Cập nhật nội dung chi tiết về Dạy Tiếng Dân Tộc Thiểu Số Ở Kon Tum mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về bảo tồn và phát huy ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số; chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho học sinh phổ thông và cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Kon Tum đã được triển khai sâu rộng. Dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng chương trình này đã gặt hái được nhiều kết quả.
Chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho học sinh phổ thông, được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum chính thức triển khai từ năm học 2008 – 2009, với 10 lớp dạy tiếng Bahnar tại 4 trường tiểu học Đăk Rơ Wa, Ngọc Bay, Bế Văn Đàn (thành phố Kon Tum) và Đăk Ruồng (huyện Kon Rẫy), với hơn 200 học sinh theo học; 2 lớp dạy tiếng Jrai tại trường tiểu học Ia Chim 1 và Ia Chim 2, cho 49 học sinh.
Dạy tiếng dân tộc cho học sinh từ lúc các em mới bắt đầu đi học.Ảnh: Mộc Thanh
Trong năm học 2009 – 2010, chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số tiếp tục được mở rộng tại hai trường tiểu học Hùng Vương và Lê Văn Tám (huyện Sa Thầy), với 48 học sinh. Tiếp tục đưa tiếng dân tộc thiểu số vào giảng dạy, bảo đảm số học sinh người dân tộc thiểu số được học chữ ngày càng tăng, năm học 2013 – 2014, toàn tỉnh Kon Tum đã có 15 trường dạy tiếng dân tộc Bahnar và Jrai, trong đó có 10 trường dạy tiếng Bahnar với 822 học sinh, 5 trường dạy tiếng Jrai với 269 học sinh. Nhìn chung, đến thời điểm này, đa số học sinh theo học đều nắm được kiến thức kỹ năng cơ bản của chương trình. Kết quả tổng kết năm học 2013 – 2014: Tỷ lệ học sinh đạt trung bình trở lên là 98,5%, trong đó khá, giỏi đạt tỷ lệ 53,4%.
Bên cạnh đó, công tác dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Kon Tum cũng được quan tâm và đạt được kết quả đáng ghi nhận. Đến cuối năm 2013, các Trung tâm giáo dục thường xuyên đã mở được 71 lớp, với 3.449 cán bộ, công viên chức theo học các thứ tiếng như Xơ Đăng, Bahnar, Jrai, Dẻ Triêng. Hầu hết các học viên theo học đều đã phát huy được hiệu quả khi về địa bàn công tác, đã thực sự xóa khoảng cách ngôn ngữ giữa cán bộ, công viên chức với người dân bản địa.
Nhiều giáo trình song ngữ đã được biên soạn để các trò vừa học tiếng Việt vừa học tiếng của dân tộc mình. Mộc Thanh
Bà Phạm Thị Trung, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum, khẳng định: Công tác dạy và học tiếng dân tộc thiểu số cho học sinh phổ thông và cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Số học sinh dân tộc thiểu số được xóa mù chữ ngày càng cao, các cán bộ, công chức, viên chức sau khi theo học đã phát huy được hiệu quả trong công tác nắm địa bàn, giao tiếp với người dân bản địa góp phần vào công tác phát triển kinh tế, an sinh xã hội ở địa bàn.
Kết Quả Dạy Tiếng Dân Tộc Thiểu Số Cho Học Sinh Phổ Thông Trên Địa Bàn Tỉnh Kon Tum
Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đã ban hành Quyết định số 44/2014/QĐ-UBND, ngày 05/8/2014 của UBND tỉnh về việc triển khai dạy và học tiếng Gia-rai, Ba-na cho học sinh tiểu học trên địa bàn. Chỉ đạo ngành giáo dục tiếp tục chuẩn bị các điều kiện mở rộng quy mô dạy học đối với tiếng DTTS Ba-na, Gia-rai và triển khai dạy học tiếng DTTS khác. Hiện tỉnh đã chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để tổ chức dạy học tiếng Xơ-đăng cho học sinh tiểu học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đồng ý với chủ trương triển khai tổ chức dạy học tiếng Xơ-đăng cho học sinh tiểu học. Tuy nhiên, việc xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, sách giáo khoa, chương trình đào tạo giáo viên…phục vụ cho việc dạy và học tiếng Xơ-đăng đang chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trên cơ sở văn bản xin ý kiến của UBND tỉnh Kon Tum. Đến nay, kết quả việc dạy tiếng DTTS cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum như sau:
Về điều kiện tổ chức dạy học: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum chỉ đạo các trường giảng dạy theo Quyết định số 76/2008/QĐ-BGDĐT và Quyết định số 77/2008/QĐ-BGDĐT ngày 26/12/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành chương trình tiếng Gia-rai, Ba-na cấp tiểu học và thực hiện theo chương trình, sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Toàn tỉnh có 11 giáo viên trực tiếp giảng dạy tiếng Gia-rai, Ba-na cấp tiểu học. Đội ngũ giáo viên đã được bồi dưỡng về kỹ năng, phương pháp dạy học tiếng Gia-rai, Ba-na cho học sinh trong nhà trường. Năm học 2019-2020 toàn tỉnh có 10 trường dạy học tiếng dân tộc Gia-rai, Ba-na với 33 lớp và 805 học sinh.
