Đề Xuất 3/2023 # Học Phí Tại Anh Ngữ Antoree Như Thế Nào? # Top 6 Like | Maytinhlongthanh.com

Đề Xuất 3/2023 # Học Phí Tại Anh Ngữ Antoree Như Thế Nào? # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Học Phí Tại Anh Ngữ Antoree Như Thế Nào? mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Anh ngữ Antoree nổi tiếng là website học tiếng Anh online trực tuyến theo phương pháp một giáo viên kèm 1 học viên. Website hội tụ hơn 1.000 gia sư từ nhiều nước, là một trong những website uy tín để bạn chọn lựa khi có nhu cầu học tiếng Anh online. Mức học phí tại Antoree được đánh giá là khá cao nhưng bù lại điều kiện học và hiệu quả mang lại tương xứng.

Chương trình “VÌ 1 TRIỆU NGƯỜI VIỆT TỰ TIN GIAO TIẾP TIẾNG ANH”.Edu2Review tặng bạn Voucher khuyến học trị giá lên tới 500.000đ, Nhận ngay Voucher

Anh ngữ Antoree

Trung bình mức học phí cho 1 buổi học tại Antoree là từ 100.000 – 200.000đ. Với mức học phí này, bạn sẽ được chọn giáo viên mình muốn học cũng như thay đổi giáo viên hay lịch học khi cần thiết. Đồng thời chương trình học phân theo nhiều cấp độ và sử dụng giáo trình nổi tiếng trên thế giới như Oxford Discover, National Geography, English World…

Học tiếng Anh online đang là xu hướng của giới trẻ toàn cầu (Nguồn: chungta.eu)

Ưu đãi cho học viên cũ và học viên khi giới thiệu bạn bè

Nếu bạn là học viên cũ quay lại học cùng một khóa học – cùng một gia sư, đăng ký khóa tiếp theo trong vòng 15 ngày sau khi kết thúc khóa học trước sẽ được áp dụng mức học phí của khóa trước. Nếu bạn đăng ký khóa tiếp theo sau 15 ngày ngày kể từ khi kết thúc khóa học trước sẽ áp dụng mức học phí tại thời điểm đăng ký. Đồng thời, nếu bạn học nhiều khóa ở đây, bạn còn được Antoree tặng nhiều khóa học miễn phí.

Trường hợp bạn trực tiếp giới thiệu bạn bè/người thân với người quản lý của lớp mình (không áp dụng với trường hợp bạn bè/người thân của học viên tự đăng ký trên website) thì bạn bè của bạn sẽ được giảm ngay 5% học phí tất cả các khóa học.

Đồng thời, bạn sẽ được tặng ngay 1 năm miễn phí tiếng Anh giao tiếp với giáo viên Philippines trị giá 15,000,000đ nếu giới thiệu tới 25 bạn học trên Antoree; 3 tháng học miễn phí tiếng Anh giao tiếp với giáo viên Philippines trị giá 7,000,000đ khi giới thiệu 10 bạn; 15 giờ học miễn phí với giáo viên Philippines trị giá 2.500.000đ khi giới thiệu 5 bạn; tặng ngay 200.000đ khi đóng học phí khóa tiếp theo khi giới thiệu 1 bạn học trên Antoree.

Đăng ký học thử & Test tiếng Anh miễn phí ở chúng tôi và Hà Nội

Kim Thư, Edu2Review team

Học Phí Tại Trung Tâm Nhật Ngữ Đông Du Như Thế Nào?

Sự ra đời của trung tâm của Nhật ngữ Đông Du

Vì sao Nhật ngữ Đông Du là lựa chọn của nhiều học viên?

Học phí tại trung tâm Nhật ngữ Đông Du như thế nào?

Học tiếng Nhật tại Đông Du như thế nào?

Trung tâm Đông Du được thành lập vào năm 1963 tại Tokyo của Nhật Bản. Ban đầu, chỉ đơn thuần là lớp dạy phụ đạo tiếng Nhật, luyện thi đại học dành cho học sinh, sinh viên của miền Nam, Việt Nam. Người giảng dạy trong thời gian đó là những đàn anh đi trước, là những người đã tốt nghiệp đại học, đang học cao học.

Tiếp đó, trung tâm phát triển thành Đông Du Học xá tại Kitaku Nishigahara, Nhật Bản. Lúc đó, đây cũng đồng thời là nơi ăn ở của các học sinh, sinh viên theo học. Thời gian tiếp, do nhu cầu học tiếng Nhật tăng cao, trường mở thêm nhiều lớp học tại các cơ sở khác nhau tại Nhật Bản có liên kết với các trường đại học ở Nhật.

Đầu năm 1974 thì người sáng lập ra trường trở về nước, trao quyền lại cho các Sempai. Hiện nay, tại Việt Nam, trường Nhật ngữ Đông Du có nhiều chi nhánh tại chúng tôi Hà Nội và Đà Nẵng.

Hệ thống cơ sở vật chất

Hệ thống cơ sở vật chất tại trung tâm Nhật ngữ Đông Du không phải quá hoành tráng nhưng đáp ứng đủ nhu cầu của người học ngoại ngữ, đặc biệt là người học tiếng Nhật. Không giống như các trung tâm dạy tiếng Nhật phổ biến như hiện nay, đến với Nhật ngữ Đông Du, bạn sẽ có cảm giác như đến với trường học nên tâm thế học rất tập trung.

