Đề Xuất 3/2023 # Đại Học Dân Tộc Quảng Tây # Top 5 Like | Maytinhlongthanh.com

Đề Xuất 3/2023 # Đại Học Dân Tộc Quảng Tây # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Đại Học Dân Tộc Quảng Tây mới nhất trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đại học Dân tộc Quảng Tây nằm ở thành phố Nam Ninh thủ phủ của tỉnh Quảng Tây. Đây là một trường đại học rất lớn, với rất nhiều các học viện cùng đẩy đủ các chuyên ngành. Trường được thành lập vào năm 1952, được Ủy ban Dân tộc Quốc gia và UBND Khu tự trị Quảng Tây cùng xây dựng và phát triển, là trường đại học trọng điểm của Khu tự trị Quảng Tây. Hiện nay trường có hai cơ sở với tổng diện tích 120 hecta. Trường bao gồm 25 học viện, có hệ thống đào tạo hoàn chỉnh từ cao đẳng, đại học, cao học và nghiên cứu sinh. Trường có hơn 20 ngàn sinh viên trong nước cùng lưu học sinh đang theo học.

Trường tăng cường tính đặc sắc quốc tế, từ năm 1986 bắt đầu tuyển lưu học sinh, đến nay trường đã thiết lập quan hệ giao lưu và hợp tác với 144 trường đại học và cơ sở nghiên cứu của 19 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã hợp tác thành lập 3 Học viện Khổng Tử với trường Đại học Mahasarakan của Thái Lan, trường Đại học Quốc gia Lào và trường Đại học Tanjung Bula của Indonesia. Từ khi thành lập trường đến nay, trường đã đào tạo được 14 ngàn học sinh, sinh viên đến từ 45 quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Lào, Mỹ, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản… Trường đã phong học hàm giáo sư danh dự cho công chúa Sirindhorn của Thái Lan và phong học vị tiến sĩ danh dự cho thủ tướng Hun Sen của Cam-pu-chia. Các vị lãnh đạo như Chủ tịch nước Tập Cận Bình, Hoàng tử Sihanouk nguyên thủ Cam-pu-chia, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương, công chúa Thái Lan Sirindhorn, thủ tướng Lào Bouasone, Phó Tổng thống Myanmar Sai Mauk Kham… đều đã đến thăm và làm việc tại trường.

Về mặt giảng dạy và đào tạo lưu học sinh, sinh viên học lấy bằng thì học cùng lớp với sinh viên Trung Quốc, còn sinh viên học Hán ngữ thì học riêng theo lớp nhỏ, tùy vào trình độ của lưu học sinh mà nhà trường mở các lớp học theo 6 trình độ, có lớp học từ sơ cấp cho đến cao cấp.

Giáo viên kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống viết bảng với cách dạy qua đa phương tiện. Trường có đội ngũ giáo viên hùng hậu về chuyên ngành Hán ngữ giáo dục quốc tế, có kinh nghiệm giảng dạy phong phú, luôn đạt hiệu quả cao trong công tác giảng dạy và được lưu học sinh đánh giá là trường có chất lượng đào tạo Hán ngữ cho sinh viên Việt Nam cũng như sinh viên các nước thuộc hàng đầu tại Quảng Tây. Hàng năm trường tổ chức hai đợt thi HSK, trước kỳ thi có mở lớp phụ đạo ôn tập, hàng năm tỉ lệ thí sinh đỗ bằng HSK của trường luôn đạt trên 90%. Với sinh viên học Hán ngữ từ đầu, sau 1 năm học đều đủ trình độ thi đạt HSK cấp 4. Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp về nước được tuyển vào các cơ quan nhà nước và chính phủ, làm cán bộ quản lý cao cấp trong các doanh nghiệp, hoặc trở thành các chuyên gia, học giả…

Tại học viện Giáo dục Quốc tế của Đại học Dân tộc Quảng Tây có Văn phòng công tác lưu học sinh chuyên phụ trách các công tác như tuyển sinh, tư vấn nhập học, làm thủ tục đăng ký, thủ tục nhập học, thủ tục làm visa và quản lý sinh hoạt hàng ngày. Về quản lý ngày thường đối với lưu học sinh, trường Đại học Dân tộc Quảng Tây chú trọng quan tâm về mặt nhân văn, cung cấp dịch vụ chu đáo cho mỗi lưu học sinh. Để làm tốt công tác quản lý và phục vụ trong ngày thường, mỗi lớp đều có một giáo viên tham gia giảng dạy làm chủ nhiệm lớp. Đến trường học tập, các sinh viên chưa biết gì về tiếng Hán cũng không cần lo về bất đồng ngôn ngữ. Trường có Hội lưu học sinh các nước chuyên phụ trách tổ chức các hoạt động phong phú đa dạng hàng ngày và giúp đỡ lưu học sinh. Đối với các sinh viên mới, trường luôn bố trí các tình nguyện viên để hỗ trợ và hướng dẫn để giúp cho các bạn nhanh chóng thích ứng với điều kiện sống và học tập tại trường. Các hoạt động ngoài giờ của lưu học sinh cũng rất phong phú đa dạng như : Tổ chức cuộc thi khẩu ngữ Hán ngữ, tổ chức các hoạt động khảo sát văn hóa như đi thăm các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải, Tô Châu và Quế Lâm… Ngoài ra còn có các hoạt động văn hóa thể thao như: Triển lãm ẩm thực các nước ASEAN, cuộc thi xe đạp địa hình quốc tế, cuộc thi hoa hậu Mỹ nhân Quảng Tây, thi diễn thuyết, thi hát kịch, thi cầu lông… Lưu học sinh của trường luôn giành được thành tích tốt trong các cuộc thi nêu trên. Thông qua các hoạt động trên, không những làm phong phú sinh hoạt hàng ngày cho sinh viên mà còn giúp họ có thêm hiểu biết về lịch sử văn hóa Trung Quốc, mở rộng tầm nhìn, nâng cao tố chất văn hóa.

Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây được mệnh danh là khu rừng già của các trường đại học tại Nam Ninh bởi trường tọa lạc trên những quả đồi với rất nhiều cây xanh. Trong trường có nhiều cảnh đẹp, có hồ nước đẹp và các loại thực vật vô cùng phong phú. Sinh sống và học tập tại đây các bạn luôn luôn được hít thở không khí trong lành, được hòa mình vào không khí học tập và được sinh hoạt vận động thể dục thể thao với cơ sở hạ tầng hiện đại và tiện nghi. Hiện nay nhà trường đã hoàn thành kí túc xá cao 25 tầng cho lưu học sinh, trong phòng kí túc xá bố trí vật dụng không khác gì khách sạn. Bất kỳ ai khi tới đây học tập sẽ đều thỏa mãn vì điều kiện sống nơi đây.

Lớp Hán ngữ cho người mới: học các môn Hán ngữ sơ cấp, khẩu ngữ sơ cấp và nghe sơ cấp.

Lớp Hán ngữ sơ cấp: học các môn như Hán ngữ sơ cấp, khẩu ngữ sơ cấp, nghe sơ cấp và đọc hiểu sơ cấp.

Lớp Hán ngữ trung cấp: học các môn như Hán ngữ trung cấp, khẩu ngữ trung cấp, nghe trung cấp, đọc hiểu trung cấp, khẩu ngữ ngoại thương, viết trung cấp, ngôn ngữ báo chí và xử lý thông tin tiếng Trung…

Lớp Hán ngữ cao cấp: học các môn như Hán ngữ cao cấp, khẩu ngữ cao cấp, nghe cao cấp, đọc báo cao cấp, ngữ pháp Hán ngữ, Hán ngữ cổ đại, văn học hiện đương đại Trung Quốc, Hán ngữ thương mại, văn hóa Trung Quốc, văn hóa chữ Hán, địa lý Trung Quốc, lịch sử Trung Quốc, kinh tế Trung Quốc, viết văn ngoại thương…

-Đối tượng tuyển sinh: người nước ngoài.

-Điều kiện nhập học phải là công dân nước ngoài có hộ chiếu hợp pháp, trên 16 tuổi, sức khỏe tốt, tuân thủ luật pháp Trung Quốc và nội quy của trường, tôn trọng phong tục tập quán của người Trung Quốc.

-Sau khi hoàn thành khóa học. Học nửa năm trở lên, kiểm tra đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ học tập.

Các chuyên ngành tuyển sinh của trường Đại học Dân tộc Quảng Tây.

A. Các chuyên ngành đại học:

Học viện Giáo dục quốc tế: chuyên ngành Hán ngữ

Học viện Chính trị và Quản lý công cộng: chính trị học và hành chính học, quốc tế học và quan hệ quốc tế, quản lý hành chính công.

Học viện Luật: chuyên ngành luật học, quyền sở hữu trí tuệ.

Học viện Quản lý: chuyên ngành quản lý công thương, quản trị du lịch, hồ sơ học, quản lý nguồn nhân lực.

Học viện Thương mại: chuyên ngành kinh tế và mậu dịch quốc tế, thương mại điện tử, quản lý logistic, marketing, kế toán học, tài chính học, thuế học.

Học viện Văn học: chuyên ngành văn học ngôn ngữ Hán, giáo dục Hán ngữ quốc tế, ngôn ngữ văn học các dân tộc thiếu số Trung Quốc (tiếng Choang, tiếng Dao)

Học viện Ngoại ngữ: chuyên ngành tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Việt Nam, tiếng Lào, tiếng Thái Lan, tiếng Myanmar, tiếng Indonesia, tiếng Malaysia.

Học viện Dân tộc học và Xã hội học: chuyên ngành xã hội học, công tác xã hội, lịch sử học, dân tộc học, nhân loại học.

Học viện Lý: chuyên ngành toán và toán ứng dụng, thông tin và tin học máy tính, vật lý học, kỹ thuật vật liệu kim loại, tài chính toán học.

