Cập nhật nội dung chi tiết về Đại Học Mỹ Thuật Việt Nam mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
post on 2021/07/11 by Admin
Đại học Mỹ thuật Việt Nam tuyển sinh 2019. Đại học Mỹ thuật Việt Nam đào tạo cử nhân nghệ thuật ngành Hội họa có trình độ và khả năng sáng tạo các tác phẩm hội họa và phục vụ các hoạt động mỹ thuật khác của xã hội.
Đại học Mỹ thuật Việt Nam Tuyển sinh năm 2021
Thông tin chung:
Tên tiếng Anh: VietNam Arts University
Mã trường:
Địa chỉ: 42 Yết Kiêu, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, tiền thân là Trường Mỹ thuật Đông Dương, được thành lập năm 1925. Từ khi thành lập đến nay nhà trường đã trải qua các thời kỳ thay đổi tên Trường như sau: Trường Mỹ thuật Đông Dương, Trường Mỹ thuật Việt Nam, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Trong quá trình hoạt động và phát triển Trường luôn giữ một vị trí quan trọng trong đời sống nghệ thuật Việt Nam, khẳng định vai trò là trung tâm đào tạo mỹ thuật uy tín hàng đầu cả nước.
Chương trình đào tạo
Đào tạo Cử nhân:
– Đại học chính quy
– Cao đẳng chính quy
Đào tạo sau Đại học:
– Đào tạo Thạc sĩ (Cao học)
– Đào tạo Tiến sĩ
Điểm chuẩn:
Xem điểm chuẩn Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 42 Yết Kiêu, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Điện thoại: (844) 39426972, 38263861, 38220879
Fax: (844) 38226418
Website: www.mythuatvietnam.edu.vn
Ngành đào tạo:
Tên ngành/chuyên ngành Mã số Hội họa 7210103 Chuyên ngành: – Tranh Lụa – Tranh Sơn dầu – Tranh Sơn mài Đồ họa 7210104 Điêu khắc 7210105 Chuyên ngành: – Điêu khắc tạo hình – Điêu khắc ứng dụng Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật 7210101 Thiết kế đồ họa 7210403 Sư phạm mỹ thuật 7140222
Tiêu chí xét tuyển:
Các quy định chung
– Căn cứ điểm xét tuyển môn Ngữ văn, kết quả thi các môn năng khiếu của thí sinh, chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định và chính sách ưu tiên trong tuyển sinh, Nhà trường xây dựng biên bản điểm trúng tuyển đối với từng ngành thi.
– Đối với thí sinh thuộc diện chính sách được hưởng ưu tiên theo đối tượng hay khu vực, mức chênh lệch điểm được thực hiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
* Quy định cụ thể về việc xét tuyển môn Ngữ văn
– Dựa trên điểm trung bình chung 03 năm học Trung học phổ thông.
– Điểm trung bình chung môn Ngữ văn đạt 5,0 trở lên.
* Quy định cụ thể về việc xét Điểm trúng tuyển
– Trọng số của các điểm thi tuyển và xét tuyển:
+ Môn Hình họa, Tượng tròn (thi tuyển): hệ số 2
+ Môn Bố cục, Trang trí, Phù điêu (thi tuyển): hệ số 1
+ Môn Ngữ văn (xét tuyển): hệ số 1
– Điểm tuyển sinh là điểm tổng của 2 môn năng khiếu và môn Ngữ văn. Cụ thể điểm tuyển sinh của các ngành được tính như sau:
+ Ngành Hội họa: Hình họa (hs2) + Bố cục (hs1) + Ngữ văn (hs1)
+ Ngành Đồ họa: Hình họa (hs2) + Bố cục (hs1) + Ngữ văn (hs1)
+ Ngành Thiết kế đồ họa: Hình họa (hs2) + Trang trí (hs1) + Ngữ văn (hs1)
+ Ngành Điêu khắc: Tượng tròn (hs2) + Phù điêu (hs1) + Ngữ văn (hs1)
+ Ngành Sư phạm mỹ thuật: Hình họa (hs2) + Bố cục (hs1) + Ngữ văn (hs1)
– Ngành Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật: Hình họa (hs2) + Bố cục (hs1) + Ngữ văn (hs1)
Đại Học Mỹ Thuật Công Nghiệp
Giới thiệu về Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Năm 2014 trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp (MTCN) long trọng tổ chức kỷ niệm 65 năm ngày thành lập trường (1949 – 2014), tiếp tục ghi dấu son vào lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển của mình, đó là chặng đường đã đi qua hai thế kỷ kể từ khi ra đời. Sự kiện này là niềm vinh dự, tự hào của các thế hệ cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên, học viên đã và đang công tác, lao động, học tập tại Nhà trường.
Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp được kết nối bởi nhiều giai đoạn lịch sử, phản ánh sự đi lên, trưởng thành theo những quy luật chung tất yếu, khách quan, đồng thời cho thấy sự tích cực chủ động nỗ lực phấn đấu vươn lên của các thế thệ cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên, học viên đối với sự nghiệp xây dựng, củng cố, phát triển từ giai đoạn đầu thành lập cho đến ngày nay và những năm tiếp theo.
Trong Chiến lược phát triển tiếp tục giai đoạn từ nay đến năm 2020 và đến năm 2030 đã xác định rõ Sứ mệnh và Tầm nhìn của Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội: “là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu về lĩnh vực thiết kế Mỹ thuật ứng dụng trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Cung cấp nguồn nhân lực – Họa sĩ có trình độ đại học, sau đại học chất lượng cao, đáp ứng sự nghiệp CNH – HĐH đất nước và hội nhập quốc tế”. Tầm nhìn của Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội: “trở thành cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học đa ngành về Mỹ thuật và Mỹ thuật ứng dụng trong cả nước, ngang tầm các cơ sở đào tạo đại học cùng ngành có uy tín trong khu vực, với chương trình đào tạo tiên tiến và có khả năng hợp tác quốc tế”.
Kỷ yếu lần này được xây dựng và phát hành vào dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập trường (1949 – 2014), một lần nữa xin trân trọng giới thiệu Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT về thăm trường; lãnh đạo trường, cán bộ chủ chốt, giảng viên, nhân viên, sinh viên, học viên cùng với những hoạt động của trường; tổng quan quá trình hình thành, xây dựng, phát triển và khái quát thành tích của trường đại học MTCN từ năm 1949 đến năm 2014; giới thiệu cơ cấu tổ chức trường, các đơn vị, đoàn thể trực thuộc qua các thời kỳ và hiện nay.
Nhân sự kiện này trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp xuất bản cuốn kỷ yếu giới thiệu những nội dung như nêu ở trên, mong nhận được nhiều sự góp ý, xây dựng của bạn đọc để các ấn phẩm tiếp theo của nhà trường được hoàn chỉnh hơn.
Lịch sử trường đại học mỹ thuật công nghiệp
Giai đoạn 1949-1958
Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp (MTCN) được thành lập ngày 8 tháng 7 năm 1949 với tên trường: “Quốc gia Mỹ nghệ”- là trường sơ cấp, được Bộ chủ quản là Bộ Công thương (Sau này là bộ Nội thương và Công nghiệp) tiếp quản vào năm 1954, Trường là nơi đào tạo nghệ nhân cho một số nghề thủ công Mỹ nghệ như: sơn mài, chạm kim, dệt thảm len, nghề mộc… Tháng 12 năm 1954 trường được chuyển về Bộ Tuyên truyền-Văn nghệ ( Bộ Văn hoá-Thông tin sau này) với tên gọi mới là “Trường Mỹ nghệ Việt Nam”. Năm 1956 lần đầu tiên sau ngày tiếp quản trường tổ chức tuyển sinh. Bên cạnh đó Nhà trường đưa ra chủ trương chuẩn bị về mọi mặt để nâng cấp trường lên thành trường trung cấp. Vì vậy thời gian này đã bước vào kiện toàn nhân sự, rà soát lại mục tiêu, chương trình đào tạo, mở xưởng sản xuất, củng cố cơ sở vật chất…
Giai đoạn 1958-1965
Một sự kiện quan trọng và là niềm vinh dự, tự hào đối với nhà trường, ngày 25 tháng 10 năm 1958 được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm. Bác về thăm và chỉ đạo, định hướng phát triển, làm cơ sở để trường phấn đấu xây dựng những năm tiếp theo.