Chương trình, khóa học

Tại Trung tâm Nhật ngữ Đông Du, người học có thể lựa chọn các khóa học phù hợp với nhu cầu học tập của mình. Hiện nay có tổng cộng là 3 chương trình Nhật ngữ. Giáo án được làm vô cùng tỉ mỉ từ đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm tại trường.

Chất lượng giảng dạy, đội ngũ giáo viên

So với các trường Nhật ngữ khác trên thị trường, thì trung tâm Nhật ngữ Đông Du sở hữu đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, có uy tín lâu năm trong nghề. Tại trung tâm không chỉ có giáo viên người Việt Nam mà còn có giảng viên người Nhật đến giảng dạy. Tính đến nay, đội ngũ giảng viên của trung tâm là gần 70 người.

Học phí hệ cấp tốc

Đây là hệ học tiếng Nhật dành cho những người thuộc đối tượng có quỹ thời gian học tập thoải mái trong giai đoạn ngắn. Phần lớn là các du học sinh, nghiên cứu dịch thuật, đã đi làm. Mỗi buổi học tại trung tâm kéo dài từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Trong đó mỗi buổi gồm 4 tiết diễn ra trong 6 ngày trong suốt 12 tuần liên tục. Tổng thời gian trong khóa học được tính theo tiết: 4 tiết x 6 buổi x 12 tuần = 288 tiết/khóa.

Học phí thông thường hệ cấp tốc là từ 7.200.000 VNĐ đến 8.250.000 VNĐ. Đối với hệ học sinh, sinh viên là từ 6.480.000 VNĐ đến 7.425.000 VNĐ.

Học phí hệ phổ cập

Hệ phổ cập dành cho đối tượng học sinh, sinh viên, những nhân viên trong công ty chuyên tâm học tiếng Nhật nhằm thăng tiến trong sự nghiệp. Các buổi học diễn ra vào ban ngày hoặc buổi tối. Tổng số tiết của khóa học là: 2 tiết x 6 buổi x 12 tuần = 144 tiết/khóa.

Học phí thông thường hệ phổ cập là từ 3.600.000 VNĐ đến 4.500.000 VNĐ. Đối tượng là học sinh, sinh viên thì sẽ từ 3.240.000 VNĐ đến 4.050.000 VNĐ.

Học phí hệ phổ thông

Hệ phổ thông dành cho đối tượng là các học sinh, sinh viên, các cán bộ nhân viên có ít thời gian, chủ yếu vừa học vừa làm, muốn học cùng với một ngoại ngữ khác. Các lớp học diễn ra vào các buổi xen kẽ nhau hoặc 2, 4, 6 hoặc 3, 5, 7. Số tiết tổng cộng phải tham gia là: 2 tiết x 3 buổi x 12 tuần = 72 tiết/khóa.

Học phí thông thường của hệ phổ thông là từ 1.800.000 VNĐ đến 2.500.000 VNĐ. Đối tượng là học sinh, sinh viên thì mức học phí giao động từ 1.620.000 VNĐ đến 2.250.000 VNĐ.

Quy trình tuyển dụng học viên

Đối tượng theo học tiếng Nhật tại Đông Du là những người đã tốt nghiệp THPT, có học lực khá trở lên, có nhu cầu học tiếng Nhật để phục vụ cho công việc hoặc đi du học. Có hai hình thức thi chính là thi viết đối với học sinh là học sinh tốt nghiệp THPT và phỏng vấn đối với ứng viên, phụ huynh.

Trải nghiệm học tiếng Nhật tại Đông Du

Học tiếng Nhật tại Đông Du không chỉ học đơn thuần, bạn cũng sẽ được trải nghiệm những hoạt động ngoại khóa với các học viên khác. Mọi người từ thầy cô cho tới học viên đều rất thân thiện, tạo môi trường học tập vô cùng tích cực.

Học Ngữ Pháp Tiếng Anh Như Thế Nào?

Ngữ Pháp Tiếng Anh Không Khó

Người ta có câu “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Câu này ám chỉ ngữ pháp tiếng Việt không phải là dễ đối với nhiều người kể cả người Việt, lẫn người nước ngoài. Bạn có chắc chắn rằng bạn viết văn Tiếng Việt không sai chính tả, cú pháp, hay đại loại các lỗi thuộc phạm trù ngữ pháp?

Hãy thực hành đi! Sau khi đọc lướt qua các grammar rules trong sách ngữ pháp, lúc đọc bài văn, bài báo, tạp chí tiếng Anh, và các thể loại (genres) khác, cố gắng phân tích từ ví dụ trực tiếp của một số câu văn (sentences) trong các bài viết đó.

Việc này chẳng có gì là khó khi mà sách báo tiếng Anh thì có thừa, có học cả đời cũng chẳng hết, thiếu gì mấy điểm ngữ pháp được!