Học viện Khoa học thông tin và Công trình: chuyên ngành khoa học và kỹ thuật máy tính, thông tin điện tử, viễn thông, viễn thông (thông tin tín hiệu liên lạc đường sắt), tự động hóa, kỹ thuật mạng, Internet of Things.

Học viện Phần mềm: chuyên ngành quản lý thông tin và hệ thống thông tin, kỹ thuật phần mềm.

Học viện Hóa học hóa công: chuyên ngành công nghệ kỹ thuật hóa học, hóa học, hóa học ứng dụng, khoa học vật liệu polimer, khoa học môi trường, kỹ thuật bào chế dược phẩm, bào chế thuốc đông y.

Học viện Biển và Công nghệ sinh học: chuyên ngành công nghệ sinh học, khoa học biển.

Học viện Thể thao và Khoa học sức khỏe: chuyên ngành giáo dục thể chất, chỉ đạo và quản lý thể thao xã hội.

Học viện Nghệ thuật: chuyên ngành thanh nhạc, trình diễn nhạc cụ, nhảy, mỹ thuật, thiết kế truyền thông hình ảnh, thiết kế môi trường.

Học viện Truyền thông: chuyên ngành nghệ thuật phát thanh và dẫn chương trình, biên đạo chương trình phát thanh và truyền hình, biên tập và xuất bản, truyền thông, báo chí.

Học viện Khoa học giáo dục: chuyên ngành tâm lý học ứng dụng, giáo dục học.

B. Các chuyên ngành cao học:

Chính trị học: đạo đức học, lý luận chính trị học, hợp tác quốc tế.

Giáo dục: tư tưởng chính trị.

Luật: luật phi pháp, luật hợp pháp, luật hình sự, luật tố tụng.

Xã hội học.

Dân tộc học: dân tộc học, kinh tế các dân tộc thiểu số Trung Quốc, lịch sử các dân tộc thiểu số Trung Quốc, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Trung Quốc, Choang học và Dao học.

Lịch sử Trung Quốc.

Lịch sử KH&CN.

Giáo dục: lịch sử.

Dân tộc học: giáo dục học dân tộc.

Giáo dục: quản lý giáo dục, giáo dục sức khỏe tâm lý

Đào tạo và giáo dục thể chất.

Thể thao truyền thống dân tộc.

Giáo dục: thể thao.

Thẩm mỹ.

Ngôn ngữ văn học Trung Quốc: văn nghệ học, ngôn ngữ học và ngôn ngữ học ứng dụng, văn tự học ngôn ngữ Hán, văn hiến học cổ điển Trung Quốc, văn học cổ đại Trung Quốc, văn học hiện đại và đương đại Trung Quốc, NN văn học các dân tộc thiểu số Trung Quốc, văn học so sánh và văn học thế giới, văn học dân gian Trung Quốc.

Giáo dục Hán ngữ quốc tế.

Giáo dục: ngữ văn.

Ngôn ngữ văn học nước ngoài: ngôn ngữ văn học tiếng Anh, ngôn ngữ văn học tiếng Pháp, ngôn ngữ học nước ngoài và ngôn ngữ học ứng dụng.

Giáo dục: tiếng Anh.

Phiên dịch: dịch viết tiếng Anh, dịch nói tiếng Anh.

Chính trị học: nghiên cứu ASEAN.

Ngôn ngữ văn học nước ngoài: văn minh Trung Quốc và Đông Nam Á.

Luật tố tụng (hướng ASEAN).

Toán học: toán học cơ sở, toán học tính toán, lý thuyết xác suất và thống kê toán học, toán học ứng dụng, nghiên cứu tác nghiệp và khoa học về sự tương tác.

Ngành học liên ngành: toán học máy tính (Computer Mathematics).

Ngành học liên ngành: khoa học vật liệu tính toán.

Giáo dục: toán học, vật lý.

Khoa học và kỹ thuật máy tính: kết cấu hệ thống máy tính, kỹ thuật ứng dụng máy tính, xử lý ảnh và hệ thống thông minh.

Khoa học và kỹ thuật máy tính: lý luận và phần mềm máy tính.

Hóa sinh và sinh học phân tử.

Khoa học kỹ thuật hóa học: hóa học, công nghệ hóa học, kỹ thuật sinh hóa, hóa học ứng dụng, xúc tác công nghiệp, Biomass Chemical Engineering, phân tích công nghiệp.

Giáo dục: hóa học.

Quản lý hành chính.

Bảo hiểm xã hội.

Thông tin thư viện và quản lý hồ sơ: khoa học thư viện, khoa học thông tin, lưu trữ học, chính phủ điện tử.

Quản lý kiến thức doanh nghiệp.

Bảo vệ và khai thác di sản văn hóa dân tộc.

Quản lý công (MPA).

Khoa học và kỹ thuật máy tính: quản lý thông tin thương mại.

Thương mại quốc tế.

Giáo dục: mỹ thuật, nhạc.

Lịch sử TQ: lịch sử nghệ thuật và nghệ thuật hiện đại.

Ngôn ngữ văn học Trung Quốc: lý luận và sáng tác nghệ thuật phim ảnh, ngôn ngữ học và ngôn ngữ học ứng dụng (truyền bá văn hóa và ứng dụng ngôn ngữ).

