Đề Xuất 3/2023 # Hệ Song Ngữ Tiếng Pháp (Năm 2022) # Top 5 Like | Maytinhlongthanh.com

Đề Xuất 3/2023 # Hệ Song Ngữ Tiếng Pháp (Năm 2022) # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hệ Song Ngữ Tiếng Pháp (Năm 2022) mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hệ song ngữ tiếng Pháp (năm 2020) là bài viết cung cấp cho các mẹ những thông tin tổng quan về chương trình học này đồng thời cũng giúp các mẹ chuẩn bị tốt hơn cho con để có thể  vượt qua được kỳ thi đầu vào một cách dễ dàng.

Hệ song ngữ tiếng Pháp là gì?

Thực ra thì mình cũng mới biết đến sự tồn tại của nó vào tầm tháng 4/2018 vì khi đó là thời điểm bạn lớn nhà mình chuẩn bị vào lớp 1. Nghĩ lại khoảng thời gian đó cũng có thể gọi là áp lực, bố mẹ căng thẳng tìm thông tin để đưa ra quyết định chọn trường cho con.

Nhà mình ở bên mạn Giải Phóng, nên thực sự là gần như có rất ít sự lựa chọn. Một là học các trường công gần nhà, mà mọi người vẫn gọi vui là “trường làng”. Hoặc 2 là lựa chọn học các trường có tiếng (nếu may mắn đỗ) thì cũng ở rất xa, ít nhất phải mạn Hai Bà Trưng, Cầu Giấy.

Và gần như không cần suy nghĩ gì nữa, lúc đó mới là tầm tháng 4, mình chắc mẩm trong đầu là kiểu gì cũng phải cho con học được hệ này. Về các lý do tại sao nên cho con theo học hệ song ngữ tiếng Pháp thì mình sẽ viết ở bài khác.

Hệ song ngữ tiếng Pháp có từ khi nào?

Theo như mình lọ mọ tìm hiểu, thì từ những năm 90, Việt Nam và Pháp đã bắt đầu triển khai hệ đào tạo song ngữ Pháp và chương trình được thí điểm ở 1 số điểm trường tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Các trường triển khai chương trình đào tạo này đa số đều là trường công, nhưng các con sẽ được đào tạo theo 1 chương trình riêng được thiết kế và phân bổ các môn học về thời lượng rất hợp lý.

Nghe đồn vào những ngày đầu triển khai, chỉ có rất ít bố mẹ muốn cho con trải nghiệm chương trình này. Nên dẫn tới có những trường không tuyển đủ chỉ tiêu, mà chỉ tiêu học sinh cho những lớp Pháp đã rất ít, thông thường chỉ là 35 học sinh. ( So với các lớp thường trong trường công là tầm 60 học sinh).

Các con sẽ học thông chương trình song ngữ từ lớp 1 cho đến lớp 12. Và điểm hay của các lớp song ngữ Pháp là tuyển sinh trên diện rộng nên các bạn bé xíu sẽ phải trải qua 1 buổi thi tuyển tập trung, hết chừng 1 buổi sáng gì đó.

Hệ học này sẽ không phân biệt “trái tuyến” hay “đúng tuyến”. Miễn là bạn hoàn thành đủ hồ sơ cho con và con vượt qua vòng thi tuyển là được.

Đến đây nhiều mẹ sẽ hỏi là: nhưng con còn chưa biết  tiếng Pháp thì sẽ thi tuyển kiểu gì?

Buổi thi đầu vào…

Những lớp học ôn luyện thường là do các cô giáo tiếng Pháp của trường đứng ra tổ chức. Các mẹ yên tâm là con cũng không phải học nhiều đâu, các con sẽ được trải qua vài buổi học để làm quen với 1 số dạng đề phục vụ cho buổi thi.

Các bé có thể được yêu cầu để làm các bài gạch nối, rồi tìm chữ giống nhau, rồi nhắc lại câu theo cô…đại loại là như vậy.

Tất nhiên là nếu các con chịu khó chú ý chút ở mấy buổi học ôn thì sẽ ổn cả thôi. Thậm chí mình còn biết 1 số bé cao thủ đi thi tay bo luôn không qua học ôn gì hết, mà bé vẫn đỗ với số điểm khá cao đó nên các mẹ đừng có lo lắng quá.

