Đề Xuất 3/2023 # Giảng Dạy Tiếng Việt Ở Nước Ngoài # Top 6 Like | Maytinhlongthanh.com

Đề Xuất 3/2023 # Giảng Dạy Tiếng Việt Ở Nước Ngoài # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Giảng Dạy Tiếng Việt Ở Nước Ngoài mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

(HNM) – Hơn 40 giáo viên giảng dạy các lớp học tiếng Việt cho kiều bào tại các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đang có mặt tại Hà Nội tham gia khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt dành cho giáo viên người Việt Nam ở nước ngoài (VNƠNN).

Người Việt Nam không nói được tiếng Việt

Ông Hoàng Đức Hà, Ủy viên Thường trực Trung ương Hội Người Campuchia gốc Việt Nam tại Campuchia, Chủ tịch Hội Người Campuchia gốc Việt Nam tại tỉnh Kampot chia sẻ: “Xuất phát từ nhu cầu của bà con, chúng tôi đã mở một lớp dạy tiếng Việt và duy trì trong 5 năm, từ 2009 đến 2014. Tuy nhiên, đến nay lớp học phải tạm dừng vì không có giáo viên dù nhu cầu học tiếng Việt rất lớn. Chỉ một mình tôi là người giảng dạy tiếng Việt cho các em nhưng lại bận nhiều việc. Tôi thấy rất buồn khi thấy phần lớn con em người Việt ở đây không nói được tiếng Việt. Một trong những khó khăn trong giảng dạy tiếng Việt ở đây là không có giáo trình dạy. Đây cũng là lý do khiến tôi về Việt Nam lần này tham dự khóa tập huấn để chia sẻ kinh nghiệm dạy tiếng Việt”.

Hơn 40 học viên tham gia lớp tập huấn chụp ảnh lưu niệm.

Cũng gặp phải những khó khăn trên, giáo viên dạy tiếng Việt tại Trường Lạc Long Quân ở Ba Lan, cô Phạm Thị Lan Anh lại trăn trở: “Mặc dù chưa có nghiệp vụ sư phạm nhưng tôi vẫn tham gia giảng dạy tiếng Việt với niềm đam mê gìn giữ tiếng Việt ở nước ngoài. Trường tiếng Việt Lạc Long Quân có lịch sử 15 năm nay, với 5 cấp ở 5 trình độ tiếng Việt khác nhau. Thế nhưng, sử dụng tài liệu nào để giảng và dạy; theo phương pháp nào cho phù hợp với các học sinh đang là trăn trở lớn với các giáo viên dạy tiếng Việt ở Ba Lan nói chung và với Trường Lạc Long Quân nói riêng”. Cô Lan Anh cũng cảm thấy buồn, vì các con từ 5 đến 7 tuổi còn biết nói tiếng Việt. Khi lớn hơn đi học, ra tiếp xúc với môi trường bên ngoài là quên hết tiếng mẹ đẻ của mình.

Tăng cường giảng dạy tiếng Việt cho người Việt

Đây là năm thứ 3 khóa tập huấn này được Ủy ban Nhà nước về người VNƠNN (Bộ Ngoại giao) phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người VNƠNN Vũ Hồng Nam đánh giá cao sự tham gia, đóng góp của các học viên – những người đang nỗ lực duy trì và gìn giữ ngôn ngữ Việt nơi xa xứ.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga cho biết, từ năm 2004, theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã chủ trì và triển khai đề án dạy và học tiếng Việt đầu tiên cho người VNƠNN. Từ những thành công đạt được cũng như để phù hợp với tình hình mới, hiện Bộ đang thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc số hóa nội dung, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc kết nối và giảng dạy tiếng Việt, tăng cường tương tác trực tuyến giữa giảng viên và học sinh. Đồng thời, Việt Nam cũng đang đàm phán với nhiều nước để tăng số lượng các quốc gia, các trường đại học dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ trên thế giới.

