thuộc trong 3 tháng. Chia đều ra theo độ dài là tháng thứ 1: đệ nhất hội / tháng thứ 2: đệ nhị hội và đệ tam hội / tháng thứ 3: đệ tứ hội và đệ ngũ hội. Còn nếu đặt mục tiêu cao hơn chia theo tuần thì 6 tuần thuộc 5 hội: tuần 1: nửa đầu đệ nhất hội / tuần 2: nửa cuối đệ nhất hội / tuần 3: đệ nhị hội và ¼ đệ tam hội / tuần 4: ¾ đệ tam hội / tuần 5: đệ tứ hội / tuần 6: đệ ngũ hội…
Tùy theo giời gian biểu và khả năng mà các bạn tự ước lượng thời gian cho mình. Nhưng đừng kéo dài lâu quá. Học chú là phải rốt ráo, càng quyết tâm thì học càng mau. Chú Lăng Nghiêm rất khó thuộc, nhưng không phải là không thể thuộc. Đã có rất nhiều người thuộc, cho nên chủ yếu là do mình có hạ quyết tâm hay không thôi. Các bạn hãy cố lên! Mọi người làm được, thì các bạn cũng làm được! ^_^
– Bây giờ mình sẽ hướng dẫn các bạn theo cách mà mình đã học. Bài chú mình cũng đã phân đoạn ra cho dễ nhớ chứ không để từng câu lẻ như trong sách. Nếu các bạn cảm thấy cách học này không phù hợp thì có thể nhấn vào ĐÂY để tải về Sơ Đồ Học Chú Lăng Nghiêm mà mình đã sưu tầm được ở trên mạng.
Trước tiên các bạn nên tập đọc đi đọc lại cho trôi chảy hết để không còn bị vấp chữ và cũng để âm thanh của chú ăn sâu vào đầu. Đọc càng nhiều càng tốt cho đến khi đọc suông miệng thì dừng.
Bắt đầu học. Học từng câu, đến khi thuộc câu 1 thì qua câu thứ 2. Khi học xong câu thứ 2 thì lập lại cả câu 1 và câu 2 thành 1 cụm, đọc đi đọc lại cho nhớ trước khi qua câu thứ 3. Đến khi thuộc câu thứ 3 thì lập lại cả câu 1,2,3 thành 1 cụm trước khi qua câu thứ 4. Và cứ như vậy cho đến đến phần này. Học như vậy hơi tốn thời gian và mỏi miệng một chút, nhưng được một cái là sẽ không bao giờ quên những câu trước và không nhầm lẫn khi độ dài của chú càng ngày càng tăng. Và độ suông khi đọc cũng như tốc độ đọc sẽ ngày càng cải thiện và tăng lên đáng kể.
Điểm chung ở phần này là các chữ NAM MÔ ở đầu câu. Dễ nhớ, nhưng khi học không nên bỏ chữ NAM MÔ ra không đọc dù biết là nó nằm ở đầu. Nên đọc bao gồm nó vô luôn để tạo thành 1 hệ thống liên kết văn tự trong trí nhớ giữa các câu chú sau này khi tăng tốc độ đọc lên.
Bật điện thoại chế độ thu âm, hoặc tải app record về để dùng trong việc học này. Sau khi học xong đoạn nào, các bạn tự đọc và thu lại. Việc làm này rất hữu ích. Nó vừa giúp các bạn nghiêm túc đọc trọn ra 1 lần trong trí nhớ, vừa giúp tai các bạn được nghe chú thêm 1 lần nữa nên sẽ thuộc thêm 1 chút, đồng thời khi mở lại nghe để kiểm tra, các bạn lại vô tình được nghe chú thêm 1 lần nữa (nên sẽ lại thuộc thêm 1 chút), và có thể kiểm tra được lỗi của mình để biết mình đọc sai chỗ nào, nhảy đoạn chỗ nào. Chứ chú rất dài và dễ lộn, trước sau gì cũng lẫn lộn. 1 khi đã học lộn mà không biết thì sau này không biết làm sao sửa lại chỗ đó, vì đã lỡ nhớ. Công đoạn này nghe thì có vẻ hơi tốn thời gian, nhưng thực ra lại giúp học nhanh hơn và nhớ dai hơn nhiều. Nên trong khoảng thời gian vừa qua, cái phone thực sự là công cụ rất hữu ích, giúp mình rất nhiều trong việc học thuộc Chú Lăng Nghiêm này.
4. nam mô / bà già bà đế / ma ha ca la da / địa rị bát lặc na già ra / tỳ đà ra ba / noa ca ra da / a địa mục đế / thi ma xá na nê / bà tất nê / ma đát rị già noa
Ở đoạn này dễ dàng nhận ra điểm chung là cụm NAM MÔ BÀ GIÀ BÀ ĐẾ. Chỉ cần thuộc được cụm này là đã thuộc hơn 1/4 phần cần phải học rồi. Nhưng khi đọc thì nhớ chú ý là ở câu 3 và câu 5 không có chữ BÀ GIÀ BÀ ĐẾ. Ghi nhớ kỹ phần này để khi học khỏi bị sai.
Và vì câu 3 với câu 5 trùng nhau: NAM MÔ TẤT YẾT RỊ ĐA DA. Cho nên khi đã thuộc mà chỉ cần đọc rào rào không chú tâm 1 chút, thì sẽ bị nhảy đoạn giữa 2 câu này hay cứ lập đi lập lại miết đoạn này hoài. Nên các bạn cần chú ý, ghi nhớ đặc điểm, khi đọc gần tới đây thì cảnh giác một chút để khỏi lộn.
Ráp đoạn 1 và đoạn 2 lại đọc cho đến khi thuộc nhuần nhuyễn. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, nếu đúng hết thì chuyển qua học đoạn 3. Nếu còn vấp hay sai thì phải đọc, thu âm, kiểm tra, đọc, thu âm, kiểm tra… cho đến khi nào hoàn hảo thì mới qua đoạn mới.
Phần này rất dễ học vì đã có cụm NAM MÔ + CU LA DA lập lại, cộng với chữ CU LA DA từ câu cuối trên đoạn 2 nên rất dễ liên kết trong trí nhớ giữa đoạn 2 và đoạn 3. Đoạn này rất ngắn, tính ra chỉ cần học có 4 chữ “bát đầu ma, bạc xà ra, ma ni, già xà” rồi ráp các câu lại là xong.
Đọc trôi chảy đoạn 1, đoạn 2, đoạn 3 từ trên xuống dưới. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì chuyển qua học đoạn 4.
2. / nam mô a di đa bà da / đa tha dà đa da a ra ha đế tam miệu tam bồ đà da
5. / tam bổ sư tỷ đa / tát lân nại ra lạt xà da / đa tha già đa da a ra ha đế tam miệu tam bồ đà da
6. / xá kê dã mẫu na duệ / đa tha già đa da a ra ha đế tam miệu tam bồ đà da
7. nam mô / bà già bà đế / lạt đác na kê / đô ra xà da / đa tha dà đa da a ra ha đế tam miệu tam bồ đà da
Các cụm từ lập lại ở đây là NAM MÔ BÀ GIÀ BÀ ĐẾ + ĐA THA GIÀ ĐA DA + A RA HA ĐẾ TAM MIỆU TAM BỒ ĐÀ DA. Chỉ cần học xong cụm này là đã học xong 3/4 của đoạn 5. Tính ra bây giờ các câu cần học chỉ còn là các cụm chữ đen mà thôi. Nhưng các bạn chú ý là câu 1 với câu 4 chỉ có ĐA THA DÀ ĐA DA, các câu còn lại mới có A RA HA ĐẾ TAM MIỆU TAM BỒ ĐÀ DA. Nhớ rõ phần này để khỏi lộn.
