Cập nhật nội dung chi tiết về Học Ngành Xây Dựng Ra Trường Làm Gì mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trước xu thế đô thị hóa ngày càng phát triển, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ngày càng được chú trọng, thì nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Kỹ thuật công trình xây dựng cũng ngày càng lớn. Câu hỏi “Học ngành Kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì?” cũng được nhiều phụ huynh và các thí sinh quan tâm trong mùa tuyển sinh năm nay.
Để giải đáp câu hỏi này, Khoa Xây dựng và Kiến trúc sẽ cùng tìm hiểu “Học ngành Kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì?”. Hy vọng, những thông tin này sẽ là cơ sở quan trọng để bạn chọn cho mình một ngành nghề phù hợp, hướng đến một tương lai thành công.
1. Học ngành Kỹ thuật Xây dựng ra trường làm gì ?
Khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam với dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ việc làm trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, dệt may, chế biến thực phẩm,… Do đó, cơ hội việc làm đối với ngành Kỹ thuật công trình xây dựng là rất nhiều.
Hiện nay, công việc của một kỹ sư xây dựng có thể chia thành ba nhóm sau:
Kỹ sư Xây dựng làm việc ngoài công trường: Ở vị trí này, những kỹ sư sẽ đảm nhận những công việc trực tiếp ngoài hiện trường dự án, bao gồm các công tác từ thiết kế, thi công, giám sát, thẩm định đến nghiệm thu các công trình xây dựng. Đây là vị trí trực tiếp can thiệp đến các dự án, công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, được gọi chung là các kỹ sư hiện trường tại các doanh nghiệp, công ty xây dựng và tư vấn xây dựng; các cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý xây dựng như các sở, ban ngành xây dựng, các ban quản lý dự án, phòng xây dựng các quận, huyện
Để đảm bảo sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể bắt tay ngay vào công việc theo đúng yêu cầu của nhà tuyển dụng mà không bị bỡ ngỡ, tại Trường Cao đẳng công nghệ và thương mại Hà Nội (Htt.edu.vn), sinh viên còn được chú trọng đào tạo Tiếng Anh và tác phong công nghiệp (tính kỷ luật và trách nhiệm) bên cạnh các kỹ năng mềm cần thiết nhằm giúp sinh viên có thể tìm và đọc hiểu những tài liệu chuyên ngành cần thiết, cập nhật các kiến thức mới nhất,…
Như vậy, với những điều đã trình bày, có lẽ “Học ngành Kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Kỹ thuật công trình xây dúng không, ngành kỹ thuật công trình xây dựng xét tuyển những tổ hợp môn nào,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Kỹ thuật công trình xây dựng và trở thành một kỹ sư xây dựng thành công trong tương lai.
2. Ngành xây dựng đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực – Cơ hội vàng cho công tác tuyển sinh đào tạo
“Đội ngũ công nhân ngành Xây dựng – những người trực tiếp lao động tạo ra thực thể công trình còn thiếu về số lượng, ít về chất lượng. Tỷ lệ lao động thủ công, lao động nông nhàn chưa qua đào tạo còn khá cao”. Đó là đánh giá của Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và Đô thị (Bộ Xây dựng). Hiện toàn ngành có hơn 204 nghìn công nhân lao động , trong khi đó lại có tới gần 91 nghìn người là cán bộ, viên chức trong các doanh nghiệp. Như vậy số lượng công nhân chỉ gấp hơn 2 lần số lượng cán bộ, viên chức. Năng lực, tính chuyên nghiệp của đội ngũ Công nhân lao động cũng là một hạn chế: + Số lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp nghề chỉ chiếm tỷ lệ 11,8% + Số thợ bậc cao (bậc 6,7) chỉ chiếm