Đề Xuất 3/2023 # Học Viện An Ninh Nhân Dân # Top 10 Like | Maytinhlongthanh.com

Đề Xuất 3/2023 # Học Viện An Ninh Nhân Dân # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Học Viện An Ninh Nhân Dân mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Học viện An ninh nhân dân (tiền thân là Trường Huấn luyện Công an) được thành lập ngày 25 tháng 6 năm 1946 theo Nghị định số 215/NĐ-P2 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an). Trải qua các giai đoạn cách mạng khác nhau, Trường lần lượt mang các tên gọi: Trường Huấn luyện Công an (1946-1949), Trường Công an trung cấp (1949-1953), Trường Công an Trung ương(1953-1974), Trường Sỹ quan an ninh (1974-1981), Trường Đại học An ninh nhân dân (1981-2001) và từ năm 2001 đến nay là Học viện An ninh nhân dân. Mang nhiều tên gọi khác nhau, song một cái tên đã trở thành danh tiếng, khắc sâu trong tâm trí của các thế hệ cán bộ, giảng viên và học viên – Trường C500.

Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển, từ một trường huấn luyện công an, đào tạo nghề, đến nay Học viện An ninh nhân dân trở thành một trong những trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học lớn của cả nước, là cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của ngành Công an và đang phấn đấu phát triển thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của Quốc gia.

Từ khi thành lập đến nay, Nhà trường đã đào tạo hàng ngàn cán bộ công an tham gia kháng chiến thời kỳ chống Pháp; đào tạo hàng vạn cán bộ công an chi viện cho chiến trường B, C, K; là đơn vị chủ lực đào tạo cán bộ công an tham gia chiến đấu bảo vệ miền Bắc XHCN trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ an ninh quốc gia trong thời kỳ đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập quốc tế. Ngoài đào tạo cho ngành Công an, Học viện cũng đã đào tạo hàng ngàn cán bộ có trình độ cử nhân, thạc sỹ, tiến sĩ cho lực lượng an ninh quân đội, bộ đội biên phòng, lưu học sinh, cán bộ cao cấp Lào, Campuchia…

Hiện nay, Học viện An ninh nhân dân đang đào tạo các trình độ: đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và bồi dưỡng nâng cao. Trong đó, đ ào tạo đại học theo các ngành : Điều tra trinh sát, Điều tra hình sự, Công nghệ t h ông tin, Truyền thông và mạng máy tính, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Q uốc, Luật (chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự ); Văn bằng 2 XDĐ&CQNN, ngoài ra, Học viện còn đào tạo hệ dân sự các ngành : Luật, Công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu của xã hội; tổng quy mô đào tạo hiện tại của Học viện là trên 1 2.000 học viên.

Đ ào tạo sau đại học, hiện tại Học viện đang đào tạo trình độ thạc sĩ ở 03 chuyên ngành Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm; Điều tra trinh sát; Quản lý nhà nước về an ninh trật tự; đào tạo trình độ tiến sĩ chuyên ngành Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm. Học viện là trung tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu có uy tín của ngành Công an với 0 7 nhà giáo Nhân dân, 36 nhà giáo Ưu tú, 11 Giáo sư, 51 Phó Giáo sư, 101 Tiến sĩ và 302 Thạc sĩ . Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện đã nghiên cứu hàng ngàn công trình khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Cơ sở và hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu dạy học ở các trình độ. Với đội ngũ hiện có, Học viện ANND là một trong nh ữ ng đ ơ n vị dẫn đầu về nguồn nhân lực chất lưọng cao trong hệ thống giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học của ngành Công an.

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Học viện là cơ sở đào tạo trọng điểm về an toàn, an ninh thông tin theo Đề án được phê duyệt tại Quyết định số 99/QĐ-TTg. Học viện cũng là thành viên thứ 53 của Hiệp hội các trường đào tạo cảnh sát quốc tế (INTERPA).

