Cập nhật nội dung chi tiết về Dạy Tiếng Dân Tộc Cho Học Sinh Người Dân Tộc mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Điện Biên TV – Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc trong đó khuyến khích thế hệ trẻ trong đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình là một trong những yếu tố góp phần giữ gìn, bảo tồn, củng cố và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc. Tại huyện Tuần Giáo chương trình dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh đã được triển khai tại 15 trường tiểu học và trung học cơ sở.
Lớp học dạy tiếng Thái cho học sinh tại huyện Tuần Giáo.
Năm 2011, trường PTDTBT Tiểu học Ta Ma là một trong những đơn vị trường học đầu tiên triển khai dạy tiếng Mông theo Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở giai đoạn 2011 – 2020. Chương trình được triển khai từ lớp 3 đến lớp 5, học sinh đã tương đối thuần tiếng phổ thông nên việc nắm bắt kiến thức tiếng Mông khá thuận lợi.
Tuy nhiên, theo thầy giáo Nguyễn Phúc Đồng, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết việc dạy tiếng dân tộc cũng gặp một số khó khăn. ĐÓ là nội dung kiến thức còn hơi nặng với học sinh khối lớp 3 bởi một số phần học sinh hơi khó nhớ và khó hiểu. Do vậy, đề nghị trong thời gian tới Đề án nên giảm tải bớt chương trình cho khối lớp 3.
Chủ động truyền dạy tiếng dân tộc cho học sinh, đội ngũ giáo viên là người dân tộc Thái, dân tộc Mông đã sáng tạo, linh hoạt làm đồ dùng dạy học và sử dụng phù hợp với đặc thù và vùng miền nhằm nâng cao chất lượng truyền thu tiếng dân tộc. Đồng thời lựa chọn lồng ghép giới thiệu văn hóa, phong tục tập quán, các trò chơi dân gian,… của các dân tộc thông qua các chương trình chính khóa, ngoại khóa, các hoạt động tập thể.
Khuyến khích thế hệ trẻ trong đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình là một trong những yếu tố góp phần giữ gìn, bảo tồn, củng cố và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc.
Ông Đỗ Văn Sơn, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tuần Giáo, cho biết: Năm học 2011 – 2012, khi bắt đầu triển khai Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở giai đoạn 2011 – 2020, huyện Tuần Giáo chỉ có có 2 trường, 4 lớp và 85 học sinh học tiếng Thái; 1 trường, 2 lớp và 48 học sinh học tiếng Mông. Đến nay, sau gần 10 năm triển khai thực hiện Đề án quy mô trường, lớp, học sinh học tiếng dân tộc trên địa bàn huyện Tuần Giáo được mở rộng theo từng năm.
Tiếp tục gìn giữ, phát huy giá trị ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc, huyện Tuần Giáo đang vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học môn tiếng Việt vào dạy tiếng dân tộc; ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; xây dựng đội ngũ quản lý viên chức quản lý chỉ đạo dạy tiếng dân tộc có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, hiểu biết tiếng, chữ viết và văn hóa dân tộc… theo tinh thần Nghị quyết số 03/NQ-TW về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc./.
Việt Hòa/DIENBIENTV.VN
Dạy Tiếng Việt Cho Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số
Những năm qua, Sở GD&ĐT luôn chú trọng tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học, trẻ mầm non là người dân tộc thiểu số. Thông qua nhiều hoạt động thiết thực, học sinh, trẻ mầm non dân tộc thiểu số hứng thú hơn khi tới trường, đồng thời, việc giao tiếp của các em cũng tự tin, dễ dàng hơn.
Tiết học tiếng Việt của học sinh lớp 5, Trường TH&THCS Đại Dực, xã Đại Dực, huyện Tiên Yên.
Tại huyện Tiên Yên, việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học, trẻ mầm non được thực hiện rất tích cực. Phòng GD&ĐT huyện đã chỉ đạo cho các trường tiểu học, mầm non trên địa bàn tăng cường công tác làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, tận dụng các nguyên vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền phù hợp với địa phương làm học liệu, phương tiện dạy học. Đồng thời chỉ đạo xây dựng môi trường tiếng Việt phong phú, hấp dẫn học sinh tham gia học tập, đặc biệt phát huy hiệu quả góc sách, truyện.
