Cập nhật nội dung chi tiết về Đề Thi Học Kì 2 Môn Tiếng Việt Lớp 5 Năm 2022 Theo Thông Tư 22 mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt có bảng ma trận đề thi
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
Đề thi cuối học kì 2 lớp 5: 2019 – 2020
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ II – LỚP 5 MÔN: TIẾNG VIỆT
Trường: …………………………..
Họ và tên HS: …………………………..
Lớp:………………
MA TRẬN RA ĐỀ MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KỲ II – LỚP 5
I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
1. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm) (35 phút) Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
CHIM HỌA MI HÓT
Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.
Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.
Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.
(Theo Ngọc Giao)
Câu 1: (1 điểm) Con chim họa mi từ đâu bay đến?
A. Từ phương Bắc. B. Từ phương Nam.
C. Từ trên rừng. D. Không rõ từ phương nào.
Câu 2: (0,5 điểm) Những buổi chiều, tiếng hót của chim họa mi như thế nào?
A. Trong trẻo, réo rắt. B. Êm đềm, rộn rã.
C. Lảnh lót, ngân nga. D. Buồn bã, nỉ non.
Câu 3: (0,5 điểm) Chú chim họa mi được tác giả ví như ai?
A. Nhạc sĩ tài ba. B. Nhạc sĩ giang hồ.
C. Ca sĩ tài ba. D. Ca sĩ giang hồ.
Câu 4: (0,5 điểm) Hãy miêu tả lại cách ngủ của chim họa mi?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 5: (0,5 điểm) Vì sao buổi sáng con chim họa mi lại kéo dài cổ ra mà hót?
A. Vì nó muốn khoe khoang giọng hót của mình.
B. Vì nó muốn đánh thức muôn loài thức dậy.
C. Vì nó muốn luyện cho giọng hay hơn.
D. Vì nó muốn các bạn xa gần lắng nghe.
Câu 6: (1 điểm) Nội dung chính của bài văn trên là gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
A. im lặng B. thanh vắng
C. âm thầm D. lạnh lẽo
A. Nó không biết tự phương nào bay đến / Cậu ấy đánh bay mấy bát cơm.
B. Nó từ từ nhắm hai mắt / Quả na đã mở mắt.
C. Con họa mi ấy lại hót / Bạn Lan đang hót rác ở góc lớp.
D. Nó xù lông rũ hết những giọt sương / Chú mèo nằm ủ rũ ở góc bếp.
Câu 9: (0,5 điểm) Hai câu: “Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.” được liên kết với nhau bằng cách nào?
A. Liên kết bằng cách lặp từ ngữ .
B. Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ.
C. Liên kết bằng từ ngữ nối.
Câu 10: (1 điểm) Gạch chân dưới bộ phận vị ngữ trong câu văn sau:
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm.
II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
1. Chính tả nghe – viết (2 điểm, 15 – 20 phút): Bài “Buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh” (TV5 – Tập 2 / Tr.132). Viết đoạn: “Mảng thành phố…òa tươi trong nắng sớm”
2. Tập làm văn (8 điểm, 30 – 35 phút): Hãy chọn một trong các đề sau:
Đề 1: Hãy tả con vật em yêu thích
Đề 2: Hãy tả trường em trước buổi học
Đề 3: Hãy tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy em và để lại cho em nhiều tình cảm tốt đẹp.
Đáp án và biểu điểm đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5
Đề thi học kì 2 lớp 5 năm 2018 – 2019
Tham khảo các đề thi khác lớp 5: Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2016 – 2017 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học Phú Đình, Thái Nguyên năm 2016 – 2017 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm học 2017 – 2018 theo Thông tư 22 – Đề số 2
Bộ Đề Thi Học Kì 2 Môn Tiếng Việt Lớp 3 Theo Thông Tư 22
Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt có đáp án
Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt
1. Đề bài Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt – Đề 1
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: (4đ) Đối đáp với vua
1. Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần.
2. Cao Bá Quát, khi ấy còn là một cậu bé, muốn nhìn rõ mặt vua. Cậu nảy ra một ý, liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm. Quân lính nhìn thấy, xúm vào bắt trói đứa trẻ táo tợn. Cậu bé không chịu, la hét, vùng vẫy, gây nên cảnh náo động ở hồ. Thấy thế, vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi.
3. Câu bé bị dẫn tới trước mặt nhà vua. Cậu từ xưng là học trò mới ở quê ra chơi. Thấy nói là học trò, vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối thì mới tha. Nhìn thấy trên mặt nước lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, vua tức cảnh đọc vế đối như sau :
Nước trong leo lẻo cá đớp cá
Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì, Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, đối lại luôn :
Trời nắng chang chang người trói người
4. Vế đối vừa cứng cỏi, vừa rất chỉnh, biểu lộ sự nhanh trí, thông minh. Vua nguôi giận, truyền lệnh cởi trói, tha cho cậu bé.
