Đề Xuất 6/2023 # Dạy Tiếng Dân Tộc Thiểu Số Cho Học Sinh # Top 6 Like | Maytinhlongthanh.com

Đề Xuất 6/2023 # Dạy Tiếng Dân Tộc Thiểu Số Cho Học Sinh # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Dạy Tiếng Dân Tộc Thiểu Số Cho Học Sinh mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Việc dạy tiếng dân tộc thiểu số cho học sinh còn nhiều khó khăn.

Tỉnh Gia Lai hiện có gần 400.000 học sinh, trong đó học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm gần 45%, chủ yếu là học sinh người dân tộc Jrai, Bahnar. Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai đã tổ chức triển khai chương trình dạy tiếng Jrai, Bahnar và coi đây là một môn học tự chọn trong các trường học từ năm 2006 theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do, việc tổ chức dạy tiếng dân tộc cho học sinh dân tộc thiểu số đang gặp nhiều khó khăn, số học sinh theo học tiếng dân tộc thiểu số ngày một giảm.

Theo số liệu thống kê từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai, năm học 2014-2015, số học sinh theo học tiếng Jrai là 7.117 học sinh với 283 lớp, số học sinh học tiếng Bahnar là 1.101 học sinh với 41 lớp. Tuy nhiên, đến năm học 2017-2018, số lượng học sinh theo học tiếng Jrai giảm xuống chỉ còn 1.271 học sinh với 48 lớp và 741 học sinh học tiếng Bahnar ở 29 lớp.

Phú Cần, xã Phú Cần, huyện Krông Pa cho biết: “Em học tiếng Jrai để bảo tồn chữ viết và tiếng nói của dân tộc mình. Bà con trong làng đều nói tiếng Jrai nên nếu em không học, sẽ không hòa nhập được với mọi người. Lúc trước, lớp học đông lắm, nay các bạn nghỉ gần hết”.

Lý giải tình trạng học sinh theo học tiếng Jrai và Bahnar giảm mạnh trong khối các trường học, ông Huỳnh Minh Thuận, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai cho biết: Để đảm bảo việc dạy 2 tiết/tuần của các môn học tự chọn, các cơ sở giáo dục phải đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất như phòng học, sách, thiết bị, tiêu chuẩn, trình độ người dạy, nhu cầu của người học theo tinh thần tự nguyện của phụ huynh và học sinh.

Từ năm học 2008-2009, sách giáo khoa môn tự chọn tiếng Jrai và Bahnar được cấp miễn phí cho các trường học có tổ chức dạy học tiếng dân tộc. Tuy nhiên, từ năm học 2015-2016, sách không được cấp miễn phí và cũng không được bán trên thị trường.

Các trường muốn dạy tiếng dân tộc thiểu số phải pho to sách, kinh phí không thu được từ phụ huynh. Đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số cũng không được đào tạo chuyên ngành, chỉ có chứng chỉ tiếng Jrai hay Bahnar.

Ngoài ra, từ năm học 2016-2017, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em Mầm non, học sinh Tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trong điều kiện không thể dạy học tăng buổi trong tuần hoặc dạy học 2 buổi/ngày, các trường đã điều chỉnh giảm nội dung, thời lượng dạy học các môn học khác, để tập trung tăng thời lượng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn. Đây cũng là một trong những lý do các trường học buộc phải giảm hoặc bỏ dạy tiếng Jrai, Bahnar cho học sinh để có thời gian tăng cường dạy tiếng Việt.

Nhiều trường không đủ điều kiện, khó tổ chức mở lớp do gặp khó khăn về sách giáo khoa, thời lượng bố trí tiết học, nhu cầu của phụ huynh, đội ngũ giáo viên… là những nguyên nhân khiến việc tổ chức giảng dạy tiếng dân tộc như một môn học tự chọn gặp khó khăn, ông Huỳnh Minh Thuận cho hay.