Ông Nguyễn Văn Ty, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Tiên Yên, cho biết: “Phòng GD&ĐT huyện còn quan tâm bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên dạy học sinh vùng dân tộc thiểu số về các phương pháp, kỹ thuật dạy lớp có học sinh, trẻ mầm non dân tộc thiểu số. Từ đó, các thầy, cô phải xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phù hợp với đối tượng trẻ. Mặt khác, Phòng còn động viên khuyến khích giáo viên học tiếng dân tộc của học sinh, trẻ mầm non.
Cụ thể, đối với cấp học mầm non, huyện Tiên Yên đã xây dựng, tổ chức thực hiện chuyên đề “Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số”, xây dựng các tiết mẫu, trao đổi, chia sẻ về phương pháp tăng cường tiếng Việt, triển khai Cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Đối với cấp tiểu học, với sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện, 100% trường đã thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số đảm bảo đạt chuẩn năng lực tiếng Việt của mỗi lớp, như: Giãn thời lượng trong môn Tiếng Việt lớp 1; tổ chức trò chơi học tập, hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, làm truyện tranh, cây từ vựng; sử dụng hiệu quả phương tiện hỗ trợ kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, thư viện thân thiện; tổ chức ngày hội văn hoá đọc, giao lưu “Tiếng Việt của chúng em dành cho học sinh dân tộc thiểu số”…
Học sinh Trường TH&THCS Hà Lâu tập thể dục giữa giờ.
Không riêng huyện Tiên Yên, qua tìm hiểu chúng tôi được biết, việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học, trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số còn được thực hiện ở nhiều địa phương, như: Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hoành Bồ, Hải Hà… Các địa phương này đã đẩy mạnh xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số theo các tiêu chí, trong đó quan tâm xây dựng thư viện thân thiện, phù hợp để khuyến khích các bậc cha mẹ cùng đọc sách với trẻ tại trường, tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt, góp phần xây dựng nền tảng văn hóa đọc cho trẻ. Cùng với đó, nhiều địa phương cũng chú trọng đến công tác xã hội hóa để có thêm nguồn lực đầu tư nâng cao chất lượng, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số; quan tâm phát triển mô hình nhân viên hỗ trợ ngôn ngữ làm cầu nối ngôn ngữ cho trẻ tại các điểm trường vùng khó khăn, hẻo lánh.
Mặt khác, một số địa phương còn tích cực triển khai thực hiện chuyên đề: Tăng cường nghe, nói tiếng Việt cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non có đông trẻ em người dân tộc thiểu số. Không chỉ vậy, nhiều địa phương còn quan tâm đến việc bố trí giáo viên là người dân tộc thiểu số tại địa phương, giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục vùng dân tộc thiểu số…
Theo đồng chí Vũ Liên Oanh, Giám đốc Sở GD&ĐT, hiện nay, nhận thức của cộng đồng và phụ huynh về tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số đã được nâng lên đáng kể. Với trẻ mầm non, cơ bản các em đều có khả năng nắm bắt ngôn ngữ tiếng Việt, thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Việt, mạnh dạn, tự tin, có kiến thức cơ bản để bước vào lớp 1. Đối với bậc tiểu học, năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 có nhiều tiến bộ hơn, đa số các em có khả năng nghe, nói tốt, đáp ứng giao tiếp trong sinh hoạt và yêu cầu học tập.
Lan Anh
Dạy Và Học Tiếng Khmer Cho Học Sinh Dân Tộc
(AGO) – Việc song hành giữa dạy – học tiếng Khmer và tiếng Việt đã góp phần nâng cao dân trí, giúp học sinh người Khmer nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ. Đồng thời, còn bồi dưỡng và phát huy những giá trị văn hóa vật chất lẫn tinh thần dân tộc.