Mà thực ra thì mình cũng thuộc tuýp mẹ mìn hay lo nghĩ. Khi đó mình lùng sục trên mạng để tìm đề cho con luyện, may thay, mình được 1 mẹ ở Mai Dịch, mẹ ấy lưu giữ những bộ đề ngày xưa ôn thi của con từ 4-5 năm trước, và khi thấy mình đang sấp mặt lo lắng thì mẹ ấy sẵn sàng gửi chuyển phát cho mình cả tập đề đó luôn để mình có tư liệu ôn luyện với con, ơn Giời!

Thế rồi ngày thi cũng đến, mình nhớ là vào tầm cuối tháng 6 (tùy từng năm). Lúc đưa con vào trường thi, bố mẹ cứ phấp phỏm, có nhiều bạn còn khóc nhè ầm ĩ giữa đám đông không hiểu vì sao?

2 vợ chồng ngồi ở ngoài mà cũng cứ sốt ruột và tự hỏi: Không biết đề thi như nào? Con gái bé bỏng của mình có làm được không?

Và rồi cầu trời khấn phật cho mọi chuyện thuận buồm xuôi gió.

Túm lại

Bài tiếp theo: Những ưu điểm nổi bật của hệ song ngữ Pháp

Có Nên Cho Con Học Hệ Song Ngữ Pháp? (Phần 2)

Về vấn đề này trong xã hội ngày nay thì có quá nhiều sự lựa chọn, quá nhiều luồng thông tin để tham khảo. Nhưng vô hình chung việc này cũng dẫn đến những khó khăn cho phụ huynh.

Nhiều trường hợp trong đó có mình thì con mới học mẫu giáo 4 tuổi đã lo đến học lớp 1 trường nào. Con mới học xong lớp 1 đã lại lo đến cấp 2 sẽ học ở đâu?

Cứ như vậy, nỗi lo của bố mẹ là muôn thuở, như ngày xưa là lo cơm áo gạo tiền đủ cho con được đi học, giờ kinh tế khá hơn chút thì cũng căn ke từng đồng hệ này, hệ nọ, ai cũng cố gắng cao nhất trong khả năng của mình để cho con được những điều tốt nhất có thể.

Trong chia sẻ này, mình xin phép nêu lên suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi: Có nên cho con học hệ song ngữ Pháp hay không? Và những yếu tố cần cân nhắc để có thể đưa ra quyết định.

Miễn là khoảng cách gần, tiện đưa đón còn học trường nào cũng được

Chỉ cần môi trường học tập tốt còn khoảng cách không thành vấn đề

Trắc nghiệm vậy thì cũng hơi cực đoan tuy nhiên như mình thấy, có nhiều cha mẹ sẵn sàng chuyển cả nhà (mua nhà mới hoặc thuê nhà) tại vị trí mới cho gần trường học của con vì trường quá xa nhà.

Hoặc cũng có những phụ huynh không mảy may có ý nghĩ sẽ đi học xa dù trường đó có tốt đến như thế nào, với họ tiêu chí: gần nhà, tiện đưa đón luôn là ưu tiên số 1.

Chia sẻ 1 chút là cá nhân mình đã từng nghĩ đến việc chuyển chỗ ở xuống gần trường Nghĩa Tân để cho con theo học hệ Pháp của trường này.

Nhưng sau đó, do nhiều yếu tố nên là lại quyết định cho con thi vào Trưng Trắc vào phút cuối, nên không cần phải chuyển nhà. Khoảng cách từ nhà đến trường tầm 6km, trường lại gần cơ quan bố nên sáng 2 bố con đèo nhau đi học được, chiều thì mẹ đón.

Rồi với khoảng cách gần hay xa như vậy thì ai sẽ là người đưa đón?

Nếu học ở gần mà có ông/bà hoặc các cô giúp việc phụ đưa đón con thì bố mẹ cũng yên tâm công tác.

Nhưng cũng có rất nhiều gia đình ông bà nội ngoại 2 bên ở quê xa, thuê giúp việc cũng không tiện thì thực sự việc thu xếp đưa đón con cũng là cả 1 vấn đề lớn và nan giải.

Như mình là xác định mẹ nghỉ làm full-time và làm các công việc thích hợp để miễn sao đảm bảo việc đưa đón 2 bạn được. Cái gì tự tay mình làm thì cũng yên tâm hơn rất nhiều.

