Đề Xuất 3/2023 # Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2 Tuần 20 Câu 1, 2, 3, 4 Trang 8, 9 # Top 7 Like | Maytinhlongthanh.com

Đề Xuất 3/2023 # Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2 Tuần 20 Câu 1, 2, 3, 4 Trang 8, 9 # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2 Tuần 20 Câu 1, 2, 3, 4 Trang 8, 9 mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Tiền của ai?

Mạc Đĩnh Chi là một vị quan thời nhà Trần. Ông được mệnh danh là “Lưỡng quốc Trạng nguyên” do vừa là Trạng nguyên của Việt Nam, vừa được phong là Trạng nguyên của Trung Quốc khi đi sứ nước này. Không chỉ nổi tiếng là người thông minh tài giỏi mà ông còn nổi tiếng là người rất liêm khiết, thẳng thắn. vì thế, ông luôn được đời ca tụng.

-Thần sẽ làm đúng như ý bệ hạ sai bảo.

Sáng ấy, như thường lệ trời chưa sáng rõ, Mạc Đĩnh Chi đã dậy, ra sân tập quyền. Lúc vào nhầ, bỗng ông kêu lên kinh ngạc:

-Tiền của ai mà đánh rơi nhiều thế kia?

Ông nhặt lên đếm, vừa tròn trăm quan. Ông nghĩ: “Đêm qua không có ai tới, sao lại có tiền rơi?”. Ông liền khăn áo chỉnh tề vào yết kiến nhà vua:

-Tâu bệ hạ, sáng nay thần bắt được 100 quan tiền trước cửa nhà, hỏi khắp nhà không ai nhận, thần xin trao lại để bệ hạ cho người mất của.

Nhà vua mỉm cười bảo:

-Không ai nhận tiền ấy thì ngươi cứ lấy mà dùng…

-Thưa, tiền này không ít, người mất của chắc xót lắm, nên tìm người trả lại thì hơn.

-Nhà ngươi cứ yên tâm, giữ lấy mà dùng. Tiền thưởng cho lòng chính trực, liêm khiết của nhà ngươi đấy.

Bấy giờ Mạc Đĩnh Chi mới vỡ lẽ ra là nhà vua đã thử lòng ông. Ông tạ ơn vừa và về nhà.

(Theo Vũ Ngọc Khánh)

a/ Vì sao Mạc Đĩnh Chi được gọi là “Lưỡng quốc Trạng nguyên”? b/ Nhà vua sai đem 100 quan tiền đến trước nhà Mạc Đĩnh Chi để làm gì? c/ Viết 1 câu ghép nói về tài năng và phẩm chất của Mạc Đĩnh Chi. Phương pháp giải:

a) Con đọc kĩ đoạn văn thứ nhất của câu chuyện.

b) Câu nói sau của nhà vua khiến con có suy nghĩ gì?

“Nhà ngươi cứ yên tâm, giữ lấy mà dùng. Tiền thưởng cho lòng chính trực, liêm khiết của nhà ngươi đấy.”

c) – Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại.

– Nội dung câu ghép cần lập: nói về tài năng và phẩm chất của Mạc Đĩnh Chi.

Lời giải chi tiết:

a) Mạc Đĩnh Chi được gọi là “Lưỡng quốc Trạng nguyên” là bởi ông vừa là trạng nguyên của Việt Nam, vừa được phong là trạng nguyên của Trung Quốc khi đi sứ nước này.

b) Nhà vua sai đem 100 quan tiền đến trước nhà Mạc Đĩnh Chi để thử lòng chính trực và đức liêm khiết của Mạc Đĩnh Chi.

c) Có thể đặt những câu ghép như sau:

– Chẳng những Mạc Đĩnh Chi có tài mà ông còn là người vô cùng chính trực và liêm khiết.

– Mạc Đĩnh Chi không chỉ nổi tiếng là người thông minh, tài giỏi mà ông còn nổi tiếng là người sống liêm khiết, thẳng thắn.