Nghe đọc bài: Dạy và học tiếng Khmer cho học sinh dân tộc
Đầu tàu trong dạy – học Khmer ngữ
Trường THPT Dân tộc nội trú An Giang (DTNT AG) là đầu tàu của ngành Giáo dục tỉnh trong việc đào tạo nguồn tri thức cho đồng bào dân tộc thiểu số có đủ năng lực, phẩm chất để đáp ứng nhu cầu xã hội. Trường không chỉ là nơi đào tạo học sinh theo khung chương trình phổ thông, mà còn chú trọng ở khâu xây dựng, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. Ngay khi trường được thành lập năm 1992, việc dạy – học tiếng Khmer được xem là một khâu then chốt và được coi trọng.
Trường THPT DTNT AG chú trọng dạy Khmer ngữ cho học sinh
Theo thầy Bùi Hoàng Nam, dạy và học ngôn ngữ Khmer là dạy cho học sinh 4 kỹ năng cơ bản: Nghe, nói, đọc, viết. Trong đó, 2 kỹ năng được chú trọng là đọc và viết. Thầy Nam lý giải: “Sở dĩ, hai kỹ năng này tương đối khó với học sinh do các em chưa học tiếng Khmer trước đó hoặc đã học nhưng hai kỹ năng đọc, viết chưa được rèn luyện thường xuyên. Còn việc nghe, nói thì hầu hết học sinh Khmer đều nắm thông qua giao tiếp trong cuộc sống”.
Tại Trường THPT DTNTAG, việc dạy – học Khmer ngữ có sự khích lệ động viên rất lớn từ UBND, Ban Dân tộc và ngành Giáo dục tỉnh nhà. Trang thiết bị, phương tiện dạy học trường đầu tư tương đối đầy đủ. Riêng sách giáo khoa Khmer ngữ đảm bảo đủ để phục vụ dạy và học. Hiện nay, giáo viên của trường giảng dạy bộ môn Khmer ngữ có 4 giáo viên, cơ bản đáp ứng đủ số giáo viên đứng lớp. Giáo viên dạy Khmer ngữ tại trường ngoài việc hưởng chính sách của giáo viên trường dân tộc nội trú, còn được hưởng 0,3 phụ cấp cho giáo viên dạy tiếng dân tộc theo Nghị định 35/CP của Chính phủ để cán bộ giáo viên yên tâm công tác.
Cần thực hiện dạy – học rộng rãi
Trường THPT DTNT đang tổ chức giảng dạy các khối từ 6, 7, 8, 9, 10, 11 với số lượng 2 tiết/ tuần theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tạm thời Chương trình tiếng Khmer ở trường tiểu học và trung học cơ sở. Hàng năm, ngoài việc giảng dạy cho học sinh, trường còn tổ chức các lớp ôn luyện, thi cấp chứng chỉ tiếng Khmer cho cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường. Qua đó, chất lượng dạy – học Khmer ngữ có sự thay đổi tích cực, số lượng giỏi và khá tăng lên theo từng năm.
Tuy nhiên, việc dạy học Khmer ngữ không được thực hiện rộng rãi ở các trường tiểu học trong tỉnh, chỉ một số trường có đông học sinh Khmer theo học (tập trung ở huyện Tri Tôn và Tịnh Biên). “Theo thống kê của Trường THPT DTNTAG, năm học 2014-2015 có 38,1% học sinh khối 6 chưa từng học Khmer ngữ. Đây là khó khăn lớn nhất đối với các giáo viên Khmer ngữ khi thiết kế giáo án giảng dạy” – thầy Nam dẫn chứng. Thêm vào đó, môn Khmer ngữ không được đưa vào các môn học tính điểm bắt buộc, mà chỉ là điều kiện để xét khen thưởng cuối năm nên đa phần học sinh còn lơ là với bộ môn, chủ yếu học để đủ điều kiện, ít đầu tư phấn đấu so với những môn học khác.
Dạy – học tiếng Khmer trong vùng đồng bào dân tộc Khmer là vấn đề được Nhà nước ta quan tâm hàng đầu. Qua đó, nhiều chính sách, văn bản được ban hành để ngày càng hoàn thiện chương trình dạy và học tiếng Khmer ở các trường tiểu học, phổ thông có đông học sinh Khmer. Việc dạy và học tiếng Khmer không chỉ thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, mà còn góp phần gìn giữ và phát huy những nét văn hóa đặc sắc, truyền thống tốt đẹp của cộng đồng người Khmer.