Đầu năm cô giáo sẽ thông báo đăng ký mua, như nhà mình là mua 2 bộ vì 1 bộ con để học trên lớp, 1 bộ để ở nhà để mẹ còn biết học bài gì mà kèm cặp.

Nhưng bây giờ theo như mình biết là phía Pháp đã chuyển giao lại “quy trình”, kiểu kiểu nôm na thế, cho nên học sinh học hệ này cũng phải đóng góp thêm chút đỉnh gọi là. Tức là học phí sẽ nhỉnh hơn so với hệ công bình thường xíu xíu.

Cập nhật đến hết tháng 5/2019 thì học phí hệ song ngữ Pháp như lớp bạn nhà mình học thì tất tần tật tuốt tuồn tuột 1 tháng bao gồm cả tiền ăn, bán trú, thể dục nhịp điệu, tiền tiếng Pháp nói chung là nhà mình trừ mỗi không học năng khiếu cầm, kỳ, thi, họa gì thì mỗi tháng trung tầm tầm 1,4tr (à, đấy là cả tiền sữa học đường rồi nữa).

Mức học phí như vậy các mẹ thấy sao ạ? Quá là “rẻ” luôn so với chương trình con được học đúng không nào?

Cá nhân mình so mức học phí này với mức học phí của các trường tư khác thì thật chẳng thấm vào đâu í. Thậm chí, tiền học của bạn í còn ít hơn rất nhiều so với bạn em (bạn em học mầm non ở 1 trường tư cũng được gọi là chất lượng ổn, cơ sở vật chất cũng khang trang rộng rãi nhưng nói thực mình nghĩ mầm non thì cũng chỉ như trông trẻ là chính, các khoản phải đóng trong tháng cũng rơi vào trên dưới 3,5 triệu/tháng rồi)

Giờ mình cùng nói về chương trình học, cái phần này mình thấy nhiều mẹ sẽ quan tâm vì không biết nó có khác gì hay có điểm gì hay ho hơn các hệ khác hay không?

Các con lớp Pháp sẽ học 10 buổi/tiếng Pháp/tuần. Wow, các mẹ có thấy đúng là “song ngữ” chưa? Còn nhớ hồi cô giáo tiếng Pháp còn giảng giải cho mình rõ kỹ về “thế nào là song ngữ” và “thế nào là chuyên”

Như thời khóa biểu lớp bạn nhà mình thì cứ buổi sáng học tiếng Việt (không chỉ riêng môn tiếng Việt mà là tất cả các môn học bằng tiếng Việt), thì buổi chiều sẽ là học tiếng Pháp.

Như ở trường con mình thì các lớp không phải là lớp Pháp thì sẽ học tiếng Anh. Tuy nhiên, lượng tiếng Anh được học cũng chỉ là 2 buổi/tuần.

Mình có tham khảo được thông tin này từ 1 cái công văn năm 2014, mình post lại ở đây để các mẹ tham khảo về nội dung và thời lượng môn tiếng Pháp.

Ở cấp Tiểu Học

: Tiếng Pháp và các khái niệm khoa học đơn giản được giảng dạy bằng tiếng Pháp lồng ghép vào quá trình dạy học môn tiếng Pháp, bước đầu làm quen với môn Toán bằng tiếng Pháp; tổng thời lượng là 10 tiết/tuần.

Sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy: La petite grenouille, Ici et Ailleurs, Ici au Vietnam

Ở cấp Trung Học Cơ Sở

Môn học bắt buộc: Tiếng Pháp (07 tiết/tuần); Toán bằng tiếng Pháp (02 tiết/tuần)

: Vật lí bằng tiếng Pháp (02 tiết/tuần); tiếng Anh (từ 02 đến 03 tiết/tuần) theo một trong các chương trình tiếng Anh hiện hành

– Môn tiếng Pháp: Sử dụng bộ sách “Ici et Ailleurs”.

– Môn tiếng Anh: Đối với học sinh song ngữ chọn môn tiếng Anh, nhà trường có thể bố trí dạy học theo một trong các chương trình và sách giáo khoa tiếng Anh hiện hành.

Ở cấp Trung Học Phổ Thông

Môn học bắt buộc: Tiếng Pháp (lớp 10, 11: 07 tiết/tuần; lớp 12: 04 tiết/ tuần); Toán bằng tiếng Pháp (02 tiết/tuần).

