Cập nhật nội dung chi tiết về Dạy Tiếng, Chữ Viết Dân Tộc Thiểu Số Cho Cán Bộ, Công Chức Ở Vùng Dân Tộc Miền Núi mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đối với đa số cán bộ, công chức (CBCC) đang công tác ở vùng dân tộc, miền núi vẫn còn gặp không ít khó khăn trong công tác cũng như trong sinh hoạt, một trong những nguyên nhân là không biết tiếng dân tộc thiểu số (DTTS) từ đó dẫn đến việc chưa am hiểu nhiều về phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của đồng bào. Những hạn chế trên đã một phần ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Trước thực trạng trên, ngày 9-11-2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc cho CBCC công tác tại các vùng dân tộc, miền núi. Thực hiện chỉ thị, các huyện miền núi trong tỉnh đã triển khai và thực hiện tốt công tác này. Tại huyện Quan Hóa, trong nhiều năm qua huyện thường xuyên ban hành kế hoạch, tổ chức mở các lớp học tiếng, chữ viết tiếng dân tộc cho CBCC. Theo đó, huyện đã giao cho Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Dạy nghề phối hợp với Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn (Trường Đại học Hồng Đức) tổ chức được hàng chục lớp. Riêng năm 2019 đã đào tạo cho 60 học viên học tiếng và chữ viết của đồng bào dân tộc Thái. Trong thời gian 3 tháng, các học viên được học tập, rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Thái. Thông qua lớp học, đã giúp cho đội ngũ cán bộ hiểu được phong tục tập quán và có điều kiện thuận lợi hơn trong việc giao tiếp, làm việc và gần gũi với nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.
Tại huyện Lang Chánh, năm 2019 cũng đã tổ chức một lớp học tiếng, chữ viết dân tộc Thái cho 50 học viên là CBCC trong huyện. Kết thúc khóa học với thời gian 50 ngày, các học viên đạt yêu cầu được cấp chứng chỉ, bảo đảm sau khóa học, các học viên có thể nghe, nói, đọc, viết được tiếng dân tộc Thái.
Ông Ngô Xuân Sao, Giám đốc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn (Trường Đại học Hồng Đức) cho biết: Trong những năm qua, đơn vị đã phối hợp thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng và chữ viết DTTS cho CBCC trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh. Giai đoạn từ năm 2013 – 2019 đã tổ chức được gần 20 lớp dạy tiếng Mông, tiếng Thái, tiếng Lào cho CBCC từ huyện đến xã. Ngoài ra, trung tâm còn phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo giảng dạy tiếng dân tộc cho hàng trăm giáo viên các cấp hiện đang công tác tại vùng đồng bào DTTS. Việc mở lớp, không chỉ để CBCC hiểu về ngôn ngữ, chữ viết và văn hóa đồng bào dân tộc, mà còn góp phần giữ gìn, bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết, phát huy và làm giàu thêm những giá trị văn hóa truyền thống, mở rộng giao lưu, quảng bá, giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc các huyện miền núi xứ Thanh nói riêng, trên địa bàn tỉnh nói chung.
Bài và ảnh: Gia Bảo
Dạy Tiếng Dân Tộc Thiểu Số Ở Kon Tum
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về bảo tồn và phát huy ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số; chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho học sinh phổ thông và cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Kon Tum đã được triển khai sâu rộng. Dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng chương trình này đã gặt hái được nhiều kết quả.
Chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho học sinh phổ thông, được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum chính thức triển khai từ năm học 2008 – 2009, với 10 lớp dạy tiếng Bahnar tại 4 trường tiểu học Đăk Rơ Wa, Ngọc Bay, Bế Văn Đàn (thành phố Kon Tum) và Đăk Ruồng (huyện Kon Rẫy), với hơn 200 học sinh theo học; 2 lớp dạy tiếng Jrai tại trường tiểu học Ia Chim 1 và Ia Chim 2, cho 49 học sinh.