Dạy Học Tiếng Việt Cho Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỰC TIẾPĐịnh nghĩaPhương pháp dạy học trực tiếp còn gọi là phương pháp tự nhiên . Nguyên tắc chính của phương pháp này là: dạy ngôn ngữ thứ hai không thông qua ngôn ngữ mẹ đẻ nhằm rút ngắn được thời gian học tiếng và tránh được những lẫn lộn ngôn ngữ khi sử dụng.Các yêu cầu sư phạm của phương pháp trực tiếpKhi dùng phương pháp dạy học trực tiếp, cần phải nắm roc 5 yêu cầu sau đây:Dạy từ ngữ thông qua người thật, việc thật, tranh hoặc mẫu minh họa; tránh giải thích từ ngữ mới bằng ngôn ngữ thứ hai. Khi gặp câu, đoạn khó, không được giải thích bằng ngôn ngữ mẹ đẻ mà phải giải thích bằng ngôn ngữ 2.( Từ mới không giải thích bằng ngôn ngữ 2, câu khó không giải thích bằng ngôn ngữ1).2.2 . Dạy ngư phap thông qua hệ thống bài tập. Không đưa ra bất kì một qui tắc nào khi giải thích các hiện tượng ngữ pháp; Chỉ khi học sinh thật thành thục ngôn ngữ nói mới thận trọng đưa ra những ghi nhớ đơn giản về hiện tượng ngữ pháp và cách dùng một số từ ngữ đặc biệt.2.3. Mở đầu một bài đàm thoại theo phương pháp trực tiếp luôn cần có một mẩu chuyện ngắn hoặc có một cuộc đàm thoại giữa thầy và trò theo lối nói hàng ngày.2.4. Dạng luyện tập là hệ thống bài tập luyện theo câu hỏi hoặc tập nghe hiểu những mẫu chuyện ngắn dễ hiểu.Thông thường đó là những mẩu chuyện vui, giai thoại có trong đời thường.2.5. Bài học luôn gắn với việc giới thiệu và làm quen với văn hóa. Văn hóa cảu ngôn ngữ hai là mặt được phương pháp dạy học trực tiếp đặc biệt chú trọng vì cho rằng các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cuẩ một cộng đồng, suy cho cùng , chính là sự thể hiện các đặc diểm văn hóa.3. Những ưu điêm và hạn chế của phương pháp trực tiếp3.1. Những ưu điểm của phương pháp trực tiếp là: – Không khí học tập trong lớp luôn vui vẻ và hòn nhiên.– Học sinh phản ứng nhanh trong giao tiếp hàng ngày– Vốn từ và mẫu ngữ pháp tăng lên nhanh chóng vì ít bị rơi rụng và được thực hành trực tiếp hàng ngày.– Là cơ sở chắc chắn để học sinh học ngôn ngữ viết, ngôn ngữ học tập trong các tài liệu một cách nhẹ nhàng, tự tin.3.2 Những nhược điểm, hạn chế– Môi trường học không phải là chinh smôi trường giao tiếp thực cho học sinh sử dụng ngôn ngữ hai. Nó chỉ mang tính mô hình nên học sinh nắm từ ngưc và cách giao tiếp không thể chuẩn xác.– Ngôn ngữ 2 học theo phương pháp trực tiếp là khẩu ngữ, dùng trong giao tiếp hàng ngày. Dạng ngôn ngữ này có phần khác với ngôn ngữ viết. Chẳng hạn trong khẩu ngữ, câu thươgnf tỉnh lược, từ ngữ ít chính xác và thiên về cảm xúc. Do vậy, nếu không có biện pháp kịp thời, học sinh sẽ gặp khó khăn ở những lớp cao, nơi thường phảo tiếp xúc với phong cách ngôn ngữ viết. 4 Sử dụng phương pháp trực tiếp trong dạy học các môn ở Tiểu học Trong dạy học ngôn ngữ 2, không phải tất cả các môn và các phan môn đều thích hợp với phương pháp dạy học trực tiếp. Việc quyết định sử dụng phương pháp dạy học trực tiếp