Về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên: Đội ngũ giáo viên dạy tiếng nói, chữ viết dân tộc của tỉnh hầu hết là người Gia-rai và Ba-na, đã đạt chuẩn, trên chuẩn đào tạo sư phạm; thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ dạy tiếng DTTS trong nhà trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Các huyện, thành phố có dạy học tiếng dân tộc đã chủ động tổ chức các hội thảo, sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường huyện, thành phố; tổ chức thao giảng, dự giờ,… nhằm tạo điều kiện giao lưu, trao đổi chuyên môn và rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
Giáo viên và học sinh trong 01 tiết học tiếng DTTS trên địa bàn Thành phố Kon Tum
Công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy và học tiếng dân tộc: Trên cơ sở các văn bản của Trung ương, tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo hoạt động dạy học tiếng dân tộc cho học sinh. Sở Giáo dục và Đào tạo đã thành lập phòng giáo dục Dân tộc, các phòng Giáo dục và Đào tạo huyện/thành phố phân công cán bộ phụ trách công tác giáo dục Dân tộc. Đây là một trong các điều kiện để đẩy mạnh công tác tham mưu và hướng dẫn triển khai các hoạt động ở lĩnh vực giáo dục dân tộc nói chung, hoạt động dạy và học tiếng dân tộc nói riêng. Các trường dạy học tiếng DTTS theo hình thức môn tự chọn, chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung, phương pháp phù hợp. Các tiết dạy được sắp xếp chủ yếu ngoài buổi học chính khóa, mỗi tuần 02 buổi và mỗi buổi học 02 tiết, đảm bảo thực hiện đủ số tiết chương trình quy định (132 tiết). Hoạt động dạy tiếng DTTS được các cấp quản lý kiểm tra, đánh giá và báo cáo định kỳ theo quy định.
Đánh giá kết quả, chất lượng, hiệu quả dạy và học môn tiếng DTTS: Giáo viên thực hiện đúng phân phối chương trình, đảm bảo nội dung và kiến thức kĩ năng bài học; sử dụng phương pháp dạy học đúng đặc trưng bộ môn, chú trọng rèn kĩ năng đọc, viết cho học sinh; vận dụng sáng tạo phương pháp, hình thức dạy học môn tiếng Việt vào giảng dạy môn tiếng dân tộc. Đặc biệt nhiều giáo viên đã làm và sưu tầm đồ dùng dạy học phù hợp, hiệu quả, phát huy tính tích cực của học sinh. Đa số học sinh nắm được kiến thức, kĩ năng cơ bản của chương trình. Cuối năm học 2018-2019, đa số học sinh đều hoàn thành chương trình trở lên (860/866 em), đạt 99,3%.