Cách nhớ là khi đọc thuộc rào rào ra thì chú ý, tới đoạn “đế rị trà” thì không có A RA HA ĐẾ TAM MIỆU…, và “bệ sa xà da” thì không có A RA HA ĐẾ TAM MIỆU… Nếu chú ý như vậy thì khi đọc tới mấy khúc đó mình sẽ tự bỏ phần đuôi ra.
Khi đọc xuống thì đọc luôn tới câu 8 : ĐẾ BIỀU…. (là phần đầu của đoạn 5). Vì sao? Để nó có đà liên kết giữa đoạn 4 và đoạn 5, khi học và đọc như thế thì khi ráp giữa đoạn 4 và đoạn 5 mình sẽ không bị quên, lựng khựng hay ngắt quãng vì không nhớ nó liên kết chỗ nào. Chỗ liên kết tự nhiên trong đầu mình bây giờ sẽ là “đế biều…..”
Đọc trôi chảy đoạn 1, 2, 3, 4 từ trên xuống dưới. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì chuyển qua học đoạn 5.
Đế biều / nam mô tát yết rị đa / ế đàm bà già bà đa / tát đát tha / dà đô sắc ni sam / tát đát đa / bác đác lam / nam mô a bà ra thị đam / bác ra đế / dương kỳ ra / tát ra bà / bộ đa / yết ra ha / ni yết ra ha / yết ca ra ha ni / bạc ra tỷ địa da / sất đà nễ / a ca la / mật rị trụ / bát rị đát ra da / nảnh yết rị /
Mình đã ngắt nhịp sẵn ở các khoảng dễ đọc cho các bạn. Nhưng trong quá trình học, nếu các bạn thấy cách ngắt nhịp này không suông miệng và không thuận với đặc điểm đọc nhớ của cá nhân thì cứ sửa lại sao cho phù hợp nhất.
Đoạn này kết thúc ở Ngũ Đại Tâm Chú “sất đà nễ, a ca la, mật rị trụ, bát rị đát ra da, nảnh yết rị” nên dùng đặc điểm này để nhớ mà liên kết tiếp tục với đoạn 6 ở cụm từ “tát ra bà…”. Bắt đầu từ đoạn này trở đi là khó học và dễ lộn, cho nên khi học không chỉ học có mỗi đoạn đó thôi mà luôn phải học kèm theo một chút phần đầu của đoạn sau để có sự liên kết trong trí nhớ, tránh bị tình trạng đang đọc thuộc lòng tự nhiên khựng lại rồi im luôn vì lạc giữa biển chú, không biết mình đang ở phần nào và cũng không nhớ được phần tiếp theo là chữ gì để lấy đà đọc tiếp.
Đọc trôi chảy đoạn 1, 2, 3, 4, 5 từ trên xuống dưới. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì chuyển qua học đoạn 6.
tát ra bà / bàn đà na / mục xoa ni / tát ra bà / đột sắc tra / đột tất phạp / bát na nễ / phạt ra ni / giả đô ra thất đế nẩm / yết ra ha ta ha tát ra nhã xà / tỳ đa băng ta na yết rị / a sắc tra băng xá đế nẩm / na xoa / sát đác ra nhã xà / ba ra tát đà / na yết rị / a sắc tra nẩm / ma ha / yết ra ha nhã xà / tỳ đa băng tát na yết rị / tát bà xá đô / lô nễ bà ra nhả xà / hô lam đột tất phạp / nan giá na xá ni / tỷ sa / xá tất đác ra / a kiết ni ô / đà ca ra nhã xà / a bác ra thị đa cu ra / Ma ha bát la chiến trì…
Đoạn 6, không biết với các bạn thì như thế nào, chứ đối với mình là đoạn khó học nhất trong toàn bài chú. Toàn là hầm hố với cạm bẫy. 3 cụm mà mình tô màu lên là 3 cụm dễ lộn nhất và làm cho mình nhảy tùm lum trong phần này dù đã thuộc trôi chảy đệ nhất hội. Xuống tới đây nó sẽ tự râu ông này cắm cằm bà kia, rất dễ nhảy đoạn và gây lẫn lộn. Mãi cho tới giờ mà đôi lúc mình vẫn còn lộn. Cho nên khi các bạn học tới đây thì nhớ chú ý tự tìm đặc điểm ghi nhớ cụm nào trước cụm nào sau để khỏi nhầm lẫn.
Và chú ý là nhớ học kèm theo cả câu “ma ha bát la chiến trì” của phần đầu đoạn 7 để không bị đứt quãng giữa đoạn 6 và đoạn 7. Đó là bí quyết để không bị quên.
Đọc trôi chảy đoạn 1, 2, 3, 4, 5, 6 từ trên xuống dưới. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì chuyển qua học đoạn 7.
ma ha bác la chiến trì / ma ha điệp đa / ma ha đế xà / ma ha thuế đa / xa bà la / ma ha bạt la / bàn đà ra bà tất nể / a rị da đa ra / tỳ rị cu tri / thệ bà tỳ xà da / bạt xà ra / ma lễ để / tỳ xá lô đa / bột đằng võng ca / bạt xà ra / chế hắt na a giá / ma la chế bà / bác ra chất đa / thiện trì / tỳ xá la giá / phiến đa xá bệ / đề bà bổ thị đa / tô ma lô ba / ma ha thuế đa / a rị da đa ra / ma ha bà la / a bác ra / bạt xà ra thương yết la chế bà….
Điểm chung của đoạn này là sự lập lại dễ gây lẫn lộn của 2 cụm từ chính là MA HA THUẾ ĐA+ BẠT XÀ RA, nếu không chú ý ghi nhớ thì sau khi thuộc có thể sẽ đọc nhảy từ đoạn MA HA THUẾ ĐA XA BÀ LA ở trên xuống thẳng đoạn MA HA THUẾ ĐA A RỊ DA ĐA RA ở dưới, hoặc nhảy giữa các cụm từ BẠT XÀ RA. Vì vậy đoạn này các bạn nên học cẩn thận.
Tất nhiên là vẫn như công thức ở trên: học kèm theo cả câu “bạt xà ra thương yết la chế bà” của phần đầu đoạn 8 để không bị đứt quãng giữa đoạn 7 và đoạn 8.
Đọc trôi chảy đoạn 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 từ trên xuống dưới. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì chuyển qua học đoạn 8.
bạt xà ra / thương yết la chế bà / bạt xà ra / câu ma rị / cu lam đà rị / bạt xà ra / hắc tát đa giá / tỳ địa gia / càn giá na / ma ly ca / khuất tô mẫu bà / yết ra đát na / tỳ lô giá na / cu li da / dạ ra thố sắc ni sam / tỳ chiết lam / bà ma ni giá / bạt xà ra / ca na ca / ba ra bà / lô xà na / bạt xà ra / đốn trỉ giá / thuế đa giá / ca ma la/ sát xa thi / ba ra bà / ế đế di đế / mẫu đà ra yết noa/
Ta bệ ra sám / quật phạm đô / ấn thố na mạ mạ tỏa.
hổ hồng đô lô ung / chiêm bà na
hổ hồng đô lô ung / tất đam bà na
hổ hồng đô lô ung / ba ra sắc địa da / tam bác xoa / noa yết ra
hổ hồng đô lô ung / tát bà dược xoa / hắc la sát ta / yết ra ha nhã xà / tỳ đằng băng tát na yết ra
hổ hồng đô lô ung / giả đô ra thi để nẩm / yết ra ha / ta ha tát ra nẩm / tỳ đằng băng tát na ra
hổ hồng đô lô ung / ra xoa
Bà già phạm….