khoảng 7% nhân lực ngành. Theo số liệu của Bộ xây dựng, cơ cấu nguồn nhân lực của ngành (tỷ lệ cơ cấu kỹ sư, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân học nghề) là 1:1, 3:3; trong khi đó, với các nước trên thế giới, tỷ lệ này là 1:4:10. Với tỷ lệ này, ngành xây dựng đang tồn tại tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Vì thế, tại nhiều công trình lớn đang tồn tại cảnh lao động là người chưa qua đào tạo, lao động nông nhàn làm việc thay cho công nhân kỹ thuật. Cần sự đổi mới về đào tạo Hiện nay số lượng người được đào tạo nghề có tăng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành và không cân đối giữa các trình độ đào tạo. Đào tạo ở bậc cao đẳng, đại học tăng quá nhanh trong khi đào tạo nghề và trung học tăng chậm hơn, làm cho cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ càng thêm bất hợp lý. Theo đánh giá của các chuyên gia, chương trình đào tạo ở các cấp học, bậc học còn nặng về lý thuyết, ít thời gian thực hành, chưa thực sự gắn bó với nhu cầu sử dụng, với tiến bộ khoa học công nghệ và công việc thực tế mà người học khi ra trường phải đảm nhận. Kết quả là khi ra trường, sinh viên phải mất khá nhiều thời gian để làm quen với công việc, và hầu hết các đơn vị tuyển dụng phải tiến hành bổ túc hay đào tạo bổ sung, đào tạo lại. Ngành Xây dựng là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, có nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, ngành Xây dựng cần được quan tâm phát triển về mọi mặt, đặc biệt là yêu tố nguồn nhân lực. Vì vậy, cần sớm đưa ra những giải pháp, các chính sách về đãi ngộ, thu hút nhân lực cũng như rà soát lại chương trình đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, nâng cao trình độ giáo viên.
3. Học ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng ở đâu ?
Hiện nay tại Việt Nam, có rất nhiều cơ sở đào tạo ngành Xây dựng với nhiều chuyên ngành khác nhau, đặc biệt có những trường có kinh nghiệm và thâm niên trong ngành như : Đại học Xây dựng, Đại học kiến trúc, Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội …
Tùy theo năng lực, mong muốn của bản thân và điều kiện gia đình, các thí sinh có thể lựa chọn cho mình địa chỉ đào tạo uy tín để theo đuổi ngành học mình yêu thích.
Học ngành Xây dựng ở đâu ?
Bạn có phù hợp với ngành Xây dựng ?
Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật Xây dựng ?
Chương trình đào tạo ngành Xây dựng
Những tố chất cần có khi học ngành Xây dựng
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN CAO ĐẲNG CHÍNH QUY
[ninja_form id=5]
Mọi thông tin vui lòng liên hệ :
Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội * Địa chỉ: Số 252 Đường Hạ Hội, Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội. ĐT: 024.33.62.8666 – Hotline: 0928.88.99.00
VP Tuyển sinh Hồ Tùng Mậu.
* Địa chỉ: P.102, Nhà B, Số 128A, Hồ Tùng Mậu, Mai dịch, Cầu giấy, Hà Nộị. ĐT 024.3767.9555 – Hotline: 0964.505.509
VP Tuyển sinh số 3 Chùa Láng.
* Địa chỉ: P.107, Nhà D, Số 3 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội. ĐT 024.3647.4666 – Hotline: 0928.88.99.00
✎ Email: info@htt.edu.vn
Học Ngành Ngoại Ngữ Ra Trường Làm Gì?
Thời gian đào tạo: 4 năm
Sinh viên học ngành Tiếng Anh được cung cấp kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa, kiến thức chuyên sâu về ngoại ngữ Tiếng Anh, có năng lực sử dụng ngôn ngữ (Tiếng Việt, Tiếng Anh) ở trình độ cao. Kết thúc chương trình, người học có khả năng sử dụng thành thạo các kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết).
Sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành tiếng Anh, sinh viên được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, điển hình là biên-phiên dịch, giảng viên ngoại ngữ, cán bộ chương trình, thư ký, trợ lý, cán bộ đối ngoại trong các bộ, ngành, các cơ quan, tổ chức, công ty trong nước và quốc tế có sử dụng tiếng Anh, nhân viên các đại sứ quán, các cơ quan ngoại giao, các tổ chức phi chính phủ, phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo chí, các hãng thông tấn, hướng dẫn viên du lịch…
Điểm chuẩn của các trường trong khoảng từ 16-29 điểm.
Trong ngành Tiếng Anh, các chuyên ngành tiếng Anh thương mại, tiếng Anh tài chính ngân hàng, tiếng Anh kinh tế đối ngoại,… đang được các thí sinh “ưa chuộng”; các trường đào tạo chuyên ngành này như: ĐH Ngoại Thương, ĐH Kinh tế quốc dân, Học viện Ngân hàng, ĐH Hà Nội, ĐH Ngân hàng TP.HCM… điểm trúng tuyển dao động trong khoảng từ 17-29 điểm.
Sinh viên học tiếng Anh Thương mại ngoài việc được cung cấp kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và văn hóa, kiến thức chuyên sâu về ngoại ngữ tiếng Anh ở trình độ cao còn có thêm kiến thức về thương mại, kinh doanh, quản trị, tài chính và kinh tế xã hội và có các kỹ năng cần thiết để làm việc và phát triển trong môi trường hiện đại, hội nhập.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên làm ở các vị trí, Biên – phiên dịch viên tiếng Anh chuyên ngành (Thương mại, Kinh tế, Quản trị, Tài chính, Ngân hàng…) tại các công ty truyền thông, viện nghiên cứu (ngôn ngữ, kinh tế, quản lý…); nhân viên các bộ phận chức năng như kinh doanh, truyền thông, dịch vụ, dự án, marketing… thuộc các doanh nghiệp và tổ chức có sử dụng Tiếng Anh; giáo viên Tiếng Anh chuyên ngành tại các trường dạy nghề, cao đẳng, đại học thuộc khối kinh tế; nghiệp vụ bán hàng, xúc tiến thương mại quốc tế; đầu tư quốc tế; phát triển thị trường…
2. Ngôn ngữ Nhật/ Tiếng Nhật
Thời gian đào tạo: 4 năm
Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ, văn hóa và tiếng như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, lịch sử văn hóa Nhật Bản,…; các kiến thức nghiệp vụ phiên dịch, cùng với các học phần tự chọn để bổ trợ kiến thức, kĩ năng về sau cho sinh viên: tiếng Nhật hành chính văn phòng, tiếng Nhật thương mại, tiếng Nhật chính trị ngoại giao,…
Sau khi ra trường sinh viên có thể xin việc làm nhanh trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Nhật Bản, và những cơ quan có sử dụng tiếng Nhật ở Việt Nam hoặc ở nước sở tại (với các vị trí biên phiên dịch, trợ lý hoặc thư ký,….), và các cơ quan thông tấn, báo chí; hướng dẫn viên du lịch. Giảng dạy, nghiên cứu về Đất nước học, Nhật Bản học, Đông phương học tại các trường đại học, cao đẳng, viện/trung tâm nghiên cứu.
3. Ngôn ngữ Trung Quốc/ Tiếng Trung
Thời gian đào tạo: 4 năm
Sinh viên được trang bị kiến thức từ cơ bản về ngôn ngữ, văn hóa, tiếng như: văn tự học, ngữ pháp học, văn hóa văn minh Trung Quốc, các kĩ năng nghe-nói-đọc-viết-dịch… các kiến thức nghiệp vụ và các học phần kiến thức tự chọn bổ trợ cho chuyên môn.