Theo QUỐC CHẤN II. Đọc văn bản sau và làm bài tập: (6đ) Nâng niu từng hạt giống
Ông Lương Định Của là một nhà khoa học có công tạo ra nhiều giống lúa mới.
Có lần, một bạn nước ngoài gửi cho viện nghiên cứu của ông mười hạt thóc giống quý, Giữa lúc ấy, trời rét đậm. Ông Của bảo: “Không thể để những hạt giống quý này nảy mầm rồi chết vì rét”. Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông đem gieo trong phòng thí nghiệm. Còn năm hạt kia, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm.
Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt thóc ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh.
Theo Minh Chuyên Câu 1. (0,5 đ) Ông Lương Định Của là:
a, Nhà thiên văn học
b, Nhà sản xuất
c, Nhà khoa học
Câu 2. (0,5 đ) Ông Lương Định Của là nhà khoa học có công tạo ra gì?
a. Thuốc trị bệnh dịch hạch
b. Nhiều giống lúa mới
c. Công trình bảo vệ môi trường
Câu 3. (0,5 đ) Người bạn nước ngoài của Lương Định Của đã gởi gì cho viện nghiên cứu của ông?
a, Năm hạt thóc giống quý
b, Mười loại hạt quý
c, Mười hạt thóc giống quý.
Câu 4. (0,5 đ) Ông Lương Định Của đã làm gì với mười hạt thóc giống đó?
a, Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông đem gieo trong phòng thí nghiệm, năm hạt còn lại ông ủ trong người
b, Ông gieo tất cả mười hạt trong phòng thí nghiệm
c, Cả a, b đều sai.
Câu 5. (0,5 đ) Vì sao ông Của không gieo tất cả mười hạt thóc giống đó?
a, Vì ông muốn để giành năm hạt, chỉ gieo năm hạt
b, Vì ông sợ gieo tất cả những hạt giống quý này khi nảy mầm sẽ chết vì rét
c, Vì trong phòng thí nghiệm của ông chỉ đủ chỗ cho năm hạt giống nảy mầm và lớn lên.
Câu 6. (0,5 đ) Từ cùng nghĩa với từ “Tổ quốc” là:
a. Đất nước
b. Làng xóm
c. Làng quê
b. Chim khách nhảy nhót ở đầu hè
c. Rồi nó lại cất cánh bay, nhẹ như gió thổi
b. Ruộng đồng khô hạn, cây cỏ trụi trơ
c. Anh cua đang bò vào chum nước
Câu 9. (0,5) Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà khoa học Lương Định Của?
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 10. (1 đ) Qua câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống”, em rút ra được bài học gì?
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 11. (0,5đ) Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm trong đoạn văn sau:
Một hôm… ông bảo con:
– Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm …. Con hãy đi làm và mang tiền về đây.
B, Phần luyện từ và tập làm văn I. Luyện từ và câu (4 đ)
Gạch 1 gạch dưới bộ phận chính thứ nhất, gạch 2 gạch dưới bộ phận chính thứ 2 trong các câu sau
a. Cô giáo là người mẹ thứ hai của em
b. Hè đến, tiếng ve kêu râm ran
II. Viết đoạn, bài (6 đ)
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ (7 đến 10 câu) kể về một việc làm tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
Bài làm
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
2. Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt – Đề 1
I. (4đ) II. (6đ) Đọc văn bản và làm bài tập
Câu 1: c
Câu 2: b
Câu 3: c
Câu 4: a
Câu 5: b
Câu 6: a
Câu 7: c
Câu 8: c
Câu 9: Ông rất say mê nghiên cứu khoa học, nâng niu từng hạt giống
Câu 10 : Tùy bài làm của học sinh mà GV đánh giá và ghi điểm.
Câu 11:
Một hôm, ông bảo con:
– Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây.
B. Kiểm tra viết: (10 điểm) I. 4 điểm (HS Tự làm) II. Tập làm văn: (6 điểm)
* Nội dung:
– Bài viết đúng yêu cầu, bố cục, thể thức: 3,0 điểm
* Kĩ năng:
Chữ viết, chính tả: 1,0 điểm
Dùng từ đặt câu: 1,0 điểm;
Cảm xúc, sáng tạo: 1,0 điểm
Tùy bài làm của học sinh mà GV đánh giá và ghi điểm.
Mẫu 1:
Hôm ấy là ngày lao động làm vệ sinh trường lớp. Tổ em được phân công nhổ cỏ ở bồn hoa dưới chân cột cờ. Mọi người lao động rất tích cực. Nắng mỗi lúc một lên cao, mồ hôi đổ ra nườm nượp, ai cũng đã thâm mệt. Các tổ bạn cũng đã sắp hoàn thành công việc nhổ cỏ xung quanh lớp học và quét dọn sân trường. Em với Hòa cùng khiêng thùng rác, ra tận hố cuối vườn trường để đổ. Khi đi ngang hồ sen thấy rác cỏ không biết tổ nào đã đổ xuống đấy. Em nói với Hòa: “Hồ sen nước trong và đẹp thế, bạn nào lại khiêng cỏ tấp xuống đây nhỉ. Mình xuống vớt lên đi. Nếu không vài ngày nữa, nước sẽ đổi màu đấy. Tuy rất mệt nhưng cả hai đứa cũng đã vớt hết sạch số cỏ rác kia. Việc làm của hai đứa em, có thể không ai biết cả, nhưng trên đường về em và Hòa đều rất vui. Vì nghĩ mình cũng đã làm một việc góp phần làm xanh, sạch đẹp môi trường.