Điểm chung dễ thấy của đoạn này là sự lập lại của cụm từ HỔ HỒNG ĐÔ LÔ UNG ở đầu mỗi câu nên chỉ cần học những cụm còn lại phía sau đuôi là đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức. Nhưng cần chú ý có 1 đặc điểm dễ gây nhầm lẫn là cụm từ “tỳ đằng băng tát na yết ra & tỳ đằng băng tát na ra”. Nhớ rõ cái đầu là “na yết ra”, cái sau mới là “na ra”. Và tất nhiên là khi học xong đoạn này phải học kèm luôn chữ “bà già phạm” của đầu đoạn sau để tạo sự liên kết trong trí nhớ. Đọc trôi chảy đoạn 1 này. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì đọc nguyên cả đệ nhất hội kèm theo đoạn này. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì chuyển qua học đoạn 2.
Bà già phạm / tát đát tha / già đô sắc ni sam
Ba ra điểm xà kiết rị / ma ha / / bột thụ / thất rị sa cu tri / / đế lệ / a tệ đề thị bà li đa / tra tra anh ca / ma ha bạt xà lô đà ra / đế rị bồ bà na / mạn trà la
Ô hồng / ta tất đế / bạc bà đô / mạ mạ / ấn thố na mạ mạ tỏa
Điểm chung của đoạn này là sự lập lại của cụm từ TA HA TÁT RA. Nhưng cần nhớ kỹ khi học là sau 2 lần “ta ha tát ra” thì đến TA HA TÁT NÊ. Và chú ý là có sự trùng lặp của cụm ” tát đát tha già đô sắt ni sam” ở đầu đoạn 1 và đoạn 2. Nên khi đọc đến đây, nếu thấy Ô HỒNG….GIÀ ĐÔ SẮT NI SAM là biết đang đọc đầu đoạn 2. Còn nếu BÀ GIÀ PHẠM….GIÀ ĐÔ SẮT NI SAM thì biết là đang ở giữa đoạn 2, và phần tiếp theo cần phải đọc là BA RA ĐIỂM XÀ KIẾT RỊ. Nói chung là ĐỆ NHỊ HỘI này tương đối dễ học. Cuối mỗi Hội của chú sẽ là cụm từ ẤN THỐ NA MẠ MẠ TỎA. Cũng nên ghi nhớ đặc điểm này, để khi đọc tới nó là biết đã hết 1 hội. Để mỗi khi đọc thuộc lòng ra từ trong trí nhớ, miệng thì đọc nhưng trong đầu thì lại đang chuẩn bị các văn tự chú ngữ của phần đầu hội sau, sẽ giúp cho việc trì tụng được mạch lạc, không ngắt quãng. Tất nhiên là vẫn như công thức ở trên: học kèm theo cả câu “RA XÀ BÀ DẠ” của phần đầu ĐỆ TAM HỘI để không bị đứt quãng giữa đệ nhị và đệ tam. Đọc trôi chảy đoạn 2 này. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì đọc nguyên cả đệ nhị hội. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì đọc hết cả đệ nhất và đệ nhị. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì chuyển qua học ĐỆ TAM.
Dược xoa yết ra ha….
Điểm chung của đoạn này là sự lập lại của cụm từ BÀ DẠ. Nhưng cần nhớ kỹ khi học là sau chữ BÀ DẠ đầu tiên là đến BẠT DẠ. Khi học xong đoạn 1 này nhớ học kèm theo cả câu “DƯỢC XOA YẾT RA HA” của phần đầu đoạn 2 để không bị đứt quãng giữa đoạn 1 và đoạn 2. Đọc trôi chảy đoạn 1 này. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì đọc hết cả đệ nhất, đệ nhị và đoạn này. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì chuyển qua học đoạn 2.
Xả đa ha rị nẩm….
Điểm chung của đoạn này là sự lập lại đều đặn của cụm từ YẾT RA HA. Nên đoạn 2 này chỉ cần học những cụm chữ màu đen là xong. Khi học xong nhớ học kèm theo cả câu “XẢ ĐA HA RỊ NẨM” của phần đầu đoạn 3 để không bị đứt quãng giữa đoạn 2 và đoạn 3. Đọc trôi chảy đoạn 2 này. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì đọc cả đoạn 1 và đoạn 2. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì đọc hết cả đệ nhất, đệ nhị và 2 đoạn này. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì chuyển qua học đoạn 3.
Đế sam tát bệ sam….
Điểm chung của đoạn này là sự lập lại của cụm từ HA RỊ NẨM. Nhưng cần nhớ kỹ khi học là có 3 chữ không đi với HA RỊ NẨM mà đi với HA RỊ NỮ, đó là: XÀ ĐA, A DU GIÁ, CHẤT ĐA. Khi học xong nhớ học kèm theo cả câu “ĐẾ SAM TÁT BỆ SAM” của phần đầu đoạn 4 để không bị đứt quãng giữa đoạn 3 và đoạn 4. Đọc trôi chảy đoạn 3 này. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì đọc cả đoạn 1, đoạn 2 và đoạn 3. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì đọc hết cả đệ nhất, đệ nhị và 3 đoạn này. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì chuyển qua học đoạn 4.
Ra xoa võng / bà già phạm / ấn thố na mạ mạ tỏa
Bà già phạm tát đát đa bát đác ra….
Đoạn 4 này thấy dài như vậy chứ thật ra lại rất dễ học. Tính ra sau khi loại bỏ sự trùng lập của cụm từ “HẤT RỊ ĐỞM TỲ ĐÀ DẠ XÀ SÂN ĐÀ DẠ DI KÊ LA DẠ DI” thì chỉ còn cần phải học những chữ đầu câu rồi ráp lại mà thôi, nên tính ra cũng tương đối ngắn. Nhưng cần chú ý là khi mới vào, câu đầu tiên chỉ có “tỳ đà dạ xà sân đà dạ di kê la dạ di” thôi, chứ không có “HẤT RỊ ĐỞM”. Bắt đầu từ những câu sau mới có. Là một đặc điểm nhỏ cần chú ý. Tất nhiên là vẫn công thức cũ: học kèm theo cả câu “BÀ GIÀ PHẠM TÁT ĐÁT ĐA BÁC ĐÁC RA” của phần đầu ĐỆ TỨ HỘI để không bị đứt quãng giữa đệ tam và đệ tứ. Cuối mỗi Hội của chú sẽ là cụm từ ẤN THỐ NA MẠ MẠ TỎA. Cũng nên ghi nhớ đặc điểm này, để khi đọc tới nó là biết đã hết 1 hội. Để mỗi khi đọc thuộc lòng ra từ trong trí nhớ, miệng thì đọc nhưng trong đầu thì lại đang chuẩn bị các văn tự chú ngữ của phần đầu hội sau, sẽ giúp cho việc trì tụng được mạch lạc, không ngắt quãng. Đọc trôi chảy đoạn 4 này. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì đọc cả đoạn 1, đoạn 2, đoạn 3 và đoạn 4. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì đọc hết cả đệ nhất, đệ nhị và đệ tam. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì chuyển qua học đệ tứ.
