Cập nhật nội dung chi tiết về Giáo Viên Mầm Non Phải Học Quản Lý Cảm Xúc Bản Thân Khi Dạy Trẻ mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Giáo viên mầm non sẽ được học cách quản lý cảm xúc bản thânĐó là nội dung nằm trong Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 12/2019/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ ngày 12/10/2019.
Mỗi giáo viên phải tham gia Chương trình bồi dưỡng với thời lượng 120 tiết/năm học.
Sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục mầm non của địa phương, thực hiện chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án để triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (nếu có).
Giáo viên mầm non chọn các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, số lượng mô đun tự chọn hằng năm thực hiện theo quy định tại khoản 2 Mục IV của Chương trình này.
Các mô đun bồi dưỡng, cụ thể như sau:
Tổchức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong nhóm, lớp
1. Đặc điểm phát triển của trẻ em và những yêu cầu đặt ra đối với hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong nhóm, lớp.
2. Hướng dẫn tổ chức chế độ sinh hoạt trong nhóm, lớp.
3. Hướng dẫn theo dõi sức khỏe và giám sát sự phát triển của trẻ trong nhóm, lớp.
4. Hướng dẫn vệ sinh môi trường trong nhóm, lớp.
5. Hướng dẫn đánh giá tình trạng sức khỏe cho trẻ em trong nhóm, lớp.
Kĩ năng sơ cứu – phòng tránh và xử lí một số tình huống nguy hiểm, bệnh thường gặp ở trẻ em
1. Quy trình và cách thức xử lý một số tình huống nguy hiểm đối với trẻ em: choáng; vết thương hở; gãy xương; dị vật rơi vào mắt, tai, mũi; điện giật, bỏng, đuối nước.
2. Nhận biết, phòng tránh và xử lí một số bệnh thường gặp ở trẻ em.
– Nhận biết, phòng tránh và xử lí bệnh về dinh dưỡng ở trẻ em.
– Nhận biết, phòng tránh và xử lí bệnh ngoài da ở trẻ em.
– Nhận biết, phòng tránh và xử lí bệnh về hô hấp ở trẻ em.
– Nhận biết, phòng tránh và xử lí bệnh về tâm lí thần kinhởtrẻ em.
Tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ/tăng cường tiếng Việt cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm
1. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ em, mục tiêu và kết quả mong đợi theo Chương trình GDMN.
2. Quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong phát triển ngôn ngữ.
3. Hướng dẫn tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm.
4. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ trong giáo dục hòa nhập theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm:
4.1 Tổ chức các hoạt động giúp trẻ em dân tộc thiểu số phát triển một số kỹ năng ban đầu về ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các bộ công cụ hỗ trợ.
4.2 Tổ chức các hoạt động giúp trẻ khuyết tật học hòa nhập phát triển một số kỹ năng ban đầu về ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các bộ công cụ hỗ trợ.
Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc và công nghệ thông tin; thể hiện khả năng nghệ thuật trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non
Đỗ Hợp
Giáo Viên Dạy Tiếng Anh Bậc Mầm Non
1 . CHÍNH SÁCH LƯƠNG: – Chính sách trả lương lương: công bằng, cạnh tranh theo năng lực bản thân và kết quả công việc. – Được nhận các quyền lợi và chế độ chính sách theo Luật Lao Động; Luật BHXH và quy định của Trung tâm. – Đánh giá năng lực 6 tháng/ lần dựa trên kết quả và hiệu quả các lớp học, hệ thống lương thưởng công bằng, hấp dẫn, thưởng đạt năng suất, thưởng ý tưởng sáng tạo, thưởng Giảng viên xuất sắc của tháng/ quý/ năm, thưởng cuối năm,… 2 . CHẾ ĐỘ PHÚC LỢI: – Victoria coi trọng sức khỏe tinh thần và thể chất của cán bộ, giáo viên, chuyên viên, nhân viên trong toàn hệ thống. – Chế độ thưởng vào dịp ngày lễ, tết CBNV. – Được tham gia nhiều hoạt động trong năm để tái nạp lại năng lượng: Nghỉ mát, hoạt động Teambuilding, các giải thi đấu thể thao, hoạt động văn nghệ, chế độ nghỉ ngơi… 3 . MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC: – Tại Victoria, bạn được làm việc mình yêu thích, với môi trường năng động, sáng tạo. Mỗi thành viên của Victoria được tạo điều kiện tốt nhất để phát triển về tài năng và nghề nghiệp, giàu có về vật chất và tinh thần. – Tại Victoria, bộ máy vận hành theo cơ chế giảm tối đa tính quan liêu, tầng bậc, tăng tính tự chủ, độc lập và sáng tạo trong công việc của CBNV. – Tại Victoria, không có phong cách quản lý kiểu Boss – staff, ai cũng quan trọng nhưng không ai quan trọng hơn ai. Victoria là mô hình quản trị theo chức năng, mỗi vị trí đều quan trọng và làm việc vì niềm đam mê, tinh thần cống hiến vì mục tiêu chung; khi nói mỗi người tìm ra tiếng nói bản thân và trở nên tự tin, tự chủ và tự trọng trong công việc của mình. 4 . CƠ HỘI THĂNG TIẾN: – Được định hướng phát triển sự nghiệp phù hợp với tính cách và niềm đam mê của bản thân. – Tham gia các chương trình đào tạo định hướng, đào tạo hội nhập, đào tạo sản phẩm, đào tạo về tư duy & kỹ năng thực tế trong công việc.