Dạy Học Tiếng Việt Cho Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC TIẾPĐịnh nghĩaPhương pháp dạy học trực tiếp còn gọi là phương pháp tự nhiên . Nguyên tắc chính của phương pháp này là: dạy ngôn ngữ thứ hai không thông qua ngôn ngữ mẹ đẻ nhằm rút ngắn được thời gian học tiếng và tránh được những lẫn lộn ngôn ngữ khi sử dụng.Các yêu cầu sư phạm của phương pháp trực tiếpKhi dùng phương pháp dạy học trực tiếp, cần phải nắm roc 5 yêu cầu sau đây:Dạy từ ngữ thông qua người thật, việc thật, tranh hoặc mẫu minh họa; tránh giải thích từ ngữ mới bằng ngôn ngữ thứ hai. Khi gặp câu, đoạn khó, không được giải thích bằng ngôn ngữ mẹ đẻ mà phải giải thích bằng ngôn ngữ 2.( Từ mới không giải thích bằng ngôn ngữ 2, câu khó không giải thích bằng ngôn ngữ1).2.2 . Dạy ngư phap thông qua hệ thống bài tập. Không đưa ra bất kì một qui tắc nào khi giải thích các hiện tượng ngữ pháp; Chỉ khi học sinh thật thành thục ngôn ngữ nói mới thận trọng đưa ra những ghi nhớ đơn giản về hiện tượng ngữ pháp và cách dùng một số từ ngữ đặc biệt.2.3. Mở đầu một bài đàm thoại theo phương pháp trực tiếp luôn cần có một mẩu chuyện ngắn hoặc có một cuộc đàm thoại giữa thầy và trò theo lối nói hàng ngày.2.4. Dạng luyện tập là hệ thống bài tập luyện theo câu hỏi hoặc tập nghe hiểu những mẫu chuyện ngắn dễ hiểu.Thông thường đó là những mẩu chuyện vui, giai thoại có trong đời thường.2.5. Bài học luôn gắn với việc giới thiệu và làm quen với văn hóa. Văn hóa cảu ngôn ngữ hai là mặt được phương pháp dạy học trực tiếp đặc biệt chú trọng vì cho rằng các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cuẩ một cộng đồng, suy cho cùng , chính là sự thể hiện các đặc diểm văn hóa.3. Những ưu điêm và hạn chế của phương pháp trực tiếp3.1. Những ưu điểm của phương pháp trực tiếp là: – Không khí học tập trong lớp luôn vui vẻ và hòn nhiên.– Học sinh phản ứng nhanh trong giao tiếp hàng ngày– Vốn từ và mẫu ngữ pháp tăng lên nhanh chóng vì ít bị rơi rụng và được thực hành trực tiếp hàng ngày.– Là cơ sở chắc chắn để học sinh học ngôn ngữ viết, ngôn ngữ học tập trong các tài liệu một cách nhẹ nhàng, tự tin.3.2 Những nhược điểm, hạn chế– Môi trường học không phải là chinh smôi trường giao tiếp thực cho học sinh sử dụng ngôn ngữ hai. Nó chỉ mang tính mô hình nên học sinh nắm từ ngưc và cách giao tiếp không thể chuẩn xác.– Ngôn ngữ 2 học theo phương pháp trực tiếp là khẩu ngữ, dùng trong giao tiếp hàng ngày. Dạng ngôn ngữ này có phần khác với ngôn ngữ viết. Chẳng hạn trong khẩu ngữ, câu thươgnf tỉnh lược, từ ngữ ít chính xác và thiên về cảm xúc. Do vậy, nếu không có biện pháp kịp thời, học sinh sẽ gặp khó khăn ở những lớp cao, nơi thường phảo tiếp xúc với phong cách ngôn ngữ viết. 4 Sử dụng phương pháp trực tiếp trong dạy học các môn ở Tiểu học Trong dạy học ngôn ngữ 2, không phải tất cả các môn và các phan môn đều thích hợp với phương pháp dạy học trực tiếp. Việc quyết định sử dụng phương pháp dạy học trực tiếp cho việc dạy học một môn hay phân môn nào còn tùy thuộc vào trình độ tiếng Việt của học sinh và mưc độ trừu tượng của môn học.Ví dụ ở môn Tiếng Việt, những phân môn như Học vần, Kể chuyện, Tập Làm Văn miệng thì có thể dùng phương pháp trực tiếp, nhưng khi học tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu hay tập làm văn viết thì khó hơn, hoặc chỉ áp dụng được với từng phần trong nội dung bài học. Tương tự, nếu ở các môn như Đạo Đức, Khoa học dễ sử dụng phương pháp trực tiếp thì ở môn Toán, do tính trừu tượng của nó, cũng khó dùng được phương pháp này một cách tuyệt đối, cần phải phối hợp với các phương pháp khác.Ngoài ra, trình độ tiếng Việt của học sinh quyết định khá lớn đến khả năng có dùng phương pháp trực tiếp hay không. Nếu vốn từ của các em còn quá hạn chế thì việc dùng phương pháp trực tiếp sẽ không đem lại kết quả như mong muốn, bởi vì bài học sẽ luôn luôn bị ngắt quãng ra để bổ túc hoặc luyện từ mới, mẫu câu mới trong bài ; Như vậy, yêu cầu về tiêngd đã choán hết thời gian truyền thụ kiến thức nên phương pháp trực tiếp sẽ không mang lại kết quả như mong đợi.PHƯƠNG PHÁP DẠY NGÔN NGỮ GIAO TIẾP1. Định nghĩaPhương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp hiện đang được dùng phổ biến, đặc biệt ở Châu Âu. Nguyên tắc chủ yếu của phương pháp này là : Dạy cho người học các phương thức xử lí hoàn cảnh dựa vào giao tiếp. Qua thực hành, người học có được kĩ năng và chủ động trong giao tiếp. Người thầy tốt nhất phải là người sử dụng thành thạo ngôn ngữ 2. Trong quá trình dạy ngôn ngữ 2, người thầy phải có ý thức không can thiệp quá sâu và chi tiết vào thực hành nói năng của học sinh. Người thầy chỉ tư vấn và chỉ can thiệp khi học sinh thật sự gặp khó khăn, có yêu cần được tư vấn.Các yêu cầu sư phạm chính của phương phápPhương pháp này khi sử dụng cần tuân thủ 5 nguyên tắc sư phạm sau đây:Ngôn ngữ được dùng khi dạy học là ngôn ngữ nói khi giao tiếp.Học sinh thực hành giao tiếp không được nói các cụm từ rời rạc mà buộc phải nói ra thành các cụm từ hoặc câu để có dạng lời nói liên tục.Khi trao đổi hoặc có nhu cầu giúp đỡ, học sinh chỉ dùng ngôn ngữ 2, không dùng tiếng mẹ đẻ. Luôn hướng tới cách giao tiếp tay đôi, theo cặp : giữa trò và thậy hoặc giữa trò và trò.Giáo viên có nhiệm vụ thiết kế :+ Các tình huống giao tiếp ( giao tiếp với bạn bè, giao tiếp trong gia đình; giao tiếp trong đời sống với người bán hàng, người phụ trách thư viện,… ).+ Các mục đích giao tiếp.Khi nhóm học tập gặp khó khăn nào đó trong xử lí tình huống giao tiếp, đại diện nhóm đến trao đổi trực tiếp với giáo viên. Sau đó cả nhóm bàn bạc tìm ra cách khắc phục.Toàn bộ các công đoạn này đều phải dùng ngôn ngữ 2.Những ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy giao tiếp4.1 Ưu điểm– Không khí học tập trong lớp dễ sôi nổi.– Tạo nền tảng quan trọng cho việc học kiến thức thông qua ngôn ngữ 2.– Học sinh sớm quen với giao tiếp vì bắt buộc phải dùng cụm từ và câu.4.2 Nhược điểm– Dạng ngôn ngữ được thực hành là ngôn ngữ nói nên sẽ gây bất lợi cho việc học ngôn ngữ chuẩn mực, thường có trong các bài học kiến thức.– người học có năng lực giao tiếp nhưng không có nhiều kiến thức về chính ngôn ngữ đang học vì thời gian chủ yếu dành cho các kĩ năng nói và nghe.– Trong một số trường hợp, cần nhiều vật liệu thiết kế các khung cảnh cho thực hành giao tiếp.Các yêu cầu của giáo viên :Có tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ 2 hoặc hiểu biết về ngôn ngữ 2 một cách chắc chắn.Ứng xư mềm mỏng và linh hoạt.Có khả năng hòa nhập cao.Luôn bình tĩnh trước mọi tình huống.Sử dụng phương pháp dạy giao tiếp trong các môn học ở Tiểu họcPhương pháp dạy giao tiếp thích hợp với nhiều phân môn Tiếng Việt và nhiều môn khác so với phương pháp trực tiếp.Chẳng hạn như với môn Tiếng Việt, các phân môn sau đây sử dụng khá tự nhiên phương pháp này:-Tập đọc– Kể chuyện– Tập làm văn miệng– Luyện từ vầ câu.Đây là những phân môn ít nhiều sử dụng dạng nói của ngôn ngữ 2 trong dạy học. Phương pháp này tỏ ra rất thích hợp với:Tiết luyện tập toánĐạo đứcTự nhiên xã hộiMĩ thuậtÂm nhạcĐương nhiên, việc áp dụng thành công phương pháp này vào viêc dạy học còn phụ thuộc khá nhiều vào khả năng thiết kế của giáo viên, năng lực tiếng việt của học sinh và các điều kiện cụ thể về môi trường học tập( đồ dùng, điều kiện sống của gia đình, cộng đồng…)