C. Các chuyên ngành nghiên cứu sinh:

Dân tộc học: dân tộc xuyên biên giới, nhân loại học, chính sách giáo dục dân tộc, sử chí các dân tộc Trung Quốc và Đông Nam Á, luật pháp học dân tộc, y dược dân tộc, nhân loại học lịch sử các dân tộc Hoa Nam – Đông Nam Á, nghệ thuật dân tộc, nhân chủng học kinh tế và phát triển kinh tế dân tộc, quan hệ ngoại thương của vùng dân tộc, nghiên cứu nhóm tộc người Hoa ở nước ngoài, lịch sử khoa học các dân tộc miền nam và Đông Nam Á, kinh tế dân tộc và quyền sở hữu trí tuệ.

Thẩm mỹ sinh thái: lý luận và phương pháp nghiên cứu thẩm mỹ sinh thái.

Văn nghệ học: phim ảnh và văn hóa đại chúng.

Văn tự học ngôn ngữ Hán: nghiên cứu so sánh dựa trên Hán ngữ.

Văn học cổ đại Trung Quốc: nghiên cứu thơ văn cổ đại.

Văn học hiện đương đại Trung Quốc: nghiên cứu tác phẩm các nhà văn hiện đương đại, nghiên cứu dòng văn học hiện đương đại.

Ngôn ngữ văn học nước ngoài: ngôn ngữ học tri nhận, văn học pháp, nghiên cứu phương pháp dịch văn học so sánh, nghiên cứu văn học và văn hóa Trung Quốc và Đông Nam Á.

Hồ sơ xét tuyển và thủ tục nhập học Đại học Dân tộc Quảng Tây.

A. Điều kiện đăng ký học.

(1). Người học phải là công dân nước ngoài có hộ chiếu hợp pháp, từ 18 tuổi trở lên, sức khỏe tốt, tuân thủ luật pháp Trung Quốc và nội quy nhà trường; tôn trọng phong tục tập quán của nhân dân Trung Quốc.

(2). Người học có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.

(3). Người học chuyên ngành Văn học Trung Quốc, Lịch sử Trung Quốc, Triết học Trung Quốc thì đầu vào phải có bằng HSK cấp 4 trở lên; các chuyên ngành khác thì yêu cầu có bằng cấp 3. Nếu trình độ HSK của người học chưa đạt yêu cầu thì do nhà trường tổ chức trắc nghiệm kiểm tra trình độ Hán ngữ cho người học. Nếu đạt yêu cầu nhất định thì có thể xin học thử một đến hai năm.

2. Cao học.

(1). Người học phải là công dân nước ngoài có hộ chiếu hợp pháp, từ 18 tuổi trở lên, sức khỏe tốt, tuân thủ luật pháp Trung Quốc và nội quy nhà trường; tôn trọng phong tục tập quán của nhân dân Trung Quốc.

(2). Người học phải có bằng tốt nghiệp đại học và bằng cử nhân.

(3). Người học phải có bằng HSK cấp 5 về trình độ Hán ngữ. Nếu trình độ HSK chưa đạt yêu cầu thì do nhà trường tổ chức trắc nghiệm kiểm tra trình độ Hán ngữ cho người học, nếu đạt yêu cầu nhất định thì có thể xin học thử một đến hai năm.

(4). Hai bản “thư giới thiệu của chuyên gia” của hai người phó giáo sư (hoặc chức danh tương đương) trong lĩnh vực chuyên ngành của người học.

3. Nghiên cứu sinh.

(1). Người học phải là công dân nước ngoài có hộ chiếu hợp pháp, từ 18 tuổi trở lên, sức khỏe tốt, tuân thủ luật pháp Trung Quốc và nội quy nhà trường; tôn trọng phong tục tập quán của nhân dân Trung Quốc.

(2). Người học phải có bằng tốt nghiệp cao học và bằng thạc sĩ.

(3). Người học phải có bằng HSK cấp 6. Nếu trình độ HSK chưa đạt yêu cầu thì do nhà trường tổ chức trắc nghiệm kiểm tra trình độ Hán ngữ cho người học, nếu đạt yêu cầu nhất định thì có thể xin học thử một đến hai năm.

(4). Hai bản “thư giới thiệu của chuyên gia” của hai người giáo sư (hoặc chức danh tương đương) trong lĩnh vực chuyên ngành của người học.

Người học tiến tu Hán ngữ phải nộp những hồ sơ như sau:(1). “Đơn xin đăng ký lưu học sinh nước ngoài của trường Đại học Dân tộc Quảng Tây.(2). Bản sao hộ chiếu.(3). Văn bằng học vị cao nhất (nếu có).

Nười học đại học phải nộp những hồ sơ như sau:(1). “Đơn xin đăng ký lưu học sinh nước ngoài của trường Đại học Dân tộc Quảng Tây.(2). Bản sao hộ chiếu.(3). Bản sao giấy chứng nhận trình độ Hán ngữ (HSK cấp 4 trở lên).(4). Bản công chứng của bằng tốt nghiệp THPT (bản tiếng Trung hoặc tiếng Anh).