Các mẹ đã hình dung được phần nào chương trình học của các con rồi đúng không?

Đặc điểm nổi bật là số lượng học sinh của lớp song ngữ Pháp bao giờ cũng ít hơn 1 nửa so với các lớp khác.

Các mẹ hãy tưởng tượng là các lớp bình thường ở trường công thì sĩ số sẽ dao động trong khoảng trên dưới 60 bạn/lớp. Thì ở những lớp Pháp, sĩ số trung bình sẽ chỉ là 35 bạn/lớp. Quá ổn đúng không nào?

Các mẹ hình dung trường có 35 chỉ tiêu cho 1 lớp tiếng Pháp, nhưng lượng thí sinh đăng ký dự thi tổng có 40 bạn thì tỷ lệ chọi sẽ đỡ căng hơn rất nhiều so với trường có 35 chỉ tiêu nhưng số lượng hồ sơ dự thi lại là 200 bạn.

Cho nên như năm 2018 mình quan sát thì thấy có trường điểm chuẩn có 6,75 là vào được lớp Pháp rồi, trong khi đó có những trường lấy lên 7,25, hoặc cá biệt như có những trường lấy lên tận 8,75 hoặc 9.

Sự thật rất rõ ràng là lượng người học tiếng Pháp ít hơn rất nhiều so với tiếng Anh, vậy điều này là thuận lợi hay khó khăn?

Theo mình định nghĩa thuận lợi hay khó khăn ở đây là tùy thuộc vào góc nhìn của mỗi người. Có thể các mẹ sẽ nhìn thấy “tiếng Pháp là không phổ biến, sau này xin việc kiểu gì? Đi du học nước nào? Khéo rồi học cũng chẳng dùng được”

Tuy nhiên cũng lại có những mẹ nhìn ra “ồ, tiếng Pháp ít người học thì tỷ lệ chọi rồi bon chen thi vào các cấp càng đỡ. Còn xã hội thời nay 1 người phải biết đến 2,3 ngoại ngữ, chứ 1 thứ tiếng nhằm nhò gì. Và đã học được tiếng Pháp căn bản từ năm lớp 1 thì kiểu gì chả học được thêm ít nhất 1 ngoại ngữ nữa. ..”

Hàng ngày, nghe con líu lo các thứ kiểu như:

“Rồi thì bánh mì baguette, bánh croissant là từ Pháp mẹ ah”

Phew..Tạm thời là như vậy đã, dựa vào các thông tin ở trên, các mẹ đã có thêm chút thông tin để cân nhắc về việc Có nên cho con học hệ song ngữ Pháp rồi đúng không nào?

Hoàng Hải

Thông Báo Kế Hoạch Tuyển Sinh Lớp 1 Song Ngữ Tiếng Pháp Năm Học 2022

KẾ HOẠCH TUYỂN SINH LỚP 1 SONG NGỮ TIẾNG PHÁP

NĂM HỌC 2017 – 2018

Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Tiểu học Trưng Trắc tuyển sinh Lớp 1 song ngữ tiếng Pháp năm học 2017 – 2018 như sau:

1. Thời gian đăng ký dự tuyển:

– Từ ngày 1/6/2017 đến ngày 18/6/2017 (vào các ngày thứ 2 đến thứ 6)

– Buổi sáng: từ 8h đến 11h

– Thông báo danh sách học sinh dự tuyển: Ngày 20/06/2017

Trường Tiểu học Trưng Trắc – Số 1 ngõ 28, phố Hương Viên, phường Đồng Nhân, Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội

3. Đối tượng và hồ sơ dự tuyển:

– Trẻ sinh năm 2011, có hộ khẩu thường trú trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

– Đơn xin học (theo mẫu của nhà trường)

– Giấy khai sinh có công chứng và hộ khẩu phô tô.

– Chỉ tiêu: 02 lớp

4. Quyền lợi của trẻ khi học song ngữ tiếng Pháp:

Chương trình song ngữ tiếng Pháp do Đại sứ quán Pháp và Bộ GD&ĐT Việt Nam ký kết được đưa vào giảng dạy tại trường Tiểu học Trưng Trắc từ năm học 1993 – 1994 đến nay.