SỬ DỤNG TIẾNG MẸ ĐẺ ĐỂ DẠY HỌC TIẾNG VIỆTQua trình học tiếng mẹ đẻ của trẻGiai đoạn thứ nhất: Trẻ lắng nghe ngôn ngữ nói – Đây là giai đoạn này trẻ bắt đầu chú ý đến âm thanh lời nói.Giai đoạn thứ 2: trẻ quan sat sự liên kết giữa âm thanh và lời nói với vật, hành động, màu sắc ,… giai đoạn này trẻ bắt đầu hiểu nghĩa của câu nói. Giai đoạn thứ ba: trẻ lắng nghe và nhớ các từ ngữ, các câu nói được lặp lại hàng ngày. Đây là giai đoạn trẻ cố gắng nhập tâm và thu thập vốn từ.Giai đoạn thứ tư: Trẻ thực hành nói bằng cách mô phỏng theo âm thanh mà chúng nghe thấy- Đây là giai đoạn trẻ nói thụ động/ bắt chước/nói theo.Giai đoạn thứ năm: Trẻ chủ động tạo ra âm thanh lời nói, chủ động giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ.Như vậy, để học được tiếng mẹ đẻ, trẻ phải trải qua 5 giai đoạn bao gồm: nghe – hiểu- tích lũy vốn từ – bắt chước- nói được.Để trẻ có thể nói được một thứ tiếng nào đó, cần dạy trẻ nói theo từng bước thích hợp với lứa tuổi vàphải đặt trẻ trong môi trường giao tiếp bằng ngôn ngữ đó thường xuyên, liê tục.