Câu 2 Tìm ba từ đồng nghĩa với từ Công dân Phương pháp giải:

Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước

Lời giải chi tiết:

Ba từ đồng nghĩa với từ công dân đó là: dân, dân chúng, nhân dân

Câu 3 Gạch dưới những từ dùng để nối các vế trong mỗi câu ghép sau:

a/ Hôm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đời của thần nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ.

b/ Qua khỏi thềm nhà, người đàn ông vừa té quỵ thì cây rầm sập xuống.

c/ Quan lập tức cho bắt chú tiểu vì chỉ có kẻ có tật mới hay giật mình.

d/ Làng mạc bị tàn phá, nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về.

Phương pháp giải:

– Xác định các vế câu trong câu ghép.

– Thành phần ở giữa các vế câu có tác dụng nối chính là đáp án cần tìm.

Câu 4 Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong mỗi câu sau:

a/ Khi ông mặt trời nhô lên khỏi mặt biển ….. lúc từng đoàn thuyền ra khơi đã trở về bến ….. những con cá chim, cá song giãy đành đạch.

b/ ……… Hùng không thật xuất sắc trong học tập ……… bạn ấy vẫn được bạn bè nể phục vì sự chăm chỉ của mình.

c/ Tôi ….. Hà cả hai đứa cùng thích đi bơi, đánh cầu lông vào ngày nghỉ.

Phương pháp giải:

– Xét mối quan hệ giữa các vế trong câu.

– Lựa chọn quan hệ từ thích hợp với mối quan hệ đó rồi điền vào.

Lời giải chi tiết:

a/ Khi ông mặt trời nhô lên khỏi mặt biển cũng là lúc từng đoàn thuyền ra khơi đã trở về bến với những con cá chim, cá song giãy đành đạch.

b/ Tuy Hùng không thật xuất sắc trong học tập nhưng bạn ấy vẫn được bạn bè nể phục vì sự chăm chỉ của mình.

c/ Tôi và Hà cả hai đứa cùng thích đi bơi, đánh cầu lông vào ngày nghỉ.

chúng tôi

Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1 Tuần 1 Câu 1, 2, 3, 4 Trang 5, 6

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Đọc bài sau và trả lời câu hỏi. Sông Hồng – Hà Nội

Nước sông Hồng đỏ rực như pha son về mùa lũ, khi phớt hồng như hoa đào về mùa thu, khi pha chút hồng nhẹ như má người con gái vào đầu xuân. Màu nước sông Hồng đặc biệt, không giống bất kì một dòng sông nào.

Ban đêm, từ phía bắc sông Hồng nhìn về Hà Nội, ánh điện lung linh. Những ngọn đèn áp từ cảng Vĩnh Tuy đến cầu Thăng Long như những vì sao xanh. Những ngọn đèn từ cửa sổ nhà cao tầng, ngọn cao, ngọn thấp nhấp nhô như con rồng vàng uốn khúc bay lên. Sao trời và đèn thành phố chen nhau soi bóng như những bông hoa nhài bập bềnh trên sông, vầng trăng là bông hồng vàng đang mở cánh. Dòng sông như đang sóng sánh, ánh trăng sao luôn biến đổi khi tỏ khi mờ.

Thỉnh thoảng trên mặt lại xuất hiện một vài cánh buồm ngược xuôi theo dòng nước lấp lóa trăng sao và ánh điện. Những vì sao và ánh đèn rẽ ra cho thuyền đi, rồi lại lấp lánh cuộn lên sau bánh lái. Mấy con thuyền chài, ngọn đèn dầu le lói trong khoang, nằm im lìm, trầm ngâm trên cồn cát giữa sông.

Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đánh dấu một giai đoạn phát triển mới cuả thủ đô ngàn năm văn hiến. Bức tranh sông Hồng, Hà Nội tương lai chắc chắn sẽ càng thêm rực rỡ đẹp tươi.

(Theo Hà Nội mới )

a/ Màu nước sông Hồng như thế nào ? b/ Cảnh sông Hồng đêm được miêu tả bằng nhiều sự vật. Em hãy ghi lại vẻ đẹp của mỗi sự vật đó:

– Những ngọn đèn cao áp ………..