Thực hiện sự chỉ đạo và lời dạy của Người về định hướng phát triển, vào thời điểm này Nhà trường đã xác định được nhiệm vụ chính trị và mục tiêu đào tạo là đào tạo ra các cán bộ làm nhiệm vụ sáng tác và thể hiện các mẫu hàng hoá mỹ nghệ phục phụ cho sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hoá phục vụ nhân dân. Vì vậy đã tích cực chuẩn bị về mọi mặt như con người, chương trình, kế hoạch, mở rộng quy mô đào tạo, cơ sở vật chất…
Do có sự chuẩn bị trước và những thành tích đã đạt được về mọi mặt, vì vậy ngày 22 tháng 10 năm 1959 trường nhận được quyết định của Bộ Văn hoá nâng cấp trường “Sơ cấp Mỹ nghệ Việt Nam” thành trường “Trung cấp Mỹ nghệ”. Vào thời gian này, nhà trường đã mở ra những ngành đào tạo mới như: gốm, sứ, trang trí vải lụa, đồ chơi trẻ em, thiết kế đồ gỗ, thiết kế song mây tre, điêu khắc đá và gỗ. Việc trường được nâng cấp lên hệ Trung cấp đã khẳng định vai trò, vị trí của trường là đào tạo Trang trí – Mỹ nghệ, dần dần đưa đào tạo ngành nghề có tính ứng dụng rõ nét hơn bên cạnh những truyền thống vốn có.
Vào đầu những năm 60 của thể kỷ XX, Nhà trường tiếp tục phấn đấu để phát triển, đã xác định được mục tiêu tiếp theo là đem thẩm mỹ vào sản xuất, làm đẹp sản phẩm, phục vụ tiêu dùng, phục vụ phát triển công nghiệp của đất nước. Như vậy mục tiêu MTCN ra đời và rõ ràng hơn. Mặt khác chuẩn bị kỹ về con người, cử người đi học, thực tập ngắn hạn ở nước ngoài về lĩnh vực MTCN và đào tạo MTCN, mời các giáo sư nước ngoài sang trao đổi, giảng dạy về một số chuyên ngành MTƯD, xây dựng chương trình đào tạo và kế hoạch giảng dạy theo hướng MTCN, quan tâm đến sản xuất, ứng dụng, chuẩn bị cơ sở vật chất, phát triển về quy mô… Ngày 6 tháng 6 năm 1962, Bộ Văn hoá ra Quyết định số 218 VH/QĐ trường được đổi tên thành trường “Trung cấp Mỹ thuật Công nghiệp”. Cũng trong năm 1962 trường đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba và là trường tiên tiến của ngành Văn hoá.
Giai đoạn 1965-1984
Thực hiện quyết định số 185/CP, ngày 3 tháng 9 năm 1965 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở hệ Cao đẳng tại trường trung học chuyên nghiệp và đổi tên trường “Trung cấp Mỹ thuật Công nghiệp” thành trường “Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp” (CĐMTCN). Sau khi có quyết định, nhà trường tuyển sinh khoá Cao đẳng đầu tiên, cũng vào thời điểm này Nhà trường phải rời Hà Nội đi sơ tán lên Hà Bắc (những năm1965-1967 và 1967- 1971), và năm 1972 sơ tán lên Đoan Hùng (Vĩnh Phú).
Theo Quyết định của Hội Đồng Chính phủ chuyển trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp từ Bộ Văn hoá về Bộ Công nghiệp nhẹ. Ngày 26 tháng 8 năm 1972 Bộ Công nghiệp nhẹ đã ký Quyết định số 569/CNN-TCQL chính thức tiếp nhận trường CĐMTCN từ Bộ Văn hoá sang kể từ ngày ký biên bản bàn giao (7 tháng 8 năm 1972). Ngày 26/4/1973 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ ký quyết định số 276/TCQL”Quyết định chấn chỉnh tổ chức trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp”.