Vì Sao Học Giao Tiếp Lại Cần Học Ngữ Pháp

Bạn chẳng thể sử dụng ngôn ngữ nào, kể cả Tiếng Anh mà không cần học ngữ pháp cả. Tâm lý thích nhanh, mạnh, cuốn hút, và thích học vượt bằng cách học Tiếng Anh không có ngữ pháp sẽ không bao giờ giúp bạn có thể giao tiếp Tiếng Anh như người bản xứ thực sự được.

Cho dù ai nói khóa học TIếng Anh không cần ngữ pháp gì đó, thì cũng chỉ là hình thức marketing mà thôi. Xin được hỏi rằng có câu văn nào trong tiếng Anh hay tiếng Việt mà không cần ngữ pháp để tạo dựng? Có chăng chỉ là cái cách mà người ta gọi cái câu văn đó là thuộc điểm ngữ pháp gì hay không thôi.

Bạn vẫn sẽ học ngữ pháp cho dù bạn có muốn hay không, nếu bạn không học thì bạn sẽ biết chỉ có câu nào bạn học là bạn biết còn bạn không biết làm sao để cấu tạo câu, ghép từ, và cuối cùng you end up talking like a parrot (bạn sẽ nói chuyện (tiếng Anh) như một con vẹt!). Chỉ là cách thức bạn học như thế nào là đúng?!

Học Ngữ Pháp Tiếng Anh Như Thế Nào

Nhiều người bảo học ngữ pháp chán lắm, tẻ nhạt, lý thuyết không có ứng dụng thực tế, không tiếp thu được, blah blah. Họ thường nói nhiều hơn bắt tay vào làm, than phiền thì quá trời mà giải pháp (solutions) thì chả thấy gì hết! Các bước học ngữ pháp Tiếng Anh như sau:

Học 30 phút mỗi ngày (Trình độ của bạn là basic thì bắt đầu học từ sách basic)

Đọc và ghi nhớ cách sử dụng phải đi kèm với thực hành.

Ví dụ: Hôm nay mình học điểm ngữ pháp là Not Only…. But Also (không những …. Mà còn) thì mình phải chủ động lấy ngay ví dụ một mẫu câu luôn.

He is not only funny but also intelligent

(Anh ấy không những hài hước mà còn thông minh nữa)

Sau khi bạn đọc cách dùng, cách đặt câu, bạn nên đặt câu ngay và ghi nhớ mẫu câu đó cho riêng mình.

Suy diễn các mẫu câu mà bạn gặp và quy về điểm ngữ pháp mà bạn đã đọc

Ví dụ khi đọc một đoạn văn và câu: chúng tôi when she walked out of the door did she notice that her husband was inside the female neighbor’s house. …….

Sau khi đọc xong đoạn văn hãy phân tích và suy diễn ngữ pháp là mẫu câu này thuộc mẫu câu Inversion (đảo ngữ) như đã từng đọc trong sách ngữ pháp. Như vậy bạn sẽ nhớ rất lâu và hiểu luôn cả cách dùng. Chứ nếu bạn suốt ngày đọc sách ngữ pháp chẳng có tác dụng gì cả.

Học Ngữ Pháp Tiếng Anh Nên Tập Trung Vào Các Điểm Ngữ Pháp Gì?

Ngữ pháp tiếng nước nào cũng sẽ trở thành một mớ bòng bong khó gỡ rối đối với người học tiếng nước đó thành ngôn ngữ thứ 2, thứ 3.

Tuy vậy sẽ có một số điểm ngữ pháp mà bạn luôn phải nắm để là nền tảng cơ bản của việc học ngôn ngữ mới đó là:

Thì, Thời (Tenses): Thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, hiện tại hoàn thành, tương lai đơn, v…v

Các mẫu câu : Câu đơn, câu ghép, câu cảm thán, câu cầu khiến, v…v

Các cụm từ: cụm từ ghép

Các từ loại: tính từ, động từ, danh từ, trang từ, v…v

Cho đến lúc bạn nhuần nhuyễn ngữ pháp thì việc ghi nhớ và vận dụng phải diễn ra thường xuyên suốt cả thời gian học. Đừng có cuống cuồng lên học gì, học bắt đầu từ đâu, nhanh lên để làm gì? Mà hãy bắt đầu, học để trải nghiệm, ồ cái này hay mà mình chưa biết, nên ghi chép lại, hãy đem tư tưởng yêu thích, say mê vào việc học chứ đừng chộp giật sẽ hỏng cả một quá trình.

Trẻ Em Học Ngôn Ngữ Như Thế Nào?

Phần 1: Trẻ em học ngôn ngữ như thế nào? (1)

Một số nhà nghiên cứu cho rằng trẻ em nghe được âm thanh ngôn ngữ từ trong bụng mẹ. Họ cho tiến hành một thí nghiệm để chứng minh điều này. Trước tiên, họ cho những người mẹ trong thai kỳ cuối (3 tháng cuối) chọn một trong ba câu chuyện của trẻ em và đọc nó cho em bé trong bụng nghe mỗi ngày hai lần, cho đến ngày lâm bồn. Ba ngày sau khi các em bé chào đời, họ cho các bé nghe ba câu chuyện được thu băng. Kết quả cho thấy các bé phản ứng rõ rệt với câu chuyện đã từng được nghe nhiều lần trong bụng mẹ.