Sau khi ra trường, sinh viên có khả năng vững về chuyên môn và nghiệp vụ để đảm nhiệm các nhiệm vụ biên – phiên dịch ở các cơ quan, các ngành ở các lĩnh vực khác nhau, các tổ chức trong và ngoài nước…hướng dẫn viên du lịch, báo chí; đảm nhiệm công tác giảng dạy tiếng Trung, văn hóa Trung quốc, dạy tiếng Việt cho người Hoa… Nghiên cứu văn hóa Phương Đông, Trung quốc… Hiện nay, các trường đã có các chuyên ngành hoặc các học phần tự chọn đi chuyên sâu và tiếng Trung thương mại, du lịch… tạo đầu ra rộng mở hơn cho sinh viên.
4. Ngôn ngữ Pháp/ Tiếng Pháp
Thời gian đào tạo: 4 năm
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức tương đối rộng về ngôn ngữ, văn hoá Pháp; rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Pháp ở mức độ thành thạo; cho phép sinh viên đạt được trình độ nghiệp vụ vững vàng như: giảng dạy tiếng Pháp ở các bậc học, làm công tác biên – phiên dịch trong các lĩnh vực kinh tế – văn hoá – xã hội, bước đầu hình thành năng lực nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ, văn hoá của Cộng đồng Pháp ngữ, cũng như có khả năng hành nghề trong một số lĩnh vực dịch vụ như du lịch, bảo tàng, báo chí, làm việc tại các tổ chức trong và ngoại nước cần nhân lực thành thạo tiếng Pháp.
Tiếng hàn mới được đào tạo hệ cử nhân đại học trong khoảng 7-8 năm trở lại đây. Sinh viên ngành tiếng Hàn được trang bị kiến thức từ cơ bản đến chuyên ngành về ngôn ngữ và văn hoá Hàn Quốc, lịch sử phát triển quốc gia, đời sống chính trị , xã hội Hàn Quốc hiện tại cũng như quan hệ kinh tế, chính trị giữa Hàn Quốc và Việt Nam.
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân tiếng Hàn Quốc có thể đảm nhận công tác dịch thuật từ tiếng Hàn Quốc ra tiếng Việt và ngược lại. Họ cũng có thể làm hướng dẫn viên du lịch hoặc tìm việc làm trong khách sạn, bảo tàng có sử dụng tiếng Hàn Quốc.
Ngoài ra, cử nhân ngành này có thể làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Hàn Quốc, và những cơ quan có sử dụng tiếng Hàn ở Việt Nam hoặc ở nước sở tại (với các vị trí biên phiên dịch, trợ lý hoặc thư ký,….), và các cơ quan thông tấn, báo chí; hướng dẫn viên du lịch; Giảng dạy, nghiên cứu về Đất nước học, Hàn Quốc học, Đông phương học tại các trường đại học, cao đẳng, viện/trung tâm nghiên cứu.
Ngành Văn Hóa Học Là Gì? Ra Trường Làm Nghề Gì?
Cập nhật: 30/12/2019
Văn hoá học là một ngành khoa học được hình thành trên vùng tiếp giáp của các tri thức xã hội, nhân văn về con người và xã hội, nhằm nghiên cứu văn hoá như một chỉnh thể toàn vẹn và như một chức năng đặc biệt. Ngành Văn hóa học trang bị những kiến thức cơ bản giúp sinh viên tiếp cận công việc đạt hiệu quả như mong muốn.
1. Tìm hiểu ngành Văn hóa học
Ngành Văn hoá học
Chương trình đào tạo ngành Văn hóa học trang bị những kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có hệt thống kiến về văn hoá, văn hoá học lý luận và văn hoá học ứng dụng. Đồng thời, ngành học còn chú trọng về đào tạo các kỹ năng cứng lẫn kỹ năng mềm như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, phân tích, vận dụng tri thức đã học vào thực tiễn, kỹ năng về xử lý vấn đề và trách nhiệm xã hội.