Khi Trẻ Mầm Non Làm Quen Tiếng Anh
Với tâm lý muốn con mình làm quen với tiếng Anh càng sớm càng tốt, nhiều bậc phụ huynh đã không tiếc tiền đầu tư cho con học ở những trường mầm non song ngữ, mua sắm nhiều học liệu tiếng Anh nhập khẩu với giá “chát”… Vấn đề đặt ra là trong điều kiện dạy và học tiếng Anh ở VN hiện nay, đặc biệt với riêng cấp mầm non, việc để trẻ tiếp cận tiếng Anh quá sớm có lợi bất cập hại, như dư luận xôn xao trong thời gian qua?
Loay hoay với công văn
Câu chuyện này lập tức được “nóng” dư luận, ngay sau khi Bộ GDĐT ban hành Công văn số 694/BGDĐT – GDMN ngày 18.2.2014, trong đó yêu cầu các cơ sở giáo dục mầm non trong cả nước tuyệt đối không tổ chức dạy ngoại ngữ cho trẻ, nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm. Ngay sau khi Công văn ra đời, nhiều giáo viên, phụ huynh đã lên tiếng phản ứng về tính phi lý của văn bản này. Phần đông dư luận nghiêng về việc phản đối những yêu cầu đưa ra trong Công văn, và vẫn nên tiếp tục dạy ngoại ngữ cho trẻ ở lứa tuổi mầm non.
Chị Huỳnh Thu Lý, ở Q. Tây Hồ – Hà Nội, có con đang theo học tại một trường mầm non song ngữ trong quận, bức xúc: “Tôi cũng không hiểu tại sao Bộ lại ban hành Công văn này? Mỗi tháng tôi bỏ ra 10 triệu đồng để nộp học phí cho con, chỉ để bé tiếp cận với tiếng Anh và các giáo viên bản ngữ. Chưa tham vọng về việc cho con biết được thêm câu, từ, hay giao tiếp tốt, chỉ cần con lắng nghe và làm quen với những đồ vật quen thuộc nhất bằng tiếng Anh, hay đơn giản là tiếp xúc với người nước ngoài để con khỏi bỡ ngỡ, như vậy với tôi cũng là quá thành công trong việc để bé tiếp cận tiếng Anh rồi!”.
Cùng quan điểm với chị Lý, cô giáo Nguyễn Hà Phương – giáo viên một trường mầm non lớn ở Q.Hà Đông, chia sẻ: “Thực ra, dù có Công văn hay không, chúng tôi đã chủ động tạo môi trường để các bé làm quen với ngoại ngữ theo từng độ tuổi. Mục đích là để bé nghe và nhận biết được đâu là tiếng mẹ đẻ, đâu là tiếng nước ngoài, từ đó kích thích tư duy và sự khám phá của bé trong các giờ học. Đúng nghĩa của hoạt động này là làm quen với tiếng Anh chứ trường chúng tôi hoàn toàn không nặng nề về vấn đề học”.
Một số phụ huynh khác nhấn mạnh rằng, cho con học tiếng Anh là một nhu cầu của rất nhiều các bậc làm cha mẹ. Vì thế việc “nghiêm cấm” tổ chức dạy tiếng Anh cho trẻ lứa tuổi này không được phần đông dư luận đồng tình.