… Sắp tới mình sẽ làm một nghiên cứu về việc trẻ em song ngữ ở Singapore đắc thụ năng lực ngữ dụng trong tiếng Anh như thế nào (đề tài đã được duyệt và cấp kinh phí). Đối tượng nghiên cứu của mình là các em bé từ 2 tuổi đến 5 tuổi, lứa tuổi mà sự phát triển ngôn ngữ diễn ra mạnh mẽ nhất trong cuộc đời một con người. Có lẽ các bạn không biết rằng, khoảng 90% khả năng ngôn ngữ của con người được đắc thụ trong giai đoạn trước khi chúng ta bước vào lớp một :). Mười phần trăm còn lại sẽ được hoàn thiện dần trong những năm đi học ở nhà trường.

Thật đáng kinh ngạc phải không? Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trẻ em đều quan tâm đến câu hỏi, việc học ngôn ngữ diễn ra như thế nào trong những năm đầu đời, và bắt đầu từ khi nào. Theo các bạn thì là khi nào? Các bạn có tin nếu mình nói việc học ngôn ngữ diễn ra trước khi các em bé chào đời, nghĩa là từ trong bụng mẹ?

From Hana Nguyen Facebook missing

Điều này chứng tỏ ngay từ khi chỉ là một bào thai, các bé đã ‘bắt nhịp’ được với những âm tiết trong ngôn ngữ mẹ đẻ. Và điều này cũng chứng tỏ não của các bào thai được cấu tạo để xử lý các âm tiết của ngôn ngữ con người.

Quá trình phát triển ngữ âm diễn ra từ rất sớm. Đến khoảng tháng thứ mười, bé bắt đầu biết tạo ra các âm tiết trong tiếng mẹ đẻ. Ngữ điệu là cái mà bé có thể sử dụng đầu tiên để tạo nghĩa, ngay cả trước khi các bé có thể phát âm được một cách rõ ràng các âm tiết. Không biết mọi người đã xem đoạn youtube về hai em bé sinh đôi nói chuyện với nhau chưa?

Đoạn video này cho thấy hai bé đã biết sử dụng ngữ điệu thành thạo để giao tiếp, rất buồn cười và đáng yêu 🙂 (điều đặc biệt về hai bé này là các bé còn biết cách take turn rất giống người lớn khi hội thoại nữa :P). Một ví dụ khác mình hay lấy cho sinh viên xem là đoạn video này:

Em bé trong đoạn video này chưa phát âm sõi được một số từ nhưng đã có thể bắt chước ngữ điệu rất giống bố :).

Từ một tuổi đến 5 tuổi, trẻ em phát triển ngôn ngữ rất nhanh. Cột mốc đầu tiên là sau sinh nhật một tuổi các bé bắt đầu phát âm được một số từ (tuy nhiên trẻ em học ngôn ngữ với tốc độ khác nhau, có bé biết nói sớm hơn, có bé biết nói chậm hơn. Mẹ mình bảo mình biết nói từ 10 tháng, trong khi em trai mình thì ngoài 1 tuổi mới biết nói :P). Mới đầu việc học từ vựng diễn ra chậm, nhưng sau khi các bé tích lũy được khoảng 50 từ thì bắt đầu … tăng tốc :D. Khi bé được một tuổi rưỡi trở ra, mỗi ngày bé có thể học đến 5 từ mới (tuy nhiên, xin nói lại lần nữa là trẻ em học với tốc độ khác nhau nên không cần phải quá lo lắng nếu em bé của mình học chậm hơn các bạn khác). Và cho đến khi vào lớp 1 thì vốn từ vựng của bé đã có khoảng 10-14,000 từ (đây là nói về trẻ em đơn ngữ. Trẻ em song ngữ có thể có khối lượng từ vựng trong mỗi ngôn ngữ ít hơn so với trẻ em đơn ngữ vì không phải em nào cũng có cơ hội được sử dụng cả hai ngôn ngữ ở mọi tình huống giống nhau). Đến khi tốt nghiệp phổ thông thì vốn từ vựng đã rất phong phú, khoảng 50,000 từ.

Trẻ học từ vựng & ngữ pháp thế nào?

Về mặt hình thái học và ngữ pháp, làm thế nào để bé nắm vững được những quy luật hết sức phức tạp của ngôn ngữ? Việc học này diễn ra hoàn toàn tự nhiên, và tất nhiên có vai trò lớn của khả năng nhận thức. Hay nói cách khác, phát triển ngôn ngữ và phát triển nhận thức ở trẻ em gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại với nhau.

Nhà nghiên cứu Brown quan sát 3 trẻ em người Anh học tiếng mẹ đẻ và phát hiện ra các em học hình vị trong tiếng Anh theo một thứ tự nhất định. Điều thú vị là khi nghiên cứu này lặp lại ở trẻ em học tiếng Anh như ngôn ngữ hai thì cũng tìm được kết quả tương tự, mặc dù thứ tự này có một vài điểm khác với thứ tự của trẻ em bản ngữ tiếng Anh.