Ngành Văn hóa học còn cung cấp thêm về cách tổ chức công việc, sử dụng được ngoại ngữ, công nghệ thông tin trong lĩnh vực nghề nghiệp, có khả năng tự bồi dưỡng, độc lập trong nghiên cứu, cập nhật kiến thức. Ngành học này giúp sinh viên có khả năng lập luận, trình bày vấn đề tốt trong nhiều môi trường khác nhau và có ý thức tự học suốt đời, biết cách quản lý thời gian, tổ chức công việc bản thân, hoàn thành mục tiêu đề ra.
2. Chương trình đào tạo ngành Văn hóa học
A. Khối kiến thức giáo dục đại cương B. Khối kiến thức chuyên nghiệp a. Bắt buộc b. Tự chọn theo định hướng chuyên ngành Theo Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
3. Các khối thi vào ngành Văn hóa học
Ngành Văn hóa học có mã ngành 7229040, xét tuyển các tổ hợp môn sau:
C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
C20 (Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)
D15 (Ngữ văn, Địa Lý, Tiếng Anh
D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
Mức điểm chuẩn của ngành Văn hóa học dao động trong khoảng từ 18 – 23 điểm đối với các tổ hợp môn C00, C20, D01, D14, D15, D78 dựa theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018.
5. Các trường đào tạo ngành Văn hóa học
Danh sách các trường đại học đào tạo ngành Văn hóa học tại nước ta hiện nay gồm:
6. Cơ hội việc làm của ngành Văn hóa học
Ngành Văn hoá học ra trường làm gì?
Ngành Văn hóa học có khá ít trường đại học đào tạo nên đầu ra luôn không đủ đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của các công ty, doanh nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp ngành Văn hóa học sẽ làm việc trong những lĩnh vực sau:
Nghiên cứu viên: chuyên nghiên cứu về văn hóa tại các Viện, Sở nghiên cứu hoặc các trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trên khắp cả nước.
Giảng dạy, đào tạo về khoa học văn hóa tại các trường đại học, cao đẳng, các trường trung cấp nghề, trường nghiệp vụ về văn hóa – thông tin, về chính trị hay hành chính Nhà nước và các tổ chức xã hội.
Quản lý tại các tổ chức, cơ quan Nhà nước về ngành văn hóa, thông tin, du lịch như: Sở văn hóa – thể thao du lịch, phòng văn hóa thông tin huyện, nhà văn hóa, phòng văn hóa các cấp từ Trung ướng đến địa phương.
Biên tập viên chuyên mục văn hóa tại các tạp chí, cơ quan truyền thông báo chí, hay biên dịch, biên soạn sách giáo khoa, soạn thảo văn bản, truyện tranh, thơ, văn…
Cán bộ nhà nước trong hoạt động quản lý văn hóa nghệ thuật, bảo tồn di sản văn hóa, hay viện bảo tàng…
7. Mức lương ngành Văn hóa học
Mức lương ngành văn hóa học được phân thành 2 bậc như sau:
Đối với những cá nhân làm việc trong cơ quan hành chính, cơ quan quản lý nhà nước, lương cơ bản sẽ được tính theo cấp bậc lương quy định của nhà nước cho cán bộ, công chức.
Đối với những cá nhân làm việc tại những cơ quan, doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân sẽ có các mức lương khác nhau tùy thuộc vào vị trí công việc, đơn vị làm việc và kinh nghiệm, năng lực bản thân.
8. Những tố chất phù hợp với ngành Văn hóa học
Để học tập và thành công trong lĩnh vực Văn hóa học, bạn cần hội tụ những tố chất sau:
Có khả năng sáng tạo, linh hoạt;
Khả năng viết, biên soạn tốt, nhanh nhạy trong việc phát hiện và xử lý vấn đề;
Biết cách phân tích, tổng hơp thông tin;
Nghiêm túc, chịu khó trong công việc;
Tính nhẫn nại và tỉ mỉ;
Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt, có khả năng thuyết phục người nghe;
Tự tin, bản lĩnh trước đám đông;
Có ý thức trách nhiệm công dân, luôn tôn trọng và tự hào về tài sản văn hóa quốc gia và địa phương;
Có ý thức bảo tồn những kho tàng văn hóa các dân tộc thiểu số.