Bà già phạm / tát đát đa / bát đát ra / nam mô túy đô đế / a tất đa / na la lạt ca / ba ra bà / tất phổ tra / tỳ ca tát đát đa / bác đế rị / thập phật la / thập phật la / đà ra / đà ra / tần đà ra / tần đà ra / sân đà / sân đà / hổ hồng / hổ hồng / phấn tra / phấn tra / phấn tra / phấn tra / phấn tra / ta ha / hê hê phấn / a mâu / ca da phấn / a ba ra đề / ha đa phấn / / đà phấn / a tố ra / tỳ đà ra ba / ca phấn
Tát bà đề bệ tệ phấn….
Đoạn này thì chỉ có tự dùng trí nhớ để học thuộc hết. Chú ý là có sự lập lại 2 lần của SÂN ĐÀ, HỔ HỒNG, BÀ RA – và sự lập lại 5 lần của PHẤN TRA. Học kèm theo cả câu “TÁT BÀ ĐỀ BỆ TỆ PHẤN” của phần đầu đoạn 2 để không bị đứt quãng giữa đoạn 1 và đoạn 2. Đọc trôi chảy đoạn 1. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì đọc hết cả đệ nhất, đệ nhị, đệ tam và đoạn 1 này. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì chuyển qua học đoạn 2.
Tát bà đề bệ / tệ phấn / tát bà na già / tệ phấn / tát bà dược xoa / tệ phấn / tát bà càn thát bà / tệ phấn / tát bà bổ đơn na / tệ phấn / ca tra bổ đơn na / tệ phấn / tát bà đột lang chỉ đế / tệ phấn / tát bà đột sáp tỷ lê, hất sắt đế / tệ phấn / tát bà thập bà lê / tệ phấn / tát bà a bá tất ma lê / tệ phấn / tát bà xá ra bà noa / tệ phấn / tát bà địa đế kê / / tát bà đát ma đà kê / tệ phấn / tát bà tỳ đà da ra, thệ giá lê / tệ phấn / xà dạ yết ra, ma độ yết ra, tát bà ra tha, ta đà kê / tệ phấn / tỳ địa dạ, giá rị / tệ phấn / giả đô ra phược kỳ nễ / tệ phấn / bạt xà ra câu ma rị, tỳ đà dạ ra / thệ tệ phấn / ma ha ba ra đinh dương, xoa kỳ rị / tệ phấn
Bạt xà ra thương yết la dạ…
Điểm chung của đoạn này là sự lập lại của cụm từ TỆ PHẤN. Nhưng cần nhớ kỹ khi học là có 1 chữ THỆ TỆ PHẤN lẫn ở giữa, gần khúc cuối. Học kèm theo cả câu “BẠT XÀ RA THƯƠNG YẾT LA DẠ” của phần đầu đoạn 3 để không bị đứt quãng giữa đoạn 2 và đoạn 3. Đọc trôi chảy đoạn 2. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì đọc cả đoạn 1 và đoạn 2. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì đọc hết cả đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đoạn 1 và đoạn 2. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì chuyển qua học đoạn 3.
Bạt xà ra thương yết la dạ / ba ra trượng kỳ ra xà / da phấn / ma ha ca la dạ / ma ha mạt đát rị ca noa / nam mô ta yết rị đa / dạ phấn / bí sắc noa tỳ / duệ phấn / bột ra ha mâu ni / / a kỳ ni / duệ phấn/ ma ha yết ly / duệ phấn / yết la đàn trì / duệ phấn / miệc đát rị / duệ phấn / lao đát rị / duệ phấn / giá văn trà / duệ phấn / yết la ra đát rị / duệ phấn / ca bát ly / duệ phấn / a địa mục chất đa / ca thi ma / xá na bà tư nễ / duệ phấn
Diễn kiết chất / tát đỏa bà tỏa / mạ mạ / ấn thố na mạ mạ tỏa
Ðột sắc tra chất đa….
Điểm chung của đoạn này là sự lập lại của cụm từ DUỆ PHẤN. Nhưng khi học cần chú ý, thứ tự lần lượt sẽ là DA PHẤN, DẠ PHẤN, rồi mới tới DUỆ PHẤN. Cuối mỗi Hội của chú sẽ là cụm từ ẤN THỐ NA MẠ MẠ TỎA. Cũng nên ghi nhớ đặc điểm này, để khi đọc tới nó là biết đã hết 1 hội. Để mỗi khi đọc thuộc lòng ra từ trong trí nhớ, miệng thì đọc nhưng trong đầu thì lại đang chuẩn bị các văn tự chú ngữ của phần đầu hội sau, sẽ giúp cho việc trì tụng được mạch lạc, không ngắt quãng. Học kèm theo cả câu “ĐỘT SẮC TRA CHẤT ĐA” của phần đầu Đệ Ngũ để không bị đứt quãng giữa Đệ Tứ và Đệ Ngũ. Đọc trôi chảy đoạn này. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì đọc cả 3 đoạn. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì đọc hết cả đệ nhất, đệ nhị, đệ tam và đệ tứ. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì chuyển qua học đệ ngũ.
Dược xoa yết ra ha…..
Đến đây thì việc học chú đã dễ dàng hơn do các bạn đã khá quen thuộc với cách học cũng như các văn tự lạ lẫm của chú ngữ. Nhưng đoạn này nhớ chú ý vị trí và sự lập lại của các cụm từ CHẤT ĐA và HA RA khi học cho khỏi nhầm. Vẫn như cũ, học kèm theo cả câu “DƯỢC XOA YẾT RA HA” của phần đầu đoạn 2 để không bị đứt quãng giữa đoạn 1 và đoạn 2. Đọc trôi chảy đoạn 1. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì đọc hết cả đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ và đoạn này. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì chuyển qua học đoạn 2.
Thập phạt ra yên ca hê ca….
Điểm chung của đoạn này là sự lập lại đều đặn của cụm từ YẾT RA HA. Nên đoạn 2 này chỉ cần học những cụm từ màu đen là xong. Vẫn như cũ, học kèm theo cả câu “THẬP PHẠT RA YÊN CA HÊ CA” của phần đầu đoạn 3 để không bị đứt quãng giữa đoạn 2 và đoạn 3. Đọc trôi chảy đoạn 2. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì đọc hết đoạn 1 và đoạn 2. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì đọc cả đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ và 2 đoạn này. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì chuyển qua học đoạn 3.
Thập phạt ra, yên ca hê ca, trụy đế / / đát lệ đế / dược ca
Giả đột thác ca, ni đề / thập phạt ra / bí sam ma / thập phạt ra / bạc để ca, tỷ để ca, thất lệ sắc mật ca, ta nể bát đế ca, tát bà / thập phạt ra
Thất lô kiết đế, mạt đà bệ đạt, lô chế kiếm, a ỷ / / mục khư / lô kiềm / yết rị đột / lô kiềm
Yết ra ha yết lam…
Khi học chú ý vị trí và sự lập lại của các cụm từ DƯỢC CA, THẬP PHẠT RA và LÔ KIỀM để dễ dàng hơn cho việc ghi nhớ. Học kèm theo cả câu “YẾT RA HA YẾT LAM” của phần đầu đoạn 4 để không bị đứt quãng giữa đoạn 3 và đoạn 4. Đọc trôi chảy đoạn 3. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì đọc hết đoạn 1, 2, 3. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì đọc cả đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ và 3 đoạn này. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì chuyển qua học đoạn 4.
Bộ đa bí đa trà….