Ví dụ, các em đều đắc thụ dạng thức -ing của động từ trước khi đắc thụ dạng thức số nhiều của danh từ hoặc dạng thức quá khứ của động từ. Các nhà nghiên cứu lý giải rằng việc học ngôn ngữ ban đầu của trẻ em gắn với những sự kiện hàng ngày của các em, và hết sức cụ thể, không tách rời ngữ cảnh “ở đây và bây giờ” (now and here). Các em học được dạng thức -ing đầu tiên là bởi khi chơi với các em bố mẹ thường hay dùng dạng thức này để mô tả các hiện tượng đang diễn ra. Và các em chỉ học được thời quá khứ (một khái niệm đã tách khỏi ngữ cảnh “ở đây và bây giờ”) khi đã có khái niệm trừu tượng về thời gian.

Tương tự, nghiên cứu trong nhiều ngôn ngữ cho thấy trẻ em học câu hỏi what/ where/ who trước khi học được câu hỏi when & why, vì các em có khái niệm “thời gian” và “nhân quả” muộn hơn so với khái niệm “ai/ cái gì/ ở đâu” (gắn liền với ngữ cảnh cụ thể “ở đây và bây giờ”).

Hoặc khi yêu cầu các em nhỏ dưới 6 tuổi đưa ra một định nghĩa về một từ vựng, thường các em chỉ có thể miêu tả những tính chất cụ thể của từ đó, chứ không thể khái quát hóa và liên hệ nó với các từ vựng khác. Khả năng này chỉ có được khi nhận thức về thế giới của các em đã phát triển hơn.

Thí nghiệm WUG số nhiều

Trở lại câu hỏi làm thế nào trẻ em học được các quy luật hết sức phực tạp của ngôn ngữ? Ví dụ, làm thế nào các em học được khái niệm số ít/ số nhiều của danh từ trong tiếng Anh? Các em sẽ học từ “apples” như là 1 đơn vị từ vựng (coi như 1 từ) hay là các em biết

apples

được cấu tạo từ

apple + s

?

Kết quả: 90% trẻ em khảo sát đã điền được từ

wugs

. Điều này có nghĩa là gì? Có nghĩa là các em đã khám phá được quy luật hình thái học để cấu tạo danh từ số nhiều. Đối với các em

apples

không phải là 1 từ vựng riêng biệt mà là 1 hình thái khác của

apple

.

Việc khám phá này diễn ra hoàn toàn tự nhiên, không cần được ai dạy. Các nhà ngôn ngữ theo trường phái của Chomsky coi đây như bằng chứng cho thấy khả năng học ngôn ngữ là khả năng bẩm sinh của con người, mà chỉ có con người mới có được (những nỗ lực dạy ngôn ngữ con người trong đó có sử dụng cả ngôn ngữ ký hiệu cho loài tinh tinh hay loài vẹt đều thất bại). Và rằng khả năng học ngôn ngữ đã được lập trình sẵn trong não. Chương trình này chỉ cần tiếp xúc với đầu vào ngôn ngữ là có thể được kích hoạt.

Khả năng khám phá quy luật ngôn ngữ của trẻ em còn thể hiện ở những lỗi “khái quát hóa” rất dễ thương của các em. Ví dụ các em bé con bạn tôi ở bên này thường hay mở rộng dạng thức -ing của động từ trong tiếng Anh sang tiếng Việt, ví dụ bảo mẹ “Mommy, I’m tắm-ming”. Trẻ em người Anh thì có thể nói “I’m supermanning” (khái quát từ danh từ “superman”) hoặc dùng động từ quá khứ sai, ví dụ I seed a lion (thay vì I saw a lion). Những lỗi này cho thấy các em đang tham gia tích cực vào việc tìm ra các quy luật ngôn ngữ và thử nghiệm chúng :).

Ví dụ trong ngôn ngữ khác

Nếu mà nghĩ đến các ngôn ngữ có hệ thống ngữ pháp hết sức phức tạp thì mới thấy việc học ngôn ngữ của trẻ em diễn ra kỳ diệu như thế nào. Ví dụ trong tiếng Nga có cả thẩy là 6 cách của động từ, 3 giống và 2 số của danh từ. Mỗi khi sử dụng thì phải kết hợp sao cho phù hợp về giống, số, cách. Tiếng Pháp cũng có 3 giống và 2 số của danh từ, đòi hỏi khi sử dụng với tính từ phải phù hợp về giống và số. Hai ngôn ngữ này sử dụng rất khó, đòi hỏi phải đạt được mức độ kiểm soát chú ý cao mới sử dụng đúng như người lớn bản ngữ được. Vậy mà không cần ai dạy (các nghiên cứu cho thấy bố mẹ rất ít khi sửa lỗi ngữ pháp của con mà thường hay sửa lỗi ngữ nghĩa và ngữ dụng), trẻ em vẫn có thể nắm bắt một cách thuần thục. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là ở những năm đầu đời, các em đã đạt được độ hoàn hảo của ngôn ngữ người lớn. Nhưng có thể nói, trước khi các em đến trường thì đã có một số vốn rất cơ bản về ngôn ngữ mẹ đẻ rồi. Phần hoàn thiện các cấu trúc khó, các âm tiết khó, mở rộng từ vựng cũng như sắc thái ngữ nghĩa của từ vựng và trau giồi kỹ năng giao tiếp sẽ diễn ra trong giai đoạn tiếp theo.