Dĩ nhiên, Bộ GDĐT có cơ sở để ban hành Công văn này. Theo Bộ GDĐT, hiện nay có thực tế là một số cơ sở giáo dục mầm non tổ chức dạy ngoại ngữ cho trẻ có thu tiền của phụ huynh nhưng không đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Các sở GDĐT, trong các báo cáo gửi lên Bộ GDĐT cũng phản ánh rất rõ, có không ít cơ sở giáo dục mầm non tổ chức dạy ngoại ngữ cho trẻ nhưng người dạy chưa đảm bảo về trình độ ngoại ngữ hoặc chưa có nghiệp vụ sư phạm; thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ; nội dung tài liệu chưa phù hợp với độ tuổi, gây căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ và việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
Tuy nhiên, trước mong muốn nguyện vọng của phần đông các bậc phụ huynh, chưa đầy một tháng từ sau khi có Công văn nói trên, Bộ GDĐT lại tiếp tục ban hành một công văn khác vào ngày 18.3. Công văn 1303/BGDĐT- GDMN nêu rõ: Bộ GDĐT cho phép những cơ sở có đủ điều kiện được phép tổ chức cho trẻ mầm non làm quen với ngoại ngữ.
Công văn này cũng nhấn mạnh, những nơi có đủ nội dung chương trình cho trẻ làm quen với ngoại ngữ phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ (phát triển về thể lực, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ), sẽ được Sở GD – ĐT thẩm định và cho phép tổ chức dạy ngoại ngữ.
Công văn cũng đưa ra quy định, những cơ sở được dạy ngoại ngữ cho trẻ mầm non phải có giáo viên hướng dẫn có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngoại ngữ (hoặc cao đẳng ngoại ngữ) trở lên, đạt năng lực ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm mầm non. Đồng thời, có phòng tổ chức hoạt động đầy đủ trang thiết bị giúp trẻ được tiếp cận với ngôn ngữ mới một cách chuẩn mực, phương tiện nghe nhìn, tranh ảnh, đồ chơi… phù hợp sẽ được tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ.
“Không phải cứ lo ngại là… xóa sổ!”
Những động thái có vẻ như loay hoay của Bộ GDĐT khiến không ít giáo viên tiếng Anh cho lứa tuổi mầm non – những người rất tâm huyết với công việc chuyên môn, cảm thấy băn khoăn. Trao đổi với Lao Động, bà Hồng Liên – Chủ tịch HĐQT hệ thống trường quốc tế Global (Hà Nội) cho biết: “Mặc dù Bộ GDĐT có cơ sở để ban hành Công văn, và đó cũng là sự lo ngại của cơ quan này trước thực tế chung về giảng dạy tiếng Anh hiện nay ở nước ta, không riêng gì cấp mầm non. Thế nhưng, không phải cứ lo ngại là… “xóa sổ”, là cấm, thậm chí sẽ vô cùng nguy hiểm nếu cấm đoán trẻ ở độ tuổi này tiếp cận với ngoại ngữ”.
Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy tiếng Anh, bà Hồng Liên cho rằng, trẻ em từ 0 – 6 tuổi đã có thể hình thành đến 85% con người hoàn chỉnh. Để trẻ tiếp cận với ngoại ngữ trong giai đoạn này là vô cùng cần thiết, tạo nên nền tảng về ngôn ngữ thứ 2 ngoài tiếng mẹ đẻ rất tốt cho trẻ.
“Nhà quản lý giáo dục cần phải tìm một giải pháp thay thế mang tính xây dựng hơn là ban hành những văn bản kiểu này, nếu chưa thể áp dụng đại trà thì hoàn toàn có thể thí điểm mô hình, trong đó kiện toàn đội ngũ giáo viên giảng dạy, các phương pháp giúp trẻ tiếp cận tiếng Anh hiệu quả nhất theo từng độ tuổi. Tôi đảm bảo là sẽ có không ít trường mầm non đăng ký thí điểm nếu được cho phép” – bà Hồng Liên nói.
Đối với những trẻ mầm non từ 1 – 2 tuổi, các bé được làm quen tiếng Anh thông qua bài hát, trò chơi, hoặc đơn giản như được lắng nghe những giáo viên người nước ngoài nói tiếng Anh và cùng chơi với bé, giúp bé không thấy “sợ” những người nước ngoài. Tùy độ tuổi, chương trình học tại các trường mầm non quốc tế, trường mầm non song ngữ, đều có cách vận dụng nhuần nhuyễn.
Theo bà Hồng Liên, điều cốt lõi đối với việc để trẻ làm quen với tiếng Anh là không chỉ học ngôn ngữ, mà còn giúp các bé bước đầu hình thành thói quen tìm hiểu văn hóa, ý thức của các nước thông qua những hành vi rất nhỏ hàng ngày. Đó còn là rèn luyện cho bé tính độc lập thông qua phương pháp học tiếng Anh.
