Đề Xuất 3/2023 # Học Tiếng Anh Qua Phim # Top 3 Like | Maytinhlongthanh.com

Đề Xuất 3/2023 # Học Tiếng Anh Qua Phim # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Học Tiếng Anh Qua Phim mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Học tiếng Anh qua phim là một phương pháp học cực kỳ thú vị và hiệu quả. Tuy nhiên không phải ai cũng biết học qua phim đúng cách thay vì chỉ cày hết phim này đến phim khác. Đa phần các bạn học thường có hai nhu cầu chính là tìm phương pháp học hiệu quả và danh sách phim để luyện tập phù hợp với bản thân. Trong bài viết này, eJOY sẽ cùng bạn giải quyết hai nhu cầu trên. Từ đó, bạn có thể biết mình nên bắt đầu học tiếng Anh qua phim ở đâu và như thế nào.

Cách học tốt nhất cho những bạn siêu lười chính là xem đi xem lại bộ phim càng nhiều lần càng tốt, ít nhất hai lần mà không cần bận tâm đến việc học tiếng Anh. Sự lặp lại sẽ giúp bạn rèn giũa đôi tai và nhớ từ. Đây là một cách học tiếng Anh bị động, mang hình thức giải trí, không gò bó, mà vẫn mang lại thay đổi cho kỹ năng nghe của bạn.

Tuy nhiên, từ khóa ở đây là “Lặp lại”, nếu không có việc nhắc lại, những gì bạn nghe được sẽ nhanh chóng biến mất trong trí nhớ của bạn. Và thời gian để bạn lên trình độ mới cũng khá lâu, chưa kể kỹ năng nghe của bạn sẽ lên nhiều, còn nói và viết hay khả năng sử dụng ngôn từ sẽ lên chậm hơn nhiều. Phong cách học này khá đơn giản phải không?

Nếu bạn bận rộn nhưng vẫn muốn tranh thủ lúc xem phim để thu nạp chút kiến thức tiếng Anh cho mình thì cấp độ này hoàn toàn dành cho bạn. Cấp độ “lười vừa” là cấp độ có kết hợp xem phim và chủ động học tiếng Anh nhưng thời gian xem phim giải trí vẫn nhiều hơn.

Ở cấp độ này, bạn sẽ không chỉ cải thiện kỹ năng nghe, mà còn có cơ hội rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh nữa.

Cách học dành cho những bạn thuộc tuýp này là:

Xem phim và kết hợp nói nhại theo những lời thoại hay của nhân vật

Với những ai quyết tâm học tiếng Anh nghiêm túc và coi việc xem phim như một phương pháp để luyện tập tiếng Anh thì đây là cấp độ phù hợp nhất với bạn. Với cấp độ siêu chăm, bạn sẽ dành phần lớn sự ưu tiên của mình vào việc học thay vì chỉ xem phim giải trí đơn thuần.

Cấp độ này đòi hỏi chúng ta phải thực sự nỗ lực, quyết tâm và kiên trì. Chúng ta sẽ biến bộ phim thành chất liệu học tiếng Anh. Chúng ta sẽ cần chia nhỏ bộ phim thành nhiều phần và học từng phần đó cho tới khi thành thạo, không nhìn phụ đề vẫn nghe, hiểu, nói nhại theo được. Chính vì thế mà cấp độ học này sẽ giúp người học phát triển kỹ năng nghe, nói thành thạo và nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh của mình.

Xem phim và hiểu nội dung phim

Tập trung học chuyên sâu với các đoạn phim quan trọng (đây có thể là những đoạn phim bạn yêu thích, có xuất hiện các câu nói hay, phổ biến hoặc các từ vựng hữu ích)

Những nguyên tắc cần nhớ khi học tiếng Anh qua phim

Về cơ bản, để việc học tiếng Anh qua phim đạt được hiệu quả tối ưu, bạn sẽ cần chú ý đến các nguyên tắc sau:

Chọn phim yêu thích: Bạn nên chọn những bộ phim mình thấy hứng thú và sẵn sàng xem đi xem lại nhiều lần mà không thấy chán. Đó có thể là bộ phim chứa đựng nội dung hấp dẫn, có các diễn viên bạn hâm mộ,…

Chia nhỏ, học với đoạn ngắn 3 phút: Việc chia nhỏ bộ phim để luyện tập sẽ giúp bạn học tập trung và chuyên sâu hơn mà vẫn duy trì sự hứng khởi.

Luyện tập với đoạn clip ngắn nhiều lần và kết hợp ôn tập từ vựng để ghi nhớ: Hãy nhớ nhại lại các lời thoại của nhân vật thật nhiều lần cho tới khi bạn nhuần nhuyễn để phát triển kỹ năng nói tiếng Anh tự nhiên, trôi chảy. Việc ôn tập từ đã lưu trong các đoạn phim sau đấy cũng rất cần thiết để bạn ghi nhớ và thành thạo cách sử dụng các từ vựng đó. Nếu không ôn tập từ vựng, bạn sẽ nhanh chóng quên những gì đã học ở phim trước khi bạn chuyển sang học tiếp với phim tiếp theo.