Ngày 2 9 /6/2015, nhân kỷ niệm 69 năm ngày truyền thống của Nhà trường, Bộ trưởng Bộ Công an đã trao Quyết định số 3969/QĐ-BCA-X11 c ô ng nhận Học viện ANND là cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của ngành Công an và Học viện đang phấn đấu đến năm 2020 trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của Quốc gia theo Đề án thành phần số 2 thuộc Đề án 1229.

Các phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước tặng

Học viện An ninh nhân dân

Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng, Trường đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều huân, huy chương, danh hiệu cao quý:

– Năm 1985, Huân chương Quân công hạng Nhì;

– Năm 1989, Huân chương Độc lập hạng Nhì;

– Năm 1998, Huân chương Lao động hạng Nhất của nước CHDCND Lào;

– Năm 2001, Danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời ; Huân chương Chiến công hạngBa; Huân chương Lao động kỳ đổi mới” hạng Ba;

– Năm 2005, Huân chương Hữu nghị c ủ a nước CHDCND Lào;

– Năm 2010, Huân chương Lao động hạng Ba;

– Năm 2016, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống của Học viện ( 25/6/1946 – 25/6/2016), Trường vinh dự được tặng thư ở ng Huân chương Quân công hạng Nhất .

Hợp tác đào tạo

Trong 70 năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, Học viện An ninh nhân dân đã khẳng định chất lượng đào tạo và thương hiệu của mình. Trường đã tổ chức đào tạo liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước:

– Hợp tác đào tạo với các trường Đại học trong nước: Học viện Quân y 103, Cục bảo vệ An ninh Quân đội, Đoàn 871 – Bộ Quốc Phòng, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Mật mã, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Biên phòng, Trường Hải quan Việt Nam.

– Hợp tác đào tạo với các trường Đại học nước ngoài, các tổ chức Quốc tế: Liên Bang Nga, Học viện Bộ Nội vụ Bungari, Lào, Vương quốc Campuchia, hiệp hội InterPa, Trung Quốc.

Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất hiện tại (cơ sở 1 thuộc Phường Văn Quán, Quận Hà Đông, Hà Nội): Tổng diện tích mặt là gần 14ha với hệ thống các giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, khu giáo dục thể chất, ký túc xá…; các trang thiết bị nghiên cứu và giảng dạy hiện đại, đồng bộ phù hợp với chương trình đào tạo Học viện đang áp dụng, cụ thể: hơn 50 giảng đường, phòng đào tạo từ xa, sân vận động, bể bơi… Thư viện hiện đại với hơn 17.000 đầu sách, cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng thông tin trang bị đồng bộ, có hệ thống phòng đọc, phòng tra cứu Internet. Hệ thống thư viện điện tử với hơn 3.000 đầu sách tài liệu điện tử, nhiều cơ sở dữ liệu giáo trình,tài liệu, máy chủ và máy trạm khai thác dữ liệu trực tuyến trên Internet.

Định hướng phát triển

Trên cơ sở đã được công nhận là cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của ngành Công an, Học viện ANND đang tiếp tục phấn đấu để xây dựng Học viện thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia vào năm 2020 với các định hướng phát triển cơ bản sau: Học viện ANND là cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực với các ngành đào tạo mũi nhọn là Điều tra trinh sát, Điều tra hình sự, Quản lý nhà nước về an ninh trật tự, Luật hình sự, Tham mưu, chỉ huy bảo vệ an ninh trật tự; đào tạo cán bộ tham mưu, nghiên cứu phát triển các ngành Điều tra trinh sát, Điều tra hình sự, Quản lý nhà nước về an ninh trật tự, Chiến lược, Nghệ thuật bảo vệ an ninh trật tự; quy mô đào tạo 11.500 sinh viên, dự trữ phát triển đến năm 2030 là 14.000 sinh viên ; đào tạo hệ dân sự phục vụ công tác bảo vệ an ninh trật tự và đáp ứng nhu cầu xã hội các ngành Luật, Công nghệ thông tin, Giáo dục Quốc phòng – An ninh, ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Trung Quốc…

Học viện là trung tâm nghiên cứu khoa học có chất lượng cao, có uy tín trong ngành Công an và trong phạm vi quốc gia; có đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học đủ tiềm lực để giải quyết có hiệu quả và tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Công an các vấn đề về bảo vệ ANQG, giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở tầm chiến lược và sách lược.