Điểm chung của đoạn này là sự lập lại của cụm từ DU LAM. Nên đoạn 4 này tính ra chỉ còn 1 nửa để học. Mình thích nhất là những đoạn có nhiều từ lập lại, vì như vậy sẽ giúp cho việc học trở nên ngắn gọn và dễ dàng hơn rất nhiều. Cứ đọc đi đọc lại nghe cũng thú vị nữa. Nhưng đôi lúc chính việc lập lại này cũng gây ra hiện tượng nhầm lẫn khi đọc nhanh. Cho nên dù đoạn dễ hay khó, có nhiều từ lập lại hay không có từ nào trùng, thì các bạn vẫn nên học trong sự chú ý và tập trung cao độ, đừng chủ quan để khỏi nhầm. Học kèm theo cả câu “BỘ ĐA BÍ ĐA TRÀ” của phần đầu đoạn 5 để không bị đứt quãng giữa đoạn 4 và đoạn 5. Đọc trôi chảy đoạn 4. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì đọc hết đoạn 1, 2, 3, 4. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì đọc cả đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ và 4 đoạn này. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì chuyển qua học đoạn 5.
Bộ đa bí đa trà / trà kỳ ni / thập bà ra / đà đột lô ca / kiến đốt lô kiết tri / bà lộ đa tỳ / tát bác lô / ha lăng già / du sa đát ra / ta na yết ra / tỳ sa dụ ca / a kỳ ni / ô đà ca / mạt ra bệ ra / kiến đa ra / a ca la mật rị đốt / đát liểm bộ ca / địa lật lạt tra / bí rị sắc chất ca / tát bà na cu la / tứ dẫn già tệ / yết ra rị dược xoa / đác ra sô / mạt ra thị / phệ đế sam / ta bệ sam / tát đát đa / bác đát ra / ma ha / bạc xà lô sắc ni sam / ma ha / bác lại trượng kỳ lam / dạ ba đột đà / xá dụ xà na / biện đát lệ noa / tỳ đà da / bàn đàm ca lô di / đế thù / bàn đàm ca lô di / bát ra tỳ đà / bàn đàm ca lô di
Đát điệt tha / án / a na lệ / tỳ xá đề / bệ ra / bạc xà ra đà rị / bàn đà / bàn đà nễ / bạt xà ra / báng ni phấn / hổ hồng / đô lô ung phấn / ta bà ha
Đoạn này thì chỉ có sự lập lại ít ỏi của 3 cụm BÀN ĐÀM CA LÔ DI ở gần cuối nên tính ra là sẽ phải tự dùng trí nhớ để học thuộc hết. Dù hơi dài hơn những đoạn trước một chút, nhưng với cảm giác đã học gần xong, nó sẽ đánh bạt hết mọi thứ. Cho nên tới phần cuối này, dù có khó hay có dài cỡ nào cũng sẽ học được, hihi. Câu cuối là câu TÂM CHÚ của Chú Lăng Nghiêm. Rất quan trọng. Thường là khi tụng thì sẽ tụng 1 biến Chú Lăng Nghiêm và 108 câu Tâm Chú này, hoặc khi quá bận rộn thì chỉ tụng Tâm Chú này, nên khi học, các bạn cố gắng đọc câu tâm chú này trong 1 hơi không bị ngắt quãng. Đọc trôi chảy đoạn này. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì đọc cả 5 đoạn. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đúng hết thì đọc toàn bài Chú Lăng Nghiêm. Thu âm lại, nghe, kiểm tra, cho đến khi đọc đúng hết thì….LÀNH THAY! XIN CHÚC MỪNG BẠN. CHÀO MỪNG BẠN ĐÃ GIA NHẬP VÀO PHÁP HỘI CỦA LĂNG NGHIÊM HỘI THƯỢNG PHẬT – BỒ TÁT ! TỪ NAY VỀ SAU, BẠN ĐÃ LÀ NGƯỜI HỘ TRÌ CHÚ LĂNG NGHIÊM TRONG THỜI MẠT PHÁP. LUÔN ĐƯỢC 8 VẠN 4 NGÀN BỒ TÁT KIM CANG TẠNG THEO BẢO HỘ, ĐƯỢC TRỜI RỒNG NGÀY ĐÊM HỘ NIỆM, CHƯ PHẬT CHƯ BỒ TÁT XOA ĐẢNH THỌ KÝ, THẲNG ĐẾN GIÁC NGỘ VÀ KHÔNG CÒN GẶP MA NGHIỆP. HỌC THUỘC CHÚ CŨNG CÓ NGHĨA LÀ LUÔN LUÔN ĐỘI MANG PHẬT ĐẢNH THỦ LĂNG NGHIÊM ĐÀ LA NI TRÊN ĐỈNH ĐẦU, CÔNG ĐỨC VÀ PHƯỚC ĐỨC CÓ ĐƯỢC LÀ VÔ LƯỢNG, KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN ! (^_^)
Cả người lưu truyền và người thọ trì, công đức và phước đức có được không thể tính xuể, nhưng không phải vì thế mà sinh tâm kiêu mạn và không còn tiếp tục tu tập những pháp lành. Con nguyện đem tất cả những công đức có được hồi hướng cho tất cả các chúng sanh hiện đang thọ khổ tại tam ác đạo và địa ngục vô gián. Cầu mong cho những chúng sanh ấy trong phút chốc, khi nỗi thống khổ tạm dừng thì liền phát tâm Quy y Phật – Quy y Pháp – Quy y Tăng và thành tâm sám hối tất cả những nghiệp tội mình đã làm, để có thể nương nhờ phước lực đó mà được chuyển sanh nơi tốt lành và vĩnh viễn đạo tâm không thối chuyển.
Nam mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát
Nam mô Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát
Giảng Giải Chú Lăng Nghiêm Mới Nhất 2022
Giảng giải chú Lăng Nghiêm – Hòa Thượng Tuyên Hóa
Chú Lăng Nghiêm là Chú quan trọng nhất, hơn hết thảy trong các Chú. Bao gồm hết thảy thể chất và diệu dụng của Phật Pháp. Chú này chia làm năm bộ : Kim Cang bộ, Bảo Sinh bộ, Liên Hoa bộ, Phật bộ và Nghiệp bộ. Năm bộ Kinh này thuộc về năm phương :
1. Kim Cang bộ : Thuộc về phương Ðông, Ðức Phật A Súc là chủ. 2. Bảo Sinh bộ : Thuộc về phương Nam, Phật Bảo Sinh là chủ. 3. Phật bộ : Thuộc về chính giữa, Phật Thích Ca Mâu Ni là chủ. 4. Liên Hoa bộ : Thuộc về phương Tây, Phật A Di Ðà là chủ. 5. Nghiệp bộ : Thuộc về phương Bắc, Phật Thành Tựu là chủ.
Nếu trên thế gian này, không còn người nào tụng Chú Lăng Nghiêm, thì Ma Vương sẽ xuất hiện. Nếu còn một người trì tụng, thì thiên ma Ba Tuần không dám xuất hiện. Vì chúng chỉ sợ nhất là Chú Lăng Nghiêm. Chúng muốn tiêu diệt nhất là Chú Lăng Nghiêm. Khi pháp bắt đầu diệt, thì Chú Lăng Nghiêm sẽ mất trước nhất, kể cả Kinh Lăng Nghiêm. Lúc đó thiên ma Ba Tuần sẽ xuất hiện, hoành hành đầy dẫy khắp nơi. Lúc ấy sẽ không có trời đất, không có Phật, chúng tuyệt đối chẳng sợ gì. Cho nên tôi khuyên mỗi người Phật tử, (tại gia và xuất gia) học thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm và trì tụng mỗi ngày, đây chính là hộ pháp, và khiến cho pháp tồn tại lâu dài, đừng xem thường không có ý nghĩa và quan hệ gì. Hiện tại ở đây chỉ có mấy chục người nghe giảng Chú Lăng Nghiêm. Nhưng chính mấy chục người này nghe giảng, đã giữ chân của bọn thiên ma. Khiến chúng hoảng sợ khi đề cập đến Chú này.