– Những ngọn đèn màu …………..

– Vầng trăng …………………………

– Thuyền chài ……………………….

c/ Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả cảnh sông Hồng? d/ Theo em, trong tương lai Hà Nội sẽ như thế nào? Phương pháp giải:

a. Em đọc kĩ đoạn văn thứ nhất.

b. Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai và ba.

c. Em đọc kĩ lại đoạn văn thứ 2 và 3 để phát hiện biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng?

d. Em đọc kĩ đoạn văn cuối cùng của bài đọc.

Lời giải chi tiết:

a. Màu nước sông Hồng khi đỏ rực như son về lũ, khi phớt hồng như hoa đào về mùa thu, khi pha chút hồng nhẹ như má người con gái vào đầu xuân. Màu nước sông Hồng đặc biệt, không giống bất kì một dòng sông nào.

b.

– Những ngọn đèn cao áp: như những vì sao xanh.

– Những ngọn đèn màu: ngọn cao, ngọn thấp nhô như con rồng vàng uốn khúc đang bay lên.

– Vầng trăng: là bông hoa hồng vàng đang mở cánh

– Thuyền chài: ngọn đèn dầu le lói trong khoang, nằm im lìm, trầm ngâm trên cồn cát giữa sông.

c. Để miêu tả cảnh sông Hồng tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá và so sánh.

Nhân hoá: Mấy con thuyền chài, ngọn đèn dầu le lói trong khoang, nằm im lìm, trầm ngâm trên cồn cát giữa sông.

So sánh: Sao trời và đèn thành phố chen nhau soi bóng như những bông hoa nhài bập bềnh trên sông.

d. Theo em, trong tương lai Hà Nội sẽ càng thêm rực rỡ và tươi đẹp hơn

Câu 2 Khoanh tròn chữ cái trước từ đồng nghĩa với từ đất nước trong các câu sau:

a) Tổ quốc

b) Non sông

c) Nước nhà

d) Đất đai

Phương pháp giải:

Đất nước: Phần lãnh thổ trong quan hệ được dân tộc làm chủ và sống trên đó.

Lời giải chi tiết:

Vậy từ đồng nghĩa với từ đất nước đó là:

a. Tổ quốc

Lời giải chi tiết:

– Nhóm 1(Chỉ những người không còn sống nữa, đã ngừng thở, tim ngừng đập): chết, hi sinh, toi mạng, quy tiên

– Nhóm 2 (Chỉ một loại phương tiện giao thông đi lại trên đường sắt): tàu hoả, xe lửa

– Nhóm 3 (Chỉ hoạt động đưa thức ăn vào miệng): ăn, xơi, ngốn, đớp

– Nhóm 4 (Chỉ hình dáng bé nhỏ hơn mức bình thường): nhỏ, bé, loắt choắt, bé bỏng

– Nhóm 5 (Chỉ một loại phương tiện giao thông đi lại bằng đường hàng không): máy bay, tàu bay, phi cơ

– Nhóm 6 (Chỉ những diện tích lớn hơn mức bình thường): rộng, rộng rãi, bao la, bát ngát, mênh mông

Câu 4 Đặt câu với từ chết và từ hi sinh để phân biệt hai từ này: Phương pháp giải:

Chết và hi sinh là hai từ đồng nghĩa không hoàn toàn chỉ một người đã ngừng thở, tim ngừng đập nhưng khác nhau về sắc thái biểu hiện.

Chết: Nói một cách chung chung

Lời giải chi tiết:

– Anh ta đã chết ba hôm nay nhưng hàng xóm chẳng ai hay.

– Anh ấy đã hi sinh để bảo vệ bí mật quốc gia.

chúng tôi

Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2 Tuần 22 Câu 1, 2, 3, 4 Trang 15, 16

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Những vòng tròn

Nhớ hồi tôi chừng 7 tuổi, ông nội dẫn tôi đến bên hồ cá trong trang trại rồi bảo tôi thử ném 1 viên đá xuống nước. Sau đó, ông bảo tôi quan sát những vòng tròn tỏa ra trên mặt nước bởi chính viên đá vừa ném. Rồi ông bảo tôi:

-Cháu hãy thử hình dung mình như viên đá kia. Trong đời, cháu cũng có thể tạo ra rất nhiều vòng tròn xao động và chúng sẽ ảnh hưởng đến sự yên bình của tất cả những người xung quanh.