Cơ cấu tổ chức bộ máy đồng bộ, hiệu quả theo mô hình trường trọng điểm quốc gia; phấn đấu đội ngũ giảng viên đủ về số lượng theo theo tỷ lệ trung bình 1 giảng viên/ 15 sinh viên; đạt chuẩn về chất lượng theo tỷ lệ 40% giảng viên có trình độ tiến sĩ và 55% có trình độ thạc sĩ; đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục có 35% đạt trình độ ti ế n sĩ và 60% thạc sĩ.

Thực hiện các mục tiêu trên, Học viện An ninh nhân dân đang tích cực đổi mới nội dung chương trình đào tạo, phát triển ngành nghề, tích cực đầu tư cơ sở vật chất tiên tiến, hiện đại để sớm xây dựng Học viện trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của Ngành, tiến tới trở thành trường trọng điểm quốc gia vào năm 2020; xứng đáng là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học hàng đầu của ngành Công an, có uy tín và danh tiếng trong xã hội, ngang tầm với các trường tiên tiến trong khu vực.

Học viện An ninh nhân dân được tổ chức từ 4 bộ môn, 10 khoa và 3 trung tâm:

Bộ môn Lí luận Chính trị, Khoa học Xã hội và Nhân văn

Bộ môn Tâm lý

Bộ môn Nghiệp vụ cơ sở

Bộ môn Quân sự võ thuật, Thể dục thể thao

Khoa Nghiệp vụ 2

Khoa Nghiệp vụ 3

Khoa Nghiệp vụ 4

Khoa Nghiệp vụ 5

Khoa Nghiệp vụ 6

Khoa Nghiệp vụ 7

Khoa Luật

Khoa Xây dựng Đảng & Chính quyền nhà nước

Khoa Ngoại ngữ

Khoa Công nghệ & An ninh thông tin

Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học

Trung tâm Dạy nghề & Đào tạo lái xe

Dân Tộc Học Hay Nhân Học ?

