Cập nhật nội dung chi tiết về Giảng Dạy Ngữ Pháp Tiếng Việt mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Tình hình giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt hiện nay
Khi nói đến tình hình giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt hiện nay có nghĩa là nói đến tình hình giảng dạy ngữ pháp ở Việt Nam và ở các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, chương trình ngữ pháp tiếng Việt và sách giáo khoa có ghi: “Ngữ pháp chi phối việc sử dụng các đơn vị ngôn ngữ để tạo thành lời nói, làm cho ngôn ngữ thực hiện được chức năng là công cụ giao tiếp trong đời sống xã hội “(2). Và dạy ngữ pháp là “ giúp học sinh có hiểu biết về qui tắc cấu tạo từ, nắm qui tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp”. Tuy nhiên, việc thực hiện sự hiểu biết nầy lại là vấn đề khác.Theo sách giáo khoa và vở bài tập cho thấy các bài tập ngữ pháp chưa đáp ứng nguyên tắc giao tiếp. Ở Úc, từ năm 1991 đã có chương trình mới dành cho việc dạy ngôn ngữ khác tiếng Anh
(Languages Other Than English – LOTE), một chương trình dành cho các lớp từ mẫu giáo đến lớp 10 (Curriculum and Standards Framework – CSF) và một chương trình dành cho lớp 11 và 12 (Study Design). Cả hai chương trình đã có chương trình soạn riêng cho tiếng Việt.Trong các chương trình nầy đều có ghi: ” Mục đích học tiếng Việt: Học sinh học để giao tiếp bằng tiếng Việt với nhiều mục tiêu và tình huống khác nhau” (Goals of learning Vietnamese (LOTE): Students learn to communicate in Vietnamese for many purposes and in many contexts) and “ Students develop an understanding of the way language works. . .” (3- trong CSF). Còn ở trong Study Design thì “ Mục tiêu là dùng tiếng Việt để giao tiếp với người khác và hiểu tiếng Việt như một hệ thống” (Aims: “Use Vietnamese to communicate with others” and “ understand language as a system(4). Như vậy, ở Úc đang áp dụng tiến trình giao tiếp nghĩa là dạy cho học sinh học tiếng Việt để dùng trong giao tiếp và vẫn dạy cho học sinh hiểu cấu trúc tiếng Việt (ngữ pháp) để dùng tiếng Việt. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta chưa có một bộ sách ngữ pháp tiếng Việt thích hợp với phương pháp mới. Còn ở các nước khác như ở Mỹ, Gia Nã Ðại, Pháp, Nhật, Nam Hàn, Hòa Lan cũng có những lớp dạy tiếng Việt nhưng thật khó mà thẩm định vì không có chương trình chính thức, có khi họ theo Úc, có khi họ theo Việt Nam và cũng có khi họ vẫn giữ theo truyền thống cũng bởi họ không có chương trình huấn luyện giáo viên tiếng Việt.
2. Quan niệm ngữ pháp trong tiến trình giao tiếp
Trong tác phẩm của Widdowson (5), cho rằng “ mục đích của việc giảng dạy ngôn ngữ là phát triển khả năng giao tiếp”. Quan điểm chung về ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp như sau: a. Ngôn ngữ là một hệ thống để diễn tả ý nghĩa. b. Chức năng căn bản của ngôn ngữ là dùng để giao tiếp. c. Cấu trúc ngôn ngữ phản ánh trong chức năng và cách dùng giao tiếp. d. Ðơn vị cơ bản của ngôn ngữ không phải chỉ là những yếu tố cấu trúc và ngữ pháp, mà còn là các loại ý nghĩa và chức năng được diễn đạt trong các thể loại dùng ngôn ngữ ( ngữ thể/ văn bản/ ngôn bản/ text type/ discourse forms). Vì quan niệm như thế cho nên mọi qui luật cấu trúc hoạt động ngữ pháp chỉ được rút ra từ căn bản lời nói sinh động, ngữ thể giao tiếp. Trong một tác phẩm khác, Wilkins nói về quan điểm ngữ pháp như sau: ” An analysis of the communicative meanings that a language learner needs to understand and express, rather than describe the core of language through traditional concepts of grammar and vocabulary”(6). Có nghĩa là người học cần hiểu và diễn đạt hơn là mô tả điểm chính của ngôn ngữ bằng quan niệm truyền thống từ pháp và cú pháp.