Dạy tiếng dân tộc cho học sinh từ lúc các em mới bắt đầu đi học.Ảnh: Mộc Thanh
Trong năm học 2009 – 2010, chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số tiếp tục được mở rộng tại hai trường tiểu học Hùng Vương và Lê Văn Tám (huyện Sa Thầy), với 48 học sinh. Tiếp tục đưa tiếng dân tộc thiểu số vào giảng dạy, bảo đảm số học sinh người dân tộc thiểu số được học chữ ngày càng tăng, năm học 2013 – 2014, toàn tỉnh Kon Tum đã có 15 trường dạy tiếng dân tộc Bahnar và Jrai, trong đó có 10 trường dạy tiếng Bahnar với 822 học sinh, 5 trường dạy tiếng Jrai với 269 học sinh. Nhìn chung, đến thời điểm này, đa số học sinh theo học đều nắm được kiến thức kỹ năng cơ bản của chương trình. Kết quả tổng kết năm học 2013 – 2014: Tỷ lệ học sinh đạt trung bình trở lên là 98,5%, trong đó khá, giỏi đạt tỷ lệ 53,4%.
Bên cạnh đó, công tác dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Kon Tum cũng được quan tâm và đạt được kết quả đáng ghi nhận. Đến cuối năm 2013, các Trung tâm giáo dục thường xuyên đã mở được 71 lớp, với 3.449 cán bộ, công viên chức theo học các thứ tiếng như Xơ Đăng, Bahnar, Jrai, Dẻ Triêng. Hầu hết các học viên theo học đều đã phát huy được hiệu quả khi về địa bàn công tác, đã thực sự xóa khoảng cách ngôn ngữ giữa cán bộ, công viên chức với người dân bản địa.
Nhiều giáo trình song ngữ đã được biên soạn để các trò vừa học tiếng Việt vừa học tiếng của dân tộc mình. Mộc Thanh
Bà Phạm Thị Trung, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum, khẳng định: Công tác dạy và học tiếng dân tộc thiểu số cho học sinh phổ thông và cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Số học sinh dân tộc thiểu số được xóa mù chữ ngày càng cao, các cán bộ, công chức, viên chức sau khi theo học đã phát huy được hiệu quả trong công tác nắm địa bàn, giao tiếp với người dân bản địa góp phần vào công tác phát triển kinh tế, an sinh xã hội ở địa bàn.
Chú Trọng Dạy Tiếng Dân Tộc Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Tây Nguyên
Những năm gần đây, các tỉnh Tây Nguyên đã tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh là người dân tộc thiểu số cho con em mình tự nguyện tham gia học tiếng dân tộc thiểu số do các trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông dân tộc nội trú, bán trú tổ chức.
Các tỉnh Tây Nguyên cũng đã sử dụng các bộ sách giáo khoa tiếng Êđê, Jrai, Bahnar, K’ho… bậc tiểu học từ lớp 3, 4 và lớp 5 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Riêng việc dạy tiếng dân tộc thiểu số tại các trường phổ thông dân tộc nội trú được thực hiện ở các lớp 6, 7 và 8 theo chương trình, tài liệu của địa phương.
Các tỉnh Tây Nguyên cũng tổ chức dạy 2 tiết/tuần, bố trí phòng học học, giáo viên, mua sắm đồ dùng dạy học, hỗ trợ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập và vở viết cho học sinh dân tộc phục vụ tốt yêu cầu dạy và học cho các cháu.
Từ đầu năm học 2018-2019 đến nay, tỉnh Đắk Lắk đã cấp sách giáo khoa mới tiếng Êđê miễn phí cho 13.170 học sinh dân tộc Êđê thuộc 3 khối lớp 3,4, 5 và 133 giáo viên dạy tiếng dân tộc Êđê ở 106 trường tiểu học trên địa bàn.
Các tỉnh Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng cũng đã trích ngân sách địa phương hàng trăm tỷ đồng để in sách giáo khoa bằng tiếng dân tộc thiểu số tại chỗ, sách bài tập, mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ tốt yêu cầu dạy và học.
Hầu hết, các giáo viên dạy tiếng dân tộc của đồng bào các dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Nguyên cũng đã được đào tạo nghiệp vụ sư phạm tại các trường Đại học, Cao đẳng và đã được học qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo về chuyên ngành dạy tiếng dân tộc nên góp phần nâng cao chất lượng dạy học bằng tiếng dân tộc thiểu số cho học sinh dân tộc.
Dạy Tiếng Việt Cho Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số
Những năm qua, Sở GD&ĐT luôn chú trọng tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học, trẻ mầm non là người dân tộc thiểu số. Thông qua nhiều hoạt động thiết thực, học sinh, trẻ mầm non dân tộc thiểu số hứng thú hơn khi tới trường, đồng thời, việc giao tiếp của các em cũng tự tin, dễ dàng hơn.