– Học sinh được học Tiếng Pháp theo phương pháp tiên tiến, hiện đại nhất, 10 tiết/tuần

– Nội dung bài học phong phú đa dạng, lồng ghép với những hoạt động ngoại khoá bổ ích gây niềm say mê hứng thú cho học sinh Tiểu học, giúp các em năng động, sáng tạo, tự tin mạnh dạn tiếp cận với những nền văn hoá của các nước trong khu vực, để có những hiểu biết và cách nhìn sâu rộng đa dạng văn hoá trong thời kỳ hội nhập.

– Giáo trình tiếng Pháp đồng bộ và liên thông 3 cấp học.

– Sau khi học xong Tiểu học, học sinh được tiếp tục theo học các lớp Tiếng Pháp của các trường có uy tín.

+ Bậc Trung học cơ sở: HS lớp Pháp Trường TH Trưng Trắc được chuyển tiếp lên THCS Trưng Nhị như học sinh đúng tuyến. Hoặc các em có thể xin vào các trường THCS Giảng Võ, Chu Văn An, Amsterdam, …

+ Theo Công văn hướng dẫn của Sở GD&ĐT HN, năm học 2016 – 2017, Nhà trường có 59 học sinh của lớp Song ngữ Tiếng Pháp của trường TH Trưng Trắc sẽ phân tuyến tuyển sinh năm học 2017 – 2018: 13 HS học lớp 6, Song ngữ trường THCS Trưng Vương và 46 HS học lớp 6, Song ngữ trường THCS Trưng Nhị.

+ Bậc Trung học phổ thông: Trần Nhân Tông, Chu Văn An, Amxterdam…

– Tốt nghiệp bậc THPT, các em sẽ được nhận chứng chỉ Tiếng Pháp (có giá trị Quốc tế). Đây là điều kiện thuận lợi cho các em thi vào các trường Đại học trong nước, du học tại Pháp hoặc các nước trong Cộng đồng Pháp ngữ.

– Trong thời gian học tại trường TH Trưng Trắc các em có điều kiện được học tập với GV bản ngữ, thực tập sinh người Pháp thực hiện chương trình tiếng Pháp tăng cường.

5 . Phương thức: Xét tuyển

6. Thời gian xét tuyển:

– Học sinh nộp đơn dự tuyển tại trường từ ngày 01/6 đến 18/6/2017.

– Ngày 20/6/2017 xem danh sách học sinh dự tuyển và kế hoạch khảo sát.

7 . Thông báo kết quả xét tuyển:

– Sở GD&ĐT thông báo kết quả khảo sát: 30/6/2017.

– Nhà trường làm thủ tục nhập học cho học sinh trúng tuyển từ ngày 03/7/2017 đến ngày 07/07/2017.

– Nhà trường không thu bất cứ 1 khoản tiền nào trong khi tuyển sinh.

– Hồ sơ nhập học gồm: Đơn xin học theo mẫu của nhà trường, Hộ khẩu và giấy khai sinh bản gốc để nhà trường đối chiếu.

– 8h00′ ngày 02/8/2017 học sinh lớp 1 song ngữ Tiếng Pháp tập trung.

– Mọi thông tin liên hệ: Hội đồng tuyển sinh trường TH Trưng Trắc

ĐT: 04.39718989

Xin trân trọng cảm ơn!

Tin tức khác :

Thông Báo Kế Hoạch Tuyển Sinh Lớp 1 Song Ngữ Tiếng Pháp Năm Học 2022 – 2022

THÔNG BÁO KẾ HOẠCH TUYỂN SINH LỚP 1 SONG NGỮ TIẾNG PHÁP NĂM HỌC 2017 – 2018

Chia sẻ :

UBND QUẬN HAI BÀ TRƯNG

 

TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG TRẮC

 

 

THÔNG BÁO

KẾ HOẠCH TUYỂN SINH LỚP 1 SONG NGỮ TIẾNG PHÁP

NĂM HỌC 2017 – 2018

 

Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Tiểu học Trưng Trắc tuyển sinh Lớp 1 song ngữ tiếng Pháp năm học 2017 – 2018 như sau:

1. Thời gian đăng ký dự tuyển:

– Từ ngày 1/6/2017 đến ngày 18/6/2017 (vào các ngày thứ 2 đến thứ 6)

– Buổi sáng: từ 8h đến 11h

– Thông báo danh sách học sinh dự tuyển: Ngày 20/06/2017

2. Địa điểm:

Trường Tiểu học Trưng Trắc – Số 1 ngõ 28, phố Hương Viên, phường Đồng Nhân, Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội

3. Đối tượng và hồ sơ dự tuyển:

– Trẻ sinh năm 2011, có hộ khẩu thường trú trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

– Đơn xin học (theo mẫu của nhà trường)

– Giấy khai sinh có công chứng và hộ khẩu phô tô.