3. Ngữ pháp tiếng Việt trong một bài học và chương trình tiếng Việt
Khi đã minh định ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, để trao đổi tư tưởng , tình cảm thì việc học trước hết phải được học để sử dụng một phương tiện giao tiếp, tức là hiểu tiếng Việt trong thế vận hành giao tiếp để học sinh có thể sử dụng tiếng Việt để nghe, nói, đọc và viết. Việc dạy lý thuyết và phân tích ngữ pháp tự thân không phải là mục đích học tiếng Việt, có chăng chỉ là phương tiện để nhận diện các đơn vị ngữ pháp để hiểu chức năng của chúng, từ đó, sử dụng chúng trong lời nói, trong giao tiếp. Ngữ pháp tiếng Việt bao gồm tất cả các qui tắc cấu tạo từ, biến đổi từ, kết hợp từ thành ngữ (phrase/ cụm từ), thành câu và các qui tắc liên kết câu để thành đoạn văn và ngữ thể (văn bản/ ngôn bản/ text type/ discourse forms) ( Phụ Bản A). Ví dụ như cách cấu tạo từ đơn tiếng Việt cần đơn giản hóa và tổng hợp (Phụ Bản B). Trong hai chương trình hiện hành, CSF và Study Design đều có đưa ra những điểm ngữ pháp để học sinh học thực hành: “ The student is expected to recognise and use the following grammatical items:. . .” (7) Như vậy, những qui tắc ngữ pháp nhằm giúp học sinh vận dụng từ hiểu sang dùng tiếng Việt hơn là ngừng lại ở sự hiểu biết mà thôi. dấu câu, viết hoa, qui tắc về ngữ điệu khi nói, đọc: khi nói, đọc hết câu phải nghỉ hơi; Ðọc, nói phải đúng giọng điệu phù hợp với với các kiểu câu theo mục đích. Ngày nay, các nhà giáo dục cũng như ngôn ngữ đều cho rằng “đơn vị giao tiếp nhỏ nhất là lời nói, có nghĩa là câu” (Phụ Bản C). Do đó, khi dạy ngữ pháp, dù là từ pháp cũng phải rút ra từ căn bản câu: cấu trúc và phát triển câu. Cũng bởi lý do khi một từ đứng riêng lẻ (ngay cả thực từ), khó mà xác định ý nghĩa của nó. Ví dụ như các từ chỉ bộ phận trên cơ thể con người : chân, tay, mặt. . .Trong khi dùng, chúng ta còn có : Bà Nam có chân trong ban chấp hành. . .Ông Bắc là một tay quần vợt. . .Ý nghĩa của những từ nầy khác xa với ý nghĩa chỉ bộ phận trên cơ thể con người.
4. Giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt như thế nào?
Khi dạy gữn pháp, thông thường gồm có hai phần: Dạy kiến thức ngữ pháp và dạy thực hành ngữ pháp. Việc dạy ngữ pháp, dù là dạy kiến thức ngữ pháp, cũng phải được thực hiện bằng hệ thống bài tập thích hợp. Quan điểm dạy tiếng Việt là tạo hoạt động dùng tiếng Việt để giao tiếp, do đó hệ thống bài tập đi từ (a) nhận diện, phân tích đến (b) tổng hợp ứng dụng vào tình huống giao tiếp. Các bài tập phải theo nguyên tắc giao tiếp thực dụng và trực quan. Ví dụ: Ðề tài học là “Gia đình”. Cho học sinh nghe đàm thoại sau: Mary: – Mai ơi! Tôi nghe nói gia đình Việt Nam có đông người lắm, phải không? Mai : – Có gia đình đông người và cũng có gia đình ít người. Không phải gia đình nào cũng đông cả. Mary: – Như gia đình Mai gồm có những ai? Mai : -Gia đình mình gồm có ông bà, ba mẹ, anh chị và mình. Giáo viên đã có dự kiến trước là qua bài đàm thoại nầy, lấy những điểm ngữ pháp nào để dạy học sinh để có thể soạn bài tập thích hợp. Mấy điểm cần lưu ý khi chọn điểm ngữ pháp để dạy: thông dụng, dễ và ít phức tạp. Từ ví dụ trên, giáo viên có thể chọn điểm ngữ pháp “từ ghép hợp nghĩa” có nghĩa là một từ ghép bởi hai từ đơn đều có nghĩa. Như từ ba/ mẹ, ông/ bà, anh/ chị v.v . .và phát triển thêm những từ khác Bài tập nhận diện, phân tích -Hãy viết lại 3 từ ghép hợp nghĩa trong bài đàm thoại vừa nghe. -Nối hai từ lại với nhau trong các từ sau đây để thành từ ghép hợp nghĩa. -Hãy tìm phần vị ngữ trong các câu sau đây. -Hãy thêm dấu hỏi hoặc ngã vào các từ trong các câu sau đây. -Hãy viết lại các tiếng tính từ trong đoạn văn sau đây. Sau khi cho học sinh làm một vài bài tập về nhận diện, phân tích, tiếp theo giáo viên cho học sinh làm bài tập (hay là hoạt động dùng tiếng Việt) trong tình huống giao tiếp thực và có tính sáng tạo.
Bài tập tổng hợp thực dụng và sáng tạo: Mục đích dạy câu là dạy cho học sinh diễn đạt ý nghĩ trọn vẹn trong tình huống giao tiếp. Bài tập đặt câu thực dụng rất quan trọng trong phát triển lời nói theo tiến trình tự nhiên: đi từ ý đến lời, từ nội dung đến hình thức câu cụ thể nhằm thỏa mản nhu cầu giao tiếp có thật chứ không phải chỉ có tình huống học tập trong lớp. -Ðặt câu với từ “ba mẹ”. a.) . . . . . . . . . . . . . . . . . ba mẹ. (Em đối với ba mẹ như thế nào?) b.) Ba mẹ . . . . . . . . . . . . . . . . . . .(Ba mẹ đã làm gì cho em?) c.) . . . . . . . . . . . . . . . . . . ba mẹ vì ba mẹ . . . . . . . . . . . . . . .) -Hãy viết một đoạn văn ngắn nói về gia đình của em. -Xem hình và trả lời các câu hỏi. -Hãy thêm vào chủ ngữ hoặc vị ngữ để hoàn thành các câu sau đây. Tóm lại, các bài tập ngữ pháp nhằm luyện cho học sinh kĩ năng nhận biết một số đơn vị ngữ pháp, cấu trúc ngữ pháp, ngay cả cấu trúc ngữ âm, nhằm giúp học sinh nói viết theo đúng qui tắc ngữ pháp, chính tả đồng thời nhận biết cái hay và những tinh hoa của tiếng Việt.
Chia Sẻ Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Hàn Cho Người Việt
Tọa đàm lần này là chương trình thứ 3 của dự án Kết nối mạng lưới Đối tác KF (KF Friends Networking) đã khởi động từ năm 2013.
Hơn 50 học giả là những người làm công tác giáo dục trong ngành tiếng Hàn trên khắp cả nước cùng các học giả quốc tế đến từ Học hội giáo dục tiếng Hàn Quốc tế (IAKLE – Hàn Quốc) và Hội giáo viên tiếng Hàn tại Hoa Kỳ (AATK) đã có những tham luận về việc giảng dạy ngữ âm và từ vựng tiếng Hàn: Tìm hiểu vấn đề phát âm của người Việt học tiếng Hàn thông qua phân tích đối chiếu ngữ âm tiếng Hàn – tiếng Việt và phương án giảng dạy; Lỗi từ vựng của người Việt học tiếng Hàn trình độ trung cấp và phương án dạy viết; Đặc điểm phát âm của người Việt học tiếng Hàn và phương án giảng dạy…
Đồng thời, tọa đàm lần này cũng là diễn đàn mở để các đại biểu cùng nhau chia sẻ các kinh nghiệm cũng như phương pháp dạy tiếng Hàn mới nhất hiện nay.