Tôi đã nghiên cứu Phật Pháp nhiều năm, không dám nói là hoàn toàn hiểu biết hết Chú Lăng Nghiêm và Chú Ðại Bi, nhưng bạn không thể nói tôi hiểu biết nhiều, cũng không thể nói tôi hiểu biết ít.
Có một lần đệ tử của tôi nói : “Chú Lăng Nghiêm thật là làm cho con bối rối, không cách chi con học và nhớ được.” Ðừng nhìn biển mà thở dài, đừng nghĩ Chú như biển cả, mà ra vẻ bạn không khi nào học thuộc nó. Tôi chỉ cho bạn một phương pháp. Ðừng có học hết một lần, mà phải học từng câu, từng hàng, từng hàng. Khi bạn học thuộc câu đầu, thì học câu kế tiếp. Nếu chưa thuộc câu đầu, thì đừng học câu kế tiếp. Ví dụ, đọc câu ”Nam Mô Tát Ðát Tha Tô Già Ða Da A La Ha Ðế Tam Miệu Tam Bồ Ðà Tỏa…”, đọc đi đọc lại, đến khi bạn thuộc lòng, nhắm mắt lại đọc thuộc trôi chảy, thì hãy học câu kế tiếp. Nếu bạn tham học hết một lần thì bạn không thể nào nuốt chửng một lần được. Ðừng học hết một lần, đó cũng giống như muốn ăn một lần hết cả con bò. Học Chú phải từng chút, từng chút. Ðừng giống như nhìn biển chằm chằm rồi nghĩ : ”Nước nhiều quá, làm sao tôi có thể uống hết được.” Mặc dù Chú Lăng Nghiêm rất dài, nếu bạn định tâm thì sẽ học được. Nếu ai muốn xuất gia với tôi, thì phải học thuộc Chú Lăng Nghiêm và Chú Ðại Bi. Nếu không tôi sẽ không nhận làm đệ tử.
Nếu bạn thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm thì tôi công nhận bạn thành tâm một mức nào đó. Tại Trung Quốc thường thường học Chú Lăng Nghiêm phải mất sáu tháng. Vào mùa hè, có một đệ tử của tôi không ăn, không ngủ để học Chú Lăng Nghiêm, đó là biểu thị sự thành tâm, để bụng đói thì học dễ nhớ.
Tất cả các pháp đều là pháp diệu. Tôi giảng chữ “pháp diệu” phải mất nhiều ngày, nhưng sự giảng của tôi không sao sánh kịp được với Trí Giả Ðại Sư. Ngài giảng một chữ “diệu”, phải mất chín chục ngày. Cảnh giới pháp diệu vượt ra ngoài sự tính toán phân biệt. Muốn học thuộc Chú Lăng Nghiêm, đừng rơi vào sự tính toán phân biệt, càng phân biệt thì bạn càng khó học, càng tính toán thì càng không hiểu. Ðừng nghĩ : ” Tại sao tôi không thể học Chú này ? ” Ðừng nghĩ gì hết ! Mà phải đọc tụng, đọc tụng như là bổn phận và trách nhiệm của bạn. Ðừng học với sự vọng tưởng phân biệt so lường. Phân biệt là thức thứ sáu, tính toán là riêng về thức thứ bảy. Kinh Lăng Nghiêm mà chúng ta đọc là do nguyên nhân vấn đề của Ngài A Nan. Tại sao ? Vì Ngài chú tâm việc học mà coi nhẹ việc tu định. Nếu bạn muốn thâm nhập Chú Lăng Nghiêm, thì bạn phải trừ khử sạch sự tính toán và phân biệt. Ðừng dùng thức để học Phật Pháp, mà dùng chân tâm, đó mới chính là diệu pháp.
Chú Lăng Nghiêm Tiếng Phạn Sư Cụ Tuệ Nhuận Dịch
ĐẠI PHẬT ĐẢNH THỦ LĂNG NGHIÊM THẦN CHÚ Âm Việt Nam theo bản tiếng sanscrit (chữ Phạn).
Sư cụ Thích Tuệ Nhuận xuất bản ở Hà Nội năm 1949
1 – Nam mô sát tát tha, sô ga đa da, a ra ha tê, sam muya sam bô đa sê.2 – Nam mô sát tát tha, bu đa cô ti, si ni sam.3 – Nam mô sát va, bu đa bu ti, sát ta bê tê.4 – Nam mô sát ta nam, sam muya sam bô đa cô ti nam.5 – Sa sê ra pa ca, săng ga nam.6 – Nam mô lu kê a ra han ta nam.7 – Nam mô su ru ta pa na nam.8 – Nam mô sa khít ri ta ca mi nam.9 – Nam mô lu kê sam mya ca ta nam.10 – Sam mya ca pa ra, ti pa ta na nam.11 – Nam mô đê va li si nan.12 – Nam mô si ta da pi ti da, ta ra li si nan.13 – Sê pa nu, gơ ra ha, sô ha sa ra ma tha nam.14 – Nam mô pát ra ha ma ni.15 – Nam mô in đa ra da.16 – Nam mô ba ga va tê.17 – Ru đa ra da.18 – U ma pun ti.19 – Sô hê da da.20 – Nam mô ba ga va tê.21 – Na ra da, na da.22 – Phun cha ma ha, sam mu ta ra.23 – Nam mô si khít ri ta da.24 – Nam mô ba ga va tê.25 – Ma ha ca ra da.26 – Ti ri pa ra na ga ra.27 – Pi ta ra, pa na ca ra da.28 – A ti mu tê.29 – Si ma sa na ni, ba si ni.30 – Ma tát ri ga na.31 – Nam mô si khít ri ta da.32 – Nam mô ba ga va tê.33 – Ta tha ga ta cô ra da.34 – Nam mô pát tâu ma cô ra da.35 – Nam mô pát cha ra cô ra da.36 – Nam mô ma ni cô ra da.37 – Nam mô ga cha cô ra da.38 – Nam mô ba ga va tê.39 – Ti ri đa su ra si na.40 – Pa ra ha ra na ra cha da.41 – Ta tha ga ta da.42 – Nam mô ba ga va tê.43 – Nam mô a mi ta ba da.44 – Ta tha ga ta da.45 – A ra ha tê.46 – Sam mya sam bô đa da.47 – Nam mô ba ga va tê.48 – A sô bi da.49 – Ta tha ga ta da.50 – A ra ha tê.51 – Sam mya sam bô đa