Cách học TMĐ của trẻ.Học qua quá trình giao tiếp hàng ngày, qua việc thực hành các kĩ năng nghe – nói- đọc- viết.Học thông qua các trò chơi phát triển ngôn ngữ;Học thông qua các hoạt động trong gia đình, ngoài xã hộiHọc thông qua các môn học trong nhà trường.Sử dụng kiến thức -kĩ năng tiếng mẹ đẻ của trẻ để dạy học tiếng ViệtViệc dạy học ngôn ngữ 2 đối với học sinh dân tộc thiểu số cần dựa trên ki

Tăng Cường Tiếng Việt Cho Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số

Cô giáo Nguyễn Thị Điềm-Trường Tiểu học Kông Lơng Khơng (huyện Kbang) ôn tập hè cho học sinh lên lớp 2. Ảnh: N.G

Sự nhiệt tình của các giáo viên còn thể hiện ở chỗ nắm rõ danh sách học sinh, kịp thời phát hiện những em vắng mặt để vào tận nhà đón các em ra lớp. Ghi nhận tâm huyết của các thầy-cô giáo, chị Đinh Thị Khanh-một phụ huynh ở làng Bờ-nói: “Năm nay con tôi lên lớp 2, hè ở nhà không có ai giúp cháu học nên trường tổ chức dạy hè thế này rất bổ ích. Có hôm vợ chồng tôi vội đi làm không chở cháu đến trường được thì các cô vào tận nhà đón cháu đi. Sau này, tôi thấy các thầy cô vất vả quá nên ngày nào cũng cố gắng chở con đến trường rồi mới đi làm”. Cũng theo chị Khanh, dù con đi học hè nhưng gia đình chị không phải tốn kém gì vì sách, vở, bút đều được nhà trường hỗ trợ đầy đủ.

Trao đổi thêm về việc tổ chức ôn tập hè cho học sinh, thầy Phạm Xuân Trường-Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kông Lơng Khơng-cho biết: “Nhà trường thống nhất ôn tập cho các em trước 1 tháng. Trong đó, chúng tôi ưu tiên cho học sinh lớp 1, lớp 2 để củng cố vững chắc vốn tiếng Việt, làm tiền đề cho các em học tập các môn văn hóa khác”.