Người học cao học phải nộp những hồ sơ như sau:(1). “Đơn xin đăng ký lưu học sinh nước ngoài của trường Đại học Dân tộc Quảng Tây.(2). Bản sao hộ chiếu.(3). Bản sao giấy chứng nhận trình độ Hán ngữ (HSK cấp 5 trở lên).(4). Bằng tốt nghiệp, bằng học vị và bảng điểm tương ứng (bản công chứng bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh; sinh viên tốt nghiệp đương khóa có thể nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp trước).(5). Hai thư giới thiệu của hai chuyên gia khác nhau (phó giáo sư trở lên).(6). Kế hoạch học tập (khoảng 800 chữ, viết bằng tiếng Trung, nội dung gồm chuyên ngành đăng ký, phương hướng nghiên cứu).

Người học có thể gửi hồ sơ xét tuyển đến trường Đại học Dân tộc Quảng Tây bằng phương thức gửi bưu phẩm, fax, email hoặc đến nộp tại chỗ.

Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây nhận và xét duyệt hồ sơ, sau đó gửi “Giấy báo nhập học của Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây” và “Đơn xin visa của lưu học sinh sang học tại Trung Quốc” cho người trúng tuyển.

Người trúng tuyển cầm “Giấy báo nhập học của trường Đại học Dân tộc Quảng Tây” và “Đơn xin visa của lưu học sinh sang học tại Trung Quốc” đến đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Trung Quốc xin visa loại X hoặc F.

Cầm visa loại X hoặc F đến trường đăng ký nhập học theo thời gian quy định trong “Giấy báo nhập học của Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây”.

Nộp kiểm tra những hồ sơ như sau:(1). “Giấy báo nhập học của Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây” và “Đơn xin visa của lưu học sinh sang học tại Trung Quốc”.(2). Hộ chiếu bản gốc.(3). Bản gốc của Bằng tốt nghiệp, bằng học vị và giấy chứng nhận trình độ Hán ngữ (HSK).(4). 8 tấm ảnh hộ chiếu.

Nộp học phí và tiền ở.

Vào ở ký túc xá.

Khám sức khỏe.

Làm thẻ cư trú, bắt đầu vào học chuyên ngành.

Học phí của trường Đại học Dân tộc Quảng Tây.

Kí túc xá:

3000 nhân dân tệ/phòng 4 người/năm

6000 nhân dân tệ/phòng 2 người/năm

Học phí:

Học Hán ngữ 12000 nhân dân tệ/năm, 6000 tệ/một học kì, 4500 tệ/3 tháng, 3000 tệ/2 tháng, 2000 tệ/1 tháng

Các chi phí khác: phí báo danh 300 tệ, phí bảo hiểm 500 tệ/năm, phí khám sức khỏe 350 tệ, phí visa 400 tệ/năm.

Đại Học Dân Tộc Quảng Tây Trung Quốc

Đại học Dân tộc Quảng Tây

Lịch sử hình thành và phát triển của trường

Đại học Dân tộc Quảng Tây với tiền thân là Học viện Dân tộc Quảng Tây được thành lập vào năm 1952. Đến năm 2005, trường được đổi tên thành trường Đại học Dân tộc Quảng Tây. Trường nằm bên bờ hồ Tương Tư xinh đẹp ở ngoại thành phía Tây thành phố Nam Ninh- thủ phủ của tỉnh Quảng Tây.Tổng diện tích của trường là 1.100 mẫu, trong đó diện tích kiến trúc là 300.000 m2, khuôn viên rộng lớn, cây cối bốn mùa xanh mát, được trang bị những thiết bị dạy học hiện đại, tiên tiến, với thư viện rộng lớn hơn một triệu đầu sách được quản lí bằng hệ thống máy tính hiện đại. Ngoài ra, để khuyến khích sinh viên và cán bộ trong trường rèn luyện sức khỏe, nhà trường đã xây dựng một hệ thống sân vận động rộng lớn. Nhà trường cũng xây dựng riêng cho du học sinh một khu Kí túc xá hiện đại với đầy đủ các trang thiết bị để học sinh có thể thoải mái học tập, sinh sống.

Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây hiện có 19 học viện, 58 chuyên ngành hệ chính quy, với hơn 19.000 sinh viên, hơn 1000 nhân viên, trong đó có 717 giáo viên chuyên nhiệm, 130 giáo sư, 210 phó giáo sư. Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, trường đã đào tạo được rất nhiều học sinh ưu tú, là một trong các trường đại học nổi tiếng tại Trung Quốc và là ngôi trường mà các bạn có mong muốn du học Trung Quốc được đặt chân đến.