Từ năm1965 đến năm1984, song song với việc đào tạo ở bậc học trung cấp, năm 1966 Nhà trường bắt đầu được giao nhiệm vụ đào tạo hệ Cao đẳng chính quy ngành Mỹ thuật công nghiệp với 13 ngành là: Thiết kế trang trí Dệt; Thiết kế Đồ hoạ; Thiết kế Nội thất; Điêu khắc; Hội hoạ Hoành tráng; Thiết kế Thời trang; Gốm; Thiết kế Trang sức; Sơn mài; Thiết kế Đồ chơi và phương tiện hỗ trợ học tập; Thiết kế Thuỷ tinh; Thiết kế trang trí Kim loại; Thiết kế Công nghiệp. Tổng số khoá học nhà trường đào tạo ở giai đoạn này là: 20 khoá trung cấp, với số sinh viên tốt nghiệp là: 534 và 20 khoá cao đẳng với số sinh viên tốt nghiệp là: 352.
Giai đoạn 1984 đến nay
Ngày 16/11/1984 Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tường Chính phủ) ra quyết định số 148/HĐBT đổi tên trường “Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp” thành trường “Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội “.
Năm 1984 trường đã được nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Trường ĐHMTCN vinh dự nhiều lần được đón các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước về thăm trường. Phải kể đến đồng chí Trường Chinh, Đồng chí Phạm Văn Đồng, đồng chí Võ Nguyên Giáp…
Sau khi được đổi tên và nâng cấp từ đào tạo trình độ Cao đẳng lên trình độ Đại học, Nhà trường tiếp tục là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội với 13 chuyên ngành thuộc hệ đào tạo Đại học- ngành Mỹ thuật Công nghiệp.
Năm 1984 Nhà trường đã được Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp (THCN), (nay là Bộ GD&ĐT) cho phép mở lớp ĐHMTCN tại thành phố Hồ Chí Minh (lớp học này đã được khai giảng ngày 18/12/1984). Ngoài ra, nhà trường còn đào tạo được 03 khoá Đại học Chuyên tu, và 08 khoá Đại học Liên thông với 13 chuyên ngành trên. Riêng hệ Đại học vừa làm vừa học Nhà trường đã đào tạo được các chuyên ngành: Thiết kế Đồ hoạ, Thiết kế Nội thất, Thiết kế Thời trang, Điêu khắc và Sơn mài. Đặc biệt, Nhà trường còn liên kết đào tạo hệ đại học vừa làm vừa học với các trường đại học, trường trung cấp tại các địa phương như: Đại học Tôn Đức Thắng – Tp. Hồ Chí Minh (03 khoá), Trường Cao đẳng nghề chế biến gỗ Hà Nam (01 khoá), Trường trung cấp cắt may – Công ty May 10 (02 khoá), Trường trung cấp May – Công ty May Đức Giang (01 khoá), Trường trung cấp xây dựng Nam Định (02 khoá), Trường trung cấp Y-Dược Phạm Ngọc Thạch (01 khoá),… Hầu hết những sinh viên và học viên hoàn thành khoá học với những thiết kế đồ án và thuyết minh, luận văn tốt nghiệp có chất lượng cao, nhiều đồ án tốt nghiệp đã được đánh giá là những sản phẩm mỹ thuật ứng dụng có giá trị ứng dụng rộng rãi trong xã hội và là những tác phẩm nghệ thuật được giải thưởng quốc tế, quốc gia và lưu giữ tại các bảo tàng trong nước và quốc tế.
Năm 2000 Trường được Bộ giáo dục và Đào tạo cho phép mở hệ Cao học, và hiện nay Trường đã đào tạo đến khóa thứ 14 Cao học, với 02 ngành: Lý luận và lịch sử Mỹ thuật Ứng dụng (Mã số: 60210401) và Thiết kế Mỹ thuật Ứng dụng (Mã số: 60210410). Những luận văn tốt nghiệp cao học đã trở thành những tài liệu nghiên cứu hữu ích phục vụ cho công tác NCKH, đào tạo của nhà trường.
65 năm qua, trường giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội và nghệ thuật cũng như mỹ thuật ứng dụng của đất nước. Đến nay, nhà trường đã đào tạo cho xã hội hàng chục ngàn hoạ sĩ, các nhà thiết kế của 13 ngành thuộc nhiều thế hệ khác nhau, khẳng định rõ vai trò là một trung tâm đào tạo mỹ thuật ứng dụng số một có uy tín của cả nước.
Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam
Chức năng:Khoa Ngoại ngữ là đơn vị thuộc Trường Đại học Hàng hải Việt Nam có chức năng: Quản lý và đào tạo cử nhân Tiếng Anh thương mại; giảng dạy Tiếng Anh cơ sở cơ bản và Tiếng Anh chuyên ngành cho học viên và sinh viên các hệ đào tạo trong Trường.Nhiệm vụ:a) Đề xuất thay đổi về tổ chức, nhân sự trong Khoa; đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo các trình độ, mở ngành, chuyên ngành đào tạo;b) Xây dựng chương trình đào tạo, thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học theo chương trình, kế hoạch chung của Nhà trường;c) Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, phát triển chương trình đào tạo và cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế;d) Quản lý cán bộ, giảng viên và sinh viên thuộc Khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;đ) Quản lý nội dung, phương pháp, chất lượng đào tạo, quản lý chất lượng hoạt động khoa học;e) Tổ chức biên soạn, đánh giá, thẩm định chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy do Hiệu trưởng giao; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập, phương pháp đánh giá kết quả học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch trang bị, bảo trì thiết bị dạy- học, thực hành, thực tập;g) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, giảng viên và sinh viên; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên;h) Thừa lệnh Hiệu trưởng ký một số giấy tờ phục vụ đào tạo và sinh viên do Hiệu trưởng ủy quyền;i) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.
Có Nên Học Ngành Sư Phạm Mỹ Thuật Tại Trường Đại Học Sư Phạm Nghệ Thuật Trung Ương Không?
Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (NUAE) vốn được biết đến với lịch sử hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành trong công tác đào tạo giáo viên nghệ thuật. Ngoài ra, trường còn được công nhận là một trong những cơ sở đào tạo bậc đại học uy tín, lâu năm.
Bảng xếp hạng các trường đại học tại Việt Nam
Giới thiệu chung về ngành Sư phạm Mỹ thuật
Sư phạm Mỹ thuật là ngành đòi hỏi sinh viên có kỹ năng hội họa và đam mê theo đuổi nghề nhà giáo (Nguồn: Mỹ thuật bụi)
Đối với trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Sư phạm Mỹ thuật là ngành truyền thống lâu năm, gắn với 45 năm trong quá trình phát triển của nhà trường. Do đó, khi theo học ngành Sư phạm Mỹ thuật tại ngôi trường này, sinh viên sẽ nắm vững kiến thức khoa học ở trình độ đại học sư phạm về giảng dạy mỹ thuật.
>> Top 10 trường đại học có đội ngũ giảng viên tốt nhất TP. HCMĐại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương tọa lạc tại số 18, ngõ 55, đường Trần Phú, quận Hà Đông, Hà Nội (Nguồn: Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương)
Hơn thế nữa, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên ngành Sư phạm Mỹ thuật có thể thích nghi với môi trường làm việc thực tế, trường luôn đổi mới, cập nhật các chương trình đào tạo phù hợp với sự phát triển của xã hội.
45 năm một mái trường – Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương (Nguồn: YouTube_Htqt Spntttw)
3 điểm nổi bật của Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
Chất lượng đội ngũ giảng viên cũng là một yếu tố then chốt để thu hút sự quan tâm của sinh viên. Các giảng viên trong khoa Sư phạm Mỹ thuật của NUAE 100% đạt trình độ thạc sĩ, trong đó có 2 giảng viên đạt danh hiệu nhà giáo ưu tú. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, các giảng viên NUAE biến những buổi học chuyên ngành nhàm chán thành những giờ học sôi nổi, thú vị giúp sinh viên dễ tiếp thu hơn trong học tập.
Ngoài công tác giảng dạy trên lớp, đội ngũ giảng viên luôn nhiệt huyết, tận tâm với sinh viên bằng cách đưa ra các hình thức, chương trình học sáng tạo, tạo điều kiện cho sinh viên chủ động, tích cực, phát huy khả năng sáng tạo, tìm tòi trong nghệ thuật.
Sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm Mỹ thuật, sinh viên NUAE có cơ hội trở thành thầy, cô giáo giảng dạy mỹ thuật tại các trường nghệ thuật chuyên nghiệp.
* Thông tin bài viết được cập nhật vào tháng 8/2019.
Minh Uyên (Tổng hợp)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Đại Học Mỹ Thuật Việt Nam trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!