Khóa tập huấn kéo dài từ ngày 10 đến 28-8 tại Hà Nội. Hầu hết các học viên đều mong muốn tìm được phương pháp dạy học và tài liệu chuẩn cho việc dạy tiếng Việt ở nước ngoài. Ông Hoàng Đức Hà chia sẻ: “Chúng tôi cảm ơn các cơ quan, ban, ngành trong nước đã tổ chức khóa tập huấn ý nghĩa này. Đây là sự quan tâm của quê hương trong việc duy trì, gìn giữ văn hóa dân tộc thông qua việc giảng dạy tiếng Việt cho con em chúng tôi ở nước ngoài.

Tập Huấn Giảng Dạy Tiếng Việt Cho Giáo Viên Người Việt Nam Ở Nước Ngoài

Tại Lễ khai mạc ngày 12/8, tại Hà Nội, 80 giáo viên đến từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có mặt và tham dự Khóa tập huấn.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lương Thanh Nghị cho biết: Đối với cộng đồng 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống ở 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tiếng Việt có vai trò hết sức quan trọng trong việc gắn kết cộng đồng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng như duy trì mối liên hệ gắn bó với quê hương đất nước, nhất là trong những gia đình khi các thế hệ thứ 3, thứ 4 hoàn toàn được sinh ra và lớn lên ở nước ngoài.

Việc dạy và học tiếng Việt cũng như bảo tồn tiếng Việt trong cộng đồng, đặc biệt là ở thế hệ trẻ là nguyện vọng chính đáng và là nhu cầu thiết yếu của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành, các địa phương, doanh nghiệp trong nước đã dành nhiều quan tâm và có nhiều hoạt động tích cực hỗ trợ cho công tác dạy và học tiếng Việt của kiều bào ta ở nước ngoài.

Trong 14-15 năm qua, riêng tiếng Việt dành cho người Việt Nam ở nước ngoài đã có 3 Đề án cấp quốc gia hiện do Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai.

Trong 10 năm qua, khoảng 100.000 bộ sách giáo khoa “Quê Việt” và “Tiếng Việt vui” đã được cung cấp cho các địa bàn. Cùng với đó, việc cung cấp các học liệu, xây dựng cơ sở trường lớp và cung cấp trang thiết bị giảng dạy, học tập cũng đã được triển khai, tạo nên hiệu quả thiết thực.

Để đẩy mạnh hơn nữa công tác dạy và học tiếng Việt cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, từ năm 2013, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức các khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt tại Hà Nội cho hàng trăm giáo viên/tình nguyện viên người Việt Nam ở nước ngoài.

Hoạt động này đã được cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đánh giá cao, góp phần cải tiến chất lượng dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng.

Ông Lương Thanh Nghị cho biết, sắp tới Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài sẽ tiếp tục mở lớp tập huấn ở bên ngoài để các thầy cô giáo có thể trau dồi các phương pháp kỹ năng sư phạm cũng như tạo cơ hội để các thầy cô cùng giao lưu trao đổi kinh nghiệm giảng dạy tiếng Việt.

Ông Lương Thanh Nghị tin tưởng rằng, sau khi tham dự khóa tập huấn lần này, các học viên sẽ tiếp tục tham gia tích cực và làm lực lượng nòng cốt thúc đẩy phong trào, nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở sở tại, góp phần tích cực vào việc bảo tồn ngôn ngữ mẹ đẻ cũng như duy trì, phát huy bản sắc dân tộc trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Theo Ban Tổ chức, chương trình học của Khóa tập huấn được nghiên cứu và biên soạn dành riêng cho đối tượng là những người dạy tiếng Việt cho kiều bào ở nước ngoài hứa hẹn sẽ giúp nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng giảng dạy một cách hiệu quả nhất cho học viên.

Chương trình tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, tình nguyện viên dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện từ giai đoạn 2004-2008 đến nay thuộc Đề án “Hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài”.

