Cập nhật nội dung chi tiết về Dạy Tiếng Việt Cho Hs Dân Tộc Thiểu Số mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đề cập đến học sinh DTTS, tại một hội thảo cấp tỉnh bàn về việc xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu trong vùng DTTS tổ chức năm 2018, một thầy giáo người DTTS (đã nghỉ hưu) đề xuất lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng nên nghiên cứu đưa việc dạy chữ DTTS vào chương trình giáo dục dành cho các trường học vùng DTTS của tỉnh. Thầy giáo này lý giải, hiện nay trẻ em các DTTS bản địa (Mạ, Kơ Ho, Churu) không viết được chữ viết của dân tộc mình, chỉ nói thạo tiếng dân tộc (nhờ bắt chước người thân trong gia đình và cộng đồng) và “mù” tiếng Việt!
Tình trạng học sinh DTTS tại hầu hết các trường mầm non (thậm chí tiểu học) ở Lâm Đồng chỉ biết nói “độc” tiếng mẹ đẻ, còn tiếng Việt đa số ngọng nghịu, phát âm không chuẩn. Đây là thực trạng hết sức khó khăn khi trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, chuẩn bị bước vào lớp 1. Không giao tiếp được bằng tiếng Việt, cộng với tính cách thụ động, khả năng tiếp thu chậm… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của chính học sinh DTTS và chất lượng giáo dục chung của các trường. Để khắc phục thực trạng này, đồng thời thực hiện Quyết định số 1008 của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2016 đến nay, UBND tỉnh Lâm Đồng đã triển khai Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh. Cụ thể hóa đề án trên, 3 năm qua, Sở GD-ĐT tỉnh đã tích cực triển khai “Chương trình tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi người DTTS vừa hoàn thành chương trình giáo dục mầm non chuẩn bị vào lớp 1” tại tất cả các trường tiểu học có học sinh DTTS trong toàn tỉnh. Ông Nguyễn Duy Hải (Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng) cho biết việc dạy tiếng Việt cho trẻ 5 tuổi nhằm kịp thời trang bị cho các em vốn tiếng Việt cơ bản, tối thiểu nhất để các em có khả năng sử dụng tiếng Việt (nghe – hiểu, nói) trong học tập và giao tiếp với thầy cô, bạn bè; giúp trẻ mạnh dạn hòa nhập trong môi trường giáo dục, hình thành một số kỹ năng để thích ứng và theo kịp yêu cầu trong công tác GD-ĐT chung của tỉnh. Theo đó, các em theo học lớp tiếng Việt trong hè hoàn toàn miễn phí. Nội dung là tài liệu “Em nói tiếng Việt” dành cho học sinh lớp 1 vùng DTTS do Bộ GD-ĐT hướng dẫn. Tất cả giáo viên tham gia chương trình này đều được tập huấn về nội dung, phương pháp tổ chức dạy học và được thanh toán theo chế độ làm thêm giờ.
Ngoài sự quan tâm của ngành giáo dục, trong chiến dịch Tình nguyện hè năm nay, 20 sinh viên Trường CĐ Sư phạm Đà Lạt đã về công tác (một tháng) tại xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng. Tại đây, các sinh viên Khoa Sư phạm tiểu học phối hợp với giáo viên Trường Tiểu học Đăng Srõn dạy các em học sinh DTTS của trường kỹ năng đọc, viết tiếng Việt. Cô Võ Thị Hồng (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đăng Srõn) cho biết năm học 2018-2019, toàn trường có 80 học sinh TDTS lớp 1 lên lớp 2. Do số lượng học sinh quá đông nên trong quá trình giảng dạy, giáo viên gặp nhiều khó khăn do khả năng phát âm, đọc, viết tiếng Việt của các em còn nhiều hạn chế. Nhờ có sinh viên tình nguyện giúp, chất lượng học tập của học sinh cải thiện rõ rệt. Phạm Thị Hồng Vân (sinh viên năm 3 Khoa Sư phạm tiểu học) chia sẻ: “Đa phần học sinh DTTS ngoan và biết nghe lời; những ngày đầu còn thụ động, nhưng sau 2 tuần học tập các em tỏ ra thích thú và tiến bộ. Được trực tiếp dạy các em biết đọc, biết viết, nói được tiếng Việt, chúng em rất vui và cảm thấy việc làm của mình có ý nghĩa”.