3. Đề bài Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt – Đề 2
I. ĐỌC HIỂU
Đọc thầm bài thơ sau:
NGHỆ NHÂN BÁT TRÀNG
Em cầm bút vẽ lên tay
Đất cao lanh bỗng nở đầy sắc hoa:
Cánh cò bay lả bay la
Lũy tre đầu xóm, cây đa giữa đồng.
Con đò lá trúc qua sông
Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa…
Bút nghiêng, lất phất hạt mưa
Bút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn.
Hài hoà đường nét hoa văn
Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng.
(Hồ Minh Hà, Nét vẽ… màu men)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Hình ảnh “đất cao lanh bỗng nở đầy sắc hoa” ý nói gì?
a. Từ đất cao lanh trồng được những bông hoa.
b. Những hình ảnh được vẽ trên đất cao lanh rất đẹp.
c. Từ đất cao lanh nặn được những bông hoa.
Câu 2. Người nghệ nhân đã vẽ lên đất cao lanh những cảnh vật gì?
a. Ngôi nhà, cây dừa, trái táo, quả đào.
b. Cánh cò, luỹ tre, cây đa, con đò, trái mơ, quả bòng, hạt mưa, gợn sóng Tây Hồ.
c. Mưa rào, con tàu, quả na, trăng, mây.
Câu 3. Hai câu thơ “Bút nghiêng lất phất hạt mưa. Bút chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn” ý nói gì?
a. Người nghệ nhân đã vẽ trong mưa.
b. Người nghệ nhân đã vẽ bên Hồ Tây.
c. Người nghệ nhân Bát Tràng đã vẽ nên những vẻ đẹp rất tinh tế.
Câu 4. Bài thơ ca ngợi điều gì?
a. Vẻ đẹp của đồ gốm Bát Tràng.
b. Cảnh đẹp của đất nước ta.
c. Tài hoa của người nghệ nhân Bát Tràng đã vẽ nên những vẻ đẹp của cảnh vật đất nước trên đồ gốm.
Câu 5. Em thích hình ảnh thơ nào nhất? Vì sao?
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống thích hợp.
Người nghệ nhân Bát Tràng thật… (1). Với cây bút… (2), bàn tay… (3) chỉ khẽ… (4) thôi là trên nền đất cao lanh hiện ra những hạt mưa… (5). Bàn tay ấy khẽ… (6) Là hàng ngàn gợn sóng… (7) của Hồ Tây cũng hiện lên.
(lất phất, nghiêng, chao, khéo léo, lăn tăn, đơn sơ, tài hoa)
Câu 2. Nối từng từ ngữ ở cột bên trái với từ có thể kết hợp được ở cột bên phải.
Câu 3. Câu văn nào có sử dụng nhân hoá?
A. Những cánh cò bay lả bay la trên đồng lúa.
B. Những cánh cò chấp chới trên đồng lúa.
C. Những cánh cò phân vân trên đồng lúa.
D. Con đò như một chiếc lá trúc trên dòng sông.
E. Con đò dịu dàng trôi theo dòng nước.
G. Con đò bồng bềnh trên mặt nước.
III. LUYỆN NÓI – VIẾT
Em đã từng được chứng kiến một hoạ sĩ vẽ ra bức tranh, một nghệ nhân làm ra sản phẩm gốm, một nghệ nhân uốn những cái cây bình thường thành hình những con vật ngộ nghĩnh,… Em hãy viết một đoạn văn nói về công việc của hoạ sĩ hoặc nghệ nhân đó.
4. Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt – Đề 2
ĐỌC HIỂU Câu 5. Bài tham khảo số 1
Em thích nhất là hình ảnh thơ “Đất cao lanh bỗng nở đầy sắc hoa”. Đất không thể tự mình nở ra sắc hoa (tức là những cánh cò, luỹ tre, cây đa, con đò lá trúc, trái mơ, quả bòng, hạt mưa,…) mà là người nghệ nhân đã vẽ lên đất cao lanh. Dưới bàn tay tài hoa của người nghệ nhân, những cảnh đẹp bình dị của quê hương hiện lên như muôn ngàn sắc hoa của trời đất. Câu thơ vừa ca ngợi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân, vừa ca ngợi cảnh đẹp thân thuộc của làng quê Việt Nam.