Các chuyên ngành của đại học Dân tộc Quảng Tây

Toán học và toán học ứng dụngChính trị và hành chính họcCông nghệ thông tin (Quản lý thông tin và hệ thống thông tin)Pháp luậtThương mại điện tửLịch sửTin tức và mấy tínhThiết kế nghệ thuậtTin tức điện khíKinh tế và thương mại quốc tếCông nghệ hóa họcQuản trị du lịchDân tộc họcQuản trị sự nghiệpKỹ thuật sinh vậtQuản lý hành chínhGiáo dục thể chấtQuản lý công thươngVăn hóa ngôn ngữ Trung QuốcQuản lý giáo dục quốc phòngVăn hóa ngôn ngữ nước ngoàiThiết kế nghệ thuậtNgoại ngữ: Tiếng Thái, tiếng Việt, tiếng Anh, Lào,…Phát thanh và tổ chức nghệ thuật

ĐĂNG KÝ HỌC TẠI ĐÂY

Thủ đô của Việt Nam là gì (viết liền in hoa không dấu) ?

Đại Học Dân Tộc Quảng Tây: Trường Đào Tạo Tiếng Trung Hàng Đầu

Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây

Đại học Dân tộc Quảng Tây – Guangxi University for Nationalities là một trường đại học nghiên cứu tỉnh ở thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Lịch sử hình thành trường

Được thành lập vào năm 1952 để phục vụ dân tộc thiểu số ở Quảng Tây, trường Đại học Dân tộc Quảng Tây có thế mạnh lịch sử về dân tộc học và ngoại ngữ.

Ban đầu đây chỉ là một chi nhánh của Viện Quốc gia Trung ương, sau đó mới phát triển thành một trường đại học độc lập cấp bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ cho 26 trường cao đẳng, khoa học thuật và trường chuyên nghiệp.

Một nửa trong số 16.000 sinh viên của trường được phân loại là dân tộc thiểu số, với đại diện từ 53 trong số 55 nhóm dân tộc thiểu số được công nhận bởi nhà nước Trung Quốc.

Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây cũng thu hút sinh viên ngày càng tăng với hơn 1.000 sinh viên quốc tế bởi vì được hỗ trợ bởi Trường Cao đẳng Giáo dục Quốc tế và nhiều quan hệ đối tác học thuật toàn cầu với các tổ chức giáo dục trên toàn Đông Nam và Nam Á .

Học thuật và nghiên cứu

Guangxi University for Nationalities đã trở thành một trung tâm nghiên cứu quốc gia về quốc tịch và văn hóa. Đặc biệt là các nhóm dân tộc ở Khu tự trị Choang Quảng Tây và các nước Đông Nam Á.

Bởi vì mối quan hệ hợp tác lâu dài đã được hình thành giữa các trường đại học và các doanh nghiệp địa phương nên ngôi trường này có thể nhanh chóng sở hữu các kết quả nghiên cứu mới nhất và phát triển công nghệ cao vào công nghiệp hóa.

Hợp tác quốc tế

Trường trong lịch sử đã tuyên bố trọng tâm phát triển là “quốc gia, khu vực, quốc tế”. Vì vậy, ngôi trường này đã thúc đẩy quan hệ đối tác trao đổi học thuật và văn hóa với 137 tổ chức giáo dục ở 17 quốc gia như Malaysia Universiti Tunku Abdul Rahman.

Trường là cơ sở chủ quản của các Học viện Khổng Tử được thành lập tại:

Ngoài ra, trường đại học nằm trong nhóm các tổ chức được ủy quyền tiếp nhận sinh viên quốc tế đã được trao tặng học bổng của Học viện Khổng Tử bởi cơ quan Chính phủ Hanban.

Thành tựu

Vì suốt hơn 70 năm hoạt động tích cực, trường Đại học Quảng Tây đã đạt được thành công đáng kể trong nhiều lĩnh vực khoa học. Ngoài ra, bởi vì những nỗ lực chung của trường đại học và chính quyền địa phương, Đại học Dân tộc Quảng Tây đã nhận về nhiều danh hiệu xuất sắc.

Bên cạnh đó, các khoa đào tạo tại trường đã được trao nhiều khu vực và giải thưởng cấp Quốc gia. Điển hình như:

“Đơn vị tốt nhất cho sự phát triển của dân tộc”

“Các cơ sở giáo dục mẫu mực nhất cho công tác tuyên truyền tư tưởng đảng”

Đồng thời, trong năm năm qua, Guangxi University for Nationalities đã được Ủy ban chứng nhận cao cấp của Trung Quốc kiểm tra chất lượng giáo dục trong các chương trình đại học và sau đại học. Tất cả đều nhận được điểm cao.

Cơ chế đào tạo

Đại học Dân tộc Quảng Tây hiện đang có 16 trường cao đẳng, đại học, và các chuyên gia được đào tạo trong 50 chương trình đại học. Đối với những người muốn tiếp tục học lên thạc sĩ, trường có cung cấp hơn 40 chương trình sau đại học. Bên cạnh các chương trình đại học và sau đại học, trường Đại học Dân tộc Quảng Tây còn có các trung tâm đào tạo lại nhân viên, các viện nghiên cứu khoa học và phòng thí nghiệm chất lượng cao.