Học sinh Trường Tiểu học trên địa bàn Thành phố Kon Tum học tiếng Ba – na
Bên cạnh đó, việc dạy tiếng DTTS còn có một số hạn chế đó là, cùng với hạn chế về các điều kiện cơ sở vật chất nói chung, vấn đề đội ngũ thiếu hụt và thiếu tính kế thừa là thách thức cho công tác dạy học tiếng DTTS trên địa bàn tỉnh. Số lượng và chất lượng giáo viên hiện chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô giảng dạy tiếng DTTS. Giáo viên dạy tiếng DTTS hiện nay đều chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ dạy tiếng dân tộc. Đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực ngôn ngữ các DTTS chưa đáp ứng được việc thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ các DTTS trên địa bàn. Việc mở mã ngành đào tạo giáo viên dạy tiếng DTTS tại trường Cao đẳng Cộng đồng của tỉnh gặp khó khăn do thiếu đội ngũ giảng viên, kinh phí thực hiện. Môi trường, điều kiện để vận dụng, phát huy các kỹ năng đã được học tiếng DTTS của học sinh còn bất cập (tài liệu tham khảo cho giáo viên, sách, báo tạp chí bằng ngôn ngữ các DTTS tại chỗ ở Kon Tum dành cho học sinh chưa thật sự phong phú…). Sự tiếp biến, du nhập của các dòng văn hóa khác ảnh hưởng nhất định đến môi trường sử dụng và phát huy ngôn ngữ tại chỗ của các DTTS. Cơ chế, chính sách trong lĩnh vực trên chưa tạo sự chủ động cho địa phương trong việc triển khai kịp thời các điều kiện thúc đẩy hoạt động dạy học tiếng DTTS cho học sinh. Nguồn lực tài chính ưu tiên cho lĩnh vực này còn hạn chế.
Để triển khai việc dạy và học tiếng DTTS cho học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn, cần quan tâm thực hiện tốt một số nội dung sau:
Đề nghị Trung ương quan tâm xem xét sửa đổi bổ sung Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ về quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của DTTS trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên theo hướng: giao quyền chủ động trong biên soạn chương trình sách giáo khoa dạy tiếng cho các tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ vai trò thẩm định.
Sớm xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu, sách giáo khoa, chương trình đào tạo giáo viên…. phục vụ cho việc dạy và học tiếng Xơ Đăng.
Các cơ quan nghiên cứu đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ các DTTS, nhất là các DTTS nhiều nhóm, nhánh tại địa phương.
Trong xây dựng chương trình và sách giáo khoa giai đoạn tới cần nghiên cứu theo hướng tạo điều kiện về khung thời gian để các địa phương chủ động trong xây dựng và triển khai các nội dung giáo dục đặc thù.
Đa dạng hóa các loại hình sách, báo tiếng dân tộc, đáp ứng nhu cầu đọc của các DTTS, góp phần bảo tồn và phát huy ngôn ngữ các DTTS tại Việt Nam nói chung, tỉnh Kon Tum nói riêng.
Nguyễn Thanh Hưng
Khó Khăn Trong Dạy Tiếng Dân Tộc Thiểu Số
Khó khăn trong dạy tiếng dân tộc thiểu số
Đến nay, Chương trình đã được triển khai rộng rãi trong các trường học của tỉnh và nhận được sự hưởng ứng tích cực của phụ huynh và các em học sinh tiểu học.
Tuy nhiên, bất cập nhất của chương trình là từ năm học 2008 – 2009 đến nay, nhà trường chỉ được cấp phát một lần sách giáo khoa (sách dạy học tiếng Ba Na) với số lượng 100 cuốn cho ba khối lớp 3, lớp 4 và lớp 5. Qua nhiều năm dùng chung, bộ sách này đã rách rời, hư hỏng, chưa được cấp mới. Để có sách cho học sinh học tập, nhà trường đã phải tự trích kinh phí để phô-tô-cóp-py sách cho các em. Theo cô giáo Y Lưu, giáo viên dạy tiếng Ba Na của trường cho biết, học sinh DTTS rất phấn khởi, tiếp thu bài nhanh và nhớ lâu khi tiết học có tranh ảnh trực quan. Sách phô-tô-cóp-py không có mầu, không có bộ tranh dạy học… phần nào đã làm giảm sự hưng phấn tiếp thu bài của học sinh. Vì vậy khi được phân công dạy tiếng Ba Na cho các em, cô Y Lưu đã phải tự mày mò làm đồ dùng dạy học, sưu tầm tranh, ảnh để phục vụ công tác giảng dạy.
Theo Sở GD và ĐT tỉnh Kon Tum, hiện nay nhu cầu học tiếng DTTS của học sinh trên địa bàn tương đối cao. Tuy nhiên, cùng với hạn chế về các điều kiện cơ sở vật chất nói chung, vấn đề đội ngũ giáo viên thiếu hụt và thiếu tính kế thừa là nguyên nhân cơ bản mà ngành chưa đáp ứng được hết theo yêu cầu. Theo báo cáo của ngành giáo dục Kon Tum, tất cả giáo viên dạy tiếng DTTS hiện nay trên địa bàn đều chưa được đào tạo về nghiệp vụ dạy tiếng dân tộc. Việc mở mã ngành đào tạo giáo viên dạy tiếng DTTS tại trường cao đẳng sư phạm địa phương gặp khó khăn do thiếu đội ngũ giảng viên và thiếu kinh phí triển khai.