Hơn 10 năm qua, Chương trình đã cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng cho khoảng 600 giáo viên kiều bào. Mỗi năm có khoảng trên 70 giáo viên kiều bào từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ về nước tham gia khóa tập huấn.

Giáo Viên Giảng Dạy Tiếng Nhật Và Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài

Mô tả công việc:

– Giảng dạy tiếng Nhật.– Giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh.– Giảng dạy văn hóa và phong tục tập quán của Nhật Bản cho các bạn Du học sinh trước khi đi du học tại Nhật Bản.– Chuẩn bị giáo án, giáo trình, lên kế hoạch giảng dạy cho mỗi lớp học.

Quyền lợi được hưởng:

-Mức lương và đãi ngộ: thỏa thuận trực tiếp. -Lương thanh toán dựa trên số giờ làm việc, năng lực và được nhận vào mùng 10 hàng tháng.-Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và năng động.

Yêu cầu khác:

– Tiếng Nhật trình độ N3 (hoặc tương đương) trở lên.– Tiếng Anh giao tiếp lưu loát.– Khả năng giao tiếp, tương tác với học sinh tốt.– Ham thích, nhiệt tình với công việc.– Có kinh nghiệm giảng dạy và dịch thuật hồ sơ là một lợi thế.

Tên công ty:Công ty cổ phẩn Thiền Giới thiệu:

TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT ZENTrung tâm Nhật Ngữ Zen ( Công ty cổ phần Thiền ) là một trong những cơ sở đào tạo tiếng Nhật hàng đầu tại Hà Nội. Với hệ thống cơ sở vật chất chất lượng cao, đội ngũ giáo viên người Nhật và người Việt giàu kinh nghiệm giảng dạy, trung tâm luôn mang đến cho các học viên một không gian học sôi nổi, thú vị và nhiều kiến thức bổ ích.

Được cấp phép của sở giáo dục Hà Nội, trung tâm Nhật Ngữ Zen chính thức đi vào hoạt động từ năm 2007, trên cơ sở hợp tác giữa giám đốc Trần Xuân Hòa, cùng 2 đối tác người Nhật và dưới sự hỗ trợ kỹ thuật từ phía trường tiếng Nhật Meisei, học viên ngôn ngữ quốc tế Toua Nhật Bản. Hiện nay, trung tâm đang được hoạt động dưới sự điều hành của giám đốc Trần Xuân Hòa. Với kinh nghiệm có được từ gần 20 năm học tập, sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, giám đốc Trần Xuân Hòa đã dẫn dắt trung tâm Zen trở thành một trung tâm đào tạo có tiếng tại Hà Nội.

Trung tâm Nhật Ngữ Zen hiện đang tọa lạc tại tòa nhà số 97B – Thụy Khuê – quận Tây Hồ – Thành Phố Hà Nội. Với tổng số 10 phòng học, mỗi phòng có sức chứa 15~20 học sinh, hiện nay tổng số lượng học sinh đang theo học tiếng Nhật và tiếng Việt tại trung tâm đã lên tới gần 400 học sinh trong mỗi kỳ tuyển sinh.

Các phòng học của trung tâm đều được trang bị trang thiết bị hiện đại, giáo cụ trực quan và hệ thống sách giáo trình phục vụ giảng dạy được chuyển trực tiếp từ Nhật Bản. Trung tâm với đội ngũ nhân viên và cách trang trí đẹp mắt, gọn gang luôn cố gắng mang lại cho mọi học viên cảm giác đang được sống trong môi trường đào tạo thực sự của Nhật bản mỗi khi bước chân vào trung tâm.