Tuy nhiên, chính vì trẻ mầm non là độ tuổi dễ tiếp thu ngoại ngữ nên theo khuyến cáo của nhiều nhà giáo dục, nhất thiết phải có một đội ngũ giáo viên tiếng Anh cho mầm non chuẩn hóa, chương trình giảng dạy phù hợp của nhà trường với các thiết kế giờ học sống động, đặc biệt là phải chơi được với trẻ, để trẻ tiếp cận ngoại ngữ một cách thoải mái, tự nhiên nhất.
“Riêng giáo trình dạy tiếng Anh cho các cấp, trong đó có mầm non, cần có một bộ giáo trình hoàn chỉnh từ nước ngoài, ngành giáo dục trong nước không nên tự soạn giáo trình mà cần học hỏi và kế thừa sự thành công của giáo dục tiếng Anh ở các nước trên thế giới. Ngoài ra, cần có bộ máy giám sát chương trình giảng dạy về sách, giáo trình, giáo viên. Muốn việc trẻ học tiếng Anh thực sự hiệu quả, tránh những lệch lạc kiến thức và các kỹ năng không đáng có, bộ máy này phải vào cuộc mạnh mẽ, không làm tùy tiện, đại khái!” – bà Hồng Liên nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Cải cách, hội nhập là phải khuyến khích học ngoại ngữ”
Tại cuộc họp chính phủ thường kỳ hồi cuối tháng 2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nêu vấn đề về văn bản của Bộ GDĐT cấm tuyệt đối dạy ngoại ngữ cho mẫu giáo. Phó Thủ tướng cho rằng điều này gây nhiều ý kiến băn khoăn và giật mình cho cộng đồng. Bởi, cải cách và hội nhập là phải khuyến khích học ngoại ngữ. Theo giải trình của Bộ GDĐT, có hiện tượng nhiều lớp mẫu giáo dạy không chỉ tiếng Anh, mà cả Toán, dạy chữ. Rằng nhiều trường ép các cháu học, rồi phương pháp nhiều khi chưa được kiểm chứng. Bộ GDĐT được yêu cầu phải có hướng dẫn. “Việt Nam thúc đẩy hội nhập, đổi mới mà lại ép xuống như thế. Cái gì chưa đúng thì chấn chỉnh, nhưng phải khuyến khích các bé học ngoại ngữ càng sớm càng tốt” – ông nói.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhiều lần nhấn mạnh chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước trong những năm vừa qua, trong đó có giáo viên mầm non. Điều này thể hiện qua biên chế giáo viên tăng rất cao, trong mấy năm tăng mấy trăm ngàn giáo viên, trong khi công chức của cấp huyện trở lên, các Đảng, đoàn, xã hội, con số tròn là 384 ngàn. Ông nhận định: “Chúng ta đã thực hiện chuẩn hóa, chia nhỏ lớp. Nhiều người báo cáo với tôi là thừa giáo viên phổ thông, việc đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa chúng ta phải đào tạo lại một loạt. Sắp tới cần tính toán thế nào bài toán giáo viên mầm non vì quyền lợi chung của các cháu mầm non trong tổng biên chế”.
Bà Phan Thị Lan Anh – Phó Vụ trưởng Vụ mầm non (Bộ GDĐT): “Chỉ dừng ở mức độ cho trẻ làm quen với tiếng Anh!”