Trao đổi về chủ trương tăng cường tiếng Việt trong hè cho học sinh DTTS, ông Nguyễn Duy Hải cho biết đến nay các địa phương trong tỉnh đã triển khai chương trình đến tất cả các trường tiểu học. Hè năm nay, toàn tỉnh có 6.639/7.317 học sinh DTTS tham gia chương trình (đạt 90%); có 133 trường triển khai với 269 lớp…
Có thể khẳng định việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS là mục tiêu, sự quyết tâm của địa phương nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập giáo dục của tỉnh.
Dạy Tiếng Việt Cho Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số
Những năm qua, Sở GD&ĐT luôn chú trọng tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học, trẻ mầm non là người dân tộc thiểu số. Thông qua nhiều hoạt động thiết thực, học sinh, trẻ mầm non dân tộc thiểu số hứng thú hơn khi tới trường, đồng thời, việc giao tiếp của các em cũng tự tin, dễ dàng hơn.
Tiết học tiếng Việt của học sinh lớp 5, Trường TH&THCS Đại Dực, xã Đại Dực, huyện Tiên Yên.
Tại huyện Tiên Yên, việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học, trẻ mầm non được thực hiện rất tích cực. Phòng GD&ĐT huyện đã chỉ đạo cho các trường tiểu học, mầm non trên địa bàn tăng cường công tác làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, tận dụng các nguyên vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền phù hợp với địa phương làm học liệu, phương tiện dạy học. Đồng thời chỉ đạo xây dựng môi trường tiếng Việt phong phú, hấp dẫn học sinh tham gia học tập, đặc biệt phát huy hiệu quả góc sách, truyện.
Ông Nguyễn Văn Ty, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Tiên Yên, cho biết: “Phòng GD&ĐT huyện còn quan tâm bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên dạy học sinh vùng dân tộc thiểu số về các phương pháp, kỹ thuật dạy lớp có học sinh, trẻ mầm non dân tộc thiểu số. Từ đó, các thầy, cô phải xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phù hợp với đối tượng trẻ. Mặt khác, Phòng còn động viên khuyến khích giáo viên học tiếng dân tộc của học sinh, trẻ mầm non.
Cụ thể, đối với cấp học mầm non, huyện Tiên Yên đã xây dựng, tổ chức thực hiện chuyên đề “Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số”, xây dựng các tiết mẫu, trao đổi, chia sẻ về phương pháp tăng cường tiếng Việt, triển khai Cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Đối với cấp tiểu học, với sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện, 100% trường đã thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số đảm bảo đạt chuẩn năng lực tiếng Việt của mỗi lớp, như: Giãn thời lượng trong môn Tiếng Việt lớp 1; tổ chức trò chơi học tập, hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, làm truyện tranh, cây từ vựng; sử dụng hiệu quả phương tiện hỗ trợ kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, thư viện thân thiện; tổ chức ngày hội văn hoá đọc, giao lưu “Tiếng Việt của chúng em dành cho học sinh dân tộc thiểu số”…
Học sinh Trường TH&THCS Hà Lâu tập thể dục giữa giờ.
Không riêng huyện Tiên Yên, qua tìm hiểu chúng tôi được biết, việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học, trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số còn được thực hiện ở nhiều địa phương, như: Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hoành Bồ, Hải Hà… Các địa phương này đã đẩy mạnh xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số theo các tiêu chí, trong đó quan tâm xây dựng thư viện thân thiện, phù hợp để khuyến khích các bậc cha mẹ cùng đọc sách với trẻ tại trường, tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt, góp phần xây dựng nền tảng văn hóa đọc cho trẻ. Cùng với đó, nhiều địa phương cũng chú trọng đến công tác xã hội hóa để có thêm nguồn lực đầu tư nâng cao chất lượng, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số; quan tâm phát triển mô hình nhân viên hỗ trợ ngôn ngữ làm cầu nối ngôn ngữ cho trẻ tại các điểm trường vùng khó khăn, hẻo lánh.
Mặt khác, một số địa phương còn tích cực triển khai thực hiện chuyên đề: Tăng cường nghe, nói tiếng Việt cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non có đông trẻ em người dân tộc thiểu số. Không chỉ vậy, nhiều địa phương còn quan tâm đến việc bố trí giáo viên là người dân tộc thiểu số tại địa phương, giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục vùng dân tộc thiểu số…
Theo đồng chí Vũ Liên Oanh, Giám đốc Sở GD&ĐT, hiện nay, nhận thức của cộng đồng và phụ huynh về tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số đã được nâng lên đáng kể. Với trẻ mầm non, cơ bản các em đều có khả năng nắm bắt ngôn ngữ tiếng Việt, thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Việt, mạnh dạn, tự tin, có kiến thức cơ bản để bước vào lớp 1. Đối với bậc tiểu học, năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 có nhiều tiến bộ hơn, đa số các em có khả năng nghe, nói tốt, đáp ứng giao tiếp trong sinh hoạt và yêu cầu học tập.