Tiết học tiếng Việt của học sinh lớp 5, Trường TH&THCS Đại Dực, xã Đại Dực, huyện Tiên Yên.
Tại huyện Tiên Yên, việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học, trẻ mầm non được thực hiện rất tích cực. Phòng GD&ĐT huyện đã chỉ đạo cho các trường tiểu học, mầm non trên địa bàn tăng cường công tác làm đồ dùng đồ chơi tự tạo, tận dụng các nguyên vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền phù hợp với địa phương làm học liệu, phương tiện dạy học. Đồng thời chỉ đạo xây dựng môi trường tiếng Việt phong phú, hấp dẫn học sinh tham gia học tập, đặc biệt phát huy hiệu quả góc sách, truyện.
Ông Nguyễn Văn Ty, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Tiên Yên, cho biết: “Phòng GD&ĐT huyện còn quan tâm bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên dạy học sinh vùng dân tộc thiểu số về các phương pháp, kỹ thuật dạy lớp có học sinh, trẻ mầm non dân tộc thiểu số. Từ đó, các thầy, cô phải xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phù hợp với đối tượng trẻ. Mặt khác, Phòng còn động viên khuyến khích giáo viên học tiếng dân tộc của học sinh, trẻ mầm non.
Cụ thể, đối với cấp học mầm non, huyện Tiên Yên đã xây dựng, tổ chức thực hiện chuyên đề “Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số”, xây dựng các tiết mẫu, trao đổi, chia sẻ về phương pháp tăng cường tiếng Việt, triển khai Cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Đối với cấp tiểu học, với sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện, 100% trường đã thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số đảm bảo đạt chuẩn năng lực tiếng Việt của mỗi lớp, như: Giãn thời lượng trong môn Tiếng Việt lớp 1; tổ chức trò chơi học tập, hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, làm truyện tranh, cây từ vựng; sử dụng hiệu quả phương tiện hỗ trợ kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, thư viện thân thiện; tổ chức ngày hội văn hoá đọc, giao lưu “Tiếng Việt của chúng em dành cho học sinh dân tộc thiểu số”…
Học sinh Trường TH&THCS Hà Lâu tập thể dục giữa giờ.
Không riêng huyện Tiên Yên, qua tìm hiểu chúng tôi được biết, việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học, trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số còn được thực hiện ở nhiều địa phương, như: Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hoành Bồ, Hải Hà… Các địa phương này đã đẩy mạnh xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số theo các tiêu chí, trong đó quan tâm xây dựng thư viện thân thiện, phù hợp để khuyến khích các bậc cha mẹ cùng đọc sách với trẻ tại trường, tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt, góp phần xây dựng nền tảng văn hóa đọc cho trẻ. Cùng với đó, nhiều địa phương cũng chú trọng đến công tác xã hội hóa để có thêm nguồn lực đầu tư nâng cao chất lượng, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số; quan tâm phát triển mô hình nhân viên hỗ trợ ngôn ngữ làm cầu nối ngôn ngữ cho trẻ tại các điểm trường vùng khó khăn, hẻo lánh.
Mặt khác, một số địa phương còn tích cực triển khai thực hiện chuyên đề: Tăng cường nghe, nói tiếng Việt cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non có đông trẻ em người dân tộc thiểu số. Không chỉ vậy, nhiều địa phương còn quan tâm đến việc bố trí giáo viên là người dân tộc thiểu số tại địa phương, giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục vùng dân tộc thiểu số…
Theo đồng chí Vũ Liên Oanh, Giám đốc Sở GD&ĐT, hiện nay, nhận thức của cộng đồng và phụ huynh về tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số đã được nâng lên đáng kể. Với trẻ mầm non, cơ bản các em đều có khả năng nắm bắt ngôn ngữ tiếng Việt, thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Việt, mạnh dạn, tự tin, có kiến thức cơ bản để bước vào lớp 1. Đối với bậc tiểu học, năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 có nhiều tiến bộ hơn, đa số các em có khả năng nghe, nói tốt, đáp ứng giao tiếp trong sinh hoạt và yêu cầu học tập.
Lan Anh
Bạn đang đọc nội dung bài viết Dạy Tiếng, Chữ Viết Dân Tộc Thiểu Số Cho Cán Bộ, Công Chức Ở Vùng Dân Tộc Miền Núi trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!