Và rồi ông tiếp tục:

-Hãy luôn nhớ rằng cháu là người chịu trách nhiệm về những gì cháu đã đặt vào trong vòng tròn của chính mình và vòng tròn đó cũng sẽ lan tỏa và chạm vào rất nhiều vòng tròn khác. Vì vậy, hãy sống sao cho những điều tốt đẹp mà vòng tròn của cháu tạo nên được gửi đi như những thông điệp của hòa bình và nhân ái đến khắp mọi người. Ngược lại, những xao động sinh ra từ sự giận dữ hoặc ganh tị chắc chắn sẽ lan tỏa và ảnh hưởng đến những vòng tròn khác. Do đó, cháu cần phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với tất cả những điều trên.

Đó là lần đầu tiên trong đời tôi nhận ra rằng sự yên bình nội tại hay sự bất an trong mỗi con người đều chảy ra thế giới. Vì thế sẽ không thể tạo nên một thế giới hòa bình khi chúng ta đang còn bị vướng bận bởi những xung đột nội tại, hận thù, hồ nghi hay giận dữ bên trong đầu cho những xúc cảm hay ý nghĩ đó có được nói ra hay không.

Mọi khuấy động xung quanh những vòng tròn diễn ra trong mỗi chúng ta đều tràn ra thế giới rộng lớn này, hoặc để tô vẽ thêm vẻ đẹp cho cuộc sống, hoặc cản trở, phá vỡ những vòng tròn khác…

(Hạt giống tâm hồn) a/ Người ông đã làm gì với bạn nhỏ? b/ Người ông đã nói với cháu điều gì sau khi bảo cháu quan sát những vòng tròn tỏa ra trên mặt nước? c/ Tác giả câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? Phương pháp giải:

a. Con đọc đoạn văn thứ nhất.

b. Con đọc lời người ông nói ở phần đầu câu chuyện.

c. Con đọc kĩ nửa cuối câu chuyện.

Lời giải chi tiết:

a. Người ông đã dẫn bạn nhỏ đến bên một hồ cá trong trang trại rồi bảo bạn nhỏ ném thử 1 viên đá xuống nước. Sau đó ông bảo tôi quan sát những vòng tròn toả ra trên mặt nước bởi chính viên đá bị ném.

b. Sau khi bảo cháu quan sát những vòng tròn toả ra trên mặt nước, người ông đã bảo cháu rằng: “Cháu hãy thử hình dung mình giống như những viên đá kia. Trong đời, cháu cũng có thể tạo ra rất nhiều vòng tròn xao động và chúng sẽ ảnh hưởng đến sự bình yên của tất cả những người xung quanh.”

c. Tác giả câu chuyện muốn khuyên chúng ta rằng: Trong cuộc đời, mỗi một người đều có mối quan hệ qua lại và tương tác với những người khác nhau trong xã hội này. Mỗi một lời nói và hành động dù là nhỏ của mình đều sẽ có thể ảnh hưởng tới những người xung quanh. Bởi vậy hãy sống thật trong sáng, lương thiện và hãy gửi những điều tốt đẹp và những thông điệp tích cực tới khắp mọi người.

Câu 2 Điều quan hệ hoặc cặp quan hệ từ thích hợp chỗ trống để hoàn chỉnh những câu ghép sau:

a/ ……… mẹ đã nhắc nhiều, ……… Hồng vẫn không làm bài tập đầy đủ.

b/ ……… em gái tôi rất thích đi xe đạp ……… nó vẫn sợ không dám đi xe một mình.

c/ ……… ông ở xa em ……… ông vẫn theo dõi rất sát tình hình học tập của em.

Phương pháp giải:

– Đọc thật kĩ các câu.

– Xác định mối quan hệ về nghĩa giữa hai vế câu ghép trong câu.