(Theo Phạm Thị Ánh Nguyệt)
Bài tham khảo số 2
Bút nghiêng lất phất hạt mưa. Bút chao, gợn nước Tây Hổ lăn tăn” là hình ảnh thơ mà em thích nhất
Hai câu thơ cho ta thấy người nghệ nhân Bát Tràng rất mực tài hoa. Với cây bút giản dị, bàn tay khéo léo ấy chỉ khẽ nghiêng thôi là trên nền đất cao lanh hiện ngay ra những hạt mưa lất phất, bay nhẹ nhàng nghiêng theo chiều gió. Bàn tay khéo léo ấy chỉ khẽ chao bút là hàng ngàn gợn sóng lăn tăn của Tây Hồ hiện ra thật êm dịu, nên thơ. Những cái “nghiêng”, cái “chao” ấy là cả một nghệ thuật mà những người bình thường không thể làm được.
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1. Thứ tự từ cần điền: (1): tài hoa; (2): đơn sơ; (3): khéo léo:
(3): nghiêng; (5): lất phất; (6): chao; (7): lăn tăn.
Câu 2. Nối a – 4; b – 1; c – 2; d – 3
Câu 3. Chọn đáp án C, E
III. LUYỆN NÓI – VIẾT
Ba em có một thú vui là trồng cây cảnh. Ba sưu tầm rất nhiều thứ cây như lộc vừng, sung, lan bình rượu, cây xanh, đa, cúc mốc, duối,… Ban đầu những cây đó cũng chỉ như các cây bình thường khác, nhưng dưới bàn tay tài nghệ của ba thì ít ai có thể nhận ra nó. Một cây xanh cành lá xum xuê, um tùm, nhưng chỉ với mấy vòng dây thép, ba đã bắt những cành lá ngoan ngoãn uốn mình thành một chú phượng hoàng xanh với đủ mình, cánh, đầu, mỏ. Rồi phần thân cây, ba em cũng khéo léo tạo cho nó mọc giống như đôi chân của chú chim. Còn nữa, cây sung được ba em uốn thành hình con nai, những chùm quả cũng được sắp đặt để mọc thành hai cái tai nhìn rất ngộ. Dưới bàn tay khéo léo của ba em, cây duối cũng duyên dáng uốn mình như một chú công đang xoè đuôi múa. Để làm được một tác phẩm như thế không phải dễ. Ba em phải kì công uốn nắn mấy tháng, có khi là hàng năm trời. Ba nói phải làm từ từ kẻo cây bị đau. Hằng ngày ba luôn dành rất nhiều thời gian để cho chúng uống nước, cắt tỉa những cành lá thừa, nhặt sạch cỏ dại,… Công việc đó không hề nhẹ nhàng, có những khi ba bị gai đâm đên chảy cả máu nhưng ba vẫn rất say mê với nó.
Ba em chăm sóc những cái cây rất cẩn thận và coi đó như một phần cuộc sống của mình. Có những khi ba đứng ngắm chúng đến hàng giờ. Nhìn những cái cây ngộ nghĩnh như vậy, em rất thích và càng thấy yêu và kính phục ba.
……………………………………..
Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 3 năm 2019 – 2020
Đề thi học kì 2 lớp 3 năm 2019 – 2020 môn Tiếng Việt
Đề thi học kì 2 lớp 3 năm 2019 – 2020 môn Toán
Đề Thi Giữa Học Kì 1 Môn Tiếng Việt Lớp 4 Theo Thông Tư 22 Năm 2022
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 có bảng ma trận
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 theo Thông tư 22 năm học 2017 – 2018 có đáp án chi tiết kèm theo và bảng ma trận 4 mức độ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 1 đạt kết quả cao. Đồng thời đề thi giữa kì 1 lớp 4 này cũng sẽ là tài liệu cho các thầy cô tham khảo ra đề thi giữa kì đúng chuẩn các nội dung theo TT 22. Mời các thầy cô cùng các em học sinh tham khảo chi tiết.
Đề bài: Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Tiếng Việt (Đọc) – KHỐI 4 Thời gian: 35 phút Năm học: 2017 – 2018 1. Đọc hiểu văn bản (4 điểm)
Cho bài văn sau:
Về thăm bà
Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gõi khẽ:
– Bà ơi!
Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.
– Cháu đã về đấy ư?
Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương:
– Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!
Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ.
– Cháu đã ăn cơm chưa?
– Dạ chưa.Cháu xuống tàu về đây ngay. Nhưng cháu không thấy đói.
Bà nhìn cháu, giục:
– Cháu rửa mặt đi, rồi nghỉ kẻo mệt!
Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảnh trời xanh.
Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.
(Theo Thạch Lam – Tiếng Việt 4 tập 1 năm 1998)
Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Không gian trong ngôi nhà của bà khi Thanh trở về như thế nào? M1
a. Ồn ào. b. Nhộn nhịp. c. Yên lặng. d. Mát mẻ.
Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
a. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.
b. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
c. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
d. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, miệng nhai trầu.
Câu 3: Tìm những từ ngữ thích hợp điền chỗ chấm M2
Thanh cảm thấy …………………………………………… khi trở về ngôi nhà của bà.