Trong khuôn khổ sự kiện đã diễn ra cuộc họp chiến lược phát triển ngành do GS. TS. Mai Ngọc Chừ, Chủ tịch Hội nghiên cứu khoa học về Hàn Quốc của Việt Nam chủ trì, với sự tham gia của lãnh đạo các khoa, bộ môn đào tạo tiếng Hàn, Hàn Quốc học trên cả nước. Tại cuộc họp, các đại biểu đã điểm lại tình hình dạy và học tiếng Hàn, Hàn Quốc học và đưa ra phương án phát triển của các trường.
Trước đó, vào ngày 13/8, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Jun Dae Joo đã có buổi gặp gỡ với các đại biểu tham dự Tọa đàm nhằm khích lệ, động viên những người làm công tác giáo dục trong ngành tiếng Hàn. Đại sứ cũng bày tỏ hy vọng dự án đưa tiếng Hàn vào giảng dạy tại cấp học THCS, THPT của Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đang xúc tiến sẽ sớm được thực hiện.
D.T
Tuyển Sinh Lớp “Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài”
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tuyển sinh khoá đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ “Phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài” như sau:
Đối tượng tuyển sinh:
Người Việt Nam và người nước ngoài có đủ năng lực, có nhu cầu được đào tạo và được cấp chứng chỉ Phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
Hồ sơ đăng ký xét tuyển:
Phiếu đăng ký tham gia khóa học (theo mẫu kèm theo); bản sao bằng cử nhân hoặc sau đại học (nếu có); bản sao giấy khai sinh và chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu) ; bản sao thẻ sinh viên (nếu có); 2 ảnh chân dung cỡ 4 x 6 chụp trong vòng 3 tháng trở lại đây, mặt sau ảnh ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh.
Ghi chú : Các loại văn bằng, thẻ sinh viên, giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân (hoặc hộ chiếu) không bắt buộc nộp bản sao có công chứng. Khi nộp hồ sơ, ứng viên mang theo bản gốc để đối chiếu, kiểm tra.
Thời hạn nộp hồ sơ: Trước ngày 20/4/2016
Nơi nhận hồ sơ:
Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (phòng 27, B7 bis Trần Đại Nghĩa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng. Hà Nội)
Thời gian học: 1,5 tháng, vào tối thứ 4, chiều thứ 7 và chiều chủ nhật hàng tuần
Nhập học (dự kiến): 14h, ngày 23/04/2016 tại Khoa Việt Nam học và tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (B7 Bis, Trần Đại Nghĩa, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng. Hà Nội).
Học phí:
– 4.000.000 đ/khóa học (bốn triệu đồng)
– Ưu tiên các đối tượng sau:
+ Sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cộng tác viên đang làm việc tại Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt học phí là: 2.500.000 đ/khóa học (Hai triệu năm trăm ngàn đồng).
+ Sinh viên các trường Đại học khác học phí là 3.000.000 đ/ khóa học (Ba triệu đồng)
Tư vấn tuyển sinh:
– Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (B7 Bis, Trần Đại Nghĩa, Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội). – ĐT: (04). 38694323. Email: vsl@ussh.edu.vn
– Thường trực tuyển sinh: Th.S. Nguyễn Thị Huyền Vân: 0977.899.981 hoặc Th.S. Nguyễn Thị Minh Hạnh: 0904.361.011
Giảng Dạy Tiếng Việt Cho Người Nước Ngoài
Hình thức tổ chức lớp học Khoa Việt Nam học sẽ tổ chức nhiều khóa học, lớp học phù hợp với sự lựa chọn của học viên: lớp riêng, lớp nhóm, lớp đoàn,..lớp ban ngày, lớp buổi tối với các trình độ từ sơ cấp đến nâng cao. Các lớp/khóa học được tổ chức linh hoạt tại trường học tại các cơ sở đào tạo của các đối tác, tại va phòng công ty,… Để hỗ trợ cho các thí sinh tham gia kỳ thi Năng lực tiếng Việt, Khoa cũng mở các lớp luyện thi với thời lượng 20 tiết, trong thời gian 2 tuần. 2. Chương trình học Chương trình tiếng Việt (Ngôn ngữ thứ hai) cho người nước ngoài ở khoa Việt Nam học được thiết kế phù hợp cho nhiều đối tượng học, từ sơ cấp đến cao cao cấp. Ở mỗi cấp học, học viên được lĩnh hội những tri thức về tiếng Việt và được rèn luyện những kỹ năng cơ bản trong giao tiếp tiếng Việt nói và viết.
