Đề Xuất 5/2023 # Đề Án Dạy Và Học Tiếng Dân Tộc Mường Giai Đoạn 2022 # Top 13 Like | Maytinhlongthanh.com

Đề Xuất 5/2023 # Đề Án Dạy Và Học Tiếng Dân Tộc Mường Giai Đoạn 2022 # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Đề Án Dạy Và Học Tiếng Dân Tộc Mường Giai Đoạn 2022 mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Được đăng: 11 Tháng 10 2019

Lượt xem: 1558

Trong quý II năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã ban hành Quyết định số 1349/QĐ-UBND  ngày 28/6/2019, về việc Phê duyệt Đề án dạy và học tiếng dân tộc Mường giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn đến năm 2035 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Với mục tiêu đưa chữ viết của dân tộc Mường trở thành một nhân tố nền tảng, bền vững trong việc giáo dục đạo đức, lòng tự tôn dân tộc thông qua các giá trị văn hóa đối với thế hệ trẻ, đóng góp vào sự đa dạng trong văn hóa các dân tộc anh em, đồng thời góp phần vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Theo nội dung của Đề án, việc dạy và học tiếng nói, chữ viết dân tộc Mường được tổ chức dưới nhiều hình thức cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên ở tất cả các bậc học, cấp học trên địa bàn tỉnh với mục tiêu: đến năm 2021, có 5% cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành chương trình học tiếng Mường; đến năm 2022, 100% học sinh, sinh viên trong địa bàn tỉnh Hòa Bình được học tiếng Mường. Đến năm 2025, có trên 20% cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành chương trình học tiếng Mường. Đến 2035, 100% cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc Mường sử dụng thành thạo tiếng Mường, cụ thể như sau:

Từ năm 2018 đến 2020: Tiếp thu chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc triển khai xây dựng Đề án; tổ chức xây dựng Đề án; Xây dựng đội ngũ chuyên gia, giảng viên cốt cán dạy tiếng dân tộc Mường; tổ chức khảo sát thực tế tại 4 Mường Bi- Vang- Thàng- Động; Xây dựng tài liệu giáo trình; Đào tạo đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc Mường cho các trường học trong tỉnh (khoảng 500 giáo viên).

Từ năm 2021 đến 2025: Triển khai dạy và học thí điểm ở các trường dân tộc nội trú (DTNT), một số trường phổ thông, 01 trung tâm GDTX-GDNN, trường CĐ, TCCN và Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình; Triển khai dạy thí điểm cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (dự kiến 01 lớp); Triển khai giai đoạn 1 cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (25% CBCC, VC trong toàn tỉnh, khoảng 4.000 người tham gia).

Từ năm 2026 đến 2035: Dạy đại trà cho sinh viên các trường cao đẳng, trung cấp, học sinh các trường phổ thông, học viên các trung tâm GDTX-GDNN, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có nhu cầu trong tỉnh và các địa phương lân cận có nhu cầu.

Để thực hiện Đề án có 5 nhóm giải pháp được đưa ra cụ thể về: Thể chế, cơ chế thực hiện; Xây dựng đội ngũ giảng viên, giáo viên dạy tiếng dân tộc Mường; Xây dựng chương trình, tài liệu và sách giáo khoa; Cơ sở vật chất.

Đề án dạy và học tiếng dân tộc Mường được xây dựng và tổ chức thực hiện sẽ góp phần quan trọng vào sự thành công trong triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra./.

( Kèm theo đề án)

Khẩn Trương Đưa Đề Án “Dạy Và Học Tiếng Nói, Chữ Viết Dân Tộc Mường” Đi Vào Cuộc Sống

(HBĐT) – Tỉnh ta hiện có trên 63% dân số là đồng bào người dân tộc Mường, tuy nhiên, có một thực tế là bản sắc văn hóa dân tộc Mường, nhất là tiếng nói đã bị phai nhạt khá nhiều. Lợi thế về bản sắc văn hóa các dân tộc nói chung, dân tộc Mường nói riêng cũng chưa được khai thác, phát huy hiệu quả để làm động lực cho phát triển KT-XH của tỉnh. Do đó, sau một thời gian nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng, Đề án “Dạy và học tiếng nói, chữ viết dân tộc Mường” được ban hành đã mang đến nhiều hy vọng, kỳ vọng mới cho việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc địa phương cũng như phát huy tiềm năng, lợi thế nội lực trong bản sắc văn hóa dân tộc Mường.