Bên cạnh đó, tổ chức giáo dục đại học ở Quảng Tây được công nhận là một trong những văn phòng quốc tế của Hội đồng Ngôn ngữ Trung Quốc. Đồng nghĩa với việc trường được coi là một trong những tổ chức giáo dục quan trọng nhất, chịu trách nhiệm cho sự phát triển của tiếng Trung cho dân cư trong và ngoài nước.

Học phí du học trường Đại học Dân tộc Quảng Tây

Chi phí học tập bao gồm học phí, phí ăn ở, sinh hoạt phí… tại trường Dân tộc Quảng Tây nằm ở mức tương đối. Mức chi phí du học này rất phù hợp với sinh viên Đông Nam Á.

Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây có chương trình học bổng nào?

Bởi vì là một cơ sở học thuật quan trọng và là trường trọng điểm, trường Đại học Dân tộc Quảng Tây nằm trong diện của nhiều chương trình học bổng uy tín. Trong đó phải kể đến Học bổng Chính phủ Trung Quốc và Học bổng Viện Khổng Tử.

Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây là lựa chọn hàng đầu đối với những sinh viên quốc tế có đam mê về Hán ngữ hoặc Văn hóa Trung Quốc. Học tập tại đậy, du học sinh có nhiều cơ hội để giao lưu bạn bè, tìm hiểu về nhiều nền văn hóa khác nhau

Ngôn Ngữ Học Đại Cương Tiếng Dân Tộc Thái

NGÔN NGỮ HỌC ĐẠI CƯƠNG TIẾNG THÁI A-MỤC TIÊU 1 – Mục tiêu chung Trang bị kiến thức ngôn ngữ đại cương về tiếng Thái cho giáo viên dạy tiếng Thái cán bộ, công chức. 2- Mục tiêu cụ thể Giúp cho giáo viên nắm được kiến thức ngôn ngữ tiếng Thái về các phương diện: -Ngữ âm, chữ viết -Từ vựng, ngữ nghĩa -Ngữ pháp. B- ĐỐI TƯỢNG Giáo viên dạy tiếng Thái cho cán bộ, công chức tại các tỉnh : Điện Biên, Hòa Bình,Lai Châu, Sơn La, Nghệ An, Thanh Hóa, Yên Bái. C- THỜI GIAN : 02 ngày D- NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ PHẦN THỨ NHẤT: NGÔN NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TIẾNG THÁI. A-LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TIẾNG NÓI CHỮ VIẾT CỦA DÂN TỘC THÁI Người Thái là một trong số rất ít các dân tộc thiểu số ở nước ta có chữ viết từ lâu đời. Tuy chưa xác định được cụ thể thời điểm xuất hiện của chữ Thái, nhưng hàng ngàn năm nay, các nhóm Thái ở nước ta đã sử dụng con chữ riêng của mình cho đến ngày nay. Người Thái ở Việt Nam, cũng như cộng đồng người Thái sống ở nước ngoài, đã và đang sử dụng, giữ gìn và bảo tồn nó. Bộ chữ Thái là một công cụ để ghi nhận và giao tiếp trong cộng đồng người Thái. Nó ghi nhận và phản ánh đầy đủ, phong phú và tế nhị tư tưởng, tình cảm và tâm hồn trong sáng lành mạnh của dân tộc Thái, các hoạt động của con người như lao động sản xuất, đấu tranh chống thiên nhiên, đấu tranh chống giặc ngoại xâm và sinh hoạt của con người trong xã hội, mặt khác nó còn phản ánh văn hoá nghệ thuật (Thơ, ca, tục ngữ, truyện, các phong tục tập quán…) những di sản đó đều được bộ chữ Thái ghi chép và truyền đạt lại từ thế hệ này sang thê hệ khác. Cùng với các tộc người khác, người Thái còn có nền văn hoá phong phú đa dạng, các tác phẩm văn học dân gian đã được ghi chép lại bằng chữ Thái Cổ. Hiện nay có khoảng 3000 tác phẩm, còn chưa kể các tác phẩm đang được truyền miệng rải rác ở nhiều nhóm Thái khác nhau. Các tác phẩm văn học Thái đã và đang được khôi phục như: Tác phẩm Xống chụ xon xao, Khun Lù Nàng Ủa,Ý Đón, Ý Đăm, Ý nọi Nang 1