Ngành Sư Phạm Tiếng Anh Là Gì? Ra Trường Làm Gì?
Cập nhật: 17/12/2019
Ngày nay, tiếng Anh đã trở thành công cụ thiết yếu trong công việc và cuộc sống. Ở bất kỳ lĩnh vực nào, khả năng tiếng Anh tốt cũng luôn mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn. Theo đó, ngôn ngữ Anh trở thành ngành học “thời thượng”, thu hút nhiều thí sinh định hướng theo đuổi. Đối với những bạn có khả năng ngoại ngữ tốt và mong muốn trở thành giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh thì ngành Sư phạm Tiếng Anh là một lựa chọn phù hợp với nguyện vọng đó.
1. Tìm hiểu ngành Sư phạm Tiếng Anh
Sư phạm Tiếng Anh (tiếng Anh là English Language Teacher Education) là ngành đào tạo cử nhân Sư phạm Tiếng Anh có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy tiếng Anh ở các cấp học phổ thông, các trường sư phạm, các khoa sư phạm tiếng Anh của các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam; có khả năng học ở các trình độ cao hơn.
Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Anh trang bị cho sinh viên những kiến thức về:
Các kiến thức về giảng dạy Tiếng Anh, bao gồm các kiến thức về cơ sở văn hoá Việt Nam, giáo dục học, tâm lý học, tiếng Anh, phương pháp dạy học tiếng Anh để giảng dạy tiếng Anh ở các cấp học phổ thông, các trường cao đẳng và đại học.
Các phương pháp nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ Anh và phương pháp dạy học tiếng Anh, có khả năng quản lý công tác giảng dạy tiếng Anh ở các cơ quan quản lý giáo dục.
Sau khi tốt nghiệp ngành học này, sinh viên có khả năng giảng dạy tốt môn tiếng Anh trong các trường chuyên nghiệp và phổ thông; có kiến thức chuyên môn tiếng Anh tương đối hoàn chỉnh về các kỹ năng ngôn ngữ, ngữ pháp, ngữ nghĩa, dịch thuật; có kiến thức nghiệp vụ sư phạm; có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức vào quá trình giao tiếp với người nước ngoài, dịch thuật, dạy học tiếng Anh ở các cấp học đáp ứng các tiêu chuẩn của giáo viên; có thể học sau đại học. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp hệ đào tạo cử nhân Sư phạm Tiếng Anh có thể làm phiên dịch tiếng Anh hoặc những công việc có sử dụng tiếng Anh trong các tổ chức, công ty.
Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ nhầm lẫn giữa ngành Sư phạm Tiếng Anh và ngành Ngôn ngữ Anh. Có thể phân biệt sự khác nhau giữa hai ngành học này như sau:
Ngành Ngôn ngữ Anh có phạm trù kiến thức rất rộng, không chỉ cách sử dụng tiếng Anh mà còn có những kiến thức về lịch sử, văn hóa, xã hội của các đất nước sử dụng tiếng Anh trên thế giới. Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh thường tập trung nghiên cứu, phân tích các tác phẩm văn học tiếng Anh, đây là nền tảng cho các bạn khi ra trường sẽ trở thành nhà văn, nhà báo, hoặc chuyên gia nghiên cứu ngôn ngữ; đối với những bạn thích ứng nhanh được với môi trường làm việc mới thì cũng có thể rẽ sang những hướng đi khác như giảng dạy hoặc biên, phiên dịch… tùy theo mong muốn của mỗi người.