Được biết, theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), 100% trường học vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã tổ chức ôn tập hè cho học sinh 2-3 tuần trước khi bước vào năm học mới.

Đẩy nhanh đề án tăng cường tiếng Việt

Năm 2016, UBND tỉnh ban hành đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”. Sở GD-ĐT đã tổ chức việc thực hiện đề án với mục tiêu: đảm bảo trẻ mầm non và học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số có đủ kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục; tạo tiền đề để các em học tập, lĩnh hội tri thức các cấp học tiếp theo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo sự phát triển bền vững cho vùng dân tộc thiểu số. Theo đó, toàn tỉnh phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 35% trẻ em dân tộc thiểu số trong độ tuổi nhà trẻ, 90% trẻ 5 tuổi được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi.

Ngành GD-ĐT cũng đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể địa phương xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt tại gia đình, cộng đồng thôn, làng để tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện kỹ năng nói. Trong năm học này, Sở GD-ĐT cũng đã có kế hoạch bồi dưỡng, tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện đề án ở các địa phương, đồng thời xây dựng bản đồ ngôn ngữ tại những vùng có nhiều dân tộc thiểu số.

Trao đổi thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đông-Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở GD-ĐT) cho biết: “Ngành giáo dục phấn đấu hàng năm có 100% học sinh dân tộc thiểu số được tăng cường tiếng Việt; 95% học sinh dân tộc thiểu số hoàn thành chương trình, đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn Tiếng Việt cấp tiểu học. Phấn đấu đến năm 2025, 100% học sinh dân tộc thiểu số đảm bảo chuẩn về chất lượng để học tốt chương trình THCS. Để đẩy nhanh tiến độ, chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường tiếng Việt trong hè cho học sinh trước 2-3 tuần để các em sẵn sàng cho năm học mới. Đối với học sinh lên lớp 1, sự chuyển tiếp từ bậc mầm non lên tiểu học được coi là giai đoạn rất quan trọng khi các em bước vào môi trường học kiến thức thực sự sau khi kết thúc bậc mầm non mang tính chất học mà chơi, chơi mà học. Do đó, các trường cần ưu tiên để giúp các em không gặp nhiều khó khăn khi bước vào chương trình học mới”.

Khó Khăn Trong Việc Dạy Tiếng Việt Cho Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số

Với học sinh người dân tộc thiểu số, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai để tiếp thu kiến thức và trao đổi với xã hội một cách thuận lợi hơn. Khi đến trường các em phải làm quen với một ngôn ngữ khác hoàn toàn tiếng mẹ đẻ nên trong quá trình học tập cũng bị ảnh hưởng không ít. Rào cản tiếng Việt đối với học sinh người dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên khi tiếp cận chương trình giáo dục quốc gia là vấn đề khiến cho những người làm công tác giáo dục ở vùng cao luôn trăn trở bấy lâu nay.

Với những học sinh ở bậc mầm non chuẩn bị lên lớp 1, vốn Tiếng Việt vẫn còn rất mới mẻ với các em. Chính điều này đã làm cho các giáo viên ở bậc tiểu học gặp nhiều khó khăn trong việc giảng dạy. Đây cũng là thực trạng chung ở các địa bàn vùng sâu của tỉnh Gia Lai. Mới đây, tại huyện Kbang, khi ngành giáo dục thực hiện một cuộc khảo sát chất lượng cho hơn 2.000 học sinh tiểu học từ lớp 2 đến lớp 5 thì có trên 50% không đọc thông, viết thạo. Còn chuyện đọc sai lỗi chính tả, sai dấu thì gần như 100%. Với những học sinh đầu cấp khi đến lớp, nhiều em vẫn còn chưa thông thạo Tiếng Việt nên tiếp thu kiến thức cũng khó khăn hơn.

Mặc dù các trường học đã tăng cường nhiều biện pháp để cải thiện kết quả, song do vốn Tiếng Việt của học sinh người dân tộc thiểu số còn hạn chế, nên các em tiếp thu bài học khá chậm. Vì vậy, khi thầy, cô giáo giảng bài, các em không hiểu được nghĩa của từ nên mau quên. Vấn đề này cứ kéo dài năm này qua năm khác và chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng học sinh người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai bỏ học ngày càng nhiều.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trênTV Online!

Bạn đang đọc nội dung bài viết Dạy Tiếng Dân Tộc Thiểu Số Cho Học Sinh trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!