Quá trình ôn tập lại sẽ giúp cho kiến thức bạn học được đi vào vùng trí nhớ dài hạn, và dần dần trở thành phản xạ tự nhiên của bạn. Như thể đó là ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn.

Bước 3: Xem lại phim với phụ đề tiếng Anh hoặc song ngữ Anh-Việt

Với lần xem này, bạn nhớ dùng eJOY eXtension để tra và lưu lại các từ vựng phổ biến.

Bước 4: Chọn đoạn phim dễ nghe nhất để luyện tập

Bạn hãy tua lại đoạn phim được chọn và xem đi xem lại thật nhiều lần để hiểu hết nội dung của đoạn phim. Bạn cũng đừng quên chọn tốc độ chậm để nghe dễ dàng hơn.

Sau đấy, thực hành luyện nói nhại và luyện nghe auto-pause từng câu cho tới khi thành thục cả đoạn phim.

Bước 5: Xem lại phim và ôn tập từ vựng

Sau khi học xong với các đoạn phim quan trọng, bạn tiếp tục xem lại bộ phim thêm nhiều lần để luyện kỹ năng nghe. Ở lần xem thứ ba này, bạn bật phụ đề song ngữ để xem. Và lần xem cuối cùng thì hãy thử tắt phụ đề tiếng Việt, chỉ xem phim với phụ đề tiếng Anh. Mình tin chắc răng lần xem phim với phụ đề tiếng Anh này sẽ không quá khó khăn vì bạn đã gần như thuộc lòng nội dung phim rồi, đúng không? 🙂

Bước 2: Xem phim với phụ đề tiếng Việt để hiểu nội dung phim

Việc xem phim với phụ đề tiếng Việt sẽ giúp bạn hiểu nội dung phim trước khi bắt đầu học chuyên sâu.

Bước 4: Chọn đoạn phim dễ nghe nhất để luyện tập

Sau khi xem và hiểu hết nội dung bộ phim với phụ đề tiếng Việt và phụ đề song ngữ, bạn hãy chọn một đoạn dễ nghe nhất để luyện tập. Nếu bạn xem phim từ trang web Phimlearning trên ứng dụng eJOY English thì hãy nhớ sử dụng tính năng Cut a Clip của eJOY để cắt đoạn phim và

Bước 4: Xem lại phim với phụ đề tiếng Anh và ôn tập từ vựng

Hãy chọn ra một số đoạn phim bạn thấy thú vị để luyện tập. Cách luyện tập với từng đoạn phim ngắn là tua và xem lại, để chế độ nghe chậm và nghe lặp lại từng câu nói cho đến khi thuộc các lời thoại trong đoạn phim. Sau đấy tiến hành luyện nói nhại và thực hành auto pause.

Bước 1: Chọn phim yêu thích trên Phimlearning hoặc Youtube

Nếu bạn học trên điện thoại

Bước 2: Xem phim với phụ đề song ngữ để hiểu nội dung phim

Về cơ bản, các bước học tiếng Anh qua phim trên điện thoại cũng tương tự như trên máy tính với 4 bước chính. Bước đầu tiên là chọn xem những bộ phim bạn thực sự yêu thích và có thể xem đi xem lại mà không thấy chán.

Xây dựng kế hoạch học tiếng Anh qua phim

Lộ trình học giao tiếp vỡ lòng

Với những ai đang muốn học tiếng Anh giao tiếp vỡ lòng, bạn hãy chọn một phim ngắn thay vì phim dài để tránh bị “ngợp”. Mỗi ngày bạn có thể thu xếp tầm 1 đến 3 tiếng để xem phim, tùy thuộc vào mục tiêu và khối lượng thời gian bạn muốn đầu tư vào việc học.

Giai đoạn giao tiếp vỡ lòng là giai đoạn quan trọng và cũng khó khăn nhất đối với người học ngôn ngữ. Bạn có thể sẽ phải cần từ 3 tới 6 tháng để tập trung luyện phản xạ nghe, nói. Vượt qua giai đoạn này rồi thì bạn sẽ thấy các giai đoạn học tiếp theo cực kỳ nhàn hạ và dễ dàng.

Chọn một bộ phim ngắn để bắt đầu học. Extra English là một series phim cực kỳ phù hợp dành cho người mới bắt đầu. Mỗi tập trong Extra chỉ dài vỏn vẹn 20 phút nên bạn yên tâm là sẽ không thấy chán nản hay khó khăn.

Dành ra 1-2 tiếng tập trung học với phim theo các bước ở phần “Cách học tiếng Anh qua phim cho người mới bắt đầu”

Dành ra tầm 1 tiếng ôn tập từ vựng đã lưu

Dành thêm 1-2 tiếng để tắm ngôn ngữ bằng cách nghe đi nghe lại nội dung đã học lúc bạn đang làm các việc khác như rửa bát, đi bộ, tập thể dục,… Lúc này bạn sẽ nghe bị động mà không cần tập trung vào lời thoại.