– Lựa chọn quan hệ từ phù hợp để điền vào chỗ trống.

Lời giải chi tiết:

a. Mặc dù mẹ đã nhắc nhiều nhưng Hồng vẫn không làm bài tập đầy đủ.

b. Dù em gái tôi rất thích đi xe đạp nhưng nó vẫn sợ không dám đi xe một mình.

c. Tuy ông ở xa em nhưng ông vẫn theo dõi rất sát tình hình học tập của em.

Câu 3 Khoanh vào chữ cái trước quan hệ từ, hoặc cặp quan hệ từ thế hiện mối quan hệ tương phản giữa hai vế câu.

a/ tuy …. nhưng

b/ dù …. nhưng

c/ tuy

d/ dù

e/ mặc dù

g/ mặc dù …. nhưng

h/ không những … mà còn.

i/ nên

k/ nhưng.

Phương pháp giải:

Quan hệ tương phản là quan hệ đối lập với nhau. Con đọc kĩ các đáp án xem có quan hệ từ nào nằm trong quan hệ đó.

Lời giải chi tiết:

Những quan hệ từ, hoặc cặp quan hệ từ thể hiện mối quan hệ tương phản giữa hai vế là:

a. tuy …. nhưng

b. dù …. nhưng

g. mặc dù ….nhưng

k. nhưng

Câu 4 Khoanh vào chữ cái trước câu ghép có hai vế câu biểu thị quan hệ tương phản.

a/ Nếu trời rét thì con phải mặc áo thật ấm.

b/ Do cha mẹ quan tâm dạy dỗ nên em bé này rất ngoan.

c/ Tuy Nam không được khỏe nhưng Nam vẫn đi học đều.

d/ Mặc dù nhà Lan xa nhưng Lan không bao giờ đi học muộn.

Phương pháp giải:

– Xác định hai vế của câu ghép.

– Xác định quan hệ từ trong câu ghép.

– Xác định xem hai vế câu biểu thị quan hệ gì?

Lời giải chi tiết:

C1 V1 C2 V2

Cặp quan hệ từ trong câu là nếu – thì

C1 V1 C2 V2

Cặp quan hệ từ trong câu là do – nên

C1 V1 C2 V2

Cặp quan hệ từ trong câu là tuy – nhưng

C1 V1 C2 V2

Cặp quan hệ từ trong câu là mặc dù – nhưng

Vậy chọn đáp án: c, d

chúng tôi

Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2 Tuần 34 Câu 1, 2, 3, 4 Trang 59, 60, 61

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1 Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Ngọn nến không cháy

Trong thành phố nọ có hai cha con sống với nhau rất vui vẻ, hạnh phúc. Một hôm, đứa bé gái chẳng may bị bệnh và ra đi mãi mãi. Người cha quá đau khổ, tuyệt vọng, quay lưng lại với tất cả mọi người. Ông chẳng thiết tha gì với cuộc sống nữa. Ông tự nhốt mình trong phòng và khóc mãi.

Một hôm, người cha ngủ thiếp đi và ông mơ thấy một giấc mơ kì lạ. Trong giấc mơ, ông gặp lại một đoàn người rước đèn. Tất cả ngọn đèn đều lung linh tỏa sáng, trừ ngọn đèn của đứa bé cuối. Đứa bé ấy cầm một ngọn nến không được thắp sáng. Nhìn kĩ hơn, ông nhận ra đứa bé ấy chính là đứa con gái bé bỏng của mình.

Ông tiến lại gần và hỏi con rắng: “Tại sao nến của con không cháy?”. Bé gái đã đáp rằng: “Con đã cố lắm nhưng không được cha à! Mỗi lần con thắp lên ngọn nến thì những giọt nước mắt của cha lại dập tắt hết ngọn nến của con”.

Đến đó thì người cha choàng tỉnh. Từ đó, ông lấy lại thăng bằng, lại sống vui vẻ, giúp đỡ mọi người cung quanh bởi ông không muốn những giọt nước mắt của ông lại dập tắt ngọn nến hi vọng của con ông.