[like-and-read]

Phần 2: Trẻ em học ngôn ngữ như thế nào? (2) (hay cha mẹ có nên cho con học tiếng Anh từ bé không?)

Thực ra lý do để mình viết note vừa rồi, và note này là vì bài báo trên Tuổi Trẻ online mà một số trung tâm ngoại ngữ đã trưng lên để lôi kéo phụ huynh gửi con đến học tiếng Anh với họ:

Như đã nói ở note trước, trẻ em có một khả năng học ngôn ngữ kỳ diệu, mà người lớn không thể so sánh được. Trường hợp của các em bé bị tước đoạt ngôn ngữ (bị bỏ rơi và được thú rừng nuôi nấng, hay bị lạm dụng và tách biệt khỏi đời sống con người) cho thấy khi được đưa trở lại với đời sống con người ở lứa tuổi thiếu niên, các em không có khả năng nắm bắt được ngôn ngữ mẹ đẻ ở mức độ thuần thục như các bạn cùng lứa có điều kiện học tiếng mẹ đẻ từ khi mới chào đời nữa.

Các bạn có thể google hai trường hợp nổi tiếng vẫn được trích dẫn trong các tài liệu về phát triển ngôn ngữ là hai em bé Genie và Victor. Genie là một em bé bị ngược đãi và nhốt trong cũi trong phòng tối và bị cấm giao tiếp. Khi tìm được em đã 12 tuổi và bất chấp nỗ lực dạy dỗ của các nhà nghiên cứu, khả năng ngôn ngữ của em vẫn không vượt được 1 đứa trẻ lên 3. Victor là đứa trẻ hoang dã bị bỏ rơi và sống với thú rừng cho đến khi em được tìm thấy năm 11 tuổi. Cũng như Genie, Victor không vượt quá khả năng của một đứa bé đang học nói. [Tuy nhiên trường hợp của các em bé như Genie cần được xem xét cẩn thận vì có những yếu tố bất lợi khác cho việc học ngôn ngữ, như chậm phát triển nói chung về nhận thức, sang chấn tâm lý].

Hoặc các nghiên cứu về trẻ em và người lớn nhập cư vào các nước nói tiếng Anh cho thấy có mối quan hệ giữa tuổi bắt đầu học ngôn ngữ và mức độ thuần thục trong ngôn ngữ đó. Theo đó việc bắt đầu học ngôn ngữ hai từ khi còn nhỏ tuổi cho kết quả khả quan hơn so với việc bắt đầu khi đã lớn tuổi.

Điều này khiến nhiều nhà nghiên cứu tin vào giả thuyết rằng có một giai đoạn nhất định trong cuộc đời để học ngôn ngữ, mà khi đã quá giai đoạn đó việc học ngôn ngữ trở nên khó khăn và năng lực bản ngữ là điều không thể đạt được nữa. Ví dụ, chúng ta có thể quan sát thấy trẻ em nhập cư dễ dàng bắt chước được giọng bản ngữ hơn là bố mẹ chúng. Người lớn khi học ngôn ngữ hai thường để lại dấu ấn tiếng mẹ đẻ trong cách phát âm và dùng ngữ điệu (accent). Trẻ em thường ít gặp phải vấn đề này hơn. Giai đoạn này hoàn thiện khi chức năng ngôn ngữ được khu biệt về bán cầu não trái (khoảng 6 tuổi).

Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây không cho rằng có sự đóng lại đột ngột của giai đoạn này. Nói cách khác, khả năng học ngôn ngữ không đột ngột biến mất sau 6 tuổi mà nó giảm từ từ). Đây là quan điểm của những nhà ngôn ngữ như Chomsky, người cho rằng việc học ngôn ngữ có tính sinh học và diễn ra theo trình tự tự nhiên. Có nghĩa là mọi em bé đều có khả năng học bất cứ ngôn ngữ nào mà các em được tiếp xúc thường xuyên từ khi ra đời. Một em bé Việt Nam sinh ra và lớn lên ở Mỹ có thể học tiếng Anh ở mức độ thuần thục như người Mỹ. Đây là một đoạn video mà mình hay cho sinh viên xem: http://www.youtube.com/watch?v=ZZOPI7DzfUY

Em bé này có khả năng rất đặc biệt. Em nói được rất nhiều ngôn ngữ, tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ả Rập, vv. Tất nhiên đây là trường hợp rất đặc biệt và em bé này rất có năng khiếu (không phải ai cũng có năng khiếu này). Năng khiếu của em đã được kích hoạt khi được tiếp xúc với những ngôn ngữ này từ rất sớm. Theo báo chí thì bố em là bác sỹ và bệnh nhân của ông nói các ngôn ngữ khác nhau. Em bé thường đến chỗ làm việc của bố và chơi với các bệnh nhân, từ đó học nói các ngôn ngữ khác nhau.