Hiện có thực trạng một số cơ sở giáo dục mầm non tổ chức dạy ngoại ngữ cho trẻ có thu tiền của phụ huynh, nhưng không đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Người dạy chưa đảm bảo về trình độ ngoại ngữ hoặc chưa có nghiệp vụ sư phạm, các trường thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ, nội dung tài liệu chưa phù hợp với độ tuổi, gây căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ và việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Việc dạy học ngoại ngữ ở mầm non theo kiểu phổ thông hóa như một số cơ sở giáo dục mầm non đã thực hiện trong thời gian qua là không phù hợp với đặc điểm phát triển tâm – sinh lý của trẻ mầm non. Chính vì thế, “học” ngoại ngữ ở độ tuổi mầm non chỉ nên dừng lại ở mức độ cho trẻ làm quen, với mục đích giúp trẻ nhận ra, thích thú khi được làm quen với ngôn ngữ mới, vui sướng khi được tham gia vào các hoạt động khám phá. Những hoạt động này phải góp phần giúp trẻ phát triển những năng lực và phẩm chất cần thiết như: Sự nhạy cảm của các giác quan, linh hoạt trong tư duy và nhận thức, tăng khả năng giải quyết vấn đề, phát triển tính sáng tạo, nâng cao tính tự tin trong giao tiếp, tự trọng…
Bà Phạm Thị Hồng Nga – PGĐ Sở GDĐT Hà Nội: “Hà Nội đang xin thí điểm”
Sở GDĐT Hà Nội đang hoàn thiện đề án xin thí điểm cho trẻ mầm non làm quen tiếng Anh ở nơi đủ điều kiện. Nhu cầu cho trẻ làm quen tiếng Anh là có thật ở một bộ phận phụ huynh. Theo nghiên cứu của thế giới, trẻ phát triển ngôn ngữ tốt nhất từ 2 – 6 tuổi nên việc cho trẻ làm quen tiếng Anh sớm phù hợp với thời kỳ hội nhập hiện nay. Vì thế, Hà Nội đang thí điểm cho trẻ làm quen tiếng Anh ở những nơi đủ điều kiện, cơ sở vật chất, với chương trình được thẩm định và đội ngũ giáo viên nước ngoài hoạt động hợp pháp, có nghiệp vụ sư phạm, chứng chỉ mầm non. Hà Nội không có chủ trương tuyển biên chế dạy tiếng Anh bậc mầm non. Đề án cũng nhấn mạnh đến phương pháp để trẻ tiếp cận, làm quen với môn học này, các chương trình làm quen được thiết kế mở, cho trẻ làm quen tiếng Anh thông qua bài hát, trò chơi với thời gian chỉ 30 phút. Phụ huynh có nhu cầu thì trẻ được đến phòng học riêng, để tránh tủi thân cho các cháu không có nhu cầu. Nhật Lam – Phương Thủy ghi
Giáo Viên Mầm Non Được Bồi Dưỡng Thường Xuyên
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa ban hành Thông tư số 12/2019/TT-BGDĐT về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non (GVMN).
Theo đó, Chương trình bồi dưỡng thường xuyên GVMN gồm 03 nội dung. Đó là, chương trình bồi dưỡng cho GVMN cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ năm học giáo dục mầm non (GDMN) áp dụng trong cả nước. Theo đó, Bộ GDĐT quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về chủ trương, chính sách phát triển GDMN, chương trình GDMN, các hoạt động giáo dục thuộc chương trình GDMN.
Bồi dưỡng cho GVMN cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ phát triển GDMN theo từng thời kỳ của mỗi địa phương. Các Sở GDĐT quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển GDMN của địa phương, thực hiện chương trình GDMN, chương trình giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án để triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (nếu có).
Bồi dưỡng cho GVMN phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành. GVMN chọn mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành. Số lượng mô đun tự chọn hàng năm thực hiện theo quy định tại khoản 2, mục IV của Chương trình này.
Tiêu chuẩn 1, về phẩm chất nhà giáo có các tên và nội dung của các mô đun như: Đạo đức nghề nghiệp của người GVMN; quản lý cảm xúc bản thân của người GVMN trong hoạt động nghề nghiệp; rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMN.
Tiêu chuẩn 2, về phát triển chuyên môn nghiệp vụ sư phạm là: sinh hoạt chuyên môn ở cơ sở GDMN; hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của GVMN; GDMN theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; phát triển chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh địa phương; lập kế hoạch giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp trong các cơ sở GDMN; tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong nhóm, lớp; đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở GDMN; kỹ năng sở cứu – phòng tránh và xử lý một số tình huống nguy hiểm, bệnh thường gặp ở trẻ em…
Tiêu chuẩn 3 là xây dựng môi trường giáo dục, một số nội dung chính như xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em lứa tuổi mầm non; giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ em lứa tuổi mầm non; kỹ năng giáo tiếp ứng xử của GVMN với trẻ…
Tiêu chuẩn 4 là phối hợp với gia đình và cộng đồng, một số nội dung chính như phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em; tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non dựa vào cộng đồng…
Tiêu chuẩn 5 là sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc và công nghệ thông tin; thể hiện khả năng nghệ thuật trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Một số nội dung chính như tự học ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc cho GVMN; ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng chắm sóc, giáo dục trẻ em trong GDMN…
Căn cứ vào nội dung chương trình bồi dưỡng 03, giáo viên tự chọn các mô đun cần bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu cá nhân trong từng năm đảm bảo thời lượng theo quy định.
Việc triển khai thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên GVMN được thực hiện hàng năm theo quy định của Bộ GDĐT.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/10/2019.
Dương Thủy
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giáo Viên Mầm Non Phải Học Quản Lý Cảm Xúc Bản Thân Khi Dạy Trẻ trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!