Câu 4: Vì sao Thanh đã khôn lớn rồi mà vẫn “cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ”? M3
Câu 5: Nếu em là Thanh, em sẽ nói gì với bà? (Viết 4 – 5 câu) M4
Câu 6: Trong từ bình yên, tiếng yên gồm những bộ phận nào cấu tạo thành? M1
a. Âm đầu và vần. b. Âm đầu và thanh.
c. Vần và thanh. d. Âm đầu và âm cuối.
Câu 7: Dòng nào sau đây chỉ có từ láy? M2
a. che chở, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng.
b. tóc trắng, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng.
c. che chở, thuở vườn, mát mẻ, sẵn sàng.
d. che chở, thanh thản, âu yếm, sẵn sàng.
Câu 8: Trong câu “Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt.” M2
a. Có 1 động từ (đó là……………………………………….)
b. Có 2 động từ (đó là……………………………………….)
c. Có 3 động từ (đó là……………………………………….)
d. Có 4 động từ (đó là……………………………………….)
Câu 9: Gạch chân dưới từ ngữ có nghĩa của tiếng tiên khác với nghĩ của tiếng tiên trong từ đầu tiên: M2
tiên tiến, trước tiên, thần tiên, tiên phong, cõi tiên, tiên quyết.
Câu 10: Khi trình bày câu nói của một nhân vật, ta có thể kết hợp với những dấu nào? Hãy lấy ví dụ cho mỗi trường hợp đó. M3
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Tiếng Việt (Viết) – KHỐI 4 Thời gian: 60 phút Năm học: 2017 – 2018 1. Chính tả (2 điểm) (15 phút) Mười năm cõng bạn đi học
Ở xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang, ai cũng biết câu chuyện cảm động về em Đoàn Trường Sinh 10 năm cõng bạn đến trường. Quãng đường từ nhà Sinh tới trường dài hơn 4 ki – lô – mét, qua đèo, vượt suối, khúc khuỷu, gập ghềnh. Thế mà Sinh không quản khó khăn, ngày ngày cõng bạn Hanh bị liệt cả hai chân đi về. Nhờ bạn giúp đỡ, lại có chí học hành, nhiều năm liền, Hanh là học sinh tiên tiến, có năm còn tham gia đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện.
Theo báo Đại đoàn kết
2. Tập làm văn (8 điểm) (45 phút)
Viết bức thư gửi người thân ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình học tập của em trong nửa học kỳ I vừa qua.
Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4
A. Phần kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn (khoảng 75 tiếng/ phút) 1 trong 5 bài tập đọc, sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu:
1. Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (TV4 tập 1 trang 4)
2. Một người chính trực (TV4 tập 1 trang 36)
3. Những hạt thóc giống (TV4 tập 1 trang 46)
4. Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca (TV4 tập 1 trang 55)
5. Chị em tôi (TV4 tập 1 trang 66)
HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM
Tổng điểm đọc: 3 điểm, trong đó:
1. Đọc (2 điểm)
– Đọc đúng tiếng, từ trong đoạn văn: 0,5 điểm
+ Đọc sai 3 tiếng đến 5 tiếng: 0,25 điểm
+ Đọc sai 6 tiếng trở lên: 0 điểm
– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm
+ Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 3 đến 4 chỗ: 0,25 điểm
+ Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 5 chỗ trở lên: 0 điểm
– Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm
+ Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,25 điểm
+ Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm
– Tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 75 tiếng/phút): 0,5 điểm
+ Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,25 điểm
+ Đọc trên 2 phút: 0 điểm
2. Trả lời câu hỏi (1 điểm)
Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (tùy theo mức độ có thể ghi 0,75 – 0,5 – 0,25 điểm.
II. Đọc hiểu văn bản và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản
Câu 1: Khoanh c
Câu 2: Khoanh b
Câu 3:
được bà che chở, thanh thản, bình yên
Câu 4:
Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương.
Câu 5: Học sinh có thể viết”
2. Kiến thức tiếng Việt
Câu 6: Khoanh c
Câu 7: Khoanh a
Câu 8: Khoanh c (đó là đến, múc, rửa)
Câu 9: tiên tiến, trước tiên, thần tiên, tiên phong, cõi tiên, tiên quyết.
Câu 10:
Khi trình bày câu nói của một nhân vật, ta có thể kết hợp với dấu hai chấm và dấu ngoặc kép hoặc dấu hai chấm và dấu gạch ngang đầu dòng.
Ví dụ:
Cách 1: Bà tiên nói: “Con thật hiếu thảo.”
Cách 2: Bà tiên nói:
– Con thật hiếu thảo.