cho việc dạy học một môn hay phân môn nào còn tùy thuộc vào trình độ tiếng Việt của học sinh và mưc độ trừu tượng của môn học.Ví dụ ở môn Tiếng Việt, những phân môn như Học vần, Kể chuyện, Tập Làm Văn miệng thì có thể dùng phương pháp trực tiếp, nhưng khi học tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu hay tập làm văn viết thì khó hơn, hoặc chỉ áp dụng được với từng phần trong nội dung bài học. Tương tự, nếu ở các môn như Đạo Đức, Khoa học dễ sử dụng phương pháp trực tiếp thì ở môn Toán, do tính trừu tượng của nó, cũng khó dùng được phương pháp này một cách tuyệt đối, cần phải phối hợp với các phương pháp khác.Ngoài ra, trình độ tiếng Việt của học sinh quyết định khá lớn đến khả năng có dùng phương pháp trực tiếp hay không. Nếu vốn từ của các em còn quá hạn chế thì việc dùng phương pháp trực tiếp sẽ không đem lại kết quả như mong muốn, bởi vì bài học sẽ luôn luôn bị ngắt quãng ra để bổ túc hoặc luyện từ mới, mẫu câu mới trong bài ; Như vậy, yêu cầu về tiêngd đã choán hết thời gian truyền thụ kiến thức nên phương pháp trực tiếp sẽ không mang lại kết quả như mong đợi.PHƯƠNG PHÁP DẠY NGÔN NGỮ GIAO TIẾP1. Định nghĩaPhương pháp dạy ngôn ngữ giao tiếp hiện đang được dùng phổ biến, đặc biệt ở Châu Âu. Nguyên tắc chủ yếu của phương pháp này là : Dạy cho người học các phương thức xử lí hoàn cảnh dựa vào giao tiếp. Qua thực hành, người học có được kĩ năng và chủ động trong giao tiếp. Người thầy tốt nhất phải là người sử dụng thành thạo ngôn ngữ 2. Trong quá trình dạy ngôn ngữ 2, người thầy phải có ý thức không can thiệp quá sâu và chi tiết vào thực hành nói năng của học sinh. Người thầy chỉ tư vấn và chỉ can thiệp khi học sinh thật sự gặp khó khăn, có yêu cần được tư vấn.Các yêu cầu sư phạm chính của phương phápPhương pháp này khi sử dụng cần tuân thủ 5 nguyên tắc sư phạm sau đây:Ngôn ngữ được dùng khi dạy học là ngôn ngữ nói khi giao tiếp.Học sinh thực hành giao tiếp không được nói các cụm từ rời rạc mà buộc phải nói ra thành các cụm từ hoặc câu để có dạng lời nói liên tục.Khi trao đổi hoặc có nhu cầu giúp đỡ, học sinh chỉ dùng ngôn ngữ 2, không dùng tiếng mẹ đẻ. Luôn hướng tới cách giao tiếp tay đôi, theo cặp : giữa trò và thậy hoặc giữa trò và trò.Giáo viên có nhiệm vụ thiết kế :+ Các tình huống giao tiếp ( giao tiếp với bạn bè, giao tiếp trong gia đình; giao tiếp trong đời sống với người bán hàng, người phụ trách thư viện,… ).+ Các mục đích giao tiếp.Khi nhóm học tập gặp khó khăn nào đó trong xử lí tình huống giao tiếp, đại diện nhóm đến trao đổi trực tiếp với giáo viên. Sau đó cả nhóm bàn bạc tìm ra cách khắc phục.Toàn bộ các công đoạn này đều phải dùng ngôn ngữ 2.Những ưu điểm và hạn chế của phương pháp dạy giao tiếp4.1 Ưu điểm– Không khí học tập trong lớp dễ sôi nổi.– Tạo nền tảng quan trọng cho việc học kiến thức thông qua ngôn ngữ 2.– Học sinh sớm quen với giao tiếp vì bắt buộc phải dùng cụm từ và câu.4.2 Nhược điểm– Dạng ngôn ngữ được thực hành là ngôn ngữ nói nên sẽ gây bất lợi cho việc học ngôn ngữ chuẩn mực, thường có trong các bài học kiến thức.