Mặt khác, theo yêu cầu của Bộ GD và ĐT, tất cả học sinh THCS trên cả nước đều phải học môn ngoại ngữ, cho nên ở bậc tiểu học, các trường phải hướng các em học ngoại ngữ để khi học lên bậc THCS mới theo kịp chương trình. Vì vậy Bộ GD và ĐT cần chỉnh lý, biên soạn giáo trình tiếng DTTS Ba Na, Gia Rai một cách ngắn gọn, phù hợp hơn với cách nói, cách viết, cách dùng từ của người dân địa phương, đồng thời sớm hoàn thành biên soạn sách giáo khoa dạy tiếng dân tộc Xê Đăng đưa vào giảng dạy để học sinh người DTTS có thể vừa lựa chọn học tiếng dân tộc mình vừa học ngoại ngữ theo chương trình chung.
Dạy Tiếng, Chữ Viết Dân Tộc Thiểu Số Cho Cán Bộ, Công Chức Ở Vùng Dân Tộc Miền Núi
Đối với đa số cán bộ, công chức (CBCC) đang công tác ở vùng dân tộc, miền núi vẫn còn gặp không ít khó khăn trong công tác cũng như trong sinh hoạt, một trong những nguyên nhân là không biết tiếng dân tộc thiểu số (DTTS) từ đó dẫn đến việc chưa am hiểu nhiều về phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của đồng bào. Những hạn chế trên đã một phần ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Trước thực trạng trên, ngày 9-11-2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc cho CBCC công tác tại các vùng dân tộc, miền núi. Thực hiện chỉ thị, các huyện miền núi trong tỉnh đã triển khai và thực hiện tốt công tác này. Tại huyện Quan Hóa, trong nhiều năm qua huyện thường xuyên ban hành kế hoạch, tổ chức mở các lớp học tiếng, chữ viết tiếng dân tộc cho CBCC. Theo đó, huyện đã giao cho Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Dạy nghề phối hợp với Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn (Trường Đại học Hồng Đức) tổ chức được hàng chục lớp. Riêng năm 2019 đã đào tạo cho 60 học viên học tiếng và chữ viết của đồng bào dân tộc Thái. Trong thời gian 3 tháng, các học viên được học tập, rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Thái. Thông qua lớp học, đã giúp cho đội ngũ cán bộ hiểu được phong tục tập quán và có điều kiện thuận lợi hơn trong việc giao tiếp, làm việc và gần gũi với nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.
Tại huyện Lang Chánh, năm 2019 cũng đã tổ chức một lớp học tiếng, chữ viết dân tộc Thái cho 50 học viên là CBCC trong huyện. Kết thúc khóa học với thời gian 50 ngày, các học viên đạt yêu cầu được cấp chứng chỉ, bảo đảm sau khóa học, các học viên có thể nghe, nói, đọc, viết được tiếng dân tộc Thái.
Ông Ngô Xuân Sao, Giám đốc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn (Trường Đại học Hồng Đức) cho biết: Trong những năm qua, đơn vị đã phối hợp thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng và chữ viết DTTS cho CBCC trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh. Giai đoạn từ năm 2013 – 2019 đã tổ chức được gần 20 lớp dạy tiếng Mông, tiếng Thái, tiếng Lào cho CBCC từ huyện đến xã. Ngoài ra, trung tâm còn phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo giảng dạy tiếng dân tộc cho hàng trăm giáo viên các cấp hiện đang công tác tại vùng đồng bào DTTS. Việc mở lớp, không chỉ để CBCC hiểu về ngôn ngữ, chữ viết và văn hóa đồng bào dân tộc, mà còn góp phần giữ gìn, bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết, phát huy và làm giàu thêm những giá trị văn hóa truyền thống, mở rộng giao lưu, quảng bá, giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc các huyện miền núi xứ Thanh nói riêng, trên địa bàn tỉnh nói chung.
Bài và ảnh: Gia Bảo
Bạn đang đọc nội dung bài viết Dạy Tiếng Dân Tộc Thiểu Số Ở Kon Tum trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!