Việc đặt mục tiêu học rất quan trọng trong việc tạo động lực. Bạn có thể đặt mục tiêu mỗi ngày luyện tập với 1 tập phim 20 phút hoặc 2,3 ngày học nhuần nhuyễn 1 tập phim. Và tùy vào cấp độ học để bạn chọn cách học phù hợp nhất. Nếu thuộc dạng “siêu chăm”, bạn có thể học hết cả tập phim, “lười vừa” thì sẽ chỉ học với đoạn yêu thích, còn nếu là “siêu lười”, thì chỉ cần xem tập phim vài lần cũng được.

Cấu trúc: Ngày […] hoàn thành học […] bộ phim […]

“Ngày 31/6/2020, hoàn thành hết 12 tập season 1 bộ phim Extra English.”

Lộ trình học giao tiếp nâng cao

Lộ trình học giao tiếp nâng cao về cơ bản cũng tương tự như lộ trình học giao tiếp vỡ lòng. Nhưng ở giai đoạn này, bạn sẽ chủ yếu học với nội dung mình yêu thích để phát triển các kỹ năng ngôn ngữ và có đủ động lực để duy trì lâu dài. Bạn có thể dành ra tầm 30 phút tới 3 tiếng mỗi ngày để học, tùy theo thời gian sắp xếp và mục tiêu tiếng Anh của bạn. Phương pháp học dành cho giai đoạn này có thể tham khảo tại phần “Cách học tiếng Anh qua phim cho Intermediate” ở trên.

Dành ra 20 phút đến 1 tiếng tập trung học với trích đoạn phim hay trong một bộ phim mà bạn đã đặt mục tiêu

Dành 10-15 phút ôn tập lại từ vựng để ghi nhớ

Dành 30 phút đến 1 tiếng tắm ngôn ngữ, nghe đi nghe lại nội dung đã học lúc rửa bát, đi bộ, tập thể dục

Ở giai đoạn này, bạn có thể đặt mục tiêu xem hết một series phim, và học những phân cảnh đắt giá mà mình yêu thích.

Cấu trúc: Ngày […] hoàn thành học […] bộ phim […]

“Ngày 31/6/2020, hoàn thành hết 13 tập season 1 bộ phim The Big Bang Theory.

Kết hợp học qua phim trong lộ trình luyện thi IELTS

Với những ai đang luyện thi IELTS, lộ trình học qua phim phần lớn giống với lộ trình học giao tiếp nâng cao nhưng khác biệt về thể loại phim. Bên cạnh tiêu chí phim yêu thích thì bạn còn cần học với những bộ phim phù hợp với đặc điểm của kỳ thi này, chẳng hạn như phim mang tính thời sự, hàn lâm, học thuật hơn. Việc học qua phim lúc này ngoài giúp bạn luyện kỹ năng nghe nói thì còn giúp bạn nâng cao vốn từ vựng và ý tưởng phục vụ cho phần thi viết và thi nói trong IELTS.

Nếu bạn đang ở giai đoạn nước rút (giai đoạn ôn đề, học chiến thuật thi): Bạn hãy tập trung làm đề và không cần quá chú trọng vào việc học tiếng Anh qua phim. Việc học qua phim có thể xem là một dạng giải trí vừa giúp bạn thư giãn, vừa giúp bổ sung ý tưởng cho kỳ thi. Bạn có thể thu xếp học qua phim một tuần một lần. Các ngày còn lại trong tuần thì dành thời gian luyện đề và tắm ngôn ngữ với phim vừa học trước đó.

Nếu bạn đang trong giai đoạn củng cố nền tảng tiếng Anh: Bạn sẽ cần kết hợp thêm với luyện viết, nói và đọc. Học qua phim giúp bạn nâng cao vốn từ vựng, rèn luyện kỹ năng nghe và có thêm ý tưởng cho phần nói và viết. Ở giai đoạn này, điều quan trọng nhất là bạn phải biết rõ kỹ năng nào mình đang yếu và yếu ở đâu. Khi xác định được các kỹ năng yếu đó, bạn nên dành nhiều thời gian hơn để cải thiện chúng. Chẳng hạn, nếu bạn đang yếu kỹ năng đọc và nghe, bạn có thể dành tầm 1,5 tiếng mỗi ngày để luyện qua phim, 1 tiếng luyện kỹ năng đọc với sách, báo và 1 tiếng nữa để luyện hai kỹ năng còn lại (nói và viết). Nếu bạn đang yếu về ý tưởng, vốn từ cho viết và nói, bạn có thể dành nhiều thời gian để học từ vựng qua phim.

Ngoài các lộ trình học trên thì lộ trình học dành cho phụ huynh và em bé cũng được khá nhiều mẹ quan tâm. Do đó chúng mình cũng có gợi ý thêm lộ trình học phù hợp để bé có thể học tiếng Anh cùng bố mẹ một cách hiệu quả.

Chọn phim phù hợp: Mỗi bé lại yêu thích thể loại phim hoạt hình khác nhau, tùy thuộc giới tính, tính cách, độ tuổi… Bố mẹ hãy chọn những bộ phim mà bé thích. Điều này sẽ giúp bé xem đi xem lại nhiều lần mà không chán.