Ngành GD&ĐT tổ hoạt động ngoại khóa tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc Mường cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh.

Theo số liệu khảo sát, toàn tỉnh hiện có 2.180 cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện; trong đó có 802 công chức là người dân tộc thiểu số (DTTS), tức là có 1.378 cán bộ, công chức không phải là người dân tộc cần được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã và viên chức y tế toàn tỉnh hiện là 5.946 người, trong đó, DTTS là 3.698 người, tức là có 2.248 cán bộ, chuyên trách, công chức xã, viên chức y tế không phải là người dân tộc cần được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường. Số lượng công chức, viên chức sự nghiệp và các tổ chức hội cấp tỉnh, huyện hiện là 23.063 người, trong đó DTTS là 11.808 người, tức có 11.255 người cần được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường. Như vậy, toàn tỉnh hiện có tổng số 16.331 cán bộ, công chức, viên chức không phải là người DTTS cần được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường. Có thể thấy, nhu cầu cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh không phải là người DTTS cần được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường rất lớn.

Trước mắt, đối tượng đề án hướng tới là cán bộ quản lý các cấp (người dân tộc Mường và các dân tộc khác có nhu cầu học tiếng nói và chữ viết tiếng Mường) trên địa bàn tỉnh; cán bộ, công chức, viên chức; học sinh các trường phổ thông, sinh viên các trường cao đẳng, trung cấp, học viên các trung tâm GDTX-GDNN trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, các ngành đang phối hợp xây dựng đội ngũ chuyên gia và giảng viên cốt cán giảng dạy tiếng dân tộc Mường thuộc các sở, ban, ngành. Đồng thời, tiến hành xây dựng tài liệu, giáo trình chung, chương trình chi tiết, sách giáo khoa chữ Mường cho từng đối tượng người học. Dự kiến, toàn tỉnh sẽ đào tạo khoảng 500 giáo viên dạy tiếng dân tộc Mường trong các trường học. Sẽ bắt đầu triển khai dạy và học thí điểm tại các trường DTNT, một số trường phổ thông, trung tâm GDTX – GDNN, trường cao đẳng Sư phạm Hòa Bình và 1 trường cao đẳng khác bắt đầu từ tháng 1/2021. Dự kiến bắt đầu triển khai dạy thí điểm cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tháng 5/2021.

Thực tế cho thấy, bản sắc văn hóa Mường như ẩm thực, lễ hội, trang phục, nhà ở… có những đóng góp không nhỏ trong việc làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần người dân cũng như thúc đẩy kinh tế với các ngành nghề sản xuất truyền thống, du lịch. Do đó, việc dạy và học tiếng dân tộc Mường không chỉ là cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà còn góp phần phát triển bản sắc văn hóa địa phương, tạo động lực cho tăng trưởng KT-XH của tỉnh.

Dạy Tiếng Dân Tộc Cho Học Sinh Người Dân Tộc

Điện Biên TV – Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc trong đó khuyến khích thế hệ trẻ trong đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình là một trong những yếu tố góp phần giữ gìn, bảo tồn, củng cố và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc. Tại huyện Tuần Giáo chương trình dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh đã được triển khai tại 15 trường tiểu học và trung học cơ sở.

Lớp học dạy tiếng Thái cho học sinh tại huyện Tuần Giáo.

Năm 2011, trường PTDTBT Tiểu học Ta Ma là một trong những đơn vị trường học đầu tiên triển khai dạy tiếng Mông theo Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở giai đoạn 2011 – 2020.  Chương trình được triển khai từ lớp 3 đến lớp 5, học sinh đã tương đối thuần tiếng phổ thông nên việc nắm bắt kiến thức tiếng Mông khá thuận lợi.