Dân tộc học hay nhân học văn hóa đã trải qua nhiều thăng trầm với những giai đoạn phát triển khác nhau. Thậm chí, nhiều người vẫn xem sự ra đời và phát triển của dân tộc học gắn liền với quá trình bành trướng của chủ nghĩa thực dân châu Âu. Nói chung, dưới thời thực dân, các nhà nghiên cứu thường bị định kiến bởi quan điểm tiến hóa xã hội (social evolution), nhìn các nền văn hoá ngoài châu Âu bằng con mắt xa lạ, ít biến đổi và thấp kém. Mô tả các nền văn hoá ngoài châu Âu đã là hoạt động chủ đạo của nền dân tộc học thời thực dân. Tuy nhiên, kỷ nguyên thực dân chấm dứt cũng đồng thời kết liễu sứ mạng của nền dân tộc học thực dân. Một mặt, các nước sau độc lập không còn nhu cầu để cho người nước ngoài đến “khám phá” văn hoá bản xứ làm cơ sở cho “sứ mạng khai sáng thực dân” như cũ. Thay vào đó, các nước này đã tự đào tạo các nhà khoa học để nghiên cứu văn hóa của chính mình. Trong hoàn cảnh ấy, các nhà dân tộc học thực dân đã “quay về” ngôi nhà của mình, và họ bắt đầu khám phá ra rằng có một thế giới khác cần nghiên cứu thay vì đi đến các nền văn hoá xa lạ ngoài châu Âu. Có thể nói nửa sau thế kỷ 20 đã chứng kiến một trào lưu nghiên cứu mới trong dân tộc học – nhân học, trong đó các nghiên cứu tập trung vào việc khám phá các xã hội nông dân và đô thị. Văn hóa nông dân, văn hoá thị dân, các trào lưu di dân và đô thị hoá, thế giới đời sống của các nhóm dân cư và giai tầng khác nhau trong xã hội đô thị và công nghiệp, v.v. đã thổi bùng lên niềm đam mê mới. Trong khi khám phá ra cả một chân trời mới để nghiên cứu, các nhà dân tộc học vẫn sử dụng một phương pháp đã trở thành kinh điển của họ là điền dã dân tộc. Họ vẫn bắt đầu công việc của mình bằng cách đi vào các cộng đồng được nghiên cứu (bất kể là nông thôn hay đô thị), ở lại đó trong một khoảng thời gian đủ lâu để hiểu được văn hoá, ngôn ngữ và các kỹ thuật địa phương, quan sát và phân tích chúng. Một mặt, để quên đi cái nhãn hiệu gắn liền với chủ nghĩa thực dân, và mặt khác, để mở rộng hơn nữa các quan tâm khoa học của mình, tên gọi “nhân loại học” giờ đây xem ra có vẻ nhân bản và dễ được chấp nhận hơn. Mặc dù nhiều lĩnh vực nghiên cứu mới được mở ra, và thậm chí là tên gọi mới được ưa thích hơn thì cái cốt lõi của nhân học văn hoá – xã hội hiện đại vẫn là phương pháp nghiên cứu dựa vào điền dã, mô tả và phân tích dân tộc học (fieldwork, ethnography và ethnology) và quan sát tham gia vẫn được sử dụng như một phương pháp điển hình của khoa học này mặc dù ngày nay, những kỹ năng và kỹ thuật thu thập thông tin mới cho các phân tích nhân học đang ngày càng được bổ xung và hoàn thiện hơn1. Cũng giống như ở Trung Quốc, Liên Xô và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa trước đây, ở Việt Nam không có ngành khoa học có tên gọi nhân loại học (anthropology) chung2. Thay vào đó, ở Việt Nam cũng có xu hướng phát triển “các khoa học nhân loại học” (anthropological sciences) một cách riêng rẽ. Ngoài những phân ngành như ngôn ngữ học, khảo cổ học, nhân học hình thái người, cổ nhân loại học, nhân học văn hoá – xã hội thì các môn văn hoá học, văn hoá dân gian và tôn giáo học cũng có thể xếp vào ‘các khoa học nhân loại học’. Dân tộc học ở Việt Nam được xem là tương ứng với lĩnh vực nhân loại học văn hoá – xã hội, mặc dù có ý kiến cho rằng dân tộc học chỉ nhằm vào việc mô tả văn hoá các tộc người và do đó, có thể được xem là một giai đoạn thấp của nhân loại học.

Thực ra, xu thế và yêu cầu đổi mới trong nghiên cứu và đào tạo dân tộc học ở Việt Nam những năm qua sang hướng tiếp cận nhân loại học không phải là một ngoại lệ mà nó nằm trong một xu thế phổ biến ở tất cả các nước xã hội chủ nghĩa cũ bao gồm Nga và các nước Đông Âu. Đặc biệt, từ khi Trung Quốc bước vào thời kỳ cải cách xã hội cuối những năm 1970, người ta thấy nhiều trường đại học ở Nam Trung Quốc đã đi tiên phong trong việc đổi mới dân tộc học sang hướng tiếp cận nhân loại học.3