Bố mẹ cắt đoạn phim mà bé thích để xem lại: Chúng ta chỉ nên cắt một vài đoạn phim từ 2-3 phút. Thời gian xem ngắn sẽ làm tăng khả năng tập trung của bé vào lời thoại cùng hành động của nhân vật. Bé cũng sẽ thấy hứng thú học hơn.

Nhập vai cùng bé: Khi bé đã thuần thục các câu nói trong clip thì cả bố/ mẹ và bé có thể đóng vai các nhân vật để diễn lại hoạt cảnh, giúp bé hiểu và quen thuộc với cách ứng dụng các câu thoại trong đời sống.

Netflix là dịch vụ xem video trực tuyến của Mỹ, hiện nay đã có mặt tại Việt Nam. Tốc độ cập nhật phim trên Netflix khá nhanh, hàng tuần đều có phim mới để các bạn lựa chọn. Các phim đều có phụ đề Anh và Việt nên rất phù hợp để bạn học tiếng Anh qua phim.

iflix (trụ sở đặt tại Malaysia) có thể được coi là phiên bản Netflix cho các nước đang phát triển với mức giá mềm hơn Netflix. Hiện tại iflix đã có mặt tại 9 nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Tuy kho phim của iflix chưa được đồ sộ như Netflix nhưng mức phí lại mềm hơn.

Amazon Prime Video là dịch vụ xem phim trực tuyến của hãng Amazon. Amazon Prime Video không chỉ sở hữu kho phim trực tuyến khổng lồ mà không ít trong số chúng đều là những tác phẩm độc quyền.

2. Xem phim trên YouTube hoặc nền tảng eJOY với tính năng YouTube Connect

từ lâu đã là một nguồn video vô tận, trong đó có cả các bộ phim hoặc đoạn trích phim hay. Bạn lưu ý tìm kiếm những bộ phim có hỗ trợ phụ đề tiếng Anh chuẩn, nếu tốt hơn nữa thì tìm những phim có phụ đề song ngữ Anh-Việt (việc tìm phim có phụ đề song ngữ trên YouTube sẽ khá khó khăn vì số lượng không nhiều). EJOY eXtension là ứng dụng tuyệt vời giúp bạn tra từ khi xem video trên YouTube. Bạn có thể tiến hành việc học tiếng Anh qua phim thuận lợi theo các bước ở trên.

Bên cạnh việc xem phim trực tiếp trên YouTube, bạn cũng có thể sử dụng kết nối video trên YouTube về eJOY để thuận tiện luyện tập. Tính năng YouTube Connect có sẵn trên tính năng YouTube Connect của eJOY ứng dụng eJOY English và cả trên eJOY GO nên bạn có thể thoải mái vừa xem phim vừa học ở bất kỳ đâu.

Phim Learning là một trang web học tiếng Anh qua phim miễn phí dành cho người Việt. Bạn chỉ cần đăng nhập là có thể thỏa thích lựa chọn phim và bắt đầu học tiếng Anh. Trang có rất nhiều phim mới cập nhật, thuộc nhiều thể loại đa dạng. Chắc chắn bạn sẽ tìm được một bộ phim khiến bạn thấy đủ hứng thú để bắt đầu.

Phim trên Phim Learning đều có phụ đề song ngữ Anh – Việt giúp bạn dễ dàng luyện tập. Bạn có thể dùng eJOY eXtension để tra từ và lưu từ trên Phimlearning.

Học tiếng Anh qua phim với eJOY eXtension

Danh sách phim gợi ý cho từng đối tượng

A Plastic Ocean: Đây là một bộ phim tài liệu nổi tiếng làm về môi trường, hay cụ thể hơn là về rác thải nhựa ở môi trường biển. Bộ phim đã mang về rất nhiều giải thưởng và đề cử lớn dành cho phim tài liệu. Nó đã đưa đến cho ta một cái nhìn trực diện, thực tế về tình hình môi trường hiện nay và vai trò của mỗi người chúng ta trong đó.

Suits: Suits là một bộ phim truyền hình về luật pháp của Mỹ được tạo ra và viết bởi Aaron Korsh. Bộ phim xoay quanh hai anh chàng Mike Ross và Harvey Specter – hai con người có địa vị khác nhau, cùng nhau phối hợp giải quyết các vụ án, đòi lại công bằng cho thân chủ.

Bộ phim lấy bối cảnh thế giới tự nhiên hoang dã của Châu Phi. Vua sư tử anh minh Mufasa là vị vua tối cao đang thống trị thế giới loài vật nơi đây. The Lion King khởi đầu khi nhân vật chính Simba, con trai và cũng là người nối dõi của Mufasa chào đời và được tất cả thần dân vương quốc nghênh đón trong một cảnh phim huyền thoại. Tuy là người kế vị ngai vàng chính thức nhưng Simba phải đương đầu với những âm mưu của Scar, người chú ruột luôn toan tính chiếm lấy ngôi báu. Bên cạnh việc tiếp xúc với tiếng Anh, bé nhà bạn chắc chắn sẽ học được thêm những câu chuyện và bài học ý nghĩa từ bộ phim này.