Đội ngũ giáo viên của trung tâm ngoài các giáo viên người bản ngữ, còn có rất nhiều các thầy cô đã từng là du học sinh từ Nhật Bản về., chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy, học sinh không chỉ được chú trọng phát âm, từ vựng, mà còn được dạy rất người các kiến thức bổ ích về văn hóa, cuộc sống con người Nhật Bản. Trung tâm cũng thường xuyên có các buổi học ngoại khóa, giao lưu giữa học sinh và giáo viên người bản ngữ, giúp các em có cơ hội được luyện và tìm hiểu sự giao thoa giữa nền văn hóa Việt Nam và Nhật Bản.Định hướng trở thành một mô hình thu nhỏ của trường đào tạo tiếng Nhật tại Nhật Bản, trung tâm luôn tự tin là điểm đến của các học viên có mong muốn học tập tiếng Nhật, tìm hiểu về văn hóa và cuộc sống con người Nhật Bản.Thông tin trung tâm:TRUNG TÂM NHẬT NGỮ ZEN ( CÔNG TY CỔ PHẦN THIỀN )Địa chỉ: số 97B – Thụy Khuê – Tây Hồ – Hà NộiTel: 04.37281501/ 62952291Email: info@zen-jsc.com.vn

Việc làm cùng ngành nghề

Về việc làm Giáo Viên Giảng Dạy Tiếng Nhật Và Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài 2015

Tuyển dụng Giáo Viên Giảng Dạy Tiếng Nhật Và Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài năm 2015 đã được chúng tôi kiểm duyệt. Nếu bạn thấy tuyển dụng không chính xác, có dấu hiệu lừa đảo vui lòng báo cho chúng tôi hoặc đăng nhập tài khoản nhà tuyển dụng để chỉnh sửa. Từ khóa tìm kiếmCông ty cổ phẩn Thiền Thành phố Hà Nội tuyển dụng Giáo Viên Giảng Dạy Tiếng Nhật Và Tiếng Việt Cho Người Nước NgoàiĐăng tin tuyển dụng việc làm tại Hà Nội hoàn toàn miễn phí!

Tuyển Sinh Lớp “Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài”

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tuyển sinh khoá đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ “Phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài” như sau:

Đối tượng tuyển sinh:

Người Việt Nam và người nước ngoài có đủ năng lực, có nhu cầu được đào tạo và được cấp chứng chỉ Phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

Hồ sơ đăng ký xét tuyển:

Phiếu đăng ký tham gia khóa học (theo mẫu kèm theo); bản sao bằng cử nhân hoặc sau đại học (nếu có); bản sao giấy khai sinh và chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu) ; bản sao thẻ sinh viên (nếu có);  2 ảnh chân dung cỡ 4 x 6 chụp trong vòng 3 tháng trở lại đây, mặt sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh.

Ghi chú : Các loại văn bằng, thẻ sinh viên, giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu) không bắt buộc nộp bản sao có công chứng. Khi nộp hồ sơ, ứng viên mang theo bản gốc để đối chiếu, kiểm tra.

Thời hạn nộp hồ sơ: Trước ngày 20/4/2016

Nơi nhận hồ sơ:

Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (phòng 27, B7 bis Trần Đại Nghĩa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng. Hà Nội)

Thời gian học: 1,5 tháng, vào tối thứ 4, chiều thứ 7 và chiều chủ nhật hàng tuần

Nhập học (dự kiến): 14h, ngày 23/04/2016 tại Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (B7 Bis, Trần Đại Nghĩa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng. Hà Nội).

Học phí:

– 4.000.000 đ/khóa học (bốn triệu đồng)

– Ưu tiên các đối tượng sau:

+ Sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cộng tác viên đang làm việc tại Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt học phí là: 2.500.000 đ/khóa học (Hai triệu năm trăm ngàn đồng).

+ Sinh viên các trường Đại học khác học phí là 3.000.000 đ/ khóa học (Ba triệu đồng)

Tư vấn tuyển sinh:

– Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (B7 Bis, Trần Đại Nghĩa, Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội). – ĐT: (04). 38694323. Email: vsl@ussh.edu.vn

– Thường trực tuyển sinh: Th.S. Nguyễn Thị Huyền Vân: 0977.899.981 hoặc Th.S. Nguyễn Thị Minh Hạnh: 0904.361.011

Bạn đang đọc nội dung bài viết Giảng Dạy Tiếng Việt Ở Nước Ngoài trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!