da.52 – Nam mô ba ga va tê.53 – Bi sa cha da, cu ru phi chu ri da.54 – Pa ra bà ra cha da.55 – Ta tha ga ta da.56 – Nam mô ba ga va tê.57 – Sam pu su pi ta.58 – Sát lin nai ra si cha da.59 – Ta tha ga ta da.60 – A ra ha tê.61 – Sam mya sam bô đa da.62 – Nam mô ba ga va tê.63 – Sê kê dê mu na dây.64 – Ta tha ga ta da.65 – A ra ha tê.66 – Sam mya sam bô đa da.67 – Nam mô ba ga va tê.68 – Si tát na kê tu ra cha da.69 – Ta tha ga ta da.70 – A ra ha tê.71 – Sam mya sam bô đa da.72 – Ti piêu, nam mô sát khít ri ta.73 – Ê đam, ba ga va ta.74 – Sát tát tha, ga tu si ni sam.75 – Sát tát ta, pát tát lam.76 – Nam mô a ba ra si đam.77 – Paùt ra ti, dang ky ra.78 – Sát ra ba, pu ta gơ ra ha.79 – Ni gơ ra ha, khít ca ra ha ni.80 – Pát ra, pi ti da, cha đa ni.81 – A ca ra, mớt ri chu.82 – Pát ri tát ra da, nang khít ri.83 – Sát ra ba, pun đa na, mu sa ni.84 – Sát ra ba, tát si cha.85 – Tát si pháp, pun ma ni, phát ra ni.86 – Chê tu ra, si ti nam.87 – Gơ ra ha, sô ha sát ra nha cha.88 – Pi ta pang sa na khít ri.89 – A si cha pinh sê ti nam.90 – Na sa sát tát ra nha cha.91 – Pa ra sát tha na khít ri.92 – A si cha nam.93 – Ma ha gơ ra ha nha cha.94 – Pi ta pang sát na khít ri.95 – Sát va sê tu ru, ni ba ra nha cha.96 – Hu lam tát si pháp, nan cha na sê ni.97 – Pi sa sê, si tát ra.98 – A kít ni, u đa ca ra nha cha.99 – A pát ra si ta khu ra.100 – Ma ha pát ra chên chi.101 – Ma ha típ ta.102 – Ma ha ti cha.103 – Ma ha suê ta cha ba ra.104 – Ma ha pát ra pun đa ra, ba si ni.105 – A ri da ta ra.106 – Pi ri cô ti.107 – Si va pi cha da.108 – Pát cha ra, ma ly ty.109 – Pi sê ru ta.110 – Pút tang mang ca.111 – Pát cha ra, chi hô na a cha.112 – Ma ra chi ba, pát ra chi ta.113 – Pát cha ra sin chi.114 – Pi sê ra cha.115 – Sin ta sê, bê đê va, pu si ta.116 – Su ma ru pa.117 – Ma ha suê ta.118 – A ri da ta ra.119 – Ma ha ba ra, a pát ra.120 – Pát cha ra, xương khít ra chê ba.121 – Pát cha ra, cu ma ri.122 – Cu lam ta ri.123 – Pát cha ra, hốt sát ta cha.124 – Pi ti da khin chê na, ma ri ca.125 – Quát su mu, ba khít ra ta na.126 – Vê rô cha na, cu ri da.127 – Da ra thâu, si ni sam.128 – Pi chi lam ba ma ni cha.129 – Pát cha ra, ca na, ca pa ra ba.130 – Rô cha na, pát cha ra, tân chi cha.131 – Suê ta cha, ca ma ra.132 – Sát sa si, pa ra ba.133 – Ê tê di tê.134 – Mu ta ra, kít na.135 – Sô bê ra sam.136 – Quát pham tu.137 – In thâu na, ma ma sê.*- II –138 – U hum,139 – Ry si kít na.140 – Pa ra, sê si ta.141 – Sát tát tha, ga tu si ni sam.142 – Hu hum,143 – Tu ru ung,144 – Chim ba na.145 – Hu hum,146 – Tu ru ung,147 – Si đam ba na.148 – Hu hum,149 – Tu ru ung,150 – Pa ra si đi da, sam pát soa, na khít ra.151 – Hu hum,152 – Tu ru ung,153 – Sát va dác sa, hát ra sát sa.154 – Gơ ra ha nha cha.155 – Pi tang pang sát, na khít ra.156 – Hu hum,157 – Tu ru ung,158 – Chê tu ra, si ti nam.159 – Gơ ra ha, sa ha sát ra nam.160 – Pi tang pang sát na ra.161 – Hu hum,162 – Tu ru ung,163 – Ra soa,164 – Ba ga va.165 – Sát tát tha, ga tu si ni sam.166 – Pa ra tim, cha kít ri.167 – Ma ha, sô ha sát ra.168 – Bút su sa, ha sát ra, si ri sa.169 – Cô ti, sô ha sát ni, ti lê.170 – A pi đi si, ba ri ta.171 – Cha cha ang ca.172 – Ma ha pát cha ru ta ra.173 – Ti ri bô ba na.174 – Man ta ra.175 – U hum,176 – Sa si ti, bô ba tu.177 – Ma ma,178 – In thâu na, ma ma sê.– III –179 – Ra cha ba da.180 – Chu ra pát da.181 – A chi ni ba da.182 – U đa ca ba da.183 – Pi sa ba da.184 – Sê sát ta ra ba da.185 – Ba ra chước khiết ra ba da.186 – Tát sít soa ba da.187 – A sê ni ba da.188 – A ca ra mơ ri chu ba da.189 – Đa ra ni, pu mi kim, ba ga va ta ba da.190 – U ra ca, ba đa ba da.191 – Rát cha than đa ba da.192 – Na ga ba da.193 – Pi thiêu tát ba da.194 – Sô pa ra na ba da.195 – Dác soa gơ ra ha.196 – Ra soa si gơ ra ha.197 – Pê ri ta gơ ra ha.198 – Pi sa cha gơ ra ha.199 – Pu ta gơ ra ha.200 – Cu ban đa gơ ra ha.201 – Pu tan na gơ ra ha.202 – Ca cha pu tan na gơ ra ha.203 – Si kin tu gơ ra ha.204 – A pa si ma ra gơ ra ha.205 – U than ma ta gơ ra ha.206 – Sa da gơ ra ha.207 – Hê ri ba ti gơ ra ha.208 – Sê ta ha ri nam.209 – Khít ba ha ri nam.210 – Ru ti ra ha ri nam.211 – Mang sa ha ri nam.212 – Mê ta ha ri nam.213 – Ma cha ha ri nam.214 – Cha ta ha ri nu.