The Secret life of Pets (Đẳng Cấp Thú Cưng): Đẳng cấp thú cưng là một bộ phim hoạt hình vui nhộn, xoay quanh cuộc đời của các loài vật nuôi và những biến cố ngộ nghĩnh của chúng khi chủ vắng nhà. Kịch bản của phim khá đơn giản và phù hợp với các bé nhỏ tuổi.

: Toy Story (hay Câu chuyện đồ chơi) là loạt bộ phim hoạt hình nhiều tập của Pixar kể về những cuộc phiêu lưu của những món đồ chơi bé nhỏ. Bất kỳ em bé nào cũng rất yêu thương những món đồ chơi của mình. Chúng chỉ cũ đi chứ không già, và luôn là những người bạn quan trọng, đồng hành cùng mọi đứa bé trong suốt những ngày ấu thơ. Câu chuyện đồ chơi không chỉ mang những yếu tố hài hước, dễ thương mà còn chứa đựng nhiều giá trị nhân văn cao cả về tình bạn, tình yêu và cuộc sống.

Học tiếng Anh qua phim với eJOY eXtension

A Vietnamese. Fascinated by wonderful nature. Trying to keep her heart nice and clear.

Học Tiếng Anh Qua Phim Ảnh

Học tiếng Anh

Ta có vô số phim tiếng Anh của Hollywood. Nếu bạn biết tiếng Anh và thích xem phim thì xem phim bằng tiếng Anh là một việc làm sáng suốt. Bạn vừa có thể giải trí, lại vừa học được rất nhiều.

1. Tại sao nên xem phim tiếng Anh

Nếu bạn thực sự quan tâm đến điện ảnh, bạn thấy ngay là xem phim gốc hay hơn phim lồng tiếng rất nhiều. Trong phim gốc giọng của diễn viên là giọng thật. Mọi thứ đúng theo ý‎ đồ của đạo diễn.

Học tiếng Anh bằng cách xem phim tiếng Anh là cách học tiếp thu trực tiếp. Bạn sẽ thu thập được rất nhiều câu nói chuẩn. Sau đó bắt chước và biến chúng thành của mình. Chẳng phải mục đích học tiếng Anh là để có thể tự diễn đạt đấy sao? Đó là lí do tại sao xem phim (cũng như đọc sách) là cách học tiếng Anh rất tốt.

Tất nhiên, có sự khác biệt rõ nét giữa phim và sách. Đọc sách, bạn có thể học cách người bản xứ viết. Xem phim, bạn học cách người bản xứ nói.

+ Bạn học được nhiều từ: khi nói, người bản xứ không dùng các từ như trong khi viết. Ngôn ngữ nói khác với ngôn ngữ viết. Ví dụ:

– Ngôn ngữ viết: The price of five dollars was acceptable, and I decided to purchase it. (Giá 5 đô-la là hợp lí, tôi quyết định mua).

– Ngôn ngữ nói: It was, like, five bucks, so I was like “okay”.

Trong nhiều bộ phim, các đoạn hội thoại giống với tiếng Anh hàng ngày. Qua phim, ta cũng có thể học được các từ dân dã và tiếng lóng chưa có trong từ điển tiếng Anh. Ví dụ, bạn có thể bắt gặp trong một bộ phim nào đó “Give me the freaking keys!” (Đưa tôi cái chìa khóa nào!) nhưng bạn không thể tìm được từ “freaking” (mang nghĩa nhấn mạnh) trong từ điển.

+ Bạn học được cách phát âm các từ: Phim giúp bạn tập phát âm, bên cạnh việc cung cấp ngữ pháp và từ vựng. Nếu bạn nghe nhiều người Mỹ hoặc người Anh nói, bạn sẽ có thể nói giống như họ.

+ Bạn hiểu được ngôn ngữ nói: Phim được sản xuất cho người bản xứ chứ không phải cho người học , vì vậy, diễn viên nói nhanh, như người bản xứ nói chuyện hàng ngày.

+ Bạn cảm thấy yêu thích tiếng Anh: Khi nghe các diễn viên đối thoại, bạn hiểu được phần lớn những lời thoại đó, bạn thấy giọng tiếng Anh của họ thật duyên dáng và bạn sẽ thấy muốn nói được như họ. Ít nhất bạn cũng cảm thấy yêu và thích thú với ngôn ngữ đang học hơn rất nhiều.

2. Khó khăn khi xem phim tiếng Anh

Để xem được phim tiếng Anh bạn phải có một lượng từ tương đối lớn. Khác với khi đọc sách, bạn có thể tra từ điển thì khi xem phim, đối thoại diễn ra rất nhanh và nhiều khi không rõ. Nhưng bạn nên biết rằng, đôi khi ngay cả người bản xứ cũng không hiểu được một số đoạn đối thoại trong phim.