Cũng giống như Việt Nam, trước khi giành được độc lập dân tộc, nhiều trường đại học ở Trung Quốc như Nakai University of Tianjin hay Academia Sinica Bắc Kinh đã có bộ môn nhân học theo mô hình phương Tây. Khi Trung Quốc bắt đầu đổi mới nền kinh tế 1978, người ta thấy các bộ môn nhân loại học (releixue) lần lượt ra đời ở các trường đại học lớn như Trung Sơn (Zhongshan) ở Quảng Châu năm 1980, Đại học Hạ Môn (Xiamen) ở Phúc Kiến năm 1984, và Đại học Vân Nam (Yunnan) năm 1994. Đáng lưu ý là những trường đại học đi tiên phong trong việc xây dựng ngành nhân loại học theo mô hình Âu – Mỹ chủ yếu bắt đầu từ miền Nam Trung Quốc, nơi những năng động kinh tế – xã hội đang thổi bùng lên ngọn lửa cải cách kinh tế và xã hội ở Trung Quốc đại lục. Tại các trường đại học trên, chương trình giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành nhân loại học hoàn toàn tương đương như ở các bộ môn nhân loại học Mỹ và phương Tây với bốn lĩnh vực là nhân học ngôn ngữ, nhân học văn hoá, nhân học hình thái người và khảo cổ học. Gần đây, bộ môn nhân học ứng dụng bắt đầu được giảng dạy trong đó tập trung vào tình trạng đói nghèo ở khu vực nông thôn và thành thị. Năm 1986, Đại học Trung Sơn đã lần đầu tiên cấp bằng tiến sỹ nhân học theo mô hình đào tạo mới. Cho đến nay, ngoài các trường đại học nói trên, các viện nghiên cứu ở Trung Quốc cũng có xu hướng đổi sang nhân học văn hoá như Viện Xã hội học và Nhân học (Institute of Sociology & Anthropology (2000) ở Đại học Bắc Kinh; Viện Dân tộc học và Nhân học (Institute of Ethnology & Anthropology (2002) thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS), Bắc Kinh; Trung tâm Nghiên cứu Nhân học Văn hoá – Xã hội (Research Centre for Socio-Cultural Anthropology (1994) thuộc Học viện Dân tộc Trung ương Bắc Kinh; Viện Nhân học Văn hoá (Institute of Cultural Anthropology (1999) thuộc Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, v.v.

Lý giải nguyên nhân về sự cần thiết phải đổi mới nghiên cứu dân tộc học và xác lập tiếp cận nhân học ở Trung Quốc, GS Liang Zhaotao ở ĐH Trung Sơn, Quảng Châu, người đã phát động cuộc đấu tranh để xác lập ngành nhân học ở Trung Quốc từ năm 1978 đến nay đã chỉ rõ: “Tất cả các nước trên thế giới đều có môn khoa học này (releixue), tại sao chúng ta lại không có? Chúng ta có một nền văn hoá sáng lạn, và một dân số lớn. Hãy để cho khoa nhân loại học đóng góp vào công cuộc bốn hiện đại hoá của chúng ta” (Guldin 1994:12).

Do nhận thức được tầm quan trọng và vai trò to lớn của nhân học văn hoá xã hội, Chính phủ Trung Quốc đã chính thức hậu thuẫn sự khôi phục và phát triển của ngành học này bằng cách cho dịch, xuất bản và lưu hành các tài liệu nhân học văn hoá xã hội kinh điển của phương Tây làm tài liệu tham khảo. Chính phủ Trung Quốc cũng thành lập Uỷ ban Quốc gia để xin chính thức đăng cai Đại hội Quốc tế lần thứ 16 của Liên hiệp hội các Khoa học Dân tộc học và Nhân học quốc tế tại Vân Nam vào năm 2009. Đại hội này đã đánh dấu một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên hội nhập khoa học của nhân học văn hoá – xã hội Trung Quốc vào dòng chảy chung của các khoa học nhân học thế giới. Khảo sát các bộ môn nhân học văn hoá và xã hội ở các trường đại học tại các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũ, chúng ta cũng thấy rằng hầu hết các bộ môn hay viện nghiên cứu có tên gọi “cultural/social anthropology” đều mới được lập ra sau năm 1990. Thực ra, thuật ngữ social and cultural anthropology đã được sử dụng rộng rãi ở các nước Trung và Đông Âu từ trước 1990. Tuy nhiên, nhân học văn hoá xã hội cho đến những năm 1990 chỉ được xem là các bài giảng ngoại khoá trong bộ môn dân tộc học mà thôi. Từ sau năm 1990, các nhà dân tộc học đã tự xem mình là các nhà nhân học văn hoá xã hội, trong khi các bộ môn dân tộc học hoặc giải thể để lập ra các bộ môn nhân học văn hoá xã hội hoặc thêm vào tên gọi dân tộc học một thuật ngữ đi kèm là nhân học. Vesna Godina ở trường Đại học Ljublian (Slovenia) đã khảo sát quá trình thể chế hoá các cơ quan nghiên cứu và đào tạo nhân học văn hoá – xã hội ở các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa cũ và cho rằng quá trình xuất hiện của ngành nhân học văn hoá – xã hội ở các nước Liên Xô cũ và Đông Âu chỉ rộ lên từ sau 1990, và theo ba phương thức chủ yếu như sau: 1) Thành lập mới các bộ môn hay viện nghiên cứu về nhân học văn hoá – xã hội; 2) Chuyển hoá các bộ môn hoặc viện dân tộc học thành bộ môn nhân loại học văn hoá xã hội; 3) Vẫn duy trì tên gọi dân tộc học (ethnology) nhưng thêm vào sau đó thuật ngữ nhân học (anthropology).