Ngành Sư phạm Anh sẽ tập trung vào nghiên cứu ngữ pháp và từ vựng, là nền tảng quan trọng phục vụ cho công tác giảng dạy. Bên cạnh đó, khi vào chuyên ngành, sinh viên ngành Sư phạm Anh sẽ được học về các bộ môn như tâm lý giáo dục, phương pháp giảng dạy, nghiệp vụ sư phạm, với mục tiêu phục vụ cho công tác giảng dạy là chủ yếu. Sau khi ra trường, sinh viên ngành này phần lớn phù hợp với công việc giảng dạy tại các trường học, trung tâm ngoại ngữ do được đào tạo nhiều về nghiệp vụ sư phạm.
2. Chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Anh
Theo Đại học Sư phạm Hà Nội
3. Các khối thi vào ngành Sư phạm Tiếng Anh
– Mã ngành: 7140231
– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Sư phạm Tiếng Anh:
A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
D09: Toán, Lịch sử, Tiếng Anh
D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
D15: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh
4. Điểm chuẩn ngành Sư phạm Tiếng Anh
Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Anh những năm gần đây để biết được ngành này lấy bao nhiêu điểm. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 17 – 28 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc tổ hợp môn xét theo học bạ.
5. Các trường đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Anh
– Khu vực miền Bắc: – Khu vực miền Trung: – Khu vực miền Nam:
Ngành Sư phạm Tiếng Anh hiện đang được nhiều bạn trẻ quan tâm tìm hiểu, tuy nhiên, để tìm được một ngôi trường đào tạo tốt không phải là điều dễ dàng. Vì vậy, chúng tôi đã tổng hợp danh sách các trường đại học có ngành Sư phạm Tiếng Anh theo từng khu vực.
6. Cơ hội việc làm ngành Sư phạm Tiếng Anh
Sinh viên ngành Sư phạm Tiếng Anh có nhiều cơ hội việc làm, sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể đảm nhiệm các công việc sau:
Giảng dạy tại các trường tiểu học, các trường trung học, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường cao đẳng và đại học;
Giảng dạy Tiếng Anh tại các Trung tâm ngoại ngữ dành cho mọi lứa tuổi;
Nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu về ngôn ngữ, giáo dục;
Làm biên – phiên dịch cho các cơ quan ngoại giao, cơ quan truyền thông, các tổ chức kinh tế, xã hội của Việt Nam và quốc tế; dịch thuật cho các NXB, trung tâm phát hành sách, báo, tạp chí… trong và ngoài nước;
Hướng dẫn viên, chuyên viên tư vấn tại các công ty du lịch, lữ hành, nhà hàng khách sạn, các khu nghỉ mát quốc tế;
Chuyên viên truyền thông, tổ chức sự kiện, thư ký, trợ lý giám đốc… trong các công ty nước ngoài;
Cơ hội việc làm rất lớn khi học sư phạm Tiếng anh7. Mức lương ngành Sư phạm Tiếng Anh
Đối với những bạn tham gia giảng dạy tại các trường học thuộc hệ thống trường học công lập hay làm việc trong các cơ quan nhà nước thì mức lương sẽ được tính theo quy định của nhà nước. Còn đối những bạn giảng dạy tại các trường học dân lập thì mức lương khởi điểm từ 7 – 10 triệu đồng/ tháng và tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn.
8. Ngành Sư phạm Tiếng Anh cần có tố chất gì
Để học tập và thành công trong ngành Sư phạm Tiếng Anh, bạn cần phải có các tố chất sau:
Có khả năng học tốt ngoại ngữ, giao tiếp tốt;
Có trí nhớ tốt, có vốn hiểu biết văn hóa sâu rộng;
Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao;
Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết;
Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng;
Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu.
Trong xã hội hiện nay, có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ là một lợi thế rất lớn để tìm được một công việc tốt. Vì vậy, nếu bạn còn đang băn khoăn chưa tìm được một ngành học phù hợp thì bạn nên học ngành Sư phạm Tiếng Anh để có cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Học Ngành Xây Dựng Ra Trường Làm Gì trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!