– Chỉ tiêu: 02 lớp

4. Quyền lợi của trẻ khi học song ngữ tiếng Pháp:

Chương trình song ngữ tiếng Pháp do Đại sứ quán Pháp và Bộ GD&ĐT Việt Nam ký kết được đưa vào giảng dạy tại trường Tiểu học Trưng Trắc từ năm học 1993 – 1994 đến nay.

– Học sinh được học Tiếng Pháp theo phương pháp tiên tiến, hiện đại nhất, 10 tiết/tuần

– Nội dung bài học phong phú đa dạng, lồng ghép với những hoạt động ngoại khoá bổ ích gây niềm say mê hứng thú cho học sinh Tiểu học, giúp các em năng động, sáng tạo, tự tin mạnh dạn tiếp cận với những nền văn hoá của các nước trong khu vực, để có những hiểu biết và cách nhìn sâu rộng đa dạng văn hoá trong thời kỳ hội nhập.

– Giáo trình tiếng Pháp đồng bộ và liên thông 3 cấp học.

– Sau khi học xong Tiểu học, học sinh được tiếp tục theo học các lớp Tiếng Pháp của các trường có uy tín.

+ Bậc Trung học cơ sở: HS lớp Pháp Trường TH Trưng Trắc được chuyển tiếp lên THCS Trưng Nhị như học sinh đúng tuyến. Hoặc các em có thể xin vào các trường THCS Giảng Võ, Chu Văn An, Amsterdam, …

+ Theo Công văn  hướng dẫn của Sở GD&ĐT HN, năm học 2016 – 2017, Nhà trường có 59 học sinh của lớp Song ngữ Tiếng Pháp của trường TH Trưng Trắc sẽ phân tuyến tuyển sinh năm học 2017 – 2018: 13 HS học lớp 6, Song ngữ trường THCS Trưng Vương và 46 HS học lớp 6, Song ngữ trường THCS Trưng Nhị.

+ Bậc Trung học phổ thông: Trần Nhân Tông, Chu Văn An, Amxterdam…

– Tốt nghiệp bậc THPT, các em sẽ được nhận chứng chỉ Tiếng Pháp (có giá trị Quốc tế). Đây là điều kiện thuận lợi cho các em thi vào các trường Đại học trong nước, du học tại Pháp hoặc các nước trong Cộng đồng Pháp ngữ.

– Trong thời gian học tại trường TH Trưng Trắc các em có điều kiện được học tập với GV bản ngữ, thực tập sinh người Pháp thực hiện chương trình tiếng Pháp tăng cường.

5. Phương thức: Xét tuyển

6. Thời gian xét tuyển:

– Học sinh nộp đơn dự tuyển tại trường từ ngày 01/6 đến 18/6/2017.

– Ngày 20/6/2017 xem danh sách học sinh dự tuyển và kế hoạch khảo sát.

7. Thông báo kết quả xét tuyển:

- Sở GD&ĐT thông báo kết quả khảo sát: 30/6/2017.

– Nhà trường làm thủ tục nhập học cho học sinh trúng tuyển từ ngày 03/7/2017 đến ngày 07/07/2017.

– Nhà trường không thu bất cứ 1 khoản tiền nào trong khi tuyển sinh.

– Hồ sơ nhập học gồm: Đơn xin học theo mẫu của nhà trường, Hộ khẩu và giấy khai sinh bản gốc để nhà trường đối chiếu.

– 8h00’ ngày 02/8/2017 học sinh lớp 1 song ngữ Tiếng Pháp tập trung.

 

* Lưu ý:

- Mọi thông tin liên hệ: Hội đồng tuyển sinh trường TH Trưng Trắc

 ĐT: 04.39718989

 

Xin trân trọng cảm ơn!

 

HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hệ Song Ngữ Tiếng Pháp (Năm 2022) trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!