Lan Anh
Ngày Hội Giao Lưu Tiếng Việt Hs Dân Tộc Thiểu Số Cấp Tiểu Học
Để nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số, trong những năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều giải pháp hữu hiệu như: Tổ chức cho trẻ mầm non đến lớp làm quen với tiếng Việt, chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1, tập trung dạy học tăng cường tiếng Việt bằng nhiều giải pháp thích hợp khác nhau, tổ chức mô hình nội trú dân nuôi, tổ chức các sân chơi giao lưu tiếng Việt…
Thực hiện qui trình chỉ đạo năm học 2014-2015, ngày 20/3/2015, tại Thị trấn KRông -KLang, huyện ĐaKRông, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức “Ngày hội giao lưu tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số” cấp tiểu học nhằm:
– Tạo sân chơi để học sinh dân tộc thiểu số có cơ hội được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về cách thức, phương pháp, đặc biệt là kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong học tập, giao tiếp.
– Tạo môi trường giáo dục tích cực, thân thiện; góp phần thực hiện các chính sách dành cho người dân tộc thiểu số. Trong đó chú trọng hoạt động tăng cường tiếng Việt cho các em học sinh người dân tộc.
– Từng bước thực hiện các nội dung điểm “nhấn” của Ngành “Tăng cường xây dựng văn hoá học đường và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh”; khuyến khích, động viên ý thức tự học tập, tự rèn luyện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Đến tham dự ngày hội có đại diện: Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Ban Dân tộc miền núi Tỉnh, Lãnh đạo Sở và đại diện các phòng, ban thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện ĐKRông, các phòng, ban thuộc huyện Đakrông, lãnh đạo và chuyên viên các phòng Giáo dục và Đào tạo Hướng Hoá, Đakrông, Gio Linh, Vĩnh Linh và tổ chức PLan tại Quảng trị. Đặc biệt là sự có mặt của 6 đội tuyển tham gia: Hướng Hoá: 2 đội, Đakrông: 2 đội, Gio Linh: 1 đội, Vĩnh Linh: 1 đội với 72 học sinh người dân tộc thiểu số PaKô – Vân Kiều.
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Thủy-Phó Giám đốc sở GD&ĐT Quảng Trị – Phát biểu khai mạc Ngày hội
Ngày hội diễn ra trong không khí đầy hào hứng sôi nổi; đem lại nhiều niềm vui, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng người đến dự. Sự chân thành, mộc mạc và đầy ngây thơ của các em với những phong cách khác nhau đã đem đến cho ngày hội những sắc thái riêng, hấp dẫn.
Chương trình giao lưu Tiếng Việt với những nội dung và hình thức sinh động, phong phú gắn với bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số.
Phần giao lưu văn nghệ tại Ngày hội
Phần chào hỏi và giao lưu văn nghệ: mỗi đội xây dựng chương trình và nội dung để tự giới thiệu về những nét văn hóa cơ bản, đặc trưng của dân tộc mình, giới thiệu về mái trường thân yêu của mình, các thành viên của đội mình; thông qua phần này các em đã thể hiện tốt các kỹ năng nghe, nói tiếng Việt và thể hiện tinh thần hợp tác, gây ấn tượng tốt trong lòng khán giả. Nhiều tiết mục văn nghệ hấp dẫn với phong cách và trang phục biểu diễn đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc Vân Kiều, PaKô như tiết mục: “Cô giáo em là hoa Ê Ban” của đội Đakrông 2, “Hren lên rẫy” của đội Hướng Hoá 2, “Hồn núi” của đội Hướng Hoá 1 đã mang đến sự hấp dẫn riêng của ngày hội.
Phần đọc hiểu văn bản: các em bước đầu đã thể hiện được giọng đọc phù bợp với nội dung của văn bản, ngôn ngữ diễn đạt trôi chảy, rõ ràng, mạch lạc, diễn cảm và trả lời một số câu hỏi nhằm thể hiện kỹ năng đọc hiểu và cảm nghĩ của mình.
Phần trò chơi tăng cường Tiếng Việt: đã tạo ra sân chơi hấp dẫn, lý thú; các em đã biết hợp tác để tìm ra câu trả lời đúng; trò chơi này đã kích thích các em say mê và yêu quý tiếng Việt, tạo ra môi trường giao lưu thân thiện, giúp các em tích cực học tập.