Câu 1: Khoanh đúng
Câu 2: Khoanh đúng
Câu 3: Điền đúng
Câu 4:
– Nếu có ý đúng, có thể ghi điểm theo các mức 0,75 – 0,5 – 0,25 điểm
Câu 5:
– Nếu có ý đúng, có thể ghi điểm theo các mức 1,25- 1 -0,75 – 0,5 – 0,25 điểm
Câu 6: Khoanh đúng
Câu 7: Khoanh đúng
Câu 8:
Khoanh đúng
Điền đúng
Câu 9:
Gạch chân đúng 1 từ
Câu 10:
– Trả lời đúng
– Tìm ví dụ đúng và đủ hai cách
B. Phần kiểm tra viết 1. Chính tả (2 điểm) Mười năm cõng bạn đi học
Ở xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang, ai cũng biết câu chuyện cảm động về em Đoàn Trường Sinh 10 năm cõng bạn đến trường. Quãng đường từ nhà Sinh tới trường dài hơn 4 ki – lô – mét, qua đèo, vượt suối, khúc khuỷu, gập ghềnh. Thế mà Sinh không quản khó khăn, ngày ngày cõng bạn Hanh bị liệt cả hai chân đi về. Nhờ bạn giúp đỡ, lại có chí học hành, nhiều năm liền, Hanh là học sinh tiên tiến, có năm còn tham gia đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện.
Theo báo Đại đoàn kết
– Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 2 điểm
Trong đó:
+ Tốc độ viết đạt yêu cầu (75 chữ/15 phút), chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ, kiểu chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm.
Nếu chữ viết không rõ ràng, trình bày bẩn có thể trừ 0,5 – 0,25 điểm cho toàn bài, tùy theo mức độ.
+ Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.
Với mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định, viết thiếu tiếng), từ lỗi thứ 6 trở lên, trừ 0, 2 điểm/ 1 lỗi.
Nếu 1 lỗi chính tả lặp lại nhiều lần thì chỉ trừ điểm 1 lần.
2. Tập làm văn (8 điểm)
Viết được lá thư gửi cho một người thân ở xa, đủ các phần đúng theo yêu cầu, câu văn hay, đúng ngữ pháp, diễn đạt gãy gọn, mạch lạc, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp, rõ 3 phần.
Thang điểm cụ thể:
– Phần đầu thư (1 điểm) Nêu được thời gian và địa điểm viết thư
Lời thưa gửi phù hợp
– Phần chính (4 điểm) Nêu được mục đích, lí do viết thư
Thăm hỏi tình hình của bạn
Thông báo tình hình học tập của bản thân
Nêu ý kiến trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người thân
+ Nội dung (1,5 điểm)
+ Kĩ năng (1,5 điểm)
+ Cảm xúc (1 điểm)
– Phần cuối thư (1 điểm) Lời chúc, lời cảm ơn hoặc hứa hẹn
Chữ kí và họ tên
– Trình bày:
+ Chữ viết, chính tả (0,5 điểm) Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp, viết đúng
+ Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) Viết đúng ngữ pháp, diễn đạt câu văn hay, rõ ý, lời văn tự nhiên, chân thực.
+ Sáng tạo (1 điểm) Bài viết có sự sáng tạo.
Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7 – 6,5 – 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.
Bảng ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4
Đề Thi Học Kì 2 Môn Tiếng Việt Lớp 1 Có Bảng Ma Trận Đề Thi Theo Thông Tư 22
Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 1
Để biết sâu hơn về đề thi học kì 2 lớp 1 năm 2020, mời các bạn vào đường link sau để tải về trọn bộ: Đề thi học kì 2 lớp 1 môn tiếng Việt 2020 và Đề thi học kì 2 lớp 1 môn Toán 2020.
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 1
2. Đề bài Đề thi cuối học kì 2 lớp 1 môn Tiếng Việt năm 2019 – 2020
I. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe, nói (7 điểm): Đọc to và rõ: II. Kiểm tra đọc hiểu (3 điểm): Con chuồn chuồn nước Bàn tay mẹ (Sách TV 1/tập 2-trang 55) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lung chú lấp lánh. Bốn cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.
Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vụt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ.
Câu 1: Đoạn văn con chuồn chuồn đang ở đâu? (0,5đ)
a, Trong nước
b, Trên hồ nước
c, Trên mặt ao
d, Trên cánh đồng
Câu 2: Con chuồn chuồn tung cánh bay như thế nào? (0,5đ)
a, rung rung
b, vụt lên
c, phân vân
d, lướt nhanh
Câu 3: Tìm từ trong bài điền vào chỗ trống: (0,5đ)
a, Bốn cái cánh……………………..như giấy bóng
b. Hai con mắt………………………………………..như thuỷ tinh
Câu 4: Đoạn văn trên em biết về: (0,5đ)
a, vẻ đẹp con chuồn chuồn
Câu 5: Hãy viết một câu nói về chuồn chuồn mà em biết:(1đ)
b, vẻ đẹp mùa thu
c, vẻ đẹp hồ nước
d, vẻ đẹp cây lộc vừng
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Bài 1 (0,5đ): Điền áng và án vào chỗ trống:
Thân hình cường tr…….. Bé có tr……. dô
Bài 2 (0,5đ): Điền oắt và ắt vào chỗ trống:
Mũi dao nhọn h……… Bé h……. xì hơi
Bài 3 (0,5đ): Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ em chọn ở cột B để thành câu.