Tuy nhiên, theo thầy giáo Nguyễn Phúc Đồng, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết việc dạy tiếng dân tộc cũng gặp một số khó khăn. ĐÓ là nội dung kiến thức còn hơi nặng với học sinh khối lớp 3 bởi một số phần học sinh hơi khó nhớ và khó hiểu. Do vậy, đề nghị trong thời gian tới Đề án nên giảm tải bớt chương trình cho khối lớp 3.

Chủ động truyền dạy tiếng dân tộc cho học sinh, đội ngũ giáo viên là người dân tộc Thái, dân tộc Mông đã sáng tạo, linh hoạt làm đồ dùng dạy học và sử dụng phù hợp với đặc thù và vùng miền nhằm nâng cao chất lượng truyền thu tiếng dân tộc. Đồng thời lựa chọn lồng ghép giới thiệu văn hóa, phong tục tập quán, các trò chơi dân gian,… của các dân tộc thông qua các chương trình chính khóa, ngoại khóa, các hoạt động tập thể.

Khuyến khích thế hệ trẻ trong đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình là một trong những yếu tố góp phần giữ gìn, bảo tồn, củng cố và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc.

Ông Đỗ Văn Sơn, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tuần Giáo, cho biết: Năm học 2011 – 2012, khi bắt đầu triển khai Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở giai đoạn 2011 – 2020, huyện Tuần Giáo chỉ có có 2 trường, 4 lớp và 85 học sinh học tiếng Thái; 1 trường, 2 lớp và 48 học sinh học tiếng Mông. Đến nay, sau gần 10 năm triển khai thực hiện Đề án quy mô trường, lớp, học sinh học tiếng dân tộc trên địa bàn huyện Tuần Giáo được mở rộng theo từng năm.

Tiếp tục gìn giữ, phát huy giá trị ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc, huyện Tuần Giáo  đang vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học môn tiếng Việt vào dạy tiếng dân tộc; ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; xây dựng đội ngũ quản lý viên chức quản lý chỉ đạo dạy tiếng dân tộc có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, hiểu biết tiếng, chữ viết và văn hóa dân tộc… theo tinh thần Nghị quyết số 03/NQ-TW về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc./.

Việt Hòa/DIENBIENTV.VN  

Mở Lớp Dạy Tiếng Dân Tộc Mường Cho Cán Bộ Huyện Miền Núi Thanh Sơn

Cập nhật lúc 16:43, Thứ tư, 29/06/2016

Tỉnh Phú Thọ vừa mở 3 lớp dạy tiếng dân tộc Mường cho 263 cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn huyện miền núi Thanh Sơn. Đây là những cán bộ đầu tiên của huyện được đào tạo tiếng dân tộc thiểu số nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành công việc, đồng thời giúp việc tuyên truyền phổ biến đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đông đảo đồng bào được hiệu quả hơn.

Cùng với mở các lớp dạy tiếng dân tộc Mường, huyện Thanh Sơn cũng tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân gìn giữ tiếng Mường; khuyến khích đồng bào nói tiếng Mường trong các nghi lễ; duy trì tiếng Mường qua các bài hát dân ca. Bên cạnh đó, huyện Thanh Sơn chỉ đạo ngành chuyên môn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Mường.

Huyện Thanh Sơn có trên 50% dân số là đồng bào dân tộc Mường, tập trung tại các xã vùng cao như Thượng Cửu, Khả Cửu, Yên Sơn, Yên Lương…Khi có việc giao tiếp với người Kinh, người dân tộc Mường mới dùng tiếng Việt, còn trong sinh hoạt gia đình họ sử dụng tiếng mẹ đẻ. Nhiều cán bộ, công chức làm công tác dân vận, phong trào không biết tiếng dân tộc nên khi tiếp xúc với bà con rất khó khăn. Sau khi tham gia lớp học tiếng Mường, các cán bộ công chức người Kinh hiểu, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của đồng bào. Qua lớp học, các cán bộ, công chức còn hiểu biết hơn về phong tục, tập quán, văn hóa của đồng bào dân tộc Mường từ đó góp phần phục vụ tích cực công tác tuyên truyền, vận động đồng bào Mường đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Mường./.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Đề Án Dạy Và Học Tiếng Dân Tộc Mường Giai Đoạn 2022 trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!