Trong môi trường song ngữ/ đa ngữ, việc trẻ em có thể nói được nhiều ngôn ngữ khác nhau mà không nhầm lẫn là điều hết sức bình thường (tuy có những trường hợp mới đầu các bé có thể học nói chậm hơn các bé đơn ngữ vì não của các bé còn phải phân biệt các ngôn ngữ khác nhau trước khi có thể sắp xếp chúng vào những “ngăn” khác nhau và bắt đầu sử dụng). Trẻ em song ngữ/ đa ngữ có thể chuyển đổi giữa các ngôn ngữ một cách hoàn toàn tự động và dễ dàng.

Những điều mà bài báo trên Tuổi Trẻ Online nói đều đúng. Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ rằng đó chỉ là trường hợp của những em bé học ngôn ngữ trong môi trường tiếng. Ví dụ như Singapore, nơi sử dụng 4 ngôn ngữ chính thức và sử dụng tiếng Anh trong giáo dục, hành chính, nhà nước. Các em bé Singapore sinh ra trong môi trường bố mẹ nói tiếng Anh và tiếng dân tộc (ethnic language) thường xuyên ở nhà được coi là có hai ngôn ngữ mẹ đẻ. Việc học ngôn ngữ của các em vì thế được hỗ trợ rất nhiều: ở nhà, ở trường, ngoài xã hội, các em luôn có cơ hội để nghe và sử dụng các ngôn ngữ đó. Do đó việc học mới trở nên dễ dàng.

Nhưng ngay cả khi có môi trường như thế thì việc có thể sử dụng hai ngôn ngữ giỏi như nhau trong mọi lĩnh vực của cuộc sống (balanced bilinguals) cũng rất khó đạt được. Trên thực tế, những người như vậy trên thế giới rất hiếm. Bởi đơn giản là rất hiếm người có được điều kiện sử dụng cả hai ngôn ngữ một cách thường xuyên như nhau ở tất cả các lĩnh vực sử dụng.

Thường thì một ngôn ngữ sẽ được dùng ở nhà (ví dụ tiếng Việt đối với trẻ em người Việt nhập cư ở các nước nói tiếng Anh), và một ngôn ngữ được sử dụng trong giáo dục và giao tiếp xã hội (ví dụ tiếng Anh đối với những em bé nhập cư này). Do đó, khi lớn lên các em có thể đạt được mức độ thuần thục khi giao tiếp bằng tiếng Việt trong các tình huống quen thuộc nhưng chưa chắc đã có thể sử dụng tiếng Việt thuần thục trong giáo dục (ví dụ viết văn bằng tiếng Việt hay diễn thuyết về một đề tài chuyên môn bằng tiếng Việt).

Tuy nhiên, dù thế nào thì đối với những em bé sống trong xã hội song/ đa ngữ như kể trên, việc học các ngôn ngữ khác nhau là việc diễn ra hết sức tự nhiên do đòi hỏi tự nhiên của môi trường (cần học để giao tiếp trong gia đình và ngoài xã hội). Điều này hoàn toàn khác với việc học tiếng Anh của trẻ em Việt Nam ở Việt Nam, nơi mà ngôn ngữ duy nhất chúng ta cần cho giao tiếp trong gia đình lẫn ngoài xã hội là tiếng mẹ đẻ. Và ngôn ngữ duy nhất chúng ta tiếp xúc thường xuyên từ khi lọt lòng cũng là tiếng mẹ đẻ.

Vậy vấn đề đặt ra là ở Việt Nam có cần và có nên cho con học tiếng Anh từ khi mới lọt lòng hay không? Hay là khi nào thì nên bắt đầu cho con học tiếng Anh và học ở mức độ nào là vừa phải?

Mình nhớ hôm trước có đọc được một bài báo nói về một cô MC truyền hình nào đó ở Việt Nam. Cô này khoe rằng ở nhà chỉ nói tiếng Anh với con, mặc dù em bé này mới lọt lòng mẹ. Mình thấy hết sức là buồn cười vì điều này rất phi tự nhiên. Ngoài ra mình thấy lo lắng cho sự phát triển ngôn ngữ lẫn tâm lý của đứa bé.

Vốn liếng tiếng Nhật không đủ để cho phép cô sử dụng ngôn ngữ một cách tinh tế để thể hiện tình cảm của người mẹ với con như các bà mẹ người Nhật khác. Cô không biết cách sử dụng ngôn ngữ quyền lực khi kỷ luật con. Có những giá trị văn hóa mâu thuẫn trong hai ngôn ngữ mà cô không biết xử lý thế nào. Ví dụ tiếng Nhật phân biệt giới tính rõ rệt trong khi là một người phương Tây cô tin vào bình đẳng giới. Nhưng khi sử dụng tiếng Nhật thì cô phải dùng ngôn ngữ chuẩn theo cách người Nhật, trong khi cô lại không muốn xây dựng hình ảnh một người mẹ như vậy trong mắt các con. Có những giá trị văn hóa phương Tây cô không thể dạy cho các con nếu truyền tải bằng ngôn ngữ tiếng Nhật.

Và cô cảm thấy mình đánh mất sự liên kết với các con.

Đó chỉ là một ví dụ trong muôn vàn ví dụ về sự khó khăn khi phải dạy con bằng ngôn ngữ mình không thuần thục.