Bài 4 (0,5đ): Em hãy chọn 1 từ trong dấu ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
Tháp mười đẹp nhất ……….
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
(bông sen, bông hoa, bông lựu, bông huệ)
Bài 5 (1đ) Viết tên 5 loại hoa mà em biết.
1. Đọc thành tiếng: 7 điểm
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
3. Đáp án Đề thi cuối học kì 2 lớp 1 môn Tiếng Việt năm 2019 – 2020
– Đọc to, rõ ràng. 1 điểm
– Đọc đúng tiếng, từ 2 điểm
(có 4 lỗi 1 điểm, trên 4 lỗi 0 điểm)
2. Đọc hiểu: 3 điểm.
– Ngắt nghỉ hơi đúng 1 điểm
– Tốc độ 40 – 50 tiếng/ 1 phút 2 điểm
– Trả lời đúng câu hỏi về ND đoạn đọc 1 điểm
Câu 1.(0. 5 điểm). b. Trên mặt hồ
Câu 2.(0. 5 điểm). b. Vụt lên
Câu 3.
a (0. 5 điểm). mỏng
3. Chính tả: 7 điểm
b. (0. 5 điểm). long lanh
Câu 4.(0. 5 điểm). Vẻ đẹp con chuồn chuồn
Câu 5. (1 điểm). Em tự viết
– Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ thường, cỡ chữ nhỏ: 2 điểm
4. Bài tập: 3 điểm
– Viết đúng từ ngữ, dấu câu: 2 điểm
– Tốc độ đạt yêu cầu: 2 điểm
– Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm
Câu 1. (0, 5 điểm) Thân hình cường tr áng Bé có tr án dô
Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm) HỌC TRÒ CỦA CÔ GIÁO CHIM KHÁCH
Câu 2. (0, 5 điểm) Mũi dao nhọn h oắt Bé h ắt xì hơi
Câu 1. (1 điểm) Hoa Hồng, Hoa Cúc, Hoa Phong Lan, Hoa Bưởi, Hoa Sen.
4. Đề bài Đề thi cuối học kì 2 lớp 1 môn Tiếng Việt năm 2018 – 2019
Câu 1: Trong lớp Cô giáo Chim Khách có mấy học trò đến lớp? Đó là ai?
Cô giáo Chim Khách dạy cách làm tổ rất tỉ mỉ. Chích Chòe con chăm chú lắng nghe và ghi nhớ từng lời cô dạy. Sẻ con và Tu Hú con chỉ ham chơi, bay nhảy lung tung. Chúng nhìn ngược, ngó xuôi, nghiêng qua bên này, bên nọ, không chú ý nghe bài giảng của cô. Sau buổi học, cô giáo dặn các học trò phải về tập làm tổ. Sau mười ngày cô sẽ đến kiểm tra, ai làm tổ tốt và đẹp, cô sẽ thưởng.
(Nguyễn Tiến Chiêm)
TRẢ LỜI CÂU HỎI: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Mức 1
Câu 2: Cô giáo Chim Khách dạy điều gì cho Chích Chòe con, Sẻ con và Tu Hú con? Mức 1
A. Có hai học trò là Chích Chòe Con, Sẻ con
B. Có ba học trò là Tu Hú con, Chích Chòe Con, Sẻ con
C. Có ba học trò là Chim Khách, Chích Chòe Con, Sẻ con
Câu 3: Chích Chòe con có tính tình thế nào? Mức 2
A. Dạy cách bay chuyền
B. Dạy cách kiếm mồi
C. Dạy cách làm tổ
Câu 4: Sau buổi học cô giáo dặn học trò điều gì? Mức 2
A. Chăm chỉ
B. Ham chơi
C. Không tập trung
B. Phải tập bay cho giỏi
Phần 2:
C. Phải tập làm tổ cho tốt
Em yêu mùa hè
Ví dụ: cô giáo
……………………………………………………………………………
I. Viết chính tả (7 điểm)
Em yêu mùa hè
Có hoa sim tím
Mọc trên đồi quê
Rung rinh bướm lượn
Thong thả dắt trâu
II. Bài tập: (3 điểm)
Trong chiều nắng xế
Em hái sim ăn
Sao mà ngọt thế!
a. Điền vần: ăn hay ăng?
Bé ngắm tr…….
Mẹ mang ch…. ra phơi n…..
Câu 2: Nối chữ ở cột A với cột B để tạo câu: (1 điểm) Mức 2
b, Điền ần: on hay ong
Bé chạy lon t…
Phần 1: Đọc hiểu
Trời tr… xanh
Câu 1: Trong lớp Cô giáo Chim Khách có mấy học trò đến lớp? Đó là ai?