215 – Si pi ta ha ri nam.216 – Pi ta ha ri nam.217 – Ba đa ha ri nam.218 – A su cha ha ri nu.219 – Chít ta ha ri nu.220 – Ti sam sát bi sam.221 – Sát va gơ ra ha nam.222 – Pi đa da cha, san đa da mi223 – Kê ra da mi,224 – Pa ri pát ra chê ca, cát ri tam.225 – Pi đa da cha, san đa da mi226 – Kê ra da mi,227 – Đa din ni, cát ri tam.228 – Pi đa da cha, san đa da mi229 – Kê ra da mi,230 – Ma ha pát su pát tát da,231 – Ru đa ra, cát ri tam.232 – Pi đa da cha, san đa da mi233 – Kê ra da mi,234 – Na ra da na, cát ri tam.235 – Pi đa da cha, san đa da mi236 – Kê ra da mi,237 – Tát toa ga ru đa si, cát ri tam.238 – Pi đa da cha, san đa da mi239 – Kê ra da mi,240 – Ma ha ca ra, ma tát ri ga na, cát ri tam.241 – Pi đa da cha, san đa da mi242 – Kê ra da mi,243 – Ca pa ri ca, cát ri tam.244 – Pi đa da cha, san đa da mi245 – Kê ra da mi,246 – Cha da khít ra, ma tu khít ra.247 – Sát va ra tha sa tát na, cát ri tam.248 – Pi đa da cha, san đa da mi249 – Kê ra da mi,250 – Chư chát ra, ba ky ni, cát ri tam.251 – Pi đa da cha, san đa da mi252 – Kê ra da mi,253 – Pi ri dang cát ri chi254 – Nan đa kê sa ra, ga na phun ti.255 – Sát hê da, cát ri tam.256 – Pi đa da cha, san đa da mi257 – Kê ra da mi,258 – Na khít na sa ra ba na, cát ri tam.259 – Pi đa da cha, san đa da mi260 – Kê ra da mi,261 – A ra han, cát ri tam, pi đa da cha, san đa da mi,262 – Kê ra da mi,263 – Pi ta ra ga, cát ri tam.264 – Pi đa da cha, san đa da mi265 – Kê ra da mi, pát cha ra pa mi,266 – Cu hê da cu hê da,267 – Ca đi pát ti cát ri tam.268 – Pi đa da cha, san đa da mi269 – Kê ra da mi,270 – Ra soa mang,271 – Ba ga va,272 – In thâu na ma ma sê.– IV –273 – Ba ga va,274 – Si ta ta, pa tơ ra.275 – Nam mô suy tu tê.276 – A si ta na ra chi ca.277 – Pa ra va, si phu cha.278 – Pi ca sát tát ta pát ti ri.279 – Sập phật ra sập phật ra,280 – Đa ra đa ra,281 – Văn đa ra, văn đa ra, san đa san đa.282 – Hu hum,283 – Hu hum.284 – Phun cha,285 – Phun cha, phun cha, phun cha, phun cha.286 – Sô ha,287 – Hê hê phun.288 – A mâu ca da phun.289 – A pa ra đê ha ta phun.290 – Ba ra pa ra ta phun.291 – A sô ra, pi ta ra, pa ca phun.292 – Sát va đê bê pi phun.293 – Sát va na ga pi phun.294 – Sát va dác sa pi phun.295 – Sát va gan đa va pi phun.296 – Sát va pu ta na pi phun.297 – Ca cha pu ta na pi phun.298 – Sát va tát lang chi ti pi phun.299 – Sát va tát sít pi lây, cát si ti pi phun.300 – Sát va sấp ba lay pi phun.301 – Sát va a pa si mô lay pi phun.302 – Sát va sê ra ba na pi phun.303 – Sát va ti tê kê pi phun.304 – Sát va tát ma ta ky pi phun.305 – Sát va pi ta da ra si cha lây pi phun.306 – Cha da khít ra, ma tu khít ra,307 – Sát va ra tha sa đa kê pi phun.308 – Pi ti da cha lây pi phun.309 – Chê tu ra, phác ky ni pi phun.310 – Pát cha ra, cu ma ri,311 – Pi ta da, ra si pi phun.312 – Ma ha pa ra tinh dang, soa ky ri pi phun.313 – Pát cha ra sang khít ra da,314 – Pa ra chang ky ra cha da phun.315 – Ma ha ca ra da,316 – Ma ha mút tát ri ca na,317 – Nam mô sa khít ri ta da phun.318 – Pi si na phi dây phun.319 – Pu ra ha mâu ni dây phun.320 – A ky ni dây phun.321 – Ma ha khít ri dây phun.322 – Khít ra than chi dây phun.323 – Mít tát ri dây phun.324 – Ru tát ri dây phun.325 – Cha man đa dây phun.326 – Khít la ra tát ri dây phun.327 – Ca phun ri dây phun.328 – A ti mu chít ta, ca si ma sa na,329 – Ba su ni dây phun.330 – Din kít chít,331 – Sát tô va sê,332 – Ma ma in thâu na ma ma sê.– V –333 – Tát si cha chít ta.334 – A mút tát ri chít ta.335 – U cha ha ra.336 – Ga ba ha ra.337 – Rô ti ra ha ra.338 – Ba sa ha ra.339 – Ma cha ha ra.340 – Cha ta ha ra.341 – Si pi ta ha ra.342 – Pát lác da ha ra.343 – Khin ta ha ra.344 – Pu sư pa ha ra.345 – Phô ra ha ra.346 – Ba sê ha ra.347 – Pún pa chít ta.348 – Tát si cha chít ta.349 – Lu ta ra chít ta.350 – Dác sa gơ ra ha.351 – Ra sát sa gơ ra ha.352 – Pay lê ta gơ ra ha.353 – Pi sa cha gơ ra ha.354 – Pu ta gơ ra ha.355 – Cu ban đa gơ ra ha.356 – Si khin ta gơ ra ha.357 – U tát ma ta gơ ra ha.358 – Sê dê gơ ra ha.359 – A pa sát ma ra gơ ra ha.360 – Chác khu cát, đa ky ni gơ ra ha.361 – Ri pút ti gơ ra ha.362 – Cha mi ca gơ ra ha.363 – Sa cu ni gơ ra ha.364 – Mu ta ra, nan ti ca gơ ra ha.365 – A lam ba gơ ra ha.366 – Khin tu pa ni gơ ra ha.367 – Sập phạt ra, in ca hê ca.368 – Chuy ti dác ca.369 – Tát lê ti dác ca.370 – Chê tát thác ca.371 – Ni đê sập phạt ra, pi sam ma sập phạt ra.372 – Pô ti ca,373 – Pi ti ca,374 – Sít lê si mi ca.375 – Sa ni pun ti ca.376 – Sát va sập phạt ra.377 – Sít ru kít tê.378 – Mút đa bi tát ru chê kim.379 – A y ru khim.380 – Mu khu ru khim.381 – Khít ri tát ru khim.382 – Khít ra ha, khít lam.383 – Khít na su lam.384 – Tan ta su lam.385 – Ngát ri da su lam.386 – Mát ma su lam.387 – Pát ri si ba su lam.388 – Pi lát si cha su lam.389 – U ta ra su lam.390 – Khít chi su lam.391 – Pát si ti su lam.392 – U ru su lam.393 – Sang ca su lam.394 – Hát si ta su lam.395 – Pát ta su lam.396 – Sa phang ang ca pát ra, chang kha su lam.397 – Pu ta bi ta đa.398 – Đa ky ni sấp ba ra.399 – Ta tát ru ca, kin chát ru kít chi, ba lu ta pi.400 – Sát pát ru ha lang ca.401 – Su sa tát ra, sa na khít ra.402 – Pi sa du ca.403 – A ky ni, u ta ca.404 – Mát ra bê ra, kin ta ra.405 – A ca ra, mít ri chát, than lim pu ca.406 – Ti lất chi cha.407 – Pi ri sít chít ca.408 – Sát va na khu ra.409 – Si dan ga pi, khít ra ri dác sa, tát ra sô.410 – Mát ra si, phê ti sam sa bê sam.411 – Si ta ta, pa tơ ra.412 – Ma ha pát cha ru, sít ni sam.413 – Ma ha pa ra chang ky lam.414 – Da pa tát đa sa du cha na.415 – Pin tan ly na.416 – Pi đa da, ban đam ca ru mi.417 – Ti su, ban đam ca ru mi.418 – Pát ra pi đa, ban đam ca ru mi.419 – Ta đya tha.420 – A ôm,421 – A na lê,422 – Bi su đê,423 – Bê ra, pát cha ra, đa ri.424 – Pun đa pun đa ni,425 – Pát cha ra pang ni phun.426 – Hu hum tu ru ung phun,427 – Sô va ha.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Cách Học Thuộc Lòng Thần Chú Lăng Nghiêm trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!