Vấn đề được đặt ra là tại sao ở các nước nói trên lại hình thành một trào lưu đổi mới dân tộc học hoặc chuyển đổi từ dân tộc học sang nhân học? Rõ ràng những thay đổi về thể chế và những cải cách kinh tế – xã hội ở các nước này thời kỳ hậu chủ nghĩa xã hội đã đặt các khoa học xã hội và nhân văn trước sự lựa chọn sống còn: Đổi mới để phát triển hay duy trì như cũ và mai một. Quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hoá khoa học cũng trở thành một yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, ngoài các lý do đó ra, cũng có khuynh hướng cho rằng thuật ngữ ethnography, về cơ bản vẫn chỉ có ý nghĩa là một khoa học mô tả văn hoá tộc người mà thôi, tức là ở giai đoạn thấp hơn của nghiên cứu nhân học. Mặt khác, tên gọi dân tộc học thường gợi lại không chỉ mối liên hệ của nó với chủ nghĩa thực dân mà còn với cả truyền thống xã hội chủ nghĩa cũ. Thay đổi khái niệm dân tộc học sang nhân học văn hoá-xã hội cũng có ngụ ý bày tỏ mong muốn đoạn tuyệt với các truyền thống cũ. Thay đổi từ dân tộc học sang nhân học do đó được xem là một giải pháp khả dĩ đáp ứng cả yêu cầu đổi mới khoa học, hội nhập quốc tế, và những thay đổi chính trị trong khoa học. ——- *PGS. TS, Chủ nhiệm Bộ môn Nhân học phát triển, Khoa Nhân học, trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia HN. 1 Đây là cơ sở để Từ điển về các khoa học nhân văn định nghĩa rằng “nhân loại học là môn học sử dụng tư liệu dân tộc học để khám phá các nguyên tắc của tổ chức xã hội, của chính chúng ta, cũng như của các xã hội truyền thống và cổ xưa” (Sylvie Mesure & Patrick Savidan, 2006) .    2 Quan niệm phổ biến hiện nay cho rằng nhân loại học là một khoa học rất rộng, bao gồm nhiều phân ngành nghiên cứu về con người và văn hoá nói chung, trong đó có các lĩnh vực ngôn ngữ học, khảo cổ học, nhân loại học hình thể người, nhân loại học văn hoá-xã hội và nhân loại học ứng dụng. 3 Thông tin về tình hình dân tộc học – nhân học ở Trung Quốc được trình bày chi tiết trong các nghiên cứu của  G.E. Guldin (ed.), Anthropology in China. Armond: M.E Sharpe, Inc., 1992; và The Saga of Anthropology in China. From Malinowski to Moscow to Mao.  Armond: M.E. Sharpe, Inc., 1994); J. Smart (2005). Insearch of Anthropology in China: A Discpline Caught in the web of Nation Building Agenda, Socialist Capitalism, and Globalisation. From: Wane – Journal news; http://www.ram-wan.org/html/documents.htm

Thông Tin Tỷ Giá Nhân Dân Tệ Và Usd Mới Nhất

Thông Tin Tỷ Giá Nhân Dân Tệ Vietinbank Mới Nhất

Bạn đang đọc nội dung bài viết Học Viện An Ninh Nhân Dân trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!