(Sưu tầm) a/ Khi đứa con gái bé bỏng qua đời, người cha sống như thế nào? b/ Sau khi mơ gặp lại con gái, người cha sống như thế nào? c/ Câu chuyện cho em bài học gì trong cuộc sống? Phương pháp giải:

a. Con đọc kĩ đoạn văn thứ nhất.

b. Con đọc kĩ đoạn văn thứ 4.

c. Con suy nghĩ gì từ câu “Ông không muốn những giọt nước mắt của ông lại dập tắt ngọn nến hi vọng của con ông”. Đồng thời đọc kĩ lại đoạn văn cuối cùng.

Lời giải chi tiết:

a. Khi đứa con gái bé bỏng qua đời, người cha quá đau khổ, tuyệt vọng, quay lưng lại với tất cả mọi người. Ông chẳng thiết tha gì với cuộc sống nữa. Ông tự nhốt mình trong phòng và khóc mãi.

b. Sau khi mơ gặp lại con gái, người cha bắt đầu lấy lại được thăng bằng trong cuộc sống, ông lại sống vui vẻ và giúp đỡ những người xung quanh mình.

c. Câu chuyện đã đưa đến cho em một bài học trong cuộc sống đó là: Khi mệt mỏi, đau khổ,… hãy khóc nếu cần thiết, hãy khóc cho nhẹ lòng. Nhưng sau đó hãy lau nước mắt đi, dũng cảm và vững vàng tiến về phía trước.

Câu 2 Sắp xếp các từ ngữ sau vào bảng cho phù hợp: quyền hạn, quyền hành, quyền lợi, quyền lực, nhân quyền, thẩm quyền Phương pháp giải:

Con suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết: Câu 3 Nếu tác dụng của dấu gạch ngang trong mỗi trường hợp sau đây:

a/ Trước sinh nhật bà một hôm, chúng tôi xúm lại van nài bà:

– Nhưng liệu các cháu có làm được không? Hay cứ để bà ở nhà giúp một tay.

– Không! Không! – Chúng tôi đồng thanh kêu lên: Chúng cháu tự làm được mà. Chị Hà đã học nấu ăn ở trường rồi đấy bà ạ.

Tác dụng của dấu gạch ngang là: ………

b/ Người kể chuyện cỏ tích Nguyễn Đổng Chi – cũng là nhà sử học, nhà văn tác giả hàng kho chuyện cổ tích ……… đã viết lại truyện: Sự tích sông Cửu Long một cách giản dị, dễ hiểu.

(Phong Thu)

Tác dụng của dấu gạch ngang là: ………

Phương pháp giải:

Tác dụng của dấu gạch ngang:

– Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

– Đánh dấu phần chú thích.

– Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

Lời giải chi tiết: a.

– Dấu gạch ngang thứ nhất, thứ hai và thứ ba có tác dụng đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói trực tiếp của bà và của các cháu trong đoạn hội thoại.

– Dấu gạch ngang thứ tư có tác dụng đánh dấu phần chú thích ở phía sau.

b. Dấu gạch ngang trong đoạn văn có tác dụng đánh dấu phần chú thích ở phía sau.

Câu 4 Dấu ngoặc đơn trong câu nào có thể thay bằng dấu gạch ngang? Hãy ghi lại câu thay thế đó.

a/ Không có gì quý hơn độc lập, tự do. (Hồ Chí Minh)

b/ Pax-can (khi ấy vẫn là sinh viên) đã có nhiều sáng kiến khoa học.

Phương pháp giải:

Con suy nghĩ từ tác dụng của dấu gạch ngang để xét trong từng trường hợp:

– Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

– Đánh dấu phần chú thích.

– Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

Lời giải chi tiết:

Trường hợp ở câu b có thể thay dấu ngoặc đơn bằng dấu gạch ngang như sau:

b. Pax-can – khi ấy vẫn là sinh viên – đã có nhiều sáng kiến khoa học.

chúng tôi

Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Cùng Em Học Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2 Tuần 20 Câu 1, 2, 3, 4 Trang 8, 9 trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!