Trình độ Sơ cấp
Chúng tôi có rất nhiều kiểu lớp học với mức học phí khác nhau phù hợp với nguyện vọng cũng như thời gian biểu của bạn:
Học phí thanh toán bằng VND trực tiếp tại văn phòng Khoa Việt Nam học hoặc chuyển khoản.
Học phí lớp nhóm (theo khóa học):
Nếu học viên không thể tham gia học trọn khóa học, hoặc muốn đăng ký học riêng theo nhu cầu cá nhân, chúng tôi cũng có những lớp đặt riêng theo nhóm hoặc lớp học 1-1 (một thầy- một trò).
Học phí dành cho lớp đặt riêng:
Chế độ giảm học phí:
Khoa có chế độ giảm 05% học phí cho những học viên thanh toán toàn bộ học phí trước khi khóa học bắt đầu 03 ngày (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Ví dụ: Nếu khóa học bắt đầu vào ngày 20 của tháng, bạn sẽ được giảm 05% nếu bạn thanh toán học phí vào ngày 17 hoặc trước đó (trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ).
Thời gian tổ chức các khóa học
Tại khoa Việt Nam học, các khóa học tiếng Việt được tổ chức thường xuyên. Trung bình 2 tuần, chúng tôi khai giảng một khóa, ngày khai giảng cụ thể được thông báo trên website của khoa ngay từ đầu năm học.
Khóa thường: Thời gian học là 2 tháng, thời lượng 80 tiết, mỗi ngày 02 tiết (50 phút/tiết).
Khóa cấp tốc: Thời gian học là 1 tháng, thời lượng 80 tiết, mỗi ngày 04 tiết.
Các ca học được bố trí như sau:
Ca 1: 8:00 – 9:50;
Ca 2: 10:00 – 11:50
Ca 3: 13:10 – 15:00;
Ca 4: 15:10 – 17:00
Ca 5: 17:05 – 18:55;
Ca 6: 19:00 – 20:45
Đăng ký học tiếng Việt như thế nào?
Bạn có thể đến văn phòng Khoa Việt Nam học để được tư vấn trực tiếp và đăng ký học hoặc nếu ở xa, bạn có thể đăng ký và nộp đơn qua email. Nhân viên chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách gửi hồ sơ và chuyển khoản học phí.
Hạn chót đăng ký: trước 3 ngày làm việc kể từ ngày khoá học bắt đầu
Hồ sơ đăng ký học tiếng Việt gồm có:
– Đơn xin học
– Bản photocopy hộ chiếu
Khoa sẽ hỗ trợ visa cho học viên đăng ký học tiếng Việt tại Khoa. Học viên có thể đăng kí visa sinh viên thời hạn 3 tháng hoặc 6 tháng. Sinh viên cần trả học phí theo thời gian xin visa (ví dụ: xin visa 6 tháng thì phải trả học phí 6 tháng) + lệ phí visa (840.000VND) + lệ phí hành chánh (300.000VND).
Bạn có thể kiên hệ để tìm hiểu và đăng ký các khóa học tiếng Việt qua các hình thức sau:
Liên hệ trực tiếptại văn phòng Khoa Việt Nam học
Địa chỉ: Phòng A019-C002 , số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP.HCM.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giảng Dạy Ngữ Pháp Tiếng Việt trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!