3. Khi xem phim tiếng anh không hiểu thì làm thế nào?

Nếu bạn không hiểu chỗ nào đó trong bộ phim hãy dừng lại và xem hình thật kỹ bởi hình ảnh trong phim là những gợi ý rất quan trọng trong quá trình hiểu ngôn ngữ nói của bạn.

Hầu hết các đĩa phim đều có phụ đề. Bạn sẽ không phải lo về những đoạn đối thoại nhanh và khó nghe – lời thoại đã được viết trên màn hình, và khi đó bạn có thể tra từ điển vì đã biết cách viết của từ đó.

Vấn đề là xem phim có phụ đề thì bạn sẽ lười – bạn sẽ không chịu nghe mà chỉ đọc phụ đề. Như thế bạn sẽ không luyện nghe được. Vì vậy, nên cố gắng xem phim không có phụ đề. Chỉ bật phụ đề lên khi quá khó, nghe đi nghe lại vẫn không hiểu.

4. Phần giới thiệu phim bằng tiếng anh

5. Một vài gợi ‎ý khi xem phim tiếng anh có phụ đề

Để học có hiệu quả hơn khi xem phim bạn nên làm như khi bạn đọc sách:

+ Chú ý‎ những gì bổ ích: từ/ cụm từ mới, ngữ pháp tiếng anh , cấu trúc…

+ Dùng từ điển để tra nghĩa: bạn có thể dừng phim để tra các từ lạ hoặc viết lại các câu rồi tra sau. Nhưng phải tra từ điển để hiểu nghĩa

+ Ghi những gì bổ ích vào sổ/ phần mềm ghi nhớ: nếu phim có phần giới thiệu bạn có thể lưu các câu trong phần giới thiệu lại trước khi xem phim, sau đó lưu thêm các từ bạn không hiểu khi xem phim để tìm hiểu thêm.

Các tin tức được quan tâm:

Kênh Tuyển Sinh

Cách Học Tiếng Anh Qua Phim Ảnh

Một số ngườikhông thành công với phương pháp học tiếng Anh qua phim hoạt hình bởi họ có 2 yếu tố:

Bị cuốn vào nội dung phim bằng sub tiếng Việt, không chú ý tập trung nghe rõ những gì nhân vật nói.

Không có kỹ thuật học phù hợp, chỉ xem hình ảnh, nghe âm thanh 1, 2 lần rồi bỏ qua.

Họ không tự tìm hiểu cách làm thế nào để học qua phim đạt hiệu quả cao nhất. Và đã bỏ qua phương pháp học tạo động lực rất mạnh mẽ này vì: âm thanh sống động, nội dung hài hước, đơn giản, hình ảnh ngộ nghĩnh, từ ngữ sử dụng dễ nghe, dễ hiểu.

Khi xem phim tiếng Anh bạn luôn gặp phải những trở ngại:

Xem 1 bộ phim ít nhất 3 lần, mỗi lần là 1 bước trong quá trình học:

Lần 1: Xem phim với phụ đề tiếng Việt, lần này là để bạn hiểu về nội dung phim nói về vấn đề gì. Bước này không được khuyến khích nhưng nếu còn yếu về kỹ năng nghe thì bạn nên thực hiện để yên tâm hơn.

Lần 2: Xem phim kèm phụ đề tiếng Anh, bạn hãy chú ý đến cách người ta phát âm từ vựng như thế nào. Bước này giúp bạn học từ mới, xem được những từ bạn chưa nghe được là gì và ghi nhớ,..

Lần 3: Tắt phụ đề, từ bước này trở đi bạn sẽ xem phim và cố gắng nghe cách phát âm, nhắc lại phát âm những cụm từ đặc biệt, xem cách biểu đạt cảm xúc và tất nhiên, nghe xem người ta đang nói gì…và bắt chước

Nếu lần 3 chưa làm bạn thỏa mãn với nội dung mình nghe được hãy nghe lại càng nhiều càng tốt.

Cách xem phim để đạt hiệu quả cao nhất?

Bạn không nên xem những bộ phim có sẵn trên Tivi bởi chúng đã có sẵn hết phụ đề tiếng Việt. Hãy chọn những bộ phim có phụ đề trên mạng có phụ đề tiếng Anh và nếu có cả phụ đề tiếng Việt thì càng tốt.

Những video có thể bật tắt phụ đề bằng cách nhấn “CC” góc dưới bên phải rất thích hợp với bạn.

Những bộ phim được chia ra từng tập nhỏ 20-25 phút hoặc ít hơn là tốt nhất.

Nếu mới bắt đầu, học tiếng Anh qua phim sẽ khiến bạn rối hơn rất nhiều. Bạn nên bắt đầu với những video dạy nói bằng tiếng Anh hoặc video hoạt hình cho thiếu nhi bởi những đoạn video này phát chậm, rõ ràng rất thích hợp với trình độ của bạn.