Kết quả giao lưu, đội Hướng Hoá 1 đạt giải nhất, đội Đakrông 2 đạt giải nhì, đội Vĩnh Linh đạt giải ba, các đội Hướng Hoá 2, Đakrông 1 và Gio Linh đạt giải khuyến khích. Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao các giải cho từng phần thi.
Ngày hội giao lưu Tiếng Việt đã thể hiện tinh thần đoàn kết, thân ái, hợp tác và trao đổi học tập, giúp các em học sinh dân tộc thiểu số học tập và rèn luyện ngày càng tốt hơn.
Ngày hội giao lưu tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lần thứ nhất đã khép lại trong niềm vui, lưu luyến của mọi người. Những kết quả mà ngày hội đem lại có ý nghĩa to lớn đối với giáo dục dân tộc. Ngày hội đã tiếp thêm sức mạnh giúp các em vượt qua rào cản ngôn ngữ để đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng môn tỉếng Việt và tự tin trong học tập, giao tiếp
Đạt giải Nhất phần Giao lưu văn nghệ
Trần Đức Nam @ 14:26 14/08/2015 Số lượt xem: 916
Tăng Cường Dạy Tiếng Việt Cho Trẻ Em Dân Tộc Thiểu Số
Gỡ rào cản về mặt ngôn ngữ Ngọc Chiến là xã đặc biệt khó khăn của huyện Mường La (tỉnh Sơn La), nhưng công tác giáo dục luôn được chú trọng. Xã có hai trường mầm non, hai trường tiểu học và một trường THCS với gần 1.500 học sinh, chủ yếu là con em các dân tộc Thái, Mông, La Ha. Năm trường học trên địa bàn có đến 18 điểm trường lẻ.
Những khó khăn mà Sơn La gặp phải cũng là thực trạng chung ở các tỉnh có nhiều dân tộc chung sống như Lào Cai, Điện Biên, Yên Bái, Cao Bằng, Phú Yên… Trẻ em người DTTS thường nói tiếng mẹ đẻ tại gia đình, khi đến trường, cô giáo nói tiếng phổ thông, chương trình giáo dục cũng được thực hiện bằng tiếng phổ thông. Đây là khó khăn rất lớn đối với cả giáo viên và học sinh, cũng như việc bảo đảm chất lượng chương trình giáo dục mầm non.
Rào cản về mặt ngôn ngữ khiến trẻ nhút nhát, rụt rè, thiếu tự tin để tham gia các hoạt động giáo dục. Còn đối với học sinh tiểu học, khi vào lớp một, vốn tiếng Việt ít, trẻ chỉ có khả năng nghe, nói được những câu ngắn, đơn giản cho nên việc học tập cũng như tham gia hoạt động ở lớp, ở trường rất hạn chế. Trong quá trình học tập, nhất là với học sinh lớp 1, lớp 2, học sinh học khó nhớ, hay phát âm sai hoặc thiếu thanh điệu dẫn đến viết sai chính tả, một bộ phận học sinh đọc còn phải đánh vần. Chưa kể, giáo viên gặp nhiều khó khăn khi phải dạy lớp ghép học sinh thuộc nhiều dân tộc, với nhiều độ tuổi, một bộ phận giáo viên chưa hiểu phong tục, tập quán, văn hóa địa phương để giao tiếp, chăm sóc, giáo dục trẻ. Do đó, chưa bảo đảm các điều kiện về diện tích, nhà vệ sinh, chưa xây dựng được môi trường giáo dục, môi trường sư phạm theo quy định. Những hạn chế này là nguyên nhân dẫn đến trẻ mầm non không thích ra lớp, học sinh tiểu học vùng DTTS khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học ở những cấp học tiếp theo tăng cao.
Cả nước hiện có 42 tỉnh, thành phố có đông trẻ em là người DTTS. Có 4.862 trường mầm non có trẻ em người DTTS (chiếm 34% tổng số trường mầm non trên toàn quốc), thu hút gần 830 nghìn trẻ em mầm non người DTTS ra lớp. Tổng số 6.748 trường tiểu học có học sinh DTTS (chiếm tỷ lệ 75% tổng số trường), thu hút hơn 1 triệu 230 nghìn em là người DTTS ra lớp, chiếm tỷ lệ 35% tổng số học sinh tiểu học đến trường.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Dạy Tiếng Việt Cho Hs Dân Tộc Thiểu Số trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!