Xưa, Nang Ý tú, Nàng Phôm Hom, Tạo Nang Hôm Nang Hai, Hiến Hom, Tong Đón AmCa, Xông ca Xi Cáy, Khun tính, Út Ỏ, Pha mệt, Pha cáng, Chương Han, tay Pú Xấc, Trang Nguyên, Trang Tư… Chữ Thái được nhân dân các vùng người Thái cư trú truyền dạy học cho con cháu theo con đường cha truyền con nối đến tận bây giờ, không có trường, lớp học, không có sách giảng dạy, không có tài liệu hướng dẫn. Tây Bắc được giải phóng, khu tự trị Thái Mèo được thành lập, sau này đổi tên là khu tự trị Tây Bắc, tháng 11/1954, sở Giáo dục khu đã tập hợp các tri thức người Thái toàn khu về họp bàn về sử dụng chữ Thái và thông nhất xây dựng bộ chữ Thái thống nhất nhân dân còn sử dụng đến ngày nay. Đó là bộ chữ để dùng cho công tác xoá nạn mù chữ, phương tiện báo cáo cấp xã, bản, được sử dụng trong văn bản nhà nước như giấy kết hôn, khai sinh, dùng trong phương tiện thông tin đại chúng, xuất bản sách báo, ấn phẩm văn học, tuyên truyền cổ động. Sau đó Hệ chữ Thái cải tiến được thông qua năm 1963 tại Sở giáo dục Khu Tự trị Tây Bắc do nhóm nghiên cứu chữ Thái và tiếng Thái của khu Tây Bắc soạn thảo, và được phép sử dụng dạy cho các em học sinh ở cấp 1, vùng dân tộc Thái thuộc khu Tây Bắc, chủ yếu là ở hai tỉnh Sơn La và Lai Châu. Chữ Thái thống nhất và chữ Thái Cải tiến đã được soạn thảo thành sách, được đưa vào dạy trong các lớp bổ túc văn hoá và cấp 1 phổ thông ở một số tỉnh, từ năm học 1954-1955. Nhưng phong trào học và dùng chữ Thái cải tiến vấp nhiều khó khăn, trước hết là do bản thân chữ Thái cải tiến có những điểm chưa hợp lý; chưa hợp lòng dân, do vậy đến năm 1969 thì tạm dừng để nghiên cứu lại … (theo quyết định số 153 ngày 20/8/1969 của Phủ thủ tướng ) về việc xây dựng cải tiến và sử dụng chữ viết các dân tộc thiểu số. Khi Quyết định số 53 Ngày 22/02/1980 của Hội đồng Chính phủ (nay là Thủ tướng Chính phủ) về ”chủ trương đối với chữ viết của các dân tộc thiểu số”, được ban hành, nhiều người muốn La tinh hoá chữ Thái. Năm 1981, phương án chữ Thái La tinh được phê chuẩn ở tỉnh Lai Châu. Bộ chữ này được sử dụng để làm từ điển TháiViệt, in các trang văn nghệ dân tộc trong các sách báo địa phương. Ở Sơn La và các tỉnh khác một số trí thức người Thái dùng chữ quốc ngữ phiên âm để in những tác phẩm văn học dân gian Thái. Nhưng chữ Thái la tinh đã không thể hiện đúng một số âm của tiếng Thái. Để giữ gìn, bảo tồn và phát triển ngôn ngữ chữ viết trong thời kỳ hội nhập, Đảng, Chính phủ và các bộ ngành trung ương đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo việc truyền dạy và bảo tồn phát triển ngôn ngữ, chữ viết của các dân tộc thiểu số, cụ thể như: 2

Trong luật phổ cập giáo dục tiểu học được Quốc hội thông qua ngày 30/6/1991, tại Điều 4 có ghi: “Giáo dục tiểu học được thực hiện bằng tiếng Việt. Các dân tộc thiểu số có quyền sử dụng tiếng nói chữ viết của dân tộc mình cùng với tiếng Việt để thực hiện giáo dục tiểu học”. Thông tư số 01 ngày 3/2/1997 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã Hướng dẫn việc dạy học tiếng nói và chữ viết dân tộc thiểu số. Luật giáo dục (Luật số 11/1998/QH10) được Quốc hội thông qua ngày 02/12/1998, tại Điều 5, tiết 2 quy định: “Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được quy định theo quy định của Chính phủ”. Nghị định số 72 ngày 06/8/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện, Điều 14, mục 6 có ghi rõ như sau: “Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc viết, xuất bản các sách, báo dành cho trẻ em, sách, báo bằng tiếng DTTS, tài liệu dành cho người khiếm thị để phục vụ cho các đối tượng này”. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị của số 38 ngày 09/11/2004 về việc đẩy mạnh đào tạo bồi dưỡng tiếng DTTS đối với cán bộ công chức công tác ở vùng dân tộc miền núi chỉ rõ “Yêu cầu của công tác quản lý và phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phóng đòi hỏi đội ngũ cán bộ công chức công tác ở các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số phải biết tiếng dân tộc để giao tiếp và sử dụng trong công tác…đào tạo, bồi dưỡng tiếng DTTS cho cán bộ, công chức, đặc biệt là đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện, xã, công chức nhà nước, sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng công an, quân đội công tác ở các vùng dân tộc, miền núi. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng và yêu cầu bắt buộc”. Tại Điều 7 tiết 2 của Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 ghi rõ: “Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ”. Thực hiện Chỉ thị số 38 ngày 09/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 24/01/2006, Bộ Giáo dục đã ban hành Quyết định số 03 về việc Ban hành Chương trình khung dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết) cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số. Ngày 15/7/2010 Chính phủ đã ban hanh Nghị định số 82 quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; Thông tư liên tịch số 50, ngày 3

Bạn đang đọc nội dung bài viết Đại Học Dân Tộc Quảng Tây trên website Maytinhlongthanh.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!