Tác dụng mà Học tiếng Anh qua phim hoạt hình mang lại

Thứ nhất: Chúng ta đã được nghe qua những bài nghe trong sách, trong giáo trình,.. Chúng đều là công cụ phục vụ cho học tập nên còn khá chậm, từ ngữ cũng như cách diễn đạt không tự nhiên. Khi xem phim tiếng Anh – giúp bạn giải quyết được hết các vấn đề này, bạn sẽ học được cách nói chuyện trong những tình huống cụ thể khi giao tiếp, ngoài ra còn có các từ lóng, thành ngữ thông dụng và cách biểu đạt cảm xúc rất thật.

Thứ hai: Nếu chỉ nghe không thì sẽ rất nhàm chán, đặc biệt là người mới học hoặc kỹ năng nghe còn yếu sẽ không hiểu được nội dung đoạn hội thoại và nhanh nhàm chán, bỏ cuộc. Phim tiếng Anh giúp bạn xem được bối cảnh cụ thể, cảm xúc buồn vui của nhân vật, cũng có thể nhìn vào miệng phát âm mà đoán và học theo được từ ngữ.

Tất cả những điều đó khiến bạn dễ dàng hơn khi học tập bằng phim tiếng Anh, vừa dễ nắm bắt nội dung vừa ghi nhớ bối cảnh của cụm từ để áp dụng về sau.

Internet

Học Tiếng Nhật Qua Phim

Học tiếng Nhật qua phim – Top 10 phim Nhật hay nhất Nhật Bản thế kỷ 21

Thứ sáu – 24/07/2015 18:26

Học tiếng Nhật qua phim là môt trong những phương pháp đơn giản mà thú vị nhất khi học tiếng Nhật. Không chỉ học được cách phát âm, từ vựng, ngữ pháp sát nhất từ người bản xứ, việc học thú vị này còn giúp bạn biết thêm những câu chuyện tuyệt vời về con người và văn hóa Nhật Bản.

10, Like Someone in Love (2012) bởi Abbas Kiarostami

Abbas Kiarostami là một trong những đạo diễn tuyệt nhất của dòng phim chiếu rạp hiện đại. Trong một cuộc phỏng vấn tại Cannes, ông nói rằng “Sinh ra hay chết đi là dứt khoát, tình yêu cũng không là gì ngoài một ảo ảnh.”

Like Someone in Love là một câu chuyện về cô gái điếm trẻ, Akiko, một học sinh sử dụng mại dâm để đáp ứng mục đích riêng và bạn trai của cô, Noriaki là không biết gì về chuyện này. Những hiểu lầm mất kiểm soát phát sinh từ đây.

9. Cold Fish (2010) của Sion Sono

Bộ phim nổi tiếng này là một câu chuyện được tuyên bố là có thật. Sion Sono kể một câu chuyện về Shamoto (Mitsuru), một chủ cửa hàng cá nhút nhát, người đang thất tình và bị con gái của mình ghẻ lạnh. Cold Fish sẽ thử nghiệm sức chịu đựng của bạn. Nó bao gồm những giả định tồi tệ nhất của cuộc sống, đẩy con người xuống đáy vực của sự tuyệt vọng.

8. Zatoichi (2003) bởi Takeshi Kitano

Zatoichi là một trong những bộ phim kinh điển nhất của màn ảnh đương đại, hầu hết là những bộ phim mang tính cuồng loạn. Bộ phim nguyên bản Zatoichi cho thấy cuộc đời của một nhân viên massage mù, đi vòng quanh Nhật Bản làm việc và giúp đỡ những người cần đến, anh ta giả vờ là già yếu và không có khả năng tự vệ.

Anh tình cờ gặp một góa phụ, giúp mang rau và thu thập gỗ cho cô, và gần như trở thành một thành viên trong gia đình cô, vui vẻ đi chơi cờ bạc với cháu trai của cô. Ngôi làng trở thành nạn nhân của một băng đảng tàn bạo đòi tiền bảo kê, trong khi đó Zatoichi lại vô tình đâm vào một người đàn ông trẻ tuổi và phụ nữ cải trang thành geisha, những người trốn ra khỏi băng đảng này để trả thù kẻ đã giết gia đình của họ.

7. Tokyo Sonata (2008) của Kiyoshi Kurosawa

Đây là một câu chuyện của một gia đình trung lưu với một cuộc sống bình thường. Tất cả bắt đầu với một ngày, tại một văn phòng, người ta bắt đầu sa thải nhân công để thuê từ một công ty nước ngoài có chi phí ít hơn.

Một trong số những nhân viên bị sa thải, tước vị trí của mình, Ryuhei cảm thấy thế giới tối tăm và nhàm chán, mắc kẹt trong đám công nhân bị sa thải khác. Tuy nhiên, cuộc sống cít biến động của anh trở nên phức tạp hơn khi anh phát hiện ra người bạn của mình tự tử, đẩy sự nguy hiểm bất an vào gia đình của mình. Bộ phim này là một câu chuyện kinh dị hiện đại với một mở đầu không hề có vẻ giống như một bộ phim kinh dị chút nào.