Nhà em, có, rất, chú chó, đáng yêu
5. Đáp án Đề thi cuối học kì 2 lớp 1 môn Tiếng Việt năm 2018 – 2019
Câu 2: Cô giáo Chim Khách dạy điều gì cho Chích Chòe con, Sẻ con và Tu Hú con? Mức 1
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 3: Chích chòe con có tính tình thế nào? Mức 2
Mức 1
Câu 4: Sau buổi học cô giáo dặn học trò điều gì? Mức 2
B. Có ba học trò là Tu Hú con, Chích Chòe Con, Sẻ con
A. Chăm chỉ
Phần 2: Chính tả I. Viết chính tả (7 điểm)
C. Phải tập làm tổ cho tốt
chăm chú, lắng nghe, ghi nhớ, kiểm tra.
Mỗi từ đạt 0,25 điểm
– Viết đúng tốc độ đạt 2 điểm
II. Bài tập Câu 1:
– Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ đạt 2 điểm
– Viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi đạt 2 điểm
– Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp đạt 1 điểm
a. Điền vần: ăn hay ăng?
Bé ngắm trăng
Mẹ mang chăn ra phơi nắng
b, Điền ần: on hay ong
Bé chạy lon ton
Trời trong xanh
Mỗi chữ, vần điền đúng đạt 0,25 điểm
Cần ghép như sau:
– Bạn Lan là người Hà Nội.
– Người là vốn quý nhất.
– Cô giáo là người mẹ thứ hai của em.
– Trẻ em là tương lai của đất nước.
I/ ĐỌC THÀNH TIẾNG (7điểm) Chú gà trống ưa dậy sớm
Mỗi câu nối đúng đạt 0,25 điểm
Nhà em có chú chó rất đáng yêu.
6. Đề bài Đề thi cuối học kì 2 lớp 1 môn Tiếng Việt số 1
Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá.
TRẢ LỜI CÂU HỎI:
Trong bếp, bác mèo mướp vẫn nằm lì bên đống tro ấm. Bác lim dim đôi mắt, luôn miệng gừ gừ kêu: “Rét! Rét!”
Thế nhưng, mới sớm tinh mơ, chú gà trống đã chạy tót ra giữa sân. Chú vươn mình, dang đôi cánh to, khỏe như hai chiếc quạt, vỗ cánh phành phạch, rồi gáy vang: ”Ò … ó … o … o …”
Theo sách Tiếng Việt lớp 2 cũ
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Bác mèo mướp nằm ngủ ở đâu? (0,5 điểm)
A. Bên đống tro ấm
B. Trong bếp
C. Trong sân
D. Ngoài vườn
Câu 2: Mới sớm tinh mơ, con gì đã chạy tót ra giữa sân? (0,5 điểm)
A. Mèo mướp
B. Chú gà trống
C. Chị gà mái
D. Chó xù
Câu 3: Chú gà trống chạy tót ra giữa sân để làm gì? (0,5 điểm)
A. Tắm nắng
B. Nhảy múa
C. Tìm thức ăn
D. Gáy vang: Ò…ó…o… o…!
Câu 4: Ý nào diễn tả đôi mắt của bác mèo mướp (0,5 điểm)
A. Tròn xoe như hai viên bi
B. Lim dim đôi mắt
C. Đôi mắt sáng long lanh
D. Đôi mắt sáng rực lên
Câu 5: Em hãy viết câu tả đôi cánh chú gà trống. (1 điểm)
B. KIỂM TRA VIẾT I. Viết chính tả (7 điểm) Hoa mai vàng
II. Kiểm tra Nghe – Nói (1 điểm) Giáo viên: Hỏi 1 trong 2 câu sau:
1. Em đã bao giờ nhìn thấy con mèo chưa?
II. Bài tập: (3 điểm)
2. Hãy kể tên những loại mèo mà em biết?
Nhà bác Khải thật lắm hoa, có vài trăm thứ,rải rác khắp cả khu đất. Các cánh hoa dài ngắn, đủ sắc xanh đỏ trắng vàng, đủ hình đủ dạng.
Mai thích hoa nhài, hoa mai, nhất là hoa mai vàng.
Câu 1: Điền vào chỗ trống: (0,5 điểm)
a) Điền g hay gh: . . . à gô . . .ế gỗ
b) Điền s hay x: hoa . . .en quả … oài
Câu 2: Nối theo mẫu: (1 điểm).
Ma trận câu hỏi đề kiểm tra môn Tiếng Việt số 1
Câu 3: Điền oang hay oăng: (0,5 điểm) vết dầu l………….
Câu 4: Hãy kể tên các bộ phận của con gà trống? (1 điểm)
7. Ma trận Đề thi cuối học kì 2 lớp 1 môn Tiếng Việt số 1
Đề thi cuối học kì 2 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020:
Đề thi cuối học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020:
Bộ đề thi cuối học kì 2 lớp 1 năm 2019 – 2020 đầy đủ các môn
Bạn đang đọc nội dung bài viết Đề Thi Học Kì 2 Môn Tiếng Việt Lớp 5 Năm 2022 Theo Thông Tư 22 trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!