– người học có năng lực giao tiếp nhưng không có nhiều kiến thức về chính ngôn ngữ đang học vì thời gian chủ yếu dành cho các kĩ năng nói và nghe.– Trong một số trường hợp, cần nhiều vật liệu thiết kế các khung cảnh cho thực hành giao tiếp.Các yêu cầu của giáo viên :Có tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ 2 hoặc hiểu biết về ngôn ngữ 2 một cách chắc chắn.Ứng xư mềm mỏng và linh hoạt.Có khả năng hòa nhập cao.Luôn bình tĩnh trước mọi tình huống.Sử dụng phương pháp dạy giao tiếp trong các môn học ở Tiểu họcPhương pháp dạy giao tiếp thích hợp với nhiều phân môn Tiếng Việt và nhiều môn khác so với phương pháp trực tiếp.Chẳng hạn như với môn Tiếng Việt, các phân môn sau đây sử dụng khá tự nhiên phương pháp này:-Tập đọc– Kể chuyện– Tập làm văn miệng– Luyện từ vầ câu.Đây là những phân môn ít nhiều sử dụng dạng nói của ngôn ngữ 2 trong dạy học. Phương pháp này tỏ ra rất thích hợp với:Tiết luyện tập toánĐạo đứcTự nhiên xã hộiMĩ thuậtÂm nhạcĐương nhiên, việc áp dụng thành công phương pháp này vào viêc dạy học còn phụ thuộc khá nhiều vào khả năng thiết kế của giáo viên, năng lực tiếng việt của học sinh và các điều kiện cụ thể về môi trường học tập( đồ dùng, điều kiện sống của gia đình, cộng đồng…)
SỬ DỤNG TIẾNG MẸ ĐẺ ĐỂ DẠY HỌC TIẾNG VIỆTQua trình học tiếng mẹ đẻ của trẻGiai đoạn thứ nhất: Trẻ lắng nghe ngôn ngữ nói – Đây là giai đoạn này trẻ bắt đầu chú ý đến âm thanh lời nói.Giai đoạn thứ 2: trẻ quan sat sự liên kết giữa âm thanh và lời nói với vật, hành động, màu sắc ,… giai đoạn này trẻ bắt đầu hiểu nghĩa của câu nói. Giai đoạn thứ ba: trẻ lắng nghe và nhớ các từ ngữ, các câu nói được lặp lại hàng ngày. Đây là giai đoạn trẻ cố gắng nhập tâm và thu thập vốn từ.Giai đoạn thứ tư: Trẻ thực hành nói bằng cách mô phỏng theo âm thanh mà chúng nghe thấy- Đây là giai đoạn trẻ nói thụ động/ bắt chước/nói theo.Giai đoạn thứ năm: Trẻ chủ động tạo ra âm thanh lời nói, chủ động giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ.Như vậy, để học được tiếng mẹ đẻ, trẻ phải trải qua 5 giai đoạn bao gồm: nghe – hiểu- tích lũy vốn từ – bắt chước- nói được.Để trẻ có thể nói được một thứ tiếng nào đó, cần dạy trẻ nói theo từng bước thích hợp với lứa tuổi vàphải đặt trẻ trong môi trường giao tiếp bằng ngôn ngữ đó thường xuyên, liê tục.
Cách học TMĐ của trẻ.Học qua quá trình giao tiếp hàng ngày, qua việc thực hành các kĩ năng nghe – nói- đọc- viết.Học thông qua các trò chơi phát triển ngôn ngữ;Học thông qua các hoạt động trong gia đình, ngoài xã hộiHọc thông qua các môn học trong nhà trường.Sử dụng kiến thức -kĩ năng tiếng mẹ đẻ của trẻ để dạy học tiếng ViệtViệc dạy học ngôn ngữ 2 đối với học sinh dân tộc thiểu số cần dựa trên ki
Bạn đang đọc nội dung bài viết Dạy Tiếng Dân Tộc Cho Học Sinh Người Dân Tộc trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!