Một ví dụ khác mà mình thấy khá điển hình trong các gia đình nhập cư, đó là việc bố mẹ và con cái gặp khó khăn trong giao tiếp, dẫn đến hậu quả là đứa trẻ tự co mình khi ở nhà và chỉ trở nên vui vẻ khi được hòa nhập với các bạn ở trường. Một chị bạn mình kể lại rằng con trai của bạn chị ấy sinh ra và lớn lên ở Úc. Như các bố mẹ nhập cư khác, bố mẹ ép cháu phải nói tiếng Việt ở nhà để giữ được “ngôn ngữ thừa kế”.

Chị kể lại rằng mỗi khi ở nhà, cháu bé rất ít nói vì tuy cháu có thể hiểu tiếng Việt, cháu không thể diễn đạt một cách thoải mái những câu phức tạp trong ngôn ngữ này. Chỉ đến khi chị bắt đầu nói chuyện với cháu bằng tiếng Anh thì cháu mới hoạt bát trở lại và “như biến thành một con người khác hoàn toàn” (nguyên văn lời chị kể).

Trở lại trường hợp cô MC nói trên, rất có thể cô ây sẽ gặp phải một trong những rắc rối mà mình vừa kể. Việc cô ấy ép buộc em bé phải nghe và nói tiếng Anh rất giống với việc cha mẹ nhập cư bắt con giao tiếp với mình bằng tiếng mẹ đẻ, thứ ngôn ngữ mà đứa trẻ kém thông thạo hơn (1). (Tuy nhiên, trường hợp thứ hai còn có lý do chính đáng, chứ mình không thấy có lý do chính đáng nào để bắt một em bé Việt Nam sống ở Việt Nam phải nói chuyện với cha mẹ bằng tiếng Anh cả).

Em bé của cô ấy rất có thể cũng sẽ phản ứng như đứa bé trong câu chuyện trên. Đó là mình còn chưa nói việc cô ấy tước đoạt cơ hội học tiếng mẹ đẻ của em bé trong giai đoạn tối quan trọng của cuộc đời em bé còn có thể dẫn đến việc em bé không thể phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ một cách hoàn thiện khi lớn lên. Điều đó mới là nguy hiểm.

Ngoài ra, mình không biết khả năng tiếng Anh của cô MC này thế nào. Nếu tiếng Anh của cô ấy không chuẩn thì kết quả sẽ càng tồi tệ. Nên nhớ rằng, một đứa trẻ lớn lên trong môi trường song ngữ còn có tiếp xúc ngôn ngữ chuẩn ở nhà trường và ngoài xã hội để bù đắp cho sự thiếu hụt từ cha mẹ. Chứ một em bé lớn lên ở VN thì không có điều kiện ấy. Cuối cùng, để kết thúc note này, mình trở lại với câu hỏi vậy có nên dạy trẻ em tiếng Anh quá sớm không? Câu trả lời là “Để làm gì?”

Trẻ em Việt Nam lớn lên ở Việt Nam không có điều kiện tự nhiên như trẻ em lớn lên trong môi trường song/ đa ngữ, cho nên không có gì đảm bảo rằng những lợi ích của việc học hai ngôn ngữ từ sớm như bài báo trên kia đề cập có thể áp dụng cho trẻ em Việt Nam ở Việt Nam.

Trong trường hợp xấu, tâm lý và tính cách của đứa trẻ còn có thể bị ảnh hưởng như đã nói. Ngoài ra, khả năng nhận thức được phát triển tốt nhất thông qua ngôn ngữ mà đứa trẻ thành thạo nhất.

Mình cho rằng nhiệm vụ đầu tiên của mỗi đứa trẻ Việt Nam sống ở Việt Nam là nắm cho vững ngôn ngữ mẹ đẻ. Không nắm vững ngôn ngữ mẹ đẻ sẽ là một thiệt thòi khi đi học, bởi ở trường, các kỹ năng và môn học được dạy bằng tiếng Việt. Và các giao tiếp xã hội đều cần tiếng Việt.

Trừ khi bạn có có dự tính cho con học trường Tây từ mẫu giáo và lớn lên thì sang hẳn Tây sinh sống thì mới nên dạy tiếng Anh cho bé song song với việc dạy tiếng Việt. Nhưng nhớ rằng không có gì đảm bảo là con bạn sẽ học được cả hai ngôn ngữ 1 cách thuần thục, trừ khi bạn xây dựng một môi trường nhân tạo để con bạn có động cơ và điều kiện tiếp xúc với đầu vào ngôn ngữ chuẩn trong cả hai ngôn ngữ và sử dụng cả hai ngôn ngữ với tần suất sử dụng gần như nhau.

Còn nếu không thì không để làm gì cả. Đợi bé lớn lên, học tiếng Anh cũng chưa muộn.

Ghi chú:

(1) Ở những gia đình mà cha mẹ đầu tư để dạy con nắm vững ngôn ngữ thừa kế thì vấn đề này sẽ ít có khả năng xảy ra hơn.

[/like-and-read]

Comments

Bạn đang đọc nội dung bài viết Học Phí Tại Anh Ngữ Antoree Như Thế Nào? trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!