6. Like Father Like Son (2013) bởi Hirokazu Koreeda

Like Father Like Son là một bộ phim mang đến cho khán giả một câu chuyện buồn. Fukuyama đóng vai Ryota, một người đàn ông đầy tham vọng kết hôn với Midori và sống trong một ngôi nhà sang trọng với con trai sáu tuổi của mình.

Thế giới của Ryo biến động khi ông nhận tin từ bệnh viện là họ bị lẫn lộn các em bé cách đây sáu năm. Con thực sự của ông hiện đang được nuôi dưỡng bởi Yudai, một người kém cỏi nhưng hạnh phúc.

Koreeda thu hút khán giả bằng cách đặt câu hỏi hai chiều trong bộ phim. Con cái sẽ sống với gia đình nào của mình? Người cha sẽ được quyết định bởi DNA hay bởi tình yêu?

5. Audition (2000) bởi Takashi Miike

Audition được thực hiện vào năm 1999 và lần đầu tiên ra mắt tại Nhật Bản tháng 3 năm 2000. Bộ phim này bắt đầu bằng cái chết của một người vợ và người mẹ trong bệnh viện. Sau đó bảy năm, cậu bé đã lớn lên và được cha mình khuyến khích kết hôn với một người nào đó. Aoyama gặp Asami, một ca sĩ đầy tham vọng, sau đó ông lấy hết can đảm để mời cô đi ăn tối. Mọi thứ trở nên kỳ quái từ đó về sau,

4. Battle Royale (2000) bởi Kinji Fukasaku

Battle Royale là một bộ phim về một đạo luật đã được thông qua do sự leo thang bạo lực ở các trường trung học, cho phép quân đội tham gia đưa một lớp học giam lỏng trên một hòn đảo với mục đích giết hại lẫn nhau cho đến khi chỉ có một người còn sống. Một bộ phim hài hước khiến khán giả dán mắt vào chỗ ngồi của mình trong khi xem các thanh thiếu niên giết nhau vì những lý do lạ lùng nhất.

3. Departures (2008) của Yojiro Takita

Điện ảnh Nhật Bản dành một vị trí đặc biệt đối với cái chết, giống như những bộ phim như Tokyo Story, Ikuru, và After Life. Mặc dù nó không tập trung vào thế giới bên kia, nhưng thay vì tập trung chú ý vào những người sống sót và về ý nghĩa của cuộc sống vừa kết thúc, bộ phim này chạm đến cảm xúc của con người và muốn làm cho bạn tin tưởng hơn là hồi hộp và sợ hãi.

2. The Taste of Tea (2004) bởi Katsuhito Ishii

Quay hoàn toàn ở một vùng nông thôn Nhật Bản, câu chuyện xoay quanh rất nhiều nhân vật và các mối quan hệ phức tạp của họ với nhau. Bộ phim này mô tả cuộc sống của một gia đình trong một thị trấn nhỏ ở nông thôn, Tochigi. Yoshiko không phải là bà nội trợ điển hình, nhưng thay vào đó cô đang làm việc trên một dự án phim hoạt hình tại nhà cô, trong khi chồng cô làm việc và dẫn đầu một cuộc sống bình thường.

Katsuhito kết nối phim này bằng các hiệu ứng thị giác cực kỳ giàu trí tưởng tượng, xuất phát từ những suy nghĩ và cảm xúc của các nhân vật, những khoảnh khắc vui vẻ. The Taste of Tea chắc chắn mang lại một hương vị mới và ánh sáng mới cho các nhà làm phim và mang lại một bộ phim Nhật Bản đã được mô tả như là một phiên bản ảo giác của Fanny.

1. Nobody Knows (2004) bởi Hirokazu Koreeda

Lấy cảm hứng từ sự kiện có thật được gọi là The Affair của bốn trẻ em bị bỏ rơi Nishi Sugamo, Nobody Knows (Dare Mo Shiranai) kể về khoảng thời gian bốn anh chị em đang sống hạnh phúc với mẹ trong một căn hộ nhỏ.

Mỗi đứa trẻ có một người cha sinh học khác nhau và từng chưa bao giờ được đến trường. Hirokazu làm bộ phim này về bốn đứa trẻ gặp nguy hiểm, phải đối mặt với sự cô đơn với nhau, sống cuộc sống của mình bằng cách xem TV, chơi trò chơi và trốn chủ nhà để giữ bí mật sự tồn tại của chúng. Phần sâu sắc nhất của câu chuyện này, chính là xem những đứa trẻ lãng phí cuộc sống của chúng như thế nào.

Bộ phim này không dành cho người nhút nhát. Nó không có những cảnh bạo lực công khai hoặc những khoảnh khắc khiến người ta phải khóc, nhưng nó là một chuyến đi ly kỳ mà sẽ khiến bạn cảm thấy đau khổ. Koreeda nhấn mạnh những khoảnh khắc ngột ngạt của những đứa trẻ trong căn hộ khi người mẹ ra đi, bỏ rơi chúng một mình.

Tác giả bài viết: Trung tâm tiếng Nhật SOFL

Bạn đang đọc nội dung bài